• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá về Công tác quản lý NSNN tại huyện Tuyên Hóa

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP

2.4. Đánh giá về quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tuyên Hóa qua ý kiến của

2.4.2. Đánh giá về Công tác quản lý NSNN tại huyện Tuyên Hóa

Phân tích các kết quảkhảo sát được cho thấy ý kiến đánh giá các nội dung về phân bổ, giao dự toán và chấp hành dự toán được đánh giá có tầm ảnh hưởng rất quan trọng, với điểm trung bình là 3,83 và 3,77. Công tác lập dự toán chi được đánh giá là khá quan trọng với điểm trung bình là 3,47. Công tác kiểm soát chi và quyết toán ngân sách được đánh giá tầm quan trọng trung bình với số điểm là 3,40 và 3,33 điểm. Tuy nhiên thực tếkết quảcông tác phân bổ và giao dự toán chỉ đạt mức khá với số điểm là 3,33 điểm; Các nội dung còn lại chỉ được đánh giá đạt mức trung bình với số điểm 2,93; 2,97; 3,10 và 3,07; Không có nội dung bị đánh giá là yếu.

Bảng2.9. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ quan trọng và thực tế đạt được của các nội dung quản lý NSNN tại huyện Tuyên Hóa

STT

Nộidung khảo sát

Mức điểmbình

quân

Tỷlệ(%) Mức

đánh giá

Mức đánh giá

Mức đánh giá

Mức đánh giá

Mức đánh giá 1

Công tác lập dựtoán chi NSNN

Mức độquan trọng 3,47 3,3 16,7 33,3 23,3 23,3

Thựctế đạt được 2,93 13,3 23,3 26,7 30,0 6,7

2

Công tác phân bổ,giao dựtoán chi NSNN

Mức độquan trọng 3,83 0,0 10,0 30,0 26,7 33,3

Thựctế đạt được 3,33 3,3 26,7 26,7 20,0 23,3

3

Công tác chấp hành DTchi NSNN

Mứcđộquan trọng 3,77 0,0 13,3 30,0 23,3 33,3

Thựctế đạt được 2,97 10,0 26,7 26,7 30,0 6,7

4

Công tác kiểmsoát chi NSNN

Mức độquan trọng 3,40 6,7 16,7 30,0 23,3 23,3

Thựctế đạt được 3,10 6,7 30,0 20,0 33,3 10,0

5

Công tác quyết toán chiNSNN

Mức độquan trọng 3,33 10,0 16,7 26,7 23,3 23,3

Thựctế đạt được 3,07 6,7 30,0 23,3 30,0 10,0

(Nguồn: Kết quảxửlý dữliệu điều tra trên SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đểthẩm định lại kết quảkhảo sát, luận văn đã tổng hợp kết quả điều tra và tổ chức thảo luận, phân tích trong một nhóm CBCC đang công tác tại phòng TC-KH, KBNN, kếtoán và thủ trưởng một số đơn vị trên địa bàn. Qua thảo luận và xem xét tình hình thực tế của huyện, nhóm đã làm rõ kết quả đánh giá nội dung phân bổ, giao dựtoán và chấp hành dựtoán ở mức rất quan trọng là hợp lý. Thực tếcho thấy ngân sách huyện là cấp ngân sách chủyếu chấp hành, nên dù nhu cầu chi ngân sách của địa phương là thế nào thì việc quản lý chi cũng không thể vượt quá dựtoán và các định mức chi tiêu đã được ban hành. Vì vậy việc thẩm định các chế độ, định mức chi tiêu của nhà nước, rà soát các yếu tố làm tăng giảm dự toán đểlập phương án phân bổ, giao dựtoán chính xác kịp thời là rất quan trọng. Bên cạnh đó việc chấp hành dựtoán mới là khâu quyết định hiệu quảcủa việc sửdụng NSNN,đây cũng là khâu cốt yếu trong toàn thể chu trình ngân sách cấp huyện. Khi việc giao dự toán, chấp hành dựtoán thực hiện tốt thì công tác kiểm soát chi và quyết toán ngân sách sẽ thực thi nhanh gọn hơn do đã có các quy định và nguyên tắc cụ thể, do đó nội dung này được các đối tượng đánh giá mức quan trọng ở điểm sốtrung bình.

Qua phân tích thực trạng chi và quản lý chi NSNN của huyện Tuyên Hóa từ năm 2014 - 2016, đối chiếu với số liệu điều tra, khảo sát; có thể đánh giá công tác quản lý chi NSNN trênđịa bàn đạt được một sốkết quả sau đây:

- Công tác lập dựtoán chi NSNN cấp huyện: Công tác lập dự toán được quan tâm và đảm bảo quy trình, thời gian quy định. Trong lập dự toán chi đầu tư phát triển, huyện đã dự kiến được nguồn thu tiền sử dụng đất của năm kế hoạch, nguồn vốn do tính cân đối và các nguồn vốn hợp pháp khác đểxây dựng dựtoán. Bên cạnh đó lãnh đạo huyện luôn có các giải pháp thích hợp đểkêu gọi sựtài trợ giúp đỡcủa các tổ chức, cá nhân trong cả nước để bổsung vốn đầu tư trên địa bàn. Đối với dự toán chi thường xuyên hàng năm được lập căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện và tình hình thực hiện năm trước cũng như các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách của nhà nước và ổn định qua cácnăm. Qua bảng số liệu cho thấy từ năm 2014 - 2016, dự toán chi NSNN của huyện được giữ tương đối ổn định, xấp xỉ như nhau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn chung, công tác lập dựtoán có nhiều tiến bộso với đầu thời kỳ ổn định ngân sách và ngày càng đi vào nề nếp. Hầu hết các đơn vị đã chấp hành chế độlập dự toán theo quy định. Một sốdựtoán của đơn vị được lập đảm bảo chất lượng, vì thế số bổ sung trong năm không nhiều như phòng LĐ-TB & XH, Phòng TN-MT, Phòng GD & ĐT, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,… Do áp dụng hệ thống TABMIS nên ngay từkhâu lập dựtoán, các nguồn kinh phí của ngân sách huyệnđã được xác định theo mã nguồn, nhiệm vụ chi cụ thể, từng bước nâng cao tính công khai, minh bạch và sát đúng với nhiệm vụchi của các đơn vị.

- Công tác phân bổ, giao dựtoán chi NSNN cấp huyện

Đối với chi đầu tư phát triển: Việc phân bổ kếhoạch vốn đảm bảo thời gian và các tiêu chí phân bổ theo quy định hiện hành, đáp ứng nhu cầu cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹthuật, chỉnh trang đô thị; đã ưu tiên vốn bốtrí cho trảnợ các công trình hoàn thành và giải phóng mặt bằng để triển khai các công trình cấp bách phục vụ dân sinh… Không giao dựtoán cho các dựán hồ sơ chưa đủthủtục quy định.

Đối với chi thường xuyên: đã chấp hành đúng các quy định đối với các khoản trích trừ đểthực hiện CCTL, đảm bảo việc phân bổdựtoán cho các nhiệm vụ chi theo chỉ định của tỉnh như chi AN-QP, sựnghiệp môi trường, GD – ĐT & dạy nghề.. Việc phân bổ cho các đơn vị dự toán đã được tiến hành theo cơ chế khoán biên chếvà kinh phí. Các khoản kinh phí bổsung có mục tiêu từngân sách cấp trên được phân bổ kịp thời đúng nội dung và mục đích sử dụng. Đáng chú ý, huyện Tuyên Hóa đã chấp hành nghiệm túc chế độ kếtoán áp dụng cho TABMIS khi thực hiện phân bổdựtoán, tạo điều kiện thuận lợi để KBNN kiểm soát chi, đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý các nhiệm vụchi ngay từkhâu giao dựtoán.

- Công tác chấp hành dựtoán chi NSNN cấp huyện

Đối với dự toán chi đầu tư XDCB: Các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, thanh toán, cấp phát vốn cho các công trình XDCB được tuân thủ chặt chẽ, góp phần hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát trong sửdụng vốn đầu tư. Thường xuyên quan tâm nâng cao năng lực quản lý của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, theo dõi sát tiến độ thực hiện dựán, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, giúp các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và giải

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngân đúng tiến độ, đồng thời đảm bảo thực hiện dựtoán chi trong khả năng cân đối ngân sách của huyện. Chẳng hạn đối với kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, sau khi có sốthu nộp vào ngân sách, phòng TC-KH mới nhập dựtoán vào TABMIS theo đúng mã nguồn quy định để làm căn cứcho KBNN huyện kiểm soát chi. Việc chi sai nguồn sẽkhông thanh toán.

- Đối với dự toán chi thường xuyên: việc tổchức thực hiện dự toán đã tuân thủ các quy định hiện hành, trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách được nâng lên, nhờ vậy các nguồn kinh phí được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân sách huyện cũng đãđảm bảo các nhu cầu chi đột xuất phát sinh ngoài dự toán như: phòng chống dịch bệnh, hỗtrợkhắc phục bão lụt, các nhiệm vụ đảm bảo AN-QP, các nhiệm vụ đảm bảo ASXH và hoạt động của HĐND, cơ quan Đảng. Trong các đơn vị được giao quyền tựchủvềbiên chế và tài chính, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã có những chuyển biến rõ rệt, quy chếchi tiêu nội bộ được thực hiện, đảm bảo công khai và dân chủ. Qua kiểm tra cho thấy hàng năm thu nhập cho cán bô công chức đều tăng lên. Có thể thấy rằng tính hiệu quả của công tác quản lý chi thường xuyên trên địa bàn còn thể hiện qua việc phòng TC-KH và KBNN kiên quyết từ chối không thanh toán hoặc yêu cầu nộp phục hồi ngân sách, bố trí trả lại nguồn những khoản chi sai mục đích, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷluật trong quản lý tài chính của các cơ quan, đơn vị.

Bằng việc áp dụng công nghệthông tin trong quản lý ngân sách, Phòng TC-KH và KBNN huyện đã phối hợp thống nhất quản lý việc chấp hành dự toán của các đơn vị, việc sửdụng các nguồn kinh phí đểthực hiện các nhiệm vụchuyên môn theo đúng với dự toán đã được HĐND, UBND các cấp giao trong năm. Việc áp dụng hệ thống TABMIS tạo điều kiện cho phòng TC-KH cấp huyện thực sự là cơ quan giữ vai trò quan trọng trong tham mưu điều hành thu chi NSNN cấp huyện.

Tình trạng sử dụng nguồn kinh phí không đúng mục đích, thâm hụt từ nguồn này sang nguồn khác so với thời gian chưa áp dụng TABMIS đã giảm hẳn. Số liệu cácnguồn kinh phí được phân tích theo dõi chặt chẽ, rõ ràng cả trong kết dư ngân sách. Đây thực sựlà một kết quả đáng mừng trong quản lý chi NSNNởcấp cơ sở.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Công tác kiểm soát chi ngân sách: KBNN đã thực hiện tốt quy định về điều kiện chi ngân sách như: có trong dự toán được giao, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức hiện hành và được thủ trưởng đơn vị quyết định chi. Các thủ tục hành chính trong quá trình thanh quyết toán đã chấp hành theo quy định, ý thức trách nhiệm và tinh thần thái độphục vụ được nâng cao.

Phòng TC-KH đã thực hiện thẩm định dựtoán và sửdụng hệthống TABMIS để quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí không tự chủ và kinh phí chi không thường xuyên của các đơn vị. Đối với các đơn vị hưởng lệnh chi tiền, việc cấp phát cũng tuân thủ các điều kiện chi ngân sách theo quy định. Đã thường xuyên hướng dẫn kiểm tra tình hình chấp hành quy định đối với việc mua sắm, sửa chữa tài sản, trang cấp, hội nghị, tiếp khách của các cơ quan đơn vị. Qua kiểm tra, hầu hết các đơn vị đều tuân thủ quy định vềthẩm định giá, tổ chức đấu thầu trong mua sắm, sửa chữa tài sản theo quy định hiện hành. Đối với các nhiệm vụ phát sinh trong năm, phòng TC- KH huyện đã thẩm định chi tiết theo tiêu chuẩn, định mức của các cơ quan có thẩm quyền ban hành để tham mưu cho UBNDhuyện trình HĐND quyết định.

- Công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán: Kết thúc năm tài chính, các đơn vị sửdụng ngân sách, UBND các xã, phường; phòng TC-KH và KBNN huyệnđã thực hiện lập báo quyết toán chi NSNN theo quy định. Phòng TC-KH huyện cũng đã tập trung nhân lực đểthực hiện thẩm tra, thẩm định, xét duyệt quyết toán của các đơn vị và tổng hợp quyết toán ngân sách địa phương kịp thời, đúng quy định. Hàng năm đã tổchức xét duyệt đối với 100% đơn vịcó thụ hưởng ngân sách huyện, trong đó 99%

đơn vịhoàn thành việc xét duyệt quyết toán đúng thời gian quy định. Đối với các dự án đầu tư XDCB hoàn thành, đã thành lập tổ tư vấn để tiến hành thẩm tra xétduyệt.

Chất lượng các báo cáo quyết toán ngân sách được nâng lên rõ rệt, đã phản ảnh tương đối chính xác tình hình quản lý và sửdụng ngân sách trong năm tài chính của địa phương, đơn vị. Ngoài ra trong quá trình quyết toán đã kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh các sai phạm trong quản lý ngân sách, thực hiện xửlý thu hồi các khoản chi sai quy định, đảm bảo sửdụng đúng mục đích nguồn CCTL, đảm bảo xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Áp dụng hệ thống TABMIS, phòng TC – KH huyện đã chủ động hơn trong việc khai thác các báo cáo tài chính đểlập báo cáo quyết toán ngân sách địa phương cũng như đối chiếu, kiểm tra việc sửdụng các nguồn kinh phí, các nhiệm vụ chi đã giao, không phụthuộc vào báo cáo của KBNN và các đơn vị, rút ngắn thời gian chờ đợi, hoàn thành đảm bảo thời gian nộp báo cáo cho Sở Tài chính theo quy định.

2.4.2.2. Tồn tại, hạn chế

Đối với công tác lập, phân bổdựtoán:

Chất lương lập dự toán chưa cao, chưa đánh giá hết các yếu tố tác động đến chi ngân sách vì thế gây khó khăn choquản lý, điều hành ngân sách, cụthể:

- Các đơn vịlập dựtoán còn chậm, dẫn đến việc tổng hợp dựtoán ngân sách huyện chưa đảm bảo thời gian quy định. Hạn chế lớn nhất là trình độ lập dự toán của kế toán các đơn vị còn yếu. Việc lập dự toán không đảm bảo cả về nội dung, trình tự, phương pháp, hệthống biểu mẫu và thời gian, có đơn vịlập dựtoán cho có.

- Đối với chi thường xuyên, căn cứ xây dựng định mức chi thiếu cơ sởkhoa học vững chắc, còn mang tình bình quân, nên để xảy ra tình trạng phân bổ nguồn lực không hợp lý dẫn đến quản lý chi NSNN chưa gắn với mục tiêu, chưa khuyến khích đơn vị sử dụng tiết kiệm nguồn kinh phí được giao. Các định mức chi phần lớn căn cứ theo dân số, đơn vị hành chính, được giữ ổn định mà chưa xem xét đến tình hình KT-XH và các yếu tố đặc thù. Đây là một hạn chế lớn của huyện Tuyên Hóa do dân sốkhông nhiều, số lượng đơn vị hành chính cấp xã ít, vì vậy số ngân sách tỉnh giao hàng năm chohuyệnkhông đáp ứng nhu cầu chi của địa phương.

- Việc giao dự toán chưa sát đúng với thực tế, hầu hết mới chỉ là phần kinh phí tựchủ , kinh phí chi thường xuyên nên phải bổsung từquỹdựphòng, nguồn kết dư, nguồn tăng thu cho các đơn vị khi có nhiệm vụphát sinh ngoài dự toán. Từ đó đã tạo tính ỷ lại khi tổ chức lập dự toán, đồng thời hình thành cơ chế “xin – cho”, cũng như chưa khuyến khích được việc thực hiện dự toán tiết kiệm của các đơn vị sửdụng ngân sách, gây áp lực cho ngân sách hàng năm.

- Kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm xây dựng chưa chặt chẽ, một số trường hợp chưa đảm bảo quyđịnh, hiệu quả đầu tư thấp vì thếgây thất thoát, lãng phí. Việc bố trí vốn còn dàn trải, phân tán; có công trình dự án chưa có quyết định

Trường Đại học Kinh tế Huế

phê duyệt trước 31/10 hàng năm vẫn phân bổvốn; cơ cấu tỷlệcho từng ngành, từng lĩnh vực chưa định hình, còn bị động và phụ thuộc vào phân cấp của tỉnh. Một số công trình chưa hoàn thành các thủtục đầu tư nhưng vẫn bốtrí vốnởtình trạng khái toán, công tác tư vấn lập dựán, lập thiết kếdự toán chưa cao dẫn đến sai sót vềkhối lượng, định mức kinh tế kỹthuật, dẫnđến việc phải điều chỉnh, bổ sung trong năm.

Việc ưu tiên bốtrí trảnợ chưa được chấp hành nghiêm túc nên nợ XDCB còn nhiều và kéo dài. Tình trạng các công trình chưa được thẩm định chặt chẽ, chưa được đánh giá xác định cụthểhiệu quả KT-XH hội sau đầu tư vẫn còn nhiều, có trường hợp công trình không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương nhưng vẫn bố trí vốn như trụsởcông an huyện, cơ quan quân sự

- Ngoài ra, một sốcông trình, dự án được bốtrí theo ý kiến chủquan của các đồng chí lãnh đạo hay ý kiến của một số đại biểu HĐND (theo phản ảnh của cử tri nơi đại biểuứng cử).

Đối với công tác chấp hành dựtoán:

- Đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên, do việc phân bổ chưa sát hợp với nhu cầu chi nên dẫn đến việc phải điều chỉnh, bổ sung ngân sách hàng năm. Việc quản lý chi ngân sách chủ yếu dựa vào chế độ, định mức có sẵn nên khó xác định, đánh giá hiệu quả chi ngân sách để làm cơ sở cho việc điều hành ngân sách.

Côngtác quản lý một số nhiệm vụ chi sự nghiệp chưa cao, điển hình là khoản chi cho sự nghiệp môi trường. Đối với nhiệm vụ chi này, huyện vẫn thực hiện phương thức cấp phát kinh phí theo dự toán đã phân bổ đầu năm, vì vậy chưa khuyến khích được việc sửdụng kinh phí tiết kiệm, giảm chi phí.

- Tình trạng lãng phí chi thường xuyên còn lớn và tương đối phổ biến thể hiệnở việc tổchức hội nghị, lễ hội, kỷniệm, tiếp khách còn phô trương, hình thức;

không đúng tiêu chuẩn định mức quy định. Một số đơn vị chưa chấp hành tốt quy trìnhđấu thầu trong mua sắm, sửa chữa tài sản. Tình trạng chia nhỏgói thầu đểthực hiện chỉ định thầu còn khá phổbiến..

- Việc sử dụng các nguồn vốn thiếuchủ động, phụ thuộc vào nhà tài trợ và các chương trình mục tiêu. Tiến độ triển khai dự án chậm, không đảm bảo hoàn thành kếhoạch vốn trong năm, còn tình trạng các công trình không đảm bảo hồ sơ

Trường Đại học Kinh tế Huế