• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện ở huyện Tuyên

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI

3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện ở huyện Tuyên

3.3.1. Hoàn thiện lập dự toán chiNSNN cấp huyện ở huyện Tuyên Hóa Việc quản lý và sử dụng hợp lý ngân sách nhà nước đảm bảo cân đối giữa thu và chi có tác dụng vô cùng quan trọng, nó góp phần kiềm chế lạm phát, chống suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu muốn việc chi NSNN có hiệu quả và thực hiện được thì thu NSNN cần phải đạt mức dự toán đề ra để tạo nguồn ngân quỹ cho việc chi NSNN. Bên cạnh đó phải giảm bớt chi tiêu NSNN, chi hiệu quả và tiết kiệm.

Phải thực hiện rà soát những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB, chi thường xuyên từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách đảm bảo phù hợp với thực tế, phù hợp với khả năng ngân sách, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, để làm cơ sở cho việc lập và quyết định dự toán ngân sách, đông thời làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tư XDCB và chi thường xuyên trong thời gian tới.

Thứ nhất, đối với công tác lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB: Phải thực hiện tốt Luật đầu tư công, cần phải ưu tiên nguồn vốn để đầu tư các công trình trọng điểm làm đầu tàu tăng trưởng, hạn chế đầu tư manh mún, dàn trải gây lãng phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

nguồn vốn đầu tư. Đồng thời cũng phải quan tâm cơ cấu đầu tư, nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực nhất là những lĩnh vực còn yếu kém.

Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong trong công tác lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư từ vốn NSNN, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang.

Thứ hai, đối với công tác lập dự toán và phân bổ ngân sách chi thường xuyên: Cần đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình thu, chi ngân sách huyện, tránh tình trạng bổ sung, điều chỉnh dự toán ngân sách, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm. Yêu cầu công tác lập dự toán ngân sách theo đúng trình tự và phương pháp quy định, đảm bảo tính chính xác, sát với thực tế, theo đúng quy định của luật NSNN.

Các đơn vịkhi triển khai lập dựtoán phải thực hiện theo đúng hướng dẫn và quy định của Phòng TC-KH huyện, tuân thủ hệ thống các chính sách, chế độ và định mức chi hiện hành. Dựtoán phải đảm bảo tính chi tiết, cụ thể, đảm bảo sựhợp lý và thuận tiện cho việc phân bổdựtoán.

3.3.2. Hoàn thiện quản lý đối với chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện ở huyện Tuyên Hóa

Thứ nhất, hoàn thiện chấp hành dự toán chi đầu tư XDCB: Để hoàn thiện đối với chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả thì trước hết cần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn đối với các dự án đầu tư XDCB từ NSNN; Nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạmgây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tăng cường hướng dẫn tuân thủquy trình hồ sơ thủ tục đầu tư XDCB, định mức, chế độ và đơn giá, tránh điều chỉnh hồ sơ, định mức, chế độlàm mất thời gian triển khai dự án, đồng thời làm tốt công tác thẩm định thiết kế dự toán, thẩm định đấu thầu... nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quảdựán.

Thứ hai, hoàn thiện chấp hành dự toán chi thường xuyên: Tăng cường tập huấn, hướng dẫn các đơn vị chấp hành tốt định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách. Thực hiện tiết kiệm triệt đểcác khoản chi thường xuyên, chi cho bộmáy quản lý nhà nước, chi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công, nhất là các khoản chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí, xăng dầu, chi phí khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, lễkỷ niệm, động thổ, khởi công, khánh thành công trình, công tác phí trong nước và đi công tác nước ngoài từ ngân sách nhà nước; hạn chế chi mua sắm, trang thiết bị đắt tiền khi chưa thực sự cần thiết nhằm tránh lãng phí ngân sách, trong điều hành chi phải có trong tâm, trọng điểm, có thứ tự ưu tiên nội dung chi và chi phải theo tiến độ nguồn kinh phí, tránh tình trạng nhiệm vụcông việc đang còn phải triển khai nhưng lại hết dựtoán kinh phí.

Làm tốt công tác tuyên truyền để các cán bộ, các tầng lớp nhân dân và các đoàn thểchính trị, các tổchức xã hội nhận thức được vai trò của công khai tài chính công và việc thực hiện quy chếdân chủtrong công tác quản lý chi NSNN, từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm trong khâu giám sát thực hiện.

Trong thời gian tới, công khai thông tin về ngân sách cần chú trọng đến những vấn đềsau:

Một là, thực hiện công khai đối với các khoản chi phí khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài từ ngân sách nhà nước.

Hai là, nội dung công khai: Dự toán đã bố trí, kinh phí đã phân bổ, sửdụng, số lượng đoàn đi công tác nước ngoài;

Ba là, hình thức công khai: Phù hợp với hoạt động của đơn vị (niêm yết công khai tại trụsởlàm việc, công bốtrên trang thông tin điện tử...).

Khi phát hiện những sai phạm trong thực hiện quy chế công khai tài chính và dân chủ trong các đơn vịcần xửlý một cách nghiêm túc, triệt để, tránh sựtái phạm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tiếp tục thực hiện khoán biên chế và khoán chi hành chính. Nhân rộng việc thực hiện cơ chế khoán biên chế và khoán chi hành chính đối với các đối tượng thụ hưởng ngân sách. Thực hiện tốt việc tuyên truyền, quán triệt vềlợi ích của việc thực hiện cơ chế khoán tới các đơn vị và mọi cán bộ, công chức để tranh thủ sự đồng tình,ủng hộ.

3.3.3. Hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp huyện ở huyện Tuyên Hóa

Nghiên cứu, hoàn thiện các chế độvềkiểm soát chi Ngân sách nhà nước theo nguyên tắc thống nhất về cơ chế và đầu mối kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của Ngân sách nhà nước. Hạn chế tối đa việc ban hành quá nhiều cơ chế kiểm soát, thanh toán dẫn đến tình trạng chồng chéo về nội dung cũng như tạo ra các đặc thù không cần thiết đối với từng khoản chi làm phá vỡ các nguyên tắc chung trong quản lý (Hiện nay cấp phát bằng lệnh chi tiền, ghi thu - ghi chi ngân sách còn do cơ quan tài chính kiểm soát chi). Mọi khoản chi Ngân sách nhà nước đều phải được chi trực tiếp từ Kho bạc nhà nước và do Kho bạc nhà nước kiểm tra, kiểm soát trước khi thanh toán, chi trả. Hiện nay công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước còn đang tổ chức phân tán. Vì vậy, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quảcủa các công tác quản lý.

Tiếp tục đẩy mạnh giao khoán kinh phí, tiến tới hoàn thiện cơ chế thanh toán theo dự toán được phê duyệt. Đối với các đơn vị chưa giao khoán thì xoá bỏchế độ kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên dựa trên bảng kê chứng từ của đơn vị sử dụng NSNN, thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với tất cảcác chứng từ chi tiêu của đơn vị, cơ chếthanh toán theo bảng kê hoạch như hiện nay dẫn đến tình trạng nhiều đơn vịsửdụng Ngân sách nhà nước cốtình không kê khaiđúng thực tếchi tiêu của đơn vịnhằm hợp pháp hoá chứng từ đểthanh toán với Kho bạc nhà nước.

Kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản, tuân thủ định mức chế độ, hạn chếtạmứng, cơ chếhiện nay cho tạmứng đến 30% dựtoán, dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn Ngân sách nhà nước, thực tế cho thấy nhiều công trình dự án đã không thực hiện tốt việc hoànứng kịp thờiảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tăng cường cải cách hành chính trong kiểm soát chi ngân sách, nhất là thủ tục hành chính tại Kho bạc nhà nước.

3.3.4. Hoàn thiện quản lý quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện ở huyện Tuyên Hóa

Quyết toán phải thểhiện được tính hiệu lực, hiệu quảcủa các khoản chi. Dựa trên những con số để đánh giá trong niên độ, những khoản chi này có đạt được mục tiêu đề ra hay không, các khoản chi này có được phân bổ hợp lý, có được sửdụng hiệu quả không, nguyên nhân tăng hoặc giảm chi theo từng lĩnh vực cụthể, xác định rõ các chỉ tiêu dự toán có thực hiện được hay không theo các mục tiêu đề ra từ đó rút ra những bài học cho việc quản lý chi ngân sách trong những năm tiếp theo.

Nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác quyết toán nguồn vốn đầu tư XDCB theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Tăng cường công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, qua quyết toán xác định số lượng, năng lực sản xuất, giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tư mang lại để có kế hoạch huy động, xử lý kịp thời và phát huy hiệu quả của dự án đầu tư đã hoàn thành.Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, cấp trên chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư trong quá trình quản lý, sử dụng; có hình thức xử lý nghiêm đối với các trường hợp các cơ quan, đơn vị, các chủ đầu tư quyết toán sai định mức, chế độ và đơn giá với số lượng lớn.

Hạn chế nội dung chi chuyển nguồn sang năm sau, khi đã hết nhiệm vụ chi phải nộp trảNSNN,để đơn vị sửdụng ngân sách có trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ chi, đồng thời sốquyết toán phảnảnh đúng thực chất số đã chi.

Quyết toán phải theo đúng số thực chi được chấp nhận theo quy định, không quyết toán theo sốchuẩn chi hoặc số cấp phát. Kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu.

Trong công tác quyết toán NSNN phải có thuyết minh chi tiết, phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản chi ngân sách đối với từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực so với dự toán đầu năm đã được phân bổ; tình hình tiết kiệm chi và sử dụng nguồn tiết kiệm đó; đi sâu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế, giá cả, hiệu quả

Trường Đại học Kinh tế Huế

sản xuất kinh doanh, chính sách, chế độ... làm cơ sởcho việc hoạch định kếhoạch phát triển KTXH và xây dựng dựtoán những năm tiếp theo.

Quyết toán phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn có liên quan vềcông tác chi. Trong quyết toán phải chỉ rõ cơ cấu chi của từng khoản mục, sốliệu chi. Theo đó phải kiểm tra, đối chiếu sốliệu hạch toán, kếtoán trong năm đảm bảo khớp đúng giữa đơn vị sửdụng ngân sách và kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Chẳng hạn như đối với kinh phí thực hiện các chính sách an sinh, xã hội thì khi xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán của các đơn vị phải thẩm định kỹ đối tượng được hưởng, mức đóng, mức hưởng, không để xảy ra trường hợp trùng lắp về đối tượng, sai lệch về đối tượng, mức đóng và mức hưởng.

Thời gian gửi báo cáo quyết toán phải đảm bảo theo đúng thời gian quy định.

Theo đó, các hoản chi ngân sách phải được hạch toán, quyết toán đúng niên độngân sách. Niên độ ngân sách nào quyết toán vào niên độ đó không đưa các khoản chi của niên độngân sách này quyết toán vào niên độngân sách khác.

Thống nhất về hệ thống báo cáo biểu mẫu quyết toán về nội dung, chỉ tiêu báo cáo giữa các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện công tác quyết toán ngân sách.

Các chỉ tiêu báo cáo, nội dung báo cáo, hệthống mẫu biểu phải có sựthống nhất từ đơn vịsửdụng ngân sách đến các cơ quan quản lý ngân sách.

3.3.5. Các nhóm giải pháp khác

- Thực hiện quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước một cách linh hoạt phù hợp đặc điểm của huyện Tuyên Hóa

Quy trình quản lý chi ngân sách theo kiểu truyền thống chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa quan tâm đến tầm nhìn trung hạn, ngân sách bị phân bổ dàn trải, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp. Do đó cần phải thực hiện quy trình quản lý chi một cách linh hoạt. Cơ chế quản lý chi ngân sách hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có của ngân sách nhà nước, lịch sử kinh nghiệm cấp phát các năm trước và một phần nhu cầu thực tế phát sinh. Ngân sách chi thường xuyên được xây dựng trên cơ sở tăng thêm, nghĩa là cộng thêm theo một tỷ lệ phần trăm tăng thêm vào mức dự toán năm trước mà không đánh giá kết quả xem các hoạt động được tài trợ từ ngân sách đã có đóng góp gì vào việc đạt được các mục tiêu của các bộ, ngành, địa phương hay không.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Quản lý chi ngân sách ở huyện Tuyên Hóa hiện nay vẫn đang áp dụng cơ chế cấp phát ngân sách theo định mức. Việc cấp phát theo định mức vừa thể hiện nguồn tiềm lực có hạn, vừa thể hiện tính cào bằng ở mức thấp. Theo đó, cơ chế quản lý, định mức chi tiêu, sử dụng ngân sách, thậm chí quan điểm xây dựng chế độ quản lý tài chính được thiết lập để kiểm soát theo phương châm càng chặt chẽ càng tốt. Điều này đã dẫn đến hậu quả là hiệu lực quản lý thấp; không gắn kết được kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt được; tầm nhìn ngắn hạn và thiếu chủ động, bất cập ngay từ khâu chuẩn bị xây dựng dự toán, duyệt và phân bổ ngân sách cho cấp dưới;

phân bổ kinh phí mang tính cào bằng, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp. Vì vậy, đòi hỏi phải thực hiện đúng quy trình quản lý chi sách cấp huyện nhưng phải linh hoạt phù hợptình hình, đặc điểm của huyện Tuyên Hóa để đạt được hiệu quả cao nhất.

Phải thực hiện đúng quy trình quản lý chi ngân sách từkhâu lập dự toán chi ngân sách, chấp hành dự toán chi ngân sách đến khâu quyết toán chi ngân sách.

Quy trình lập dự toán chi NSNN phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ theo Luật định, thực hiện đầy đủ, đúng trình tựxây dựng dựtoán chi NSNN, quyết định, phân bổ, giao dự toán chi NSNN. Công tác lập dự toán và phân bổ dự toán ngân sách bám sát với tình hình thực tế tại địa phương để đưa ra các phương án dự toán phù hợp. Dự toán chi ngân sách phải dự toán hết được các khoản chi trên địa bàn theo phân cấp nhiệm vụ chi của cấp huyện để phân bổ dự toán theo phân cấp nhiệm vụ đảm bảo chính xác, sát thực tránh phải điều chính, bổ sung.

Quyết định dự toán chi NSNN cấp huyện phải dựa vào các chuẩn mực khoa học nhằm đảm bảo cho dự toán chi được duyệt phù hợp với.

Tổchức thực hiện dự toán chi NSNN theo đúng các văn bản hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên. Cần cụ thể hóa dự toán chi NSNN được duyệt có chi ra từng quý, tháng để thực hiện. Quá trình thực hiện phải dựa trên các căn cứ, cơ sở khoa học, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.

Công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước đã được quy định trong Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, công tác này trong thời gian qua vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến công tác quản lý chi nói chung

Trường Đại học Kinh tế Huế