• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA QUẢN

3.2. Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN

3.2.3. Nhóm giải pháp tuân thủ chặt chẽ quy trình thanh tra

Hoạt động thanh tra phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức thực hiện quy trình thanh tra, đó là việc chuẩn bị thanh tra; phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra;

việc áp dụng các trình tự, thủ tục... và quyền hạn của đoàn thanh tra, thanh tra viên.

Để việc thanh tra bảo đảm đúng mục đích, nội dung, thời hạn thanh tra thì quá trình chuẩn bị phải xây dựng được kế hoạch thanh tra phù hợp. Đối với phương pháp thanh tra phải thể hiện được phương thức làm việc của Đoàn thanh tra (nội dung nào làm việc trực tiếp với đối tượng, nội dung nào yêu cầu đối tượng báo cáo bằng văn bản, xác định nội dung cần kiểm tra, xác minh trực tiếp, cách thức thu thập thông tin tài liệu và cách thực tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu), chương trình làm việc cụ thể và những công việc khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra…bảo đảm tránh gây xáo trộn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.

Quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải áp dụng đúng các trình tự, thủ tục và nhiệm vụ quyền hạn pháp luật quy định. Trong quá trình chuẩn

Trường Đại học Kinh tế Huế

bị tiến hành thanh tra cần phải nghiên cứu, phântích hồ sơ tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; họp đoàn thanh tra để phổ biến, quán triệt kế hoạch thanh tra...và làm việc với các cơ quan có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu. Quá trình tiến hành thanh tra phải công bố quyết định thanh tra; yêu cầu đơn vị được thanh tra báo cáo theo đề cương yêu cầu báo cáo...và xác minh, thu thập tài liệu làm căn cứ kết luận nội dung thanh tra. Khi kết thúc thanh tra Đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra; xin ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra đối những vấn đề vượt quả thẩm quyền... và kết luận rõ các nội dung thanh tra.

-Tăng cường công tác chỉ đạo đối với hoạt động thanh tra

Chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra là nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên trong các cơ quan thanh tra nhà nước, thuộc trách nhiệm trực tiếp của người ra quyết định thanh tra. Việc chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định hiệu lực, hiệu quả của một cuộc thanh tra.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể các nguyên tắc trong chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra. Tuy nhiên, thông qua các quy định hiện hành về nguyên tắc hoạt động thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, mối quan hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra; quy trình tiến hành một cuộc thanh tra… thấy cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:

Một là, nguyên tắc tuân thủpháp luật: Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra phải trên cơ sở các quy định của pháp luật, bảo đảm để Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất. Nội dung nguyên tắc này đòi hỏi việc chỉ đạo phải đúng thẩm quyền, chính xác, khách quan, kịp thời.

Hai là, nguyên tắc tập trung, dân chủ, chế độ thủ trưởng, trách nhiệm cá nhân: Khi chỉ đạo, quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra cần phải lắng nghe ý kiến của Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra hoặc có đề xuất khác với quan điểm chỉ đạo của mình thì người ra quyết định thanh tra cần phải thực sự khách quan trong việc xem xét, đánh

Trường Đại học Kinh tế Huế

giá thận trọng, cân nhắc tỷ mỷ, trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến chỉ đạo, quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về những chỉ đạo, quyết định của mình.

Ba là, nguyên tắc bám sát mục đích chung của hoạt động thanh tra cũng như mục tiêu, yêu cầu, nội dung cụ thể của cuộc thanh tra: Mỗi cuộc thanh tra do Đoàn thanh tra tiến hành đều có mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi cụ thể, rõ ràng.

Việc chỉ đạo là nhằm bảo đảm cho Đoàn thanh tra triển khai thực hiện đúng quan điểm, định hướng của người ra quyết định thanh tra. Vì vậy không chỉ Đoàn thanh tra phải tuân thủ kế hoạch tiến hành thanh tra đãđược phê duyệt mà người ra quyết định thanh tra cũng phải căn cứ vào từng nội dung của kế hoạch tiến hành thanh tra do mình phê duyệt để chỉ đạo thực hiện.

Bốn là, nguyên tắc bảo đảm tính chủ động, tính tự chịu trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viênĐoàn thanh tra theo quy định của pháp luật:

Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật để tiến hành các biện pháp thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu, xác minh, đánh giá chứng cứ, yêu cầu giải trình, trả lời chất vấn… từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá, đề xuất các kiến nghị.

Để bảo đảm tính chính xác, khách quan, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm cá nhân của Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra thì người ra quyết định thanh tra không trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ đó mà chỉ đạo, đôn đốc để Đoàn thanh tra thực hiện. Trường hợp Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra không thể đáp ứng được yêu cầu công việc thì người ra quyết định thanh tra cũng không làm thay mà cần thiếtthì thay thế Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra hoặc bổ sung thêm lực lượng, thời gian để Đoàn thanh tra đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ đó.

-Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động thanh tra

Cán bộ, thanh tra viên và người đứng đầu các cơ quan thanh tra, cơ quan chuyên môn liên quan, cần nhận thức đúng về vai trò, mục đích, ý nghĩa của việc phối hợp trong công tác thanh tra. Phối hợp phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra và các cơ quan hữu quan. Quá trình phối hợp phải căn cứ vào nội dung, cơ sở pháp lý để xác định cơ quan nào chủ trì, cơ quan phối hợp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong đó, cần chú trọng việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xử lý các kết luận, kiến nghị thanh tra, đảm bảo xửlý các sai phạm kịp thời, có như vậy thì hoạt động thanh tra mới thực sự có hiệu lực, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

-Tăng cường điều kiện vật chất, trang thiết bị và ngân sách cho công tác thanh tra

Công tác thanh tra đòi hỏi người cán bộ thanh tra không chi có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về nghiệp vụ và kiến thức pháp luật mà còn cần sự hỗ trợ, ứng dụng của những phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại, các điều kiện làm việc thuận lợi nhằm giải quyết những vấn đề mà thực tiễn hoạt động thanh tra đặt ra, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra hành chính. Do đó việc tăng cường trang thiết bị như:

máy tính, máy ghi âm, ứng dụng các phần mểm quản lý của các ngành liên quan, phương tiện đi lại…và điều kiện làm việc tại cơ quan là rất cần thiết.

Thực tế hiện nay, việc phân bổ nguồn ngân sách cho hoạt động thanh tra cấp huyện chưa được quan tâm nhiều, hàng năm phần lớn nguồn phân bổ ngân sách là chi cho lương, phần chi cho công tác hoạt động chuyên môn rất thấp. Với đặc thù hoạt động của ngành, hàng năm gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyên môn, ảnh hưởng không nhỏ đến chât lượng, hiệu quả công tác thanh tra. Do đó cần có cơ chế phù hợp phân bổ ngân sách cho hoạt động thanh tra mang tính đặc thù, hỗ trợ cho những người tham gia trực tiếp các đoàn thanh tra, đặc biệt là những thành viên ở các cơ quan, đơn vị phối hợp có liên quan, nhằm kịp thời khuyến khích, động viên sự tham gia nhiệt tình, phát huy năng lực, sở trường của các thành viên tham gia đoàn thanh tra, góp phần nâng cao chất lượng công tác thanh tra.