• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THANH TRA THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THANH TRA THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
96
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TẤN ĐẠI

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THANH TRA THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN PHÁT

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi cam đoanrằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đãđược chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Tấn Đại

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Văn Phát – người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, các cô trong Phòng Đào tạo Sau đại học – Đại học kinh tế Huế trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND thị xã Hương Thủy, Thanh tra thị xã, các Phòng chuyên môn, cơ quan có liên quan thuộc UBND thị xã Hương Thủy, UBND các phường, xã trong Thị xãđã cung cấp số liệu liên quan đến đề tài và các đối tượng tham gia điều tra.

Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúpđỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Tấn Đại

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Họ và tên học viên: NGUYỄN TẤN ĐẠI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ KHÓA 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN PHÁT

Tên đề tài luận văn: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA QUẢN LÝ NSNN TẠI THANH TRA THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”.

1. Tính cấp thiết của đề tài: Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác thanh tra và những đòi hỏi từ thực tiễn công việc: Tình hình tham nhũng, lãng phí ngày càng nhiều, khối lượng công việc thanh tra tăng lên và tính chất các vụ việc thanh tra ngày càng phức tạp.

2. Phương pháp nghiên cứu:

- Phân tích số liệu thứ cấp từ nguồn báo cáo, sách báo, tạp chí,..

- Điều tra, phỏng vấn ý kiến của 2 nhóm đối tượng: Nhóm đối tượng là những đơn vị đã từng thanh tra và nhóm là lãnhđạo Thanh tra tỉnh, lãnhđạo UBND thị xã và lãnh đạo, Thanh tra viên Thanh tra thị xã. Kết quả khảo sát của 2 nhóm này được phân tích với sự hỗ trợ của phương pháp thống kê mô tả.

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn:

Số liệu thứ cấp giai đoạn 2014-2016 cho thấy công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra thị xã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra được nâng lên, sai phạm được phát hiện qua thanh tra nhiều hơn.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy đánh giá của Thanh tra tỉnh, của UBND thị xã và của các đơn vị là đối tượng thanh tra về các tiêu chí liên quan công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra thị xã Hương Thủy ở mức tốt cao. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như: công tác thanh tra còn kéo dài, quá trình thực hiện thanh tra chưa có chuẩn mực cụ thể, cơ chế chính sách về thanh tra còn bất cập, chế độ đãi ngộ cho công chức thanh tra chưa đáp ứng, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, số lượng biên chế chưa đáp ứng, chất lượng chưa cao, công tác xử lý sau thanh tra chưa được chú trọng.

Từ những hạn chế đó tác giả đề xuất các giải pháp khắc phục như sau: giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách; giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ công chức Thanh tra; giải pháp thực hiện quy trình thanh tra; giải pháp xử lý sau thanh tra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐT&XD Đầu tư và xây dựng KT–XH Kinh tế- xã hội

NSNN Ngân sách nhà nước

TTr Thanh tra

TTV Thanh tra viên

THCS Trung học cơ sở

VHTT&TT Văn hóathông tin và thể thao

UBND Ủy ban nhân dân

XDCB Xây dựng cơ bản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN... iii

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT... iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC BẢNG... viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ... ix

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1. Mục tiêu chung...2

2.2. Mục tiêu cụthể...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu...3

4.1. Phương pháp thu thập thông tin ...3

4.2. Phương pháp phân tích...4

5. Cấu trúc luận văn...4

PHẦN 2. NỘI DUNG ...5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA QUẢN LÝ NSNN ...5

1.1. Tổng quan vềcông tác thanh tra ...5

1.1.1. Khái niệm vềthanh tra ...5

1.1.2. Đặc điểm và vai trò công tác thanh tra...6

1.1.3. Mục tiêu công tác thanh tra ...7

1.1.4. Phân loại hoạt động thanhtra...8

1.1.5. Hệthống các cơ quan Thanh tra nhà nước...9

1.2. Công tác thanh tra quản lý NSNN ...10

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.2.1. Khái niệm NSNN ...10

1.2.2. Quản lý NSNN ...12

1.2.3. Thanh tra quản lý NSNN...14

1.2.4. Nội dung của thanh tra quản lý NSNN ...14

1.2.5. Các cơ quan có chức năng thanh tra quản lý NSNN...22

1.3. Cơ sởthực tiễn vềcông tác thanh tra ...22

1.3.1. Thực tiễn về công tác thanh tra của một số nước trên thế giới...22

1.3.2. Kinh nghiệm công tác thanh tra của các nước...24

1.3.3. Kết quả công tác thanh tra và bài học kinh nghiệm trong những năm qua của Thanh tra Việt Nam...25

1.3.4. Kết quảcông tác thanh tra quản lý NSNN của một số địa phương cấp huyện khác ... 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA QUẢN LÝ NSNN TẠI THANH TRA THỊXÃ HƯƠNG THỦY ...33

2.1. Khái quát đặc điểm thị xã Hương Thủy và tổchức, biên chế, chức năng, nhiệm vụcủa Thanh tra thị xã Hương Thủy ...33

2.1.1. Điều kiện tựnhiên, kinh tế- xã hội của thịxã Hương Thủy ...33

2.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hương Thủy (theo quy hoạch phát triển thịxã Hương Thủy của tỉnh Thừa Thiên Huế) ...35

2.1.4. Tổchức, biên chế, chức năng nhiệm vụcủa Thanh tra thịxã Hương Thủy...38

2.2. Thực trạng công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra thịxã Hương Thủy ...39

2.2.1. Tình hình quản lý NSNN tại thịxã Hương Thủy các năm 2014, 2015, 201639 2.2.2. Phân tích thực trạng công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra thị xã Hương Thủy (năm 2014-2016) ...42

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA QUẢN LÝ NSNN TẠI THANH TRA THỊXÃ HƯƠNG THỦY ...66

3.1. Định hướng hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN ...66

3.2. Hệthống giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN ...67

3.2.1. Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách ...67

3.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ công chức Thanh tra ...70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

3.2.3. Nhóm giải pháp tuân thủchặt chẽquy trình thanh tra ...73

3.2.4. Nhóm giải pháp xửlý sau thanh tra ...76

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...78

1. Kết luận ...78

2. Kiến nghị...79

2.1. Đối với tỉnh, Trung ương...79

2.2. Đối với UBND thịxã Hương Thủy...81 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 01: Tình hình thu –chi ngân sách thị xã và ngân sách xã, phường các năm

2014, 2015, 2016...40

Bảng 02. Chương trình, kếhoạch thanh tra hàng năm...42

Bảng 03. Ý kiến đánh giá của Thanh tra tỉnh, UBND thị xã, Thanh tra thị xã và các đơn vị là đối tượng thanh tra vềkếhoạch thanh tra...43

Bảng 04. Đội ngũcông chức Thanh tra thịxã ...44

Bảng 05: Tình hình công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra ...45

Bảng 06: Tình hình tổchức thực hiện thanh tra...46

Bảng 07: Kết thúc thanh tra ...47

Bảng 08: Đánh giá công tác thực hiện quy trình thanh tra quản lý NSNN...48

Bảng 09: Tình hình chấp hành thời hạn thanh tra vềquản lý NSNN ...49

Bảng 10. Việc chấp hành công khai kết luận thanh tra...50

Bảng 11: Đôn đôc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghịsau TTr ...51

Bảng 12: Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra thị xã Hương Thủy giai đoạn 2014–2016 ...52

Bảng 13: Kết quảthanh tra quản lý NSNN...54

Bảng 14: Đánh giá vềkết quảqua công tác thanh tra quản lý NSNN ...56

Bảng 15: Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc thanh tra ...57

Bảng 16: Đánh giá về cơ chế, chính sách liên quanđến công tác TTr ...58

Bảng 17: Tình hình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụcho lực lượng thanh tra thị xã...59

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ1: Quy trình thực hiện Đoàn thanh tra...16 Sơ đồ2. Tổchức các đơn vị hành chính và cơ quan chuyên môn thuộc UBND thịxã... 37

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đềtài

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời là một công cụ kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo vệ pháp luật, tăng cường pháp chếxã hội chủnghĩa, nâng cao hiệu lực của bộmáy quản lý Nhà nước và thực hiện dân chủxã hội.

Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Song song với đó đòi hỏi phải xây dựng hệ thống quản lý đồng bộ trên các lĩnh vực, đảm bảo đáp ứng kịp thời những yêu cầu của nền kinh tế thị trường đặt ra. Một thực tế hiện nay, công tác quản lý nhà nước các cấp còn bộc lộ nhiều bất cập, hàng loạt các vụ việc tiêu cực về tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát đang diễn ra một cách công khai, trầm trọng, gây nên những thiệt hại rất lớn cho đất nước. Chính vì vậy thời gian qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác thanh tra nói chung và công tác thanh tra quản lý ngân sách nhà nước (NSNN)nói riêng. Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu trên, ngành thanh tra được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ như là một công cụ quan trọng trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát, những vấn đề mà trong thời gian qua gây bức xúc, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Những năm qua, thị xã Hương Thủy được đánh giá là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của Tỉnh, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi để chuyển đổi cho phát triển công nghiệp và các khu đô thị. Các xã, phường trong Thị xã đã và đang tập trung triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn mới.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình tổ chức thực hiện cũng còn nhiều bất cập. Hàng năm Ủy ban nhân dân (UBND)thị xã luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra trên các lĩnh vực, đặc biệt là công tác quản lý NSNN nhằm kịp thời phát hiện chấn chỉnh những tồn tại, sai phạm trong quản lý,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

điều hành ngân sách; phòng ngừa tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tuy nhiên, hoạt động thanh tra quản lý NSNN còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế như:

chất lượng các cuộc thanh tra chưa cao; đội ngũ cán bộ, thanh tra viên (TTV) chưa được kiện toàn, bổ sung nên còn thiếu và yếu; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra còn chưa được đầu tư đúng mức.

Do vậy, để từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra quản lý NSNN ở thị xã Hương Thủy là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy, làm cho Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân.

Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả lưa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Làm rõ những lý luậncơbản, đánhgiáđúngthực trạng, tình hình công tác thanh tra quản lý NSNN tại thị xã Hương Thủy,từ đó đề xuất những giải pháp chủyếu hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại thịxã Hương Thủy.

2.2. Mục tiêu cụthể

- Hệthống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn vềcông tác thanh tra quản lý NSNN.

- Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra thị xã Hương Thủy, trong đó, nêu lên những kết quả thanh tra đã đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế.

-Đềxuất những giải pháp khảthi nhằm hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra thị xã Hương Thủy, làm cho công tác thanh tra có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao pháp chếxã hội chủnghĩa, thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống, tham nhũng, lãng phí.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu là: Công tác thanh tra quản lýNSNN đối với các đơn vịtrực thuộc tại Thanh tra thịxã Hương Thủy.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế; giới hạn nghiên cứu là thanh tra công tác quản lý NSNNở các đơn vịtrực thuộc.

- Về thời gian: Tài liệu tổng quan được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay; sốliệu thực trạng trong 3 năm 2014 –2016.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập thông tin thứcấp

Thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu Luật thanh tra 2010; Các Nghị định, thông tư, quyết định,.. hướng dẫn và các sách, báo, tạp chí có liên quan đến hoạt động thanh tra quản lý NSNN; lấy sốliệu trực tiếp từ các báo cáo của thị xã Hương Thủy có liên quan đến công tác thanh tra quản lý NSNN; các báo cáo vềcông tác thanh tra một số địa phương khác.

- Thu thập thông tin sơ cấp

Ngoài các số liệu, thông tin có sẵn, để có cơ sở đánh giá toàn diện công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra thị xã Hương Thủy, tác giả thực hiện điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp 50 người gồm: lãnhđạo (bao gồm cấp Trưởng, Phó) Thanh tra tỉnh và lãnhđạo các phòng chuyên môn thuộc Thanh tra tỉnh (16 người); lãnhđạo UBND thị xã (03 người); lãnhđạo, Thanh tra viên Thanh tra thị xã (07 người); lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, các phường, xã và một số đơn vị sự nghiệp có sử dụng NSNN thị xã (24 người).

Phương phápchọn mẫu:Tác giả chọn đơn vị khảo sát là những đơn vị có sử dụng NSNN thị xãđã từng được Thanh tra thị xã thanh tra trong 3 năm2014-2016 và những đơn vị có liên quan trực tiếp đến công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn và thực hiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra thị xã Hương Thủy (Thanh tra tỉnh, UBND thị xã, Thanh tra thị xã).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4.2. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độbiến động và mối quan hệgiữa các hiện tượng.

- Phương pháp thống kê so sánh: Nhằm so sánh, đánh giá và kết luận vềtình hình thanh tra quản lý NSNN tại thị xã Hương Thủy.

5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn được kết cấu gồm 3chương:

Chương 1. Cơ sởlý luận và thực tiễn vềcông tác thanh tra quản lý NSNN Chương 2: Thực trạng và kết quảcông tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra thị xã Hương Thủy (2014-2016)

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra thị xã Hương Thủy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN 2. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀCÔNG TÁC THANH TRA QUẢN LÝ NSNN

1.1. Tổng quan vềcông tác thanh tra 1.1.1. Khái niệm vềthanh tra

Thanh tra (inspect) xuất phát từ gốc La-tinh (in-spectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong” chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định; là sự kiểm soát đối với đối tượng được thanh tra trên cơ sở thẩm quyền (quyền hạn và nghĩa vụ) được giao nhằm đạt được mục đích nhất định. Thanh tra mang tính quyền lực, thông qua công tác thanh tra thường là phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định.

Theo Từ điển tiếng Việt (năm 1992) thì thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗviệc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp.

Từkhái niệm trên cho thấy, thanh tra không đồng nhất với hoạt động điều hành, quản lý, khác với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ. Trong hoạt động, thanh tra thực thi quyền lực của Nhà nước, tác động đến đối tượng bị quản lý, nhằm mang lại cho chủthểquản lý những thông tin chính xác, khách quan, đểtừ đó có biện pháp chấn chỉnh hoạt động quản lý. Hoạt động thanh tra không chỉ xem xét tính hợp pháp, mà còn xem xét tính hợp lý của hành vi của đối tượng quản lý. Bản chất của hoạt động thanh tra không phải chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm, mà điều quan trọng hơn là tìm ra nguyên nhân vi phạm đểtừ đó đềxuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm. Nếu cho rằng, thanh tra là phát hiện hành vi vi phạm và áp dụng biện pháp xửphạt vi phạm hành chính thìđó là việc nhận thức không đúng với bản chất của hoạt động thanh tra. Ngược lại, thanh tra phải chỉ ra được những việc làm được, những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân của nó và phải thực sự trởthành ''tai mắt của trên, là người bạn củadưới''.

Tại Điều 3, Luật Thanh tra năm 2010: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổchức, cá nhân.

Quy định trên đây đãđưa ra những đặc trưng quan trọng của Thanh tra nhà nước như sau:

- Về chủ thể: Đó là các cơ quan quản lý nhà nước. Thanh tra được coi là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là công cụ quan trọng của quản lý nhà nước. Hoạt động đó có thể do thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định hoặc do một loại cơ quan nằm trong hệthống cơ quan quản lý nhà nước tiến hành, đó là các cơ quan thanh tra nhànước.

- Về đối tượng: Đó là các cơ quan, tổchức, cá nhân chịu sựquản lý. Có thể thấy đối tượng thanh tra là rất rộng, tương ứng theo đối tượng quản lý.

- Vềnội dung thanh tra: Đó là xem xét, đánh giá, xửlý việc thực hiện chính sách, pháp luật. Như vậy, nội dung thanh tra là khá toàn diện, nó bao gồm từviệc xem xét làm rõ hoạt động hay hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đánh giá những hoạt động và hành vi đó, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý.

1.1.2. Đặc điểm và vai trò công tác thanh tra

Hoạt động quản lý và quản lý nhà nước luôn luôn gắn liền một cách khách quan với công tác kiểm tra. Khi xem thanh tra như một loại hình kiểm tra tức là chúng ta đã xác định tính tất yếu của nó. Đó là nhiệm vụchấn chỉnh quá trình quản lý để đảm bảo rằng các mục tiêu của quản lý sẽ được hoàn thành tốt, có hiệu quả đảm bảo giữ gìn được kỷ cương phép nước. Điều chỉnh các sai lệch chính là chức năng mà qua đó thanh tra được thấy rõ như là một đầu mối mà qua đó các chức năng khác của quản lý nhà nước có thể được nối lại với nhau. Thanh tra chính là điều kiện để hoạt động quản lý có thểthực hiện chức năng tự điều chỉnh cần thiết;

tính tất yếu của thanh tra đối với quản lý còn thể hiện ở chỗ nó làm cho hoạt động quản lý luôn luôn có khả năng thích hợp với những biến đổi của đối tượng và môi trường quản lý. Thanh tra còn là phương pháp mà qua đó bộmáy quản lý nhà nước có thể tạo điều kiện cho mọi người, kể cả những người lao động ở các cơ sở, các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

cán bộ thừa hành thực sự có thể tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước. Thanh tra là một động cơ để một mặt vừa đòi hỏi trách nhiệm của cán bộ quản lý, nhưng mặt khác sẽ giúp hoạt động năng động sáng tạo hơn, tin tưởng hơn ở chính mình.

Tóm lại, có thểnói, tính tất yếu của hoạt thanh tra trong quản lý nhà nước được thể hiệnở chỗ nó là bộ phận, một khâu của quá trình quản lý. Nếu xét về nội dung của hoạt động thanh tra thì đó là một chức năng quan trọng của bộ máy quản lý có vai trò điều chỉnh, kiểm tra, mở rộng và thúc đẩy hoạt động của bộ máy quản lý trong bất cứ giai đoạn nào.

1.1.3. Mục tiêu công tác thanh tra

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật đểkiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xửlý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực;

góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổchức, cá nhân.

- Phòng ngừa, phát hiện và xửlý các hành vi vi phạm pháp luật. Đây là mục tiêu chủyếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra. Thanh tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm mọi hoạt động của tổchức, cá nhân tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Chính tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra có tác dụng phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vì các cuộc thanh tra thường chỉ rõ những sai phạm, lệch lạc cần phải chấn chỉnh trong hoạt động của đối tượng thanh tra, kể cả những việc chưa xảy ra nhưng đang có nguy cơ hoặc dấu hiệu của sựvi phạm.

- Phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật cũng là mục tiêu quan trọng của hoạt động thanh tra. Chúng ta đang hướng đến một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà một trong những yêu cầu quan trọng của nó là phải tăng cường pháp chế, kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức và trong cách thức hành xửcủa mọi công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện nhanh chóng và xử lý nghiêm minh. Hoạt động thanh tra là xem xét việc làm của các tổchức, cá nhân trên cơ sở những quy định của pháp luật và tìm ra những việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

làm vi phạm và những người sai phạm để đánh giá tính chất, mức độvi phạm, từ đó kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xửlý những vi phạm đó.

- Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Hoạt động thanh tra không chỉnhằm phát hiện và xửlý những vi phạm pháp luật, mà còn giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đánh giá lại bản thân cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật, các quyết định quản lý của mình xem nóđã phù hợp với thực tiễn cuộc sống hay chưa, đểkịp thời thay đổi, bổsung nhằm khắc phục các sơ hở, khuyết điểm đó.

- Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổchức và cá nhân. Đây là những mục tiêu gián tiếp nhưng cũng không kém phần quan trọng của hoạt động thanh tra.

1.1.4. Phân loại hoạt động thanhtra

Thanh tra hành chính: Là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổchức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thanh tra hành chính có những trưng cơ bản như sau:

- Về tổ chức: Thanh tra hành chính là hoạt động được đảm nhiệm bởi các cơ quan thanh tra được tổ chức theo cấp hành chính. Ở trung ương là Thanh tra Chính phủ(TTCP); ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi là thanh tra tỉnh; ở huyện, quận, thịxã thuộc tỉnh là thanh tra huyện.

- Về nội dung thanh tra: Ngoài thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, thanh tra hành chính còn thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp.

Thanh tra chuyên ngành: là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổchức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn –kỹthuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm sau đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

- Về chủ thể: Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực.Ởcấp Trung ương có Thanh tra của Bộvà cơ quan ngang Bộ; ở cấp Tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra của Sởvà các Ban,Ngành.

- Vềnội dung thanh tra chuyên ngành: Đó là việc thanh tra chấp hành pháp luật, chấp hành những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnhvực.

1.1.5. Hệthống các cơ quan Thanh tra nhà nước

- Thanh tra Chính phủ: Là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủthực hiện quản lý nhà nước vềcông tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ): Là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh): Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúpỦy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước vềcông tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra Sở: Là cơ quan của Sở, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Thanh tra Sở được thành lập ở những Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theoủy quyền củaỦy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện): Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước vềcông tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện. Khi tiến hành thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Cáccơquanđược giao thực hiện chứcnăngthanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành theo quy định của Chính phủ bao gồm: Tổng cục và tương đương,Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chứcnăng thanh tra chuyên ngành (BộCông Thương: Cục Quản lý thị trường, Cục Hóa chất, Cục Kỹthuật an toàn và Môitrường công nghiệp BộGiao thông vận tải: Tổng cụcĐường bộViệt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam,vv..); Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Thuế, Cục Thống kê);Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Chi cục Thuế, Chi cục Quản lý thị trường thuộc SởCôngThương,Chi cục An toàn vệsinh thực phẩm, vv..)

1.2. Công tác thanh tra quản lý NSNN 1.2.1. Khái niệm NSNN

Từ "ngân sách" được lấy từthuật ngữ"budjet" một từtiếng Anh thời Trung cổ, dùng đểmô tảchiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những khoản tiền cần thiết cho những khoản chi tiêu công cộng. Dưới chế độPhong kiến, chi tiêu của nhà vua

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

cho những mục đích công cộng như: đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng đường xá và chi tiêu cho bản thân hoàng gia không có sự tách biệt nhau. Khi giai cấp tư sản lớn mạnh từng bước khống chế nghị viện và đòi hỏi tách bạch hai khoản chi tiêu này, từ đó nảy sinh khái niệm ngân sách Nhà nước. Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách thường đểchỉ tổng sốthu và chi của một đơn vịtrong một thời gian nhất định.

Một bảng tính toán các chi phí để thực hiện một kếhoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định của một chủthể nào đó. Nếu chủthể đó là Nhà nước thì được gọi là NSNN.

Từ điển Tiếng Việt thông dụng định nghĩa: "Ngân sách: tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định." Điều 4 và 5 của Luật NSNN được Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua năm 2015 ghi rõ: NSNNlà toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi NSNN bao gồm chi đầu tư phát triển;chi dự trữ quốc gia;chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ;c ác khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Xét vềbản chất kinh tếchứa đựng trong NSNN: Các hoạt độngthu, chi ngân sáchđềuphản ánh nhữngquan hệkinh tếgiữa nhà nướcvớicác chủthể khác trong xã hội gắn với quá trình tạo lập quản lý và sử dụng quỹ NSNN. Hoạt động đó đa dạng đượctiếnhành trên hầu khắc các lĩnhvựcvà có tác động đếnmọichủthểkinh tế xã hội. Những quan hệthu nộp cấpphát qua quỹ NSNN là những quan hệ được

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

xácđịnh trước, được định lượngvà nhànước sửdụngchúngđể điều tiết vĩ mô kinh tếxã hội.

Như vậy, trên phương diện kinh tế có thể hiểu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ chung của Nhànước khi Nhànước tham gia phân phốicác nguồntài chính quốcgia nhằmthựchiện các chức năngcủa mình trêncơsởluật định.

1.2.2. Quản lý NSNN

- Quản lý thuNSNN: Là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.

Đây là khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách. Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất cưỡng bức, bắt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phải tuân thủ thực hiện. Trong việc quản lý các nguồn thu ngân sách, thuế là nguồn thu quan trọng nhất. Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu Ngân sách nhà nước hàng năm mà còn là công cụ của nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Để phát huy tốt tác dụng điều tiết vĩ mô của các chính sách thuế, ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, nội dung của chính sách thuế thường xuyên thay đổi cho phù hợp với diễn biến thực tế của đời sống kinh tế xã hội (KT-XH) và phù hợp với yêu cầu của quản lý kinh tế, tài chính.

- Quản lý chi NSNN: Quản lý chi ngân sách là quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật. Chi ngân sách mới thể hiện ở khâu phân bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý. Rõ ràng quản lý chi ngân sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Quản lý chiNSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Thực chất quản lý chi NSNN là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu kinh tế- xã hội.

Vấn đề quan trọng trong quản lý chiNSNN là việc tổ chức quản lý giám sát các khoản chi sao cho tiết kiệm và có hiệu quả cao. Quản lý chi NSNN là hoạt động không thể thiếu ở mọi quốc gia, hoạt động này không chỉ giúp tiết kiệm những khoản chi không cần thiết mà còn hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách, tham ô, tham nhũng.

- Quản lý NSNNở các đơn vị thuộc UBND cấp huyện

+ Quản lý NSNN tại các phòng, ban chuyên môn: Là quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên được phân bổ hàng năm tuân theo các quy định của pháp luật, cụ thể là việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; việc lập dự toán;

chấp hành dự toán và quyết toán NSNN.

+ Quản lý NSNN tại các đơn vị sự nghiệp công lập: Là quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên được cấp trên giao và các nguồn thu khác của đơn vị tuân theo các quy định của pháp luật(bao gồm việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; việc lập dự toán thu- chi; chấp hành dự toán thu–chi và quyết toán NSNN)

+ Quản lý NSNN tại các phường, xã

Ngân sách xã là một bộ phận của hệ thống NSNN. Các khoản thu, chi của ngân sách xã là những khoản thu, chi của NSNN giao cho Uỷban nhân dân xã xây dựng, tổchức quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát thực hiện theo nhiệm vụ quyền hạn của Luật NSNN quy định. Là một bộ phận trong hệ thống NSNN nên ngân sách xã cũng mang những đặc trưng chung của ngân sách đó là: về bản chất ngân sách xã là hệthống các quan hệkinh tếgiữa nhànước với các chủthể khác, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹtiền tệcủa chính quyền nhà nước xã nhằm phục vụcho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp cơ sở.

Quản lý ngân sách xã bao gồm ba khâu nối tiếp nhau, đó là: lập dựtoán ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dựtoán ngân sách); chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Lập dựtoán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

định đến toàn bộcác khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dựtoán ngân sách thực chất là lập kếhoạch (dựtoán) các khoản thu - chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Quản lý thu ngân sách xã bao gồm quản lý việc lập dự toán thu ngân sách xã và chấp hành chấp hành thu ngân sách xã; quản lý chi ngân sách xã bao gồm quản lý việc lập dự toán chi ngân sách xã, việc chấp hành dự toán chi ngân sách xã, quyết toán ngân sách xã, việc quản lý cân đối ngân sách, hoạt động giám sát, kiểm tra thu, chi ngân sách của Hội đồng nhân dân vàỦy ban nhân dân xã.

1.2.3. Thanh tra quản lý NSNN

Thanh tra quản lý NSNN là một phần trong hoạt động thanh tra tài chính, thuộc lĩnh vực thanh tra nhà nước. Trong thời gian qua, xã hội đã chứng kiến rất nhiều vụán với giá trị sai phạm rất lớn, mà chủyếu phát sinh trong lĩnh vực chi tiêu ngân sách nhà nước, gây thiệt hại rất lớn cho ngân sách nhà nước. Đồng tiền của Nhà nước chi ra đã không mang lại hiệu quảphục vụcho sựphát triển của đất nước, bị thất thoát và lãng phí rất nhiều. Từ những thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đến công tác thanh tra tài chính, trong đó thanh tra quản lý NSNN được dư luận đặc biệt quan tâm và là một đòi hỏi cần thiết nhất đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nayở nước ta.

Từnhững quan điểm vềNSNN và công tác thanh tra, có thể hiểu thanh tra quản lý NSNN là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước vềcông tác thu và chi NSNN, nhằm đảm bảo công tác thu, chi NSNN của các cơ quan, đơn vịcó thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời có kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý những sai phạm nếu có.

1.2.4. Nội dung của thanh tra quản lý NSNN

1.2.4.1. Những cơ sởpháp lý có liên quanđến công tác thanh tra quản lý NSNN Hiện nay, văn bản luật cao nhất quy định vềcông tác thanh tra là Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010; căn cứ vào Luật Thanh tra, Chính phủ và các bộ, ban, ngành đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác thanh tra quản lý NSNN như: Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra; Nghị định số 118/2008/NĐ-CPngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Nghị định số 82/2012/NĐ-CPngày 9 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định vềtổ chức hoạt động thanh tra ngành Tài chính; Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định vềtrình tự, thủtục tiến hành một cuộc thanh tra; Thông tư số19/2013/TT-BTC ngày 22/2/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành tài chính;

Quyết định số 1799/QĐ-BTCngày 27 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng BộTài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính;Quyết định số 1692/QĐ-BTC ngày 18/7/2011 của Bộ Tài Chính về việc ban hành quy trình thanh tra tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước,..

1.2.4.2. Các nguyên tắc trong công tác thanh tra quản lý NSNN

Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổchức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

1.2.4.3. Mục tiêu của thanh tra quản lý NSNN

Từnhững mục tiêu chung của công tác thanh tra, mục tiêu cụthểcủa thanh tra quản lý NSNN được xác định như sau:

Hoạt động thanh tra quản lý NSNN nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý thu, chi NSNN; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tốtích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chi tiêu NSNN. Phát hiện và kết luận những sai phạm trong việc phân phối quản lý, sửdụng các nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn thu phí lệphí, viện trợ, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, tài sản công và các loại quỹ khác....Phân tích tìm rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm và có những kiến nghịxửlý cụthể đối với từng saiphạm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

1.2.4.4. Quy trình thực hiện cuộc thanh tra quản lý NSNN

Quy trình thanh tra là trình tự các bước công việc cụ thể phải tuân thủ khi thực hiện thanh tra, gồm một loạt các bước logic với nhau từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc thanh tra, được thể hiện theo sơ đồ sau:

Kế hoạch thanh tra năm

Công tác chuẩn bị - Khảo sát nắm tình hình

và quyết định thanh tra - Ra quyết định

- Phê duyệt kế hoạch thanh tra - Xây dựng đề cương báo cáo

Tổ chức thực hiện - Công bố quyết định thanh tra các nội dung thanh tra - Thu thập thông tin, tài liệu

- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu

- Báo cáo tiến độ

- Gia hạn thời gian thanh tra (nếu có)

- Nhật ký thanh tra

- Thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra Kết thúc thanh tra - Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra

- Xem xét báo cáo kết quả thanh tra - Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra - Công bố kết luận thanh tra

- Lập hồ sơ thanh tra Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện Đoàn thanh tra

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Bước 1 Chuẩn bịvà quyết định thanh tra

- Thu thập thông tin: Lập đề cương thu thập thông tin với nội dung thông tin cần thu thập, căn cứ theo các tiêu chí: Nguồn thông tin từ cơ sở dữliệu của cơ quan (dữ liệu điện tử, tài liệu lưu trữ, theo dõi nắm tình hình); từcác báo cáo, phản ánh của các cơ quan truyền thông (báo, đài,…) và đơn thư khiếu nại, tốcáo của các cơ quan, tổchức và cá nhân; nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan khác có liên quan; nguồn thông tin từkhảo sát trực tiếp tại cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra.

- Lập báo cáo khảo sát: Nêu các đặc điểm chính, cơ bản về tổ chức bộ máy, nhân sự, đặc điểm và mô hình tổ chức công tác tài chính, kế toán: Tập hợp chính sách chế độ tài chính mà đối tượng thanh tra đã và đang thực hiện, trong đó chú ý rút ra được những nội dung sẽ có vướng mắc trong quá trình thực hiện (Các văn bản pháp quy, chế độ, chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn định mức theo chuyên ngành; các văn bản đặc thù riêng do cấp có thẩm quyền ban hành áp dụng cho cơ quan; quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản của cơ quan). Tình hình về hoạt động và vấn đề liên quan đến thu, chi tài chính: Các chỉ tiêu, nhiệm vụ do cơ quan cấp trên giao: biên chế: về số lượng, chất lượng công việc, đề án, nhiệm vụ…

phải thực hiện; các tiêu chí đánh giá kết quả, thời gian giải quyết công việc…Tình hình, số liệu tổng quát và chi tiết về tài chính của đối tượng thanh tra: các nguồn thu, các khoản chi phân theo cơ cấu các nguồn kinh phí (nguồn ngân sách nhà nước cấp, thu phí, lệ phí; thu khác…); những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện thu, chi của cơ quan. Việc phân cấp, hoặc giao nhiệm vụ thu, chi cho đơn vịtrực thuộc, xác định các khoản được phân cấp, sốthực hiện so với nhiệm vụgiao (trường hợp có các đơn vịcấp dưới). Tổchức công tác kế toán, các quy định nội bộ (tổ chức và hoạt động), về kiểm soát, kiểm tra thu, chi ngân sách; về các quy định của cơ quan trong quản lý, điều hành thu - chi; đánh giá việc chấp hành các quy định, quy chếnội bộtrong lập, chấp hành dựtoán; quyết toán thu, chi của cơ quan.

Tình hình về những hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan, tổ chức đối với đối tượng thanh traliên quan đến thực trạng tài chính thời kỳthanh tra;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

những vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác thanh tra…Xác định những vấn đềnổi cộm, những dấu hiệu sai phạm về chính sách, chế độ, vềquản lý; những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành thanh tra. Đề xuất những nội dung cần thanh tra, phạm vi thanh tra, thời kỳ thanh tra, trong đó nêu rõ nội dung trọng tâm; những tổ chức, cá nhân cần thanh tra, lực lượng, thời gian thanh tra.

- Lập kế hoạch thanh tra: Cần nêu rõ mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra;

nội dung thanh tra; thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, đơn vị đến thanh tra; tổ chức thực hiện; phân công nhiệm vụcụthểcho từng thành viên của đoàn thanh tra thực hiện từng nhiệm vụ; lực lượng thanh tra: Số lượng người tham gia thanh tra, bao gồm thành viên, trưởng đoàn, phó trưởng đoàn, tổ trưởng tổthanh tra tại đơn vị và cộng tác viên (nếu có).

- Ra quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra:Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm trình người có thẩm quyền (Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước) dựthảo quyết định thanh tra kèm theo kếhoạch thanh tra và báo cáo khảo sát. Người có thẩm quyền xem xét ký ban hành quyết định thanh tra và phê duyệt kế hoạch thanh tra. Quyết định thanh tra phải nêu rõ tên cơ quan là đối tượng thanh tra; nội dung, thời kỳvà thời hạn thanh tra; thành lập đoàn thanh tra và trách nhiệm của các tổchức, cá nhân liên quan công tác thanh tra; gửi các cơ quan đơn vị liên quan theo quy định của pháp luật.

- Chuẩn bị triển khai thanh tra. Sau khi lưu hành quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra thực hiện: Thông báo kếhoạch và yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị những công việc liên quan tới buổi công bố quyết định thanh tra; Thời gian, địa điểm và thành phần dự họp công bố quyết định thanh tra.Những yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị báo cáo đoàn thanh tra tại buổi công bố quyết định thanh tra; họp đoàn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết.

Bước 2 Tiến hành thanh tra

- Công bố quyết định thanh tra: Trong thời hạn theo quy định của Pháp luật, Trưởng đoàn thanh tra thực hiện việc công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo đoàn thanh tra những nội dung

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

mà trưởng đoàn thanh tra đã thông báo và những nội dung cần chuẩn bị tiếp khi đoàn bắt đầu thanh tra. Lập biên bản cuộc họp công bốquyết định thanh tra.

- Thực hiện thanh tra. Khi thực hiện thanh tra, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra đểáp dụng toàn bộhoặc từng nội dung nêu dưới đây:

+ Thanh tra việc xây dựng quy chếchi tiêu nội bộvềtài chính.

+ Thanh tra việc lập, giao dự toán: Thanh tra việc lập, giao dự toán chi;

Thanh tra việc lập dựtoán thu; Thanh tra việc giao dự toán cho đơn vịdựtoán cấp dưới.

+ Thanh tra thực hiện dựtoán thu: Thanh tra nguồn kinh phí NSNN cấp và nguồn thu khác theo quy định: Tập hợp số liệu thực thu trong kỳ thanh tra đối với các nguồn thu: viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng, hoa hồng, phí, lệ phí, thu khác…; xác định đánh giá đúng, sai việc áp dụng các quy định của nhà nước đối với các nguồn thu: viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng, hoa hồng, phí, lệphí, thu khác;

xác định chênh lệch giữa số thực thu với dự toán, nguyên nhân; cơ quan đã hạch toán vào đâu, đúng sai so với chế độ Nhà nước quy định. Trường hợp cơ quan phản ánh ngoài sổsách kếtoán thì xác định rõ nguyên nhân và việc sửdụng đểxử lý; đối với các khoản thu phí, lệ phí: Kiểm tra chọn mẫu hồ sơ thu phí, lệ phí của một số đối tượng để xác định tính đúng đắn trong việc thu phí, lệphí.

+ Thanh tra thực hiện dự toán chi: Việc sử dụng kinh phí thực hiện chế độ tựchủ; các khoản chi cho hoạt động nghiệp vụ chuyên môn đãđược quy định cụ thểtrong quy chếchi tiêu nội bộcủa đơn vị; các khoản chi cho hoạt động nhiệm vụ chuyên môn chưa có quy định cụthểtrong quy chếchi tiêu nội bộcủa đơn vị; đánh giá việc tiết kiệm chi; thanh tra việc sử dụng kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ; thanh tra nội dung chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản, thiết bị; kinh phí thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức và một sốkhoản kinh phí khác.

+ Thanh tra việc trích lập và sử dụng quỹdự phòngổn định thu nhập:

Xác định số đã trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập, nguồn trích, đúng sai so với quy định; căn cứ các quy định nhà nước và quy chếchi tiêu nội bộcủa cơ quan, đối chiếu số liệu đã hạch toán, xác định việc sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập đúng sai so với quy định.

+ Thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản cố định: Tập hợp các báo cáo kiểm kê, sổ kếtoán theo dõi tài sản cố định, báo cáo quyết toán và các văn bản xử

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

lý chênh lệch phát sinh khi kiểm kê…; Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ các quy định vềquản lý, sửdụng tài sản (giao, nhận, bảo quản, sửa chữa, theo dõi, hạch toán kế toán); tính đầy đủ, hợp pháp của các hồ sơ tài liệu về quản lý tài sản cố định;

Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ các quy định trong thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; vềquản lý, giao, nhận quyền sửdụng đất và thu, chi phát sinh trong quá trình quản lý, giao, nhận quyền sửdụng đất.

+ Thanh tra thu nộp thuếthu nhập cá nhân: Thuếthu nhập cá nhân của cán bộ, nhân viên trong đơn vị ngoài đơn vị.

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về kế toán: Việc chấp hành quy định vềchứng từ, sổsách kếtoán; việc chấp hành quy định vềlập, gửi và công khai báo cáo tài chính; vệc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán; việc tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kếtoán; việc áp dụng chế độkếtoán, tài khoản kếtoán và các quy định khác.

+ Thanh tra việc thực hiện công khai tài chính: Yêu cầu đơn vịcung cấp các văn bản hướng dẫn công khai tài chính của đơn vị và cấp có thẩm quyền; đánh giá vềnội dung, phương thức, thời điểm công khai tài chính, phân bổdựtoán, quyết toán ngân sách: những nội dung cơ quan phải công khai theo quy định, những nội dung đã công khai, những nội dung chưa công khai, nguyên nhân, trách nhiệm của thủ trưởng và cá nhân có liên quan.

Bước 3 Kết thúc thanh tra

- Báo cáo kết quảthanh tra và dựthảo Kết luận thanh tra

Kết thúc thanh tra tại từng đơn vị được thanh tra theo quyết định thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập, thông qua và ký Biên bản thanh tra với đối tượng thanh tra trong thời hạn của cuộc thanh tra theo yêu cầu của người được giao chỉ đạo Đoàn thanh tra. Biên bản thanh tra ghi rõ tình hình, những sai, đúng so với quy định của pháp luật.

Trong thời hạn theo quy định, Trưởng đoàn thanh tra lập Báo cáo kết quả thanh tra, ký và gửi tới người ra quyết định thanh tra, kèm theo bản dự thảo Kết luận thanh tra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Báo cáo kết quảthanh tra phải nêu rõ kết quảcông việc theo kếhoạch thanh tra đã được duyệt, những ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra; đề xuất những nội dung kiến nghịxửlý vềkinh tế, hành chính, pháp luật với đối tượng thanh tra; ý kiến đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Dự thảo Kết luận thanh tra phải phản ánh tình hình chung, nội dung kết luận và kiến nghị xửlý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sựviệc, căn cứ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, hình thức xửlý, thời hạn chấp hành.

Trưởng đoàn thanh tra phải tổ chức lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên Đoàn thanh tra và Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo Kết luận thanh tra. Văn bản tham gia ý kiến của thành viên Đoàn thanh tra phải lưu hồ sơ thanh tra. Kiến nghị của Trưởng đoàn và của các thành viên Đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Kết luận thanh tra và lưu hành kết luận thanh tra

Trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét và ra văn bản Kết luận thanh tra. Trong quá trình xem xét, người ra kết luận thanh tra có thể yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, các đối tượng được thanh tra giải trình, bổ sung tài liệu, chứng cứ về những vấn đề dự kiến kết luận chưa rõ.

Trước khi ra văn bản Kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc người được giao quyền tổ chức làm việc với đối tượng được thanh tra về Dự thảo Kết luận thanh tra. Cuộc họp làm việc phải được lập thành biên bản, ghi ý kiến các bên tham gia.

Kết luận thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và thực hiện công khai theo quy định của Luật Thanh tra và quy định cụthểcủa BộTài chính.

-Bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra

Sau khi lưu hành Kết luận thanh tra, trong thời hạn quy định, Trưởng đoàn có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho những bộ phận hoặc người được giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan. Việc bàn giao

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

hồ sơ, tài liệu phải được lập thành biên bản, biên bản giao nhận hồ sơ được lưu vào hồ sơ cuộc thanh tra.

- Họp rút kinh nghiệm Đoàn thanh tra

Trong thời hạn quy định, Trưởng đoàn có trách nhiệm triệu tập các thành viên trong Đoàn thanh tra, họp rút kinh nghiệm, đánh giá ưu, nhược điểm của cuộc thanh tra từ khâu chuẩn bị cho đến bàn giao hồ sơ tài liệu, rút ra bài học kinh nghiệm; đề xuất khen thưởng người làm tốt và xử lý những người có sai phạm.

Cuộc họp rút kinh nghiệm được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thanh tra.

1.2.5. Các cơ quan có chức năng thanh tra quản lý NSNN

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật vềcông tác thanh tra hiện nay, các cơ quan có chức năng thanh tra quản lý NSNN được hệthống như sau:

-Ởcấp Trungương:

+ Thanh tra Chính phủ: Phạm vị thanh tra thuộc quyền quản lý nhà nước của Chính phủ.

+ Thanh tra các Bộ, Ngành: Vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành vừa thực hiện thanh tra hành chính (tức là có chức năng thanh tra quản lý NSNN) trong phạm vi thuộc quyền quản lý nhà nước mà Bộ, Ngành đó đảm trách.

-Ởcấp tỉnh, thành phốtrực thuộc trungương:

+ Thanh tra tỉnh, thành phố: Phạm vi thanh tra thuộc quyền quản lý nhà nước của UBND tỉnh.

+ Thanh tra các sở, ngành: Các cơ quan thanh tra của sở, ngành vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành vừa thực hiện thanh tra hành chính (có chức năng thanh tra quản lý NSNN) trong phạm vi quản lý nhà nước do sở, ngành mình quản lý.

- Ở cấp huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố: Có Thanh tra huyện, quận, thị xã có chức năng thanh tra quản lý NSNN trong phạm vị quản lý nhà nước của UBND quận, huyện, thịxã.

1.3.Cơ sởthực tiễn vềcông tác thanh tra

1.3.1. Thực tiễnvề công tác thanh tra của một số nước trên thế giới Trên thế giới hiện tồn tại nhiều hình thức tổ chức nhà nước cũng như hệ thống pháp luật. Các hình thức tổ chức này tồn tại tùy thuộc vào điều kiện kinh tế,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

chính trị, xã hội và truyền thống pháp lý của mỗi quốc gia. Việc thiết lập cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát ở mỗi quốc gia tùy thuộc vào thể chế chính trị - hành chính cũng như các điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của mỗi nhà nước.

- Công tác thanh tra của Anh

Ở Anh, mỗi bộ có cơ quan kiểm tra nội bộ, đồng thời cũng có cơ quan kiểm tra từ bên ngoài đối với công việc của các bộ. Cơ quan kiểm tra này goi là cơ quan Tổng Kiểm tra. Cơ quan kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra tài chính nhằm đánh giá sự quản lý theo ngành, lĩnh vực do bộ quản lý. Các cơ quan kiểm tra nội bộ được tổ chức khác nhau và tuỳ thuộc vào quy mô, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý của mỗi bộ. Cơ quan Tổng Kiểm tra (kiểm tra bên ngoài) với tư cách là kiểm tra cấp trên đối với các bộ được tổ chức độc lập, chỉ có trách nhiệm báo cáo với Uỷ ban kiểm tra của Quốc hội. Năm 1980, nhận thấy các cơ quan kiểm tra nội bộ có hạn chế, không thực hiện được đầy đủ chức trách nên Nhà nước Anh đã tăng cường vai trò cơ quan Tổng Kiểm tra. Các cơ quan Tổng Kiểm tra có đại diện tại phần lớn các bộ để nhận các thông tin đánh giá từ nội bộ các bộ.

- Công tác thanh tra của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Công tác thanh traở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) được thực hiện thông qua cơ quan chuyên trách gọi là cơ quan Giám sát hành chính, là cơ quan đặc biệt của chính quyền nhân dân thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật nghị định, quyết định, mệnh lệnh của cơ quan quản lý nhà nước và nhân viên cơ quan quản lý nhà nước các nhân viên khác do cơ quan quản lý nhà nước bổ nhiệm; có trách nhiệm thanh tra việc vi phạm pháp luật và kỷ luật. Bộ Giám sát chịu trách nhiệm về công tác giám sát hành chính trong cả nước và đặt dưới sự lãnhđạo của Thủ tướng Quốc vụ viện. Các cơ quan Giám sát từ câp huyện trở lên chịu trách nhiệm về giám sát hành chính trong phạm vi quản lý hành chính của chính quyền cùng câp; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng, Chủ tịch khu tự trị, Thị trưởng thành phố, Quận trưởng, Chủ tịch tỉnh, huyện và các cơ quan Giám sát cấp trên trực tiếp. Để xử lý người vi phạm là công chức nhà nước đồng thời là đảng viên cộng sản, ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Giám sát với cơ quan Kiểm tra Đảng và việc xử lý cán bộ được

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

thực hiện thông qua Ủy ban xử lý kỷ luật. Đây là mô hình tổ chức Thanh tra nhà nước, Kiểm tra Đảng theo kiểu “ một nhà hai cửa”. vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của công tác thanh tra nhà nước, kiểm tra đảng vừa đảm bảo tính kết hợp chặt chẽ giữa việc quản lý nhà nước với sự lãnhđạo của cấp ủy đảng.

- Công tác thanh tra của Hàn Quốc

Cơ quan tài chính và Cơ quan Kiểm tra và Kiểm toán quốc gia thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thường xuyên, liên tục. Với khẩu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nước ta là một nước nông nghiệp với 75% dân số thuộc khu vực nông thôn với truyền thống nông nghiệp lâu năm. Người nông dân với kiến thức nông nghiệp sâu

Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế được ngành thuế ban hành nhằm: Tăng cường công tác kiểm tra thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ

Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động đầu tư XDCB là đấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định được nguồn vốn để thực hiện; không được kéo dài thời gian

Có thể hiểu, quản lý NSX là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật đối với

- Thu thập số liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống hoá các văn bản, chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước, của Tỉnh và từ các

Nguyên tắc này được thể hiện: Thông qua các chính sách, chế độ, phương thức quản lý, trình tự, thủ tục thu ngân sách được thực thi thống nhất từ

Kinh phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực tăng lên hàng năm, cho thấy khách sạn đã có sự quan tâm hơn, tạo điều kiện để việc đào tạo được tốt hơn, các phương

Trường hợp phát hiện việc chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ, thì có quyền đề nghị UBND cấp huyện