• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả công tác thanh tra và bài học kinh nghiệm trong những năm qua của

1.3. Cơ sở thực tiễn về công tác thanh tra

1.3.3. Kết quả công tác thanh tra và bài học kinh nghiệm trong những năm qua của

- Kết quả công tác thanh tra ở Việt Nam

Ngày 23/11/1945 Chủtịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số64/SL thành lập Ban thanh tra Đặc biệt khai sinh ra ngành Thanh tra Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trải qua hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành với nhiều tên gọi và hình thức tổ chức khác nhau, ngành Thanh tra Việt Nam đã luôn đổi mới và phát triển cùng với sựlớn mạnh của sựnghiệp Cách mạng nước ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng đến công tác thanh tra, dành nhiều thời gian, công sức quan tâm xây dựng, kiện toàn các cơ quan thanh tra cho phù hợp với nhiệm vụ quản lý của bộ máy nhà nước; đồng thời khẳng định rõ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hoạt động thanh tra là chức năng thiết yếu của công tác quản lý nhà nước, đã góp phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh giải phóng đất nước trước đây, và ngày nay là sựnghiệp phát triển kinh tế, giữgìn kỷ cương, trật tựxã hội.

Thực hiện Luật Thanh tra năm 2010 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2011), trong những năm qua Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác để đạt được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra. Hằng năm, Thanh tra Chính phủ xây dựng Định hướng chương trình thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở đó hướng dẫn thanh tra các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thanh tra trình thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tổng Thanh tra Chính phủ và thủ trưởng các cơ quan thanh tra tăng cường chỉ đạo hoạt động thanh tra theo hướng tập trung thanh tra trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội và trách nhiệm trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

thanh tra công tác quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước, công tác cổ phần hóa, cơ cấu lại, thực hiện nghĩa vụ ngân sách của các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực. Nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề bức xúc, dễ phát sinh các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng để phòng ngừa và phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, đồng thời kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý, trong ban hành chính sách, pháp luật.

Trong 5 năm qua (2011-2016), ngành thanh tra đã triển khai hàng chục nghìn cuộc thanh tra hành chính và hàng trăm nghìn cuộc thanh tra chuyên ngành, qua đó, phát hiện vi phạm trên 265 nghìn tỷ đồng, 220 nghìn héc-ta đất; kiến nghị thu hồi trên 135 nghìn tỷ đồng, 25 nghìn héc-ta đất; xử phạt vi phạm hành chính gần 39 nghìn tỷ đồng; xử lý khác gần 130 nghìn tỷ đồng, 294 nghìn héc-ta đất; kiến nghị xử lý hành chính 7.738 tập thể, 22.700 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 351 vụ,

Trường Đại học Kinh tế Huế

397 đối tượng. Những vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra xảy ra trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, chủ yếu là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư XDCB, quản lý NSNN, ngân hàng... Qua thanh tra cho thấy, công tác quản lý đất đai còn buông lỏng, để xảy ra nhiều thiếu sót, vi phạm. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, vi phạm chủ yếu là không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, thi công sai thiết kế, nghiệm thu, thanh quyết toán không đúng thực tế thi công... Trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, thuế, vi phạm chủ yếu là không chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong quản lý, sử dụng kinh phí; thu chi sai quy định và không đúng mục đích; trốn thuế, nợ đọng thuế; chiếm dụng vốn; hợp thức hóa hóa đơn chứng từ; không theo dõi, xử lý công nợ; chưa tuân thủ chế độ kế toán và hạch toán theo quy định... So với nhiệm kỳ trước, kết quả thanh tra phát hiện vi phạm về tiền tăng gấp 3,5 lần; xử lý vi phạm đối với cá nhân tăng gấp 2 lần; xử lý sau thanh tra và thu hồi tài sản tham nhũng tăng tỷ lệ thực hiện từ 50% lên 70%.

- Những bài học kinh nghiệmvề công tác thanh tra

Công tác thanh tra kinh tế- xã hội xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế- xã hội. Qua công tác này, không những giúp các cơ quan quản lý đánh giá được việc thực hiện các chính sách, pháp luật của các đối tượng thanh tra mà còn xem xét tính hợp lý của cơ chế, chính sách và pháp luật hiện hành.

Qua công tác thanh tra hàng năm cho thấy, để một cuộc thanh tra có chất lượng, hiệu quả cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất là: Đối với công tác khảo sát: Khi được phân công khảo sát nắm tình hình, thanh tra viên cần phải thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; xác định tính chất, yêu cầu, mục đích của cuộc thanh tra; dự kiến thời gian tiến hành thanh tra. Qua đó giúp thanh tra viên có thể nhận định, đánh giá khái quát tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra, khi thanh tra sẽ đi sâu được vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm mà không lúng túng, bị động, ít tốn thời gian. Mỗi cán bộ, thanh tra viên đều cần phải nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra, nghiên cứu nguồn gốc tài liệu làm căn cứ

Trường Đại học Kinh tế Huế

tham mưu cho lãnh đạo ra quyết định thanh tra. Phân tích những trọng tâm, trọng điểm, phương pháp tiến hành cuộc thanh tra.

Nghiệp vụ thanh tra là nghiên cứu tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy hàng năm khi có chỉ đạo của cấp trên về chuyên đề được thanh tra hoặc thanh tra theo kế hoạch, trước tiên cán bộ thanh tra phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực của các loại văn bản được áp dụng qua từng giai đoạn, phải cập nhật, sưu tầm các loại văn bản có liên quan cần thiết phục vụ cho cuộc thanh tra, nghiên cứu phát huy những kiến thức pháp luật đã tổng hợp được để khi tiến hành thanh tra sẽ tốn ít thời gian, hiệu quả cao hơn.

Thứ hai là: Xây dựng kế hoạch thanh tra: Kế hoạch thanh tra là cụ thể hoá nội dung thanh tra. Kế hoạch càng chi tiết, cụ thể thì càng dễ dàng thực hiện công việc thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra sẽ căn cứ vào nội dung của kế hoạch để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ thanh tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, phân tích chứng minh, kết luận từng nội dung đã nêu trong kế hoạch và cũng là cơ sở để thành viên Đoàn thanh tra kiểm tra lại trong quá trình thanh tra đã thực hiện đúng, đủ nội dung của quyết định thanh tra, không đi lệch hướng.

Xây dựng kế hoạch thanh tra rất quan trọng trong việc tiến hành thanh tra và hình thành báo cáo kết quả thanh tra. Mặc khác, xây dựng kế hoạch thanh tra cũng nhằm tránh hiện tượng lạm quyền trong thanh tra, không thực hiện ngoài những nội dung đã nêu trong quyết định thanh tra (trừ trường hợp những nội dung liên quan, tính chất phức tạp, được sự chỉ đạo của người có thẩm quyền).

Thứ ba là: Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo: Báo cáo theo đề cuơng mà Đoàn thanh tra yêu cầu là nội dung quan trọng, không thể thiếu.

Đây là văn bản có giá trị pháp lý được lưu giữ trong hồ sơ cuộc thanh tra. Đề cương yêu cầu phải gợi ra được những nội dung thật sát với nội dung thanh tra (bám sát kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra). Trong đề cương không để lộ những vấn đề vi phạm của đối tượng mà Đoàn thanh tra đang nghi ngờ hoặc đã nắm được, những trọng điểm, trọng tâm và phương pháp tiến hành thanh tra để hạn chế sự che giấu, đối phó của đối tượng thanh tra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua báo cáo của đối tượng thanh tra, Đoàn thanh tra có thể nắm tổng quát đặc điểm tình hình, đây cũng là căn cứ để đối chiếu với các tài liệu hồ sơ khác như hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan để kết luận vụ việc chính xác, khách quan. Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo nên gửi trước cho đối tượng thanh tra. Cần phải tạo cho đối tượng thanh tra một thời gian để chuẩn bị, để khi Đoàn công bố quyết định, kế hoạch thanh tra, họ phải gửi cho Đoàn thanh tra.

Việc xây dựng đề cương cụ thể, rõ ràng, bám sát nội dung kế hoạch thanh tra, giúp cho đối tượng thanh tra báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của Đoàn, đúng thời gian quy định, giúp rút ngắn được thời gian thanh tra. Khi đã có báo cáo của đối tượng thanh tra, Đoàn thanh tra có thời gian nghiên cứu sâu hơn từng vấn đề. Trong quá trình thu thập chứng cứ, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thanh tra, nếu thấy có vấn đề gì chưa rõ thì yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, giải trình thêmđể làm rõ vấn đề.

Thứ tư là: Về thực hiện các nghiệp vụ trong quá trình thanh tra: Trong quá trình làm việc trực tiếp với từng cá nhân thuộc đối tượng thanh tra, cán bộ, thanh tra viên cần chuẩn bị nội dung làm việc chặt chẽ, khoa học; cần phân tích, đánh giá sự việc ở nhiều góc độ khác nhau và đặt câu hỏi thật khéo, vào vấn đề chính; động viên thuyết phục để đối tượng thấy được trách nhiệm của họ; tránh làm đối tượng lo lắng, căng thẳng, né tránh không trả lời hoặc trả lời không vào nội dung chính. Cần kiểm tra, đối chiếu giữa các tài liệu, hồ sơ có liên quan để kịp thời phát hiện sự bất hợp lý, những sai sót, những dấu hiệu sai phạm. Quá trình làm việc với đối tượng thanh tra được thể hiện bằng biên bản làm việc, cần ghi biên bản cẩn thận, vào nội dung chính của vấn đề, tránh tình trạng ghi chép quá nhiều nội dung nhưng nội dung chính lại ghi chép không đầy đủ nên thiếu cơ sở để kết luận vấn đề, gây khó khăn trong tổng hợp báo cáo.

Thứ năm là: Việc đôn đốc thực hiện các kiến nghị, xử lý sau thanh tra: Đây là khâu rất quan trọng, thể hiện được vai trò, hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra. Do đó cần quán triện, nâng cao nhận thức về mặt chấp hành quyết định xử lý sau thanh tra cho cơ quan ban hành quyết định xử lý và đối tượng thanh tra. Đề cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

trách nhiệm, của cơ quan ban hành quyết định xử lý; quan tâm đầy đủ và tăng cường chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các Kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra của các phòng nghiệp vụ, trưởng các đoàn thanh tra. Đề cao trách nhiệm của các Trưởng Đoàn thanh tra, các trưởng phòng nghiệp vụ, tích cực tham mưu có hiệu quả việc đôn đốc các đối tượng thực hiện Kết luận, Quyết định;

xem đây là một trong nhiệm vụ, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công tác, xếp loại thi đua đối với tập thể và cá nhân. Đối với các trường hợp chây ỳ trong thực hiện quyết định cần có các biện pháp mạnh như: công bố lên cổng thông tin điện tử ngành, phối hợp các cơ quan liên quan (Kho Bạc nhà nước, cơ quan Tài chính) để thu hồi kinh tế tránh thất thoát; trường hợp cố tình không chấp hành Kết luận, Quyết định xử lý sau thanh tra thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý đảm bảo sự nghiệm minh của pháp luật.

1.3.4. Kết quả công tác thanh tra quản lý NSNN của một số địa phương