• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái quát về huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP

2.1. Giới thiệu về địa bàn và phòng Kế hoạch – Tài chính huyện Tuyên Hóa

2.1.1. Khái quát về huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

2.1.1.1. Điều kiện tựnhiên

Huyện Tuyên Hóa là huyện miền núi nằm vềphía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, có ranh giới: phía Bắc giáp huyện Hương Khê, huyện KỳAnh và huyện Cẩm Xuyên của tỉnh Hà Tĩnh; phía Tây giáp huyện Minh Hóa và nước bạn Lào; phía Nam giáp huyện BốTrạch;phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình.

Tổng diện tích tự nhiên huyện Tuyên Hóa là 115.098,44 ha, chiếm 14,27%

và xếp thứ5 so với toàn tỉnh. Trong số20 xã, thị trấn của huyện thì xã Kim Hóa có diện tích tựnhiên lớn nhất là 18.488,77 ha chiếm 16,06%; thị trấn Đồng Lê có diện tích nhỏnhất 1.075,18 ha, chiếm 0,93% diện tích toàn huyện.

Tuyên Hóa có tuyến đường sắt Bắc - Nam; tuyến đường Xuyên Á (12C), nối từVũng Áng đến biên giới Việt -Lào đi qua thị trấn Đồng Lê, đây là con đường nối liền ba nước Việt Nam - Lào -Thái Lan; đường Quốc lộ12A nối liền huyện Quảng Trạch với Tuyên Hóa; hệ thống đường tỉnh lộ; cùng hệ thống đường sông (Sông Gianh, với 2 nhánh: Rào Trổvà Rào Nậy; sông Ngàn Sâu; sông Nan) chảy qua.

Tuyên Hóa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa chính, lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 2.300 - 2.400 mm, cao nhất toàn tỉnh.

2.1.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2014-2016 Trong giai đoạn 2014 - 2016, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với quyết tâm cao, huyện Tuyên Hóa đã phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn yếu kém, sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực, đoàn kết thống nhất và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt kếhoạch đề ra. Kết quảthực hiện nhiệm vụphát triển kinh tế- xã hội của huyện cụthể như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất của huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2014-2016

T

T Chỉ tiêu

Thực hiện

Tăng BQ

2014-2016 (%) Năm 2014

(Tr.đồng)

Tỷ trọng

(%)

Năm 2015 (Tr.đồng)

Tỷ trọng

(%)

Năm 2016 (Tr.đồng)

Tỷ trọng

(%) Giá trị sản

xuất 1.208.220 100 1.329.240 100 1.479.460 100 10,7 1 Nông, lâm,

ngư nghiệp 447.640 37,05 471.070 35,44 498.070 33,67 5,35

2

Công nghiệp TTCN -Xây dựng

250.580 20,74 288.170 21,68 331.390 22,4 15

3 Dịch vụ 510.000 42,21 570.000 42,88 650.000 43,93 12,9

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kếhoạch huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình)

Từsốliệu Bảng 2.1, có thểthấy: Kinh tế- xã hội huyện Tuyên Hóa tiếp tục tăng trưởng khá, giai đoạn 2014 -2016 tăng bình quân 10,7%/năm. Trong đó:

Vềnông - lâm -ngư nghiệp: Giá trịsản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ 447.640 triệu đồng năm 2014 tăng lên 498.070 triệu đồng năm 2016, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2014-2016 đạt 5,5%, Cơ cấu kinh tếnội ngành có bước chuyển dịch tích cực. Tổng sản lượng lương thực năm 2014 đạt: 16.406 tấn, năm 2016 đạt:

19.200 tấn. Chú trọng triển khai thực hiện đề án trồng cây cao su tiểu điền, đến nay toàn huyện đã trồng được 622 ha cao su, trong đó có trên 237 ha đã cho thu hoạch, năm 2016 giá trịthu hoạch mủ cao su đạt trên 7 tỷ đồng. Về chăn nuôi, đã tập trung chỉ đạo thực hiện đề án phát triển chăn nuôi, nâng cao chất lượng tổng đàn; chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung. Nuôi ong lấy mật được duy trì và phát triển tốt, tổng số đàn ong tăng từ 2.530 đàn năm 2014 lên 3.100 đàn năm 2016, doanh thu từ nuôi ong hàng năm đạt trên 3,5 tỷ đồng. Nuôi cá ao hồ, cá lồng trên

Trường Đại học Kinh tế Huế

sông tuy có gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Tổng sốlồng cá hiện có 279 lồng, khai thác có hiệu quả50,8 ha diện tích ao hồ đểnuôi cá nước ngọt, sản lượng thủy sản thu hoạch hàng năm đạt 400 - 450 tấn.

Về Công nghiệp - TTCN - XD: Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại được triển khai có hiệu quả, đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển sản xuất. Các doanh nghiệp tư nhân, HTX tiểu thủ công nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - XD tăng bình quân hàng năm 15%. Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - XD là 250.580 triệu đồng, năm 2016 trên 331.390 triệu đồng.

Vềdịch vụ: Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển mạnh. Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các cơ sở kinh doanh trên địa bàn từng bước mở rộng cả về quy mô và đa dạng về ngành nghề kinh doanh, hàng hóa lưu thông trên thị trường ngày càng phong phú cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tổng mức bán lẻ hàng hoá trên địa bàn năm 2014: 460 tỷ đồng, năm 2016 tăng lên 650 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 12,9%. Toàn huyện hiện có trên 2.500 cơ sở kinh doanh cá thể, chiếm tỷtrọng 95% thị trường bán ra. Phương thức kinh doanh thương mại, dịch vụ ngày càng hiện đại, thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng. Cơ sở hạtầng thương mại ngày càng phát triển và hoàn thiện. Thông tin và truyền thông có bước phát triển trên các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin. Tất cả các cơ quan, trường học, trụsở các xã, thị trấn và nhiều hộ gia đình được kết nối sử dụng internet, các loại hình dịch vụtruyền hình mới được sửdụng khá phổbiến.

Hoạt động tài chính - tín dụng có nhiều tiến bộ và đạt mức tăng trưởng khá.

Tăng cường công tác quản lý, khai thác các nguồn thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm. Các tổ chức tài chính, ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân được mở rộng quy mô và hoạt động lành mạnh, có hiệu quả. Tổng nguồn vốn của các tổchức tín dụng tăng nhanh, đáp ứng cơ bản nhu cầu vay vốn của của nhân dân và các cơ sởkinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua biểu đồ 2.1 ta thấy, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp từ 37,05% năm 2014 xuống 33,67% năm 2016; Công nghiệp - TTCN - XD tăng từ 20,74% năm 2014 lên 22,4% năm 2016;

Dịch vụtừ 42,21% năm 2014 lên 43,93% năm 2016.

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kếhoạch huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) Biểu đồ2.1. Tỷtrọng giá trịsản xuất huyện Tuyên Hóagiai đoạn 2014-2016

Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội huyện Tuyên Hóaổn định và có bước phát triển năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng, hiệu quả nền kinh tế từng bước được nâng lên; cơ sở hạ tầng KT-XH được cải thiện rõ rệt; các lĩnh vực văn hoá- xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

2.1.2. Khái quát chung về Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tuyên Hóa