• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
104
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

`BỘGIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC HUẾ

MAI THÙY LINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA,

TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘGIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC HUẾ

MAI THÙY LINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA,

TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. NGUYỄN XUÂN KHOÁT

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chính xác và khách quan theo đúng các thông tin, tài liệu được lưu trữ tại Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luậnvăn đãđược chỉrõ nguồn gốc.

TÁC GIẢLUẬNVĂN

Mai Thùy Linh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, lời cảm ơn đầu tiên đặc biệt và sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến thầy PGS.TS.Nguyễn Xuân Khoát, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ Tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo, nhân viên các phòng, ban chuyên môn của: Chi cục Thống kê huyện, các cán bộ, nhân viên tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện liên quan đến công tác quản lýQuỹ bảo hiểm xã hội đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tư vấn giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.

Và tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và thực hiện thành công luận văn này.

Luận văn là tổng hợp kết quảcủa quá trình học tập, nghiên cứu và sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quí thầy (cô)và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Minh Hóa, ngày …. tháng … năm 2018 Tác giả

Mai Thùy Linh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... ii

LỜI CẢM ƠN... ii

MỤC LỤC... iii

DANH MỤC BẢNG ... vi

DANH MỤC HÌNH... vii

DANH MỤC CÁC CHỮVẾT TẮT ... viii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... ix

MỞ ĐẦU ...1

1. Tính cấp thiết củađềtài nghiên cứu ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1. Mục tiêu chung ...2

2.2. Mục tiêu cụthể...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2

3.1. Đối tượng nghiên cứu...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ...3

4. Phương pháp nghiên cứu: ...3

5. Kết cấu của luận văn...3

CHƯƠNG I.CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀBẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ QUỸBẢO HIỂM XÃ HỘI ...5

1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội...5

1.1.2. Bản chất của Bảo hiểm xã hội...6

1.2. Quản lý quỹBảo hiểm xã hội ...10

1.2.1. Khái niệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội...10

1.2.2. Khái niệm quản lý chi Bảo hiểm xã hội ...12

1.2.3. Nội dung quản lý thu, chi Bảo hiểm xã hội...14

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quỹBảo hiểm xã hội ...23

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội...23

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chi ...28

1.4. Kinh nghiệm quản lý Quỹbảo hiểm xã hội ởmột số nước và địa phương trong nước ...31

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước ...31

1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước...33

1.4.3. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình...36

TÓM TẮT CHƯƠNG 1...37

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA BẢO HIỀM XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA , TỈNH QUẢNG BÌNH .38 2.1. Khái quát đặc điểm tựnhiên, kinh tếxã hội và tổchức bộmáy quản lý quỹbảo hiểm tại Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hoá ...38

2.1.1. Khái quát đặc điểm tựnhiên và kinh tếxã hội của huyện Minh Hóa...38

2.1.2. Quá trinh hình thành tổ chức bộ máy quản lỷ của bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa ...43

2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý quỹbảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ...46

2.2.1. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội ...46

2.2.2. Thực trạng quản lý chi các chế độbảo hiểm xã hội...57

2.3. Đánh giá kết quả quản lý thu, chi bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa. ...67

2.3.1. Những kết quả đạt được ...67

TÓM TẮT CHƯƠNG 2...74

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH ...75

3.1. Phương hướng và mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa ...75

3.1.1. Phương hướng ...75

3.1.2. Mục tiêu...76

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý quỹ Bảo hiểm xã

hội ởBảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ...78

3.2.1. Giải quyết hiệu quả tình trạng nợ và trốn tránh không tham gia Bảo hiểm xã hội ...78

3.2.2. Tuyên truyền, động viên khuyến khích người lao động tích cực tham gia, đóng bảo hiểm xã hội ...79

3.2.3. Giải pháp tăng cường quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH:...80

3.2.4. Giải quyết kịp thời, đúng đắn chi Bảo hiểm xã hội cho người lao động ...81

3.2.5. Tích cực kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội ...82

3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý quỹBảo hiểm xã hội ...83

3.2.7. Đầutư phát triển cơ sở vật chất phục, mạng lưới Công nghệ thông tin phục vụcông tác quản lý quỹbảo hiểm xã hội trên địa bàn...84

TÓM TẮT CHƯƠNG 3...85

KẾT LUẬN ...86

1. Kết luận...86

2. Kiến nghị...87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...91 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Mức đóng góp BHXH theo nhóm đối tượng...15

Bảng 1.2: Tỷlệ đóng góp vào quỹBHXH của người LĐ và người sửdụng LĐ...16

Bảng 1.3: Mức đóng của người lao động và người sửdụng lao động trong các ...17

quỹthành phần ...17

Bảng 2.1: Đối tượng tham gia BHXH của huyện Minh Hóa (2014-2016)...49

Bảng 2.2: Tình hình quỹ lương trích nộp BHXH huyện Minh Hóa (2014-2016) ....52

Bảng 2.3: Kết quảthu nộp BHXH của BHXH huyện Minh Hóa so với kếhoạch ...54

Bảng 2.4: Các đối tượng hưởng chế độBHXH hàng tháng từnguồn NSNN ...59

Bảng 2.5: Các đối tượng hưởng chế độBHXH hàng tháng từnguồn quỹBHXH...59

Bảng 2.6: Tình hình chi trả chế độ ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức BHXH huyện Minh Hóa năm 2014-2016 ...63

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hoạt động thu chi quỹtrong hệthống BHXH ...13

Hình 2.1 Biểu đồphát triển đối tượng tham gia BHXH (2014-2016) ...50

Hình 2.2: Biểu đồphát triển quỹ lương trích nộp BHXH (2014-2016)...53

Hình 2.3: Biểu đồchi trảcác chế độBHXH (2014-2016)...64

Hình 2.4: Quy trình chi trả chế độ BHXH thường xuyên dài hạn BHXH huyện Minh Hóa...65

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC CHỮ VẾT TẮT

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BNN Bệnh nghềnghiệp

CBX Cán bộxã

CNVC Công nhân viên chức

DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

HC Hưu công nhân viên chức

HĐLĐ Hợp đồng lao động

HQ Hưu quân đội

HTN Hưu tựnguyện

KCB Khám chữa bệnh

LĐ Lao động

MSLĐ Mất sức lao động

NĐ Nghị định

NSDLD Người sửdụng lao động

NSNN Ngân sách Nhà nước

SXKD Sản xuất kinh doanh

TC QĐ Trợcấp theo quyết định

TNLĐ Tai nạn lao động

WTO Tổchức thương mại the giới

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: MAI THÙY LINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế ứng dụng Mã số:8340410 Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. NGUYỄN XUÂN KHOÁT

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa đãđạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý thu, chi BHXH ở huyện Minh Hóa còn có những hạn chế, cần được khắc phục trong thời gian tới.

Tình trạng nợ đọng kéo dài với số lượng lớn tiền đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động đã tồn tại trong thời gian dài nhưng vẫn chưa được khắc phục. Cơ quan Bảo hiểm xã hội chưa kiểm soát hết số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc,.... Quản lý chi các chế độ cho người hưởng BHXH vẫn còn nhiều vấn đề phải khắc phục. Vì vậy, trong thời gian tới cần nghiên cứu thực trạng để chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, từ đó để ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

2. Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu tácgiả đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích tổng hợp.

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

- Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản nhất về quản lýquỹ Bảo hiểm xã hộicấp huyện.

- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã đánh giá được thực trạng, chỉ ra được những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến sự quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội không hiệu quảtại cơ quan BHXH huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Từ đó, tác giả đề ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ BHXH tại BHXH huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu

Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và nhà nước, triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội góp phần quan trọng để ổn định cuộc sống vềvật chất và tinh thần cho người lao động, đồng thời đảm bảo an toàn xã hội đẩy nhanh sựnghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình - là một bộ phân cấu thành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa có chức năng trực tiếp thực hiện các chế độchính sách BHXH của Nhà nước đối với người lao động trên địa bàn . Trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa đãđạt được những kết quảquan trọng. Số đơn vị sửdụng lao động và số người lao động tham gia BHXH không ngừng tăng lên. Nguồn thu BHXH cũng gia tăng liên tục và là điều kiện hết sức quan trọng để thực hiện các chế độ BHXH, hỗtrợ tích cực cho người lao động trước những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, mất sức lao động, giảm thu nhập do hết tuổi lao động ...Các chế độ BHXH của người lao động được thực hiện khá tốt. Những thành công đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng từ sự đổi mới quản lý quỹ BHXH , đổi mới quản lý về công tác thu , chi của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa. Công tác quản lý quỹBảo hiểm xã hội là một công tác quan trọng nhất trong quá trình thực hiện Bảo hiểm xã hội ở nước ta. Công tác này tốt hay không tác động đến hoạt động và sựduy trì lâu dài của quỹBảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công quan trọng đó, công tác quản lý thu, chi BHXH ở huyện Minh Hóa còn có những hạn chế, cần được khắc phục trong thời gian tới. Tình trạng nợ đọng kéo dài với số lượng lớn tiền đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động đã tồn tại trong thời gian dài nhưng vẫn chưa được khắc phục. Cơ quan Bảo hiểm xã hội chưa kiểm soát hết số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc. Nhiều đơn vị sử dụng lao động vẫn gian lận trong việc đăng ký tham gia BHXH cho người lao động , gian lận trong việc kê khai quỹ lương đóng BHXH,...Do đó, quyền lợi của người lao động bị vi phạm. Quản lý chi các chế độ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

cho người hưởng BHXH vẫn còn nhiều vấn đề phải khắc phục. Đây là những khó khăn lớn đối với quản lý của Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa trong nhiều năm qua cần được giải quyết, bảo đảm cho người lao động được tham gia BHXH và thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH thuận lợi hơn.

Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần có sựnghiên cứu một cách hệthống, toàn diện vấn đề quản lý quỹ của Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện trong quản lý đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tếxã hội của huyện Minh Hóa trong điều kiện nền kinh tếViệt Nam mởcửa và hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thếgiới nói chung và tôi cũng mong muốn đóng góp một phần vào quá trình nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý quỹ của Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa nói riêng, bảo đảm thực hiện tốt hơn chính sách BHXH của Nhà nước.

Chính vì lẽ đó, tôi chọn vấn đề "Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình"để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Đề tài tập trung tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý quỹBảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

2.2. Mc tiêu cth

Hệthống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn vềBảo hiểm xã hội và quản lý Bảo hiểm xã hội:

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý quỹ bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cu

Nghiên cứu vềnhững vấn đề liên quan đến công tác quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội bao gồm: công tác Quản lý thu Bảo hiểm xã hội và công tác Quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Hoạt động thu Bảo hiểm xã hội và hoạt động chi Bảo hiểm xã hội tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Về thời gian: Phân tích thực trạng quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội trong thời gian từ năm 2014 –2016.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Nguồn dữliệu: Dữliệu thứcấp được thu thập trong 03 năm từ năm 2014 đến cuối năm 2016 do Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa cung cấp, sửdụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụthểsau:

- Phương pháp nghiên cứu: Sửdụng phương pháp định tính, thu thập sốliệu, phân tích, tổng hợp trên cơ sở các báo cáo tổng hợp để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập sốliệu: Phương pháp thu thập dữliệu thứ cấp được sử dụng để thu thập các thông tin, dữ liệu có trong các báo cáo, kế hoạch, hướng dẫn, quyết định, công văn của ngành Bảo hiểm xã hội, Cục Thống kê cùng một số cơ quan nhà nước có liên quan. Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập từ các bài giảng, giáo trình; các trang web, báođiện tửcóliên quan đến vấn đềnghiên cứu.

- Phương pháp tổng quan tài liệu: Căn cứ từ những Tài liệu như Luật Bảo hiểm xã hội, Quyết định, hướng dẫn, thông tư… được ban hành của ngành qua các thời kỳ để đánh giá Công tác quản lý quỹ BHXH qua từng giai đoạn, từ đó có cái nhìn khái quát, đưa ra những giải pháp đúng đắn và hiệu quảcho phù hợp với thời kỳkinh tếthị trường của nước ta hiện nay.

- Phương pháp thống kê, mô tả, so sánh: Phương pháp này giúp chúng ta phân tích, trình bày được hết những đặc tính nổi bật của các số liệu vừa thu thập được qua các cách thức khác nhau.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Chương 1. Cơ sởlý luận và thực tiễn vềBảo hiểm xã hội và quản lý quỹBảo hiểm xã hội.

Chương 2. Thực trạng và công tác quản lý quỹBảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quỹBảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

CHƯƠNG I

CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀBẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ QUỸBẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1. Một số vấn đề chung về Bảo hiểm xã hội 1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội

Trong quá trình hình thành chính sách bảo hiểm, lúc khởi đầu BHXH chỉ mang tính chất sơ khai, tự phát, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp dần dần do nhu cầu thực tiễn, các quy định, chính sách BHXH lần lượt ra đời ở các quốc gia khác nhau.

Việc ra đời các luật BHXH, một mặt nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, nhưng mặt khác, nó cũng mang lại lợi ích cho chủ quản. Chính lợi ích hai mặt này đã góp phần không nhỏ để chính sách BHXH nhanh chóng được thực hiện ở các quốc gia. Từsựcần thiết về BHXH người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về BHXH nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào mà theo quan niệm riêng của từng nước. Tuy vậy cơ bản khái niệm BHXH được hiểu:

Theo Trần Quang Hùng và Mạc Văn Tiến (1998) thì cho rằng: “BHXH là sự bảo đảm thay thếhoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họgặp phải những biến cốlàm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.

Theo Nguyễn Huy Ban (1996) “BHXH là sự bảo vệcủa xã hội đối với người lao động thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho họ, nhằm khắc phục những khó khăn vềkinh tếvà xã hội do bịngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già, chết.

Đồng thời bảo đảm chăm sóc y tếvà trợ cấp cho các thân nhân trong gia đình người lao động”

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì BHXH là “sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họmất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghềnghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

tử tuất; dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sựbảo hộcủa Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”

Theo Tổ chức lao động quốc tế (1984) đã đưa ra một định nghĩa về BHXH được chấp nhân rộng rãi nhất . “BHXH là hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua nhiều biện pháp công nhằm tránh tình trạng khó khănvềmặt kinh tếvà xã hội do bịmất hoặc giảm đáng kểthu nhập vì bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động và tử vong chăm sóc y tế và trợcấp cho các gia đình có con nhỏ”.

Luật BHXH (2006) đưa ra định nghĩa về BHXH: “BHXH là sựbảo đảm thay thếhoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họbị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹbảo hiểm xã hội”(Khoản 1 Điều 3).

Như vậy, BHXH được coi là quá trình tổchức và sửdụng một quỹtiền tệtập trung được dồn tích từsự đóng gópcủa người sửdụng lao động và người lao động, theo quy định của pháp luật, nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết những nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động và gia đình họ khi họ gặp những rủi ro dẫn đen việc giảm hoặc mất khả năng thanh toán từ thu nhập theo lao động. Đó là xét theo góc độkinh tế. BHXH còn có thể xét dưới góc độxã hội hay góc độpháp lý.

Dưới góc độxã hội, BHXH được coi là sựliên kết của những người lao động xuất phát từ lợi ích chung của xã hội, của người lao động và người sử dụng lao động. Khi tham gia quan hệ này, người lao động sẽ được hưởng một khoản trợ cấp nhất định nếu có những biến cốrủi ro, trên cơ sởsự đóng góp của các bên.

Dưới góc độ pháp lý, BHXH được tiếp cận như trong Luật BHXH Việt Nam, (2006) đã xác định.

1.1.2. Bn cht ca Bo him xã hi

Với các cách hiểu vềBHXH có thểkhẳng định bản chất của BHXH được thể hiệnởnhững nội dung sau:

-BHXH là nhu cầu tất yếu khách quan gắn liền với nền kinh tế hàng hóa khi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

quan hệ thuê mướn, sử dụng lao động phát triển ở mức độ nhất định. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Có thể nói kinh tế nền tảng của BHXH không vượt quá trạng thái của mỗi nước.

- Phân phối trong BHXH là phân phối không đều, nghĩa là không phải ai tham gia BHXH cũng được phân phối với số tiền giống nhau. Phân phối trong BHXH vừa mang tính chất bồi hoàn vừa không mang tính bồi hoàn. Những biến cố xảy ra mang tính tất nhiên đối với con người là thai sản, tuổi già và chết, trong trường hợp này BHXH phân phối mang tính bồi hoàn vì người lao động đóng BHXH chắc chắn được hưởng khoản trợcấp đó. Còn trợcấp do những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm những rủi ro xảy ra trái ngược với ý muốn của con người như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, là sựphân phối mang tính không bồi hoàn, có nghĩa là chỉ khi nào người lao động gặp phải tổn thất do ốmđau, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp... thì mới được hưởng khoản trợ cấp đó.

-Thu nhập của người lao động bị mất do bị giảm hoặc bị mất sức lao động, mất việc làm được bù đắp bởi quỹ bảo hiểm tập trung bằng sự đóng góp chủ yếu của các bên tham gia bảo hiểm (Mạc Tiến Anh, 2005).

-BHXH xét dưới góc độ như là một loại hình kinh tếdịch vụ. Để thấy rõ hơn vềvấn đềnày, có thể xem các quy định về đóng, hưởng BHXH hiện nay như những thoả thuận đạt được giữa người tham gia bảo hiểm và cơ quan bảo hiểm chỉ đơn thuần có tính kinh tế. Tức là ta coi BHXH thuần tuý là một loại hình dịch vụ , một loại hàng hoá . Khi viết vềdịch vụvới tư cách là một loại hàng hoá, C.Mác đã viết:

“những sự phục vụnày với tư cách là những sựphục vụcũng có giá trịsửdụng và do những chi phí sản xuất của chúng nên chúng có giá trị trao đổi(C.Mác - Ph Ăngghen, 1995).

-Mục đích của BHXH là đảm bảo ít nhất mức sống tối thiểu cho người lao động khi gặp phải những biến cốrủi ro, mất sức lao động hay mất việc làm. Theo tổ chức lao động quốc te (ILO), mục tiêu này được cụthể hóa như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của họ.

+ Chăm sóc sức khỏe và chống bệnh tật.

+ Xây dựng các điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻem.

Nói chung, BHXH là một nhu cầu khách quan trongđời sống xã hội,đặc biệt ở các nước có nền kinh te hàng hoá phát triển . BHXH nhằm triển khai các chính sách BHXH của mỗi quốc gia . BHXH thực hiện mối quan hệ ba bên là người lao động, đơn vị sử dụ ng lao động và cơ quan BHXH . Nguyên tắc hoạt động của BHXH cũng mang những đặc trưng cơ bản của các loại hình dịch vụ bảo hiểm nói chung. Đó là nguyên tắc “cộng đồng chia sẻrủi ro”, “số đông bù số ít”, “có đóng có hưởng”. Tuy vây, BHXH mang tính xã hội rõ nét hơn tính kinh tếxuất phát từmục tiêu an toàn, an sinh xã hội được nhà nước bảo trợvà chi phối.

Theo Mạc Văn Tiến và Vũ Quang Thọ(1997), ý nghĩa sâu xa nhất là BHXH đã thểhiện được tính xã hội và nhân văn. Trước hết ta phải khẳng định rằng BHXH là sự bảo đảm của xã hội, đối với yếu tố lao động sản xuất, tức là hoạt động nhằm đảm bảo cho người lao động mà cụthể là người lao động phụthuộc (người lao động không có tư liệu sản xuất, người lao động làm công hưởng lương, có quan hệ với người sử dụng lao động) ổn định cuộc sống bằng cách bù đắp một phần hoặc toàn bộnhững thiếu hụt, mất mát vềthu nhập trước những rủi ro như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc y tế, mất việc làm, mất khả năng lao động, già cả, chết. Những người lao động này phải trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật, có khả năng và nhu cầu việc làm đều phải có nghĩa vụtham gia BHXH để được hưởng quyền lợi BHXH, khi người lao động đóng BHXH sẽtạo được cơ sở vững chắc về tâm lý xã hội trong cuộc sống, nó nhắc nhở ý thức, trách nhiệm của họ với cuộc sống của chính mình, với xã hội hiện tại và tương lai, đồng thời bảo vệ nhân phẩm của người lao động, vì nó xác lập quyền lợi bình đẳng của họ được hưởng BHXH theo qui định của pháp luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.1.3. Vai trò của Bảo hiểm xã hội

BHXH có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế- xã hội của con người, được thểhiện trên các mặt:

- Đối với người lao động: BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân người lao động cũng như gia đình họ khi gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm thu nhập. Người tham gia BHXH sẽ được thay thếhoặc bù đắp một phần thu nhập khi họbị suy giảm mất khả năng lao động, mất việc làm, chết. Từ đó tạo ra tâm lý yên tâm ổn định trong cuộc sống của người tham gia BHXH, đảm bảo an toàn xã hội.

Việc thay đổi hoặc bù đắp chắc chắn sẽ xảy ra với mọi người lao động tham gia BHXH đến khi họ hết tuổi lao động được hưởng lương hưu hoặc khi họ chết. Việc bù đắp cũng chỉxảy ra đối với một số người với một sốchế độ BHXH còn lại như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động , bệnh nghềnghiệp, mất việc làm. Nhờ có sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động nhanh chóng khắc phục được những tổn thất vật chất, sớm phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình lao động. Đây là vai trò cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và phương thức hoạt động của BHXH.

- Đối với người sử dụng lao động: BHXH góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, giúp người sửdụng lao động đỡ phải bỏ ra một khoản tiền lớn, nhiều khi là rất lớn để thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống. BHXH làm cho mối quan hệ giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước ngày càng gắn bó. Thông qua hoạt động của BHXH người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, họ tích cực lao động, tạo ra năng suất lao động cao hơn. Bởi vì chính người sử dụng lao động đã tham gia đóng góp BHXH để người lao động được hưởng thì tạo ra một niềm tin yêu của người lao động đối với người sửdụng lao động, khuyến khích người lao động phấn khởi, yên tâm, nhiệt tình trong công tác, gắn bó với người sửdụng lao động hết đời này sang đời khác. Đối với Nhà nước thông qua việc tổ chức hoạt động BHXH đã đảm bảo cho người lao động mọi tổ chức, mọi đơn vị bìnhđẳng, công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong đời sống xã hội, góp phần làm cho sản xuất ổn định, nền kinh tế, chính trị và xã hội phát triển và an toàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

- Đối với Nhà nước:BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội. Phân phối trong BHXH là sựchuyển dịch thu nhập mang tính xã hội, là sựphân phối lại giữa những người có thu nhập cao, thấp khác nhau theo xu hướng có lợi cho người có thu nhập thấp, là sựchuyển dịch thu nhập của người khỏe mạnh, may mắn có việc làmổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến cốrủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống.Vì vây, BHXH góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. BHXH là công cụquan trọng giúp Nhà nước thực hiện chức năng xã hội được tốt hơn nhằm đạt tới mục tiêu công bằng và tiến bộxã hội: Thông qua các quy định về BHXH đối với người lao động và người sử dụng lao động, Nhà nước thực hiện việc điều tiết lợi ích, quyền lợi của các bên. Nói cách khác, Nhà nước sửdụng pháp luật đểcan thiệp vào mối quan hệchủ - thợ, đảm bảo những quyền lợi xã hội cho người lao động tạo sựcông bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụcủa công dân, phân phối lại thu nhập, từ đó phát huy tốt nhân tốcon người, kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tếvà tiến bộxã hội.

BHXH không những trợ giúp đắc lực cho Nhà nước phân phối lại thu nhập, điều tiết lợi ích các bên, mà BHXH còn là kênh huy động vốn có hiệu quảcung cấp nguồn tiền tệ lớn cho việc đầu tư phát triển đối với nền kinh tế và cũng chính điều này là sự đảm bảo cho quỹ BHXH được bảo toàn và phát triển tránh sự trượt giá của đồng tiền theo thời gian (Mạc Tiến Anh, 2005).

1.2. Quản lý quỹBảo hiểm xã hội

Quỹbảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sửdụng lao động và có sựhỗtrợ của Nhà nước. Quản lý quỹBảo hiểm xã hội bao gồm quản lý Thu bảo hiểm xã hội và quản lý chi Bảo hiểm xã hội.

1.2.1. Khái niệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội

Theo Giáo trình Khoa học quản lý của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Xuất phát từkhái niệm của quản lý: "Quản lý là sự tác động có tổ chức cóhướng đích của chủthểquản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đềra".

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Khi nói đến quản lý thu BHXH là nói đến một loạt quan hệ, bao gồm quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH.

Trong mối quan hệ trên đây, thì người lao động, người sử dụng lao động là đối tượng quản lý; Nhà nước giao cho cơ quan BHXH chủthểquản lý; Nhà nước là chủ thể duy nhất điều tiết và quản lý BHXH, vì các bên tham gia có lợi ích khác nhau thậm chí trái ngược nhau (người lao động muốn đóng ít nhưng lại muốn được hưởng thụquyền lợi nhiều, người sửdụng lao động muốn đóng BHXH càng ítcàng tốt đểgiảm chi phí sản xuất nâng cao lợi nhuận).

Nhà nước với hai tư cách: Thông qua cơ quan lập pháp (Quốc hội) đềra Luật BHXH, thông qua Chính phủ đề ra các quy định vềBHXH; Thông qua các cơ quan nhà nước để thực hiện nộp BHXH cho người lao động hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước và thành lập cơ quan chuyên trách (BHXH Việt Nam) thực hiện chính sách BHXH. Đểquản lý thu BHXH đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước, cơ quan BHXH phải xây dựng biện pháp, kếhoạch, tổchức các thao tác nghiệp vụ, phối hợp với các cơ quan hữu trách và hình thành hệ thống chuyên thu từ Trung ương đến cấp huyện, thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, khép kín. Như vậy, trong quản lý thu BHXH, mối quan hệ ba bên là người lao động, người sửdụng lao động và cơ quan BHXH được xác lập quyền và trách nhiệm của mỗi bên do pháp luật về BHXH quy định, các quy định này là những căn cứpháp lý mà mỗi bên phải tuân thủ, thực hiện nghiêm túc. Mặt khác để thu đúng, đủ, kịp thời, không để thất thoát tiền thu, đòi hỏi cơ quan BHXH phải có phương pháp và biện pháp hữu hiệu, kểcác các biện pháp hỗtrợ... Thu BHXH là một khái niệm phức hợp, bao gồm các định hướng, chủ trương, phương pháp và biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quảquản lý, chỉ đạo, khuyến khích đẩy mạnh công tác thu bảo hiểm xã hội.

TheoHoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Trần Quốc Túy (2006)

“Quản lý thu BHXH là sự tác động của Nhà nước thông qua các quy định mang tính pháp lý bắt buộ ccác bên tham gia BHXH phải tuân thủ thực hiện; trong đó cơ quan BHXH sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và các phương pháp đặc thù tác động trực tiếp vào đối tượng đóng BHXH để đạt mục tiêu đề ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

1.2.2. Khái niệm quản lý chiBảo hiểm xã hội

Chi BHXH là việccác cơ quan Nhà nước (cụthể là cơ quan BHXH) sửdụng sốtiền thuộc nguồn quỹ BHXH đểdùng chi trảtrợ cấp các chế độBHXH.

Quá trình chi trả BHXH phải đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, tức là thuộc đối tượng nào thì chi cho đối tượng đó, thu ở chế độ BHXH nào thì chi cho chế độ BHXH đó. Đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện quá trình chi trả được thuận lợi và đúng với qui định của các văn bản hướng dẫn chi các chế độ BHXH do BHXH Việt Nam qui định trong các Điều luật BHXH mà Quốc hội ban hành.

Trong hệthống quản lý BHXH có chủthể quản lý là Nhà nước và đối tượng quản lý là tất cả mọi đối tượng tham gia và hưởng thụ BHXH. Nhà nước uỷquyền cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý toàn bộ hoạt động BHXH trên phạm vi cả nước với một hệ thống tổ chức từ trung ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận huyện, cònởcấp xã phường có đại lý và các tổchi trảBHXH.

Qua đó quản lý chi BHXH được hiểu như sau:

“Quản lý chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH cho mục đích chi trả các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo cho các hoạt động của hệthống BHXH Việt Nam”

Theo“Chuyên đề về quản lý chi Bảo hiểm xã hội” Đặng Đình Chính (2012)

“Quản lý chi BHXH là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý nhằm điều chỉnh hoạt động chi BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của Nhà nước, bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế nhằm đảm bảo chi đúng, chi đủ và chi kịp thời ”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Hình 1.1: Hoạt động thu chi quỹtrong hệthống BHXH

Nguồn: Bộ phận chế độ - BHXH huyện Minh Hóa Hoạt động thu chi BHXH được trình bày cụ thể trong hình 1.1. Chi BHXH được thực hiện bởi hai quá trình phân phối và sửdụng quỹBHXH: Phân phối quỹ BHXH là quá trình phân bổ các nguồn tài chính từ quỹ BHXH đến các quỹ thành phần. Còn sửdụng quỹBHXH là quá trình chi tiền từquỹ BHXH đến tay đối tượng thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sửdụng cụthể.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

1.2.3. Ni dung qun lý thu, chi Bo him xã hi 1.2.3.1. Quản lý thu Bảo hiểm xã hội

- Xây dựng kế hoạch thu BHXH

Thu BHXH là nguồn cơ bản hình thành quỹ BHXH, để thực hiện tốt công tác thu BHXH cần phải xây dựng kếhoạch thu BHXH rõ ràng, cụthểvà sát vớilao động và quỹ lương tham gia BHXH và tình hình phát triển kinh tếxã hội của địa phương;

trên cơ sở tổng số lao động, tổng quỹ lương tham gia BHXH và tình hình phát triển kinh tếxã hội để xác định sốphải thu. Cơ sở xác định tổng sốphải thu của kếhoạch thu chủyếu là tổng số lao động, tổng quỹ lương tham gia đóng BHXH và dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội. Sau khicơ quan BHXH tỉnh xây dựng được kếhoạch thu BHXH, cơ quan BHXH tỉnh trình dự toán thu BHXH với cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở dự toán được phê duyệt cơ quan BHXH phân bổ cho các đơn vịcấp huyện đểtriển khai thực hiện theo kếhoạch năm.

Việc tổng hợp theo dõi đối tượng tham gia BHXH, theo Luật BHXH thì các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc và phải đóng BHXH bao gồm cả người sử dụng lao động và bản thân người lao động (kể cả người lao động được cử đi học, đi thực tập, công tác và điều dưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công của cơ quan và đơn vị) làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế- xã hội dưới đây:

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;

+Các cơ quan nhà nước, đơn vịsựnghiệp của Nhà nước;

+ Tổchức chính trị, tổchức chính trị- xã hội, tổchức chính trịxã hội - nghề nghiệp, tổchức xã hội - nghềnghiệp, tổchức xã hội khác;

+ Tổchức, đơn vịhoạt động theo quy định của pháp luật;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã;

+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổchức khác và cá nhân có thuê mướn, sửdụng và trả công cho người lao động;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

+Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổchức quốc tếhoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội Chủnghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Năm 1995, Chính phủ ban hànhĐiều lệBHXH kèm theo Nghị định số12/CP ngày 26/01/1995, sau đó hàng loạt Nghị định của Chính phủ được ban hành sửa đổi, bổsung các chính sách, chế độBHXH. Đối tượng tham gia BHXH được tiếp tục mở rộng đến cán bộcấp xã, các thành phần kinh tế, các tổchức, đơn vị, cá nhân có thuê mướn và trả công cho người lao động, có sửdụng từ 01 lao động trởlên, tức là quan hệ BHXH được xác lập trên cơ sở quan hệ lao động và tiền lương. Tổng mức đóng BHXH vẫn là 20%, nhưng có một số đối tượng đặc thù chỉ đóng 15%. Mức đóng góp BHXH theo nhóm đối tượng được trình bày cụthểtrong bảng 1.1 sau:

Bảng 1.1: Mức đóng góp BHXH theo nhóm đối tượng

NĐ ban hành

NĐ 12/CP 26/1/1995

NĐ 45/CP 15/7/1995

NĐ 09/CP 23/7/1998

NĐ 152/CP 19/8/1999

NĐ 73/CP 20/9/1999

NĐ 121/CP 21/10/2003

M. đóng 20% 20% 15% 15% 20% 20%

Trong đó

NSDLĐ 15% 15% 10% 10% 15% 15%

NLĐ 5% 5% 5% 5% 5% 5%

Nguồn: Tống hợp mức đóng góp từ các Nghị định của Chính phủ về BHXH

*Từ 01/01/2007 trở đi, Luật BHXH được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHXH, phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mức đóng BHXH là 20% được ổn định trong thời gian ngắn đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

hết năm 2009, sau đó tiếp tục tang vào năm 2014, cho đến tháng 06/2017 có sựthay đổi, quỹ TNLĐ – BNN tách ra khỏi quỹ BHXH và giảm từ 1% xuống còn 0.5%, giảm cho người sử dụng lao động. Và tỷlệ đóng góp vào các quỹ thành phần của người lao động, người sửdụng lao động có khác so với các quy định trước khi chưa có Luật BHXH. Từ ngày 01/01/2007, người lao động chỉ đóng góp vào quỹdài hạn (quỹ hưu trí, tử tuất); người sửdụng lao động, ngoài việc đóng góp vào quỹdài hạn trên, còn phải đóng góp vào quỹ ngắn hạn, chi tiết theo các bảng 1.2;

Bảng 1.2:Tỷ lệ đóng gópvào quỹ BHXH của người LĐ và người sử dụng LĐ

Đối tượng 01/2007- 12/2009

01/2010- 12/2011

01/2012- 12/2013

Từ01/2014- 05/2017

Từ06/2017 đến nay

Người LĐ 5% 6% 7% 8% 8%

Người SDLĐ 15% 16% 17% 18% 17%

Tổng cộng 20% 22% 24% 26% 25%

Nguồn: Chính Phủ, 2006.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Bảng 1.3: Mức đóng của người lao động và người sửdụng lao động trong các quỹthành phần

Thời kỳ Chỉtiêu

01/2007 12/2009

01/2010 12/2011

01/2012 12/2013

Từ01/2014- 05/2017

Từ 06/2017 -

* Quỹ hưu trí, tửtuất 16% 18% 20% 22% 22%nay

Trong đó:

Người lao động 5% 6% 7% 8% 8%

Người sửdụng lao động 11% 12% 13% 14% 14%

* Quỹngắn hạn (NSDLĐ) 4% 4% 4% 4% 3.5%

Trong đó:

- Quỹ ốm đau, thai sản: 3% 3% 3% 3% 3%

- Quỹ TNLĐ-BNN: 1% 1% 1% 1% 0.5%

Nguồn: Chính Phủ, 2006.

Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và các đơn vị sử dụng lao động. Trong cơ chế thị trường, các đơn vị sử dụng lao động thường không tựgiác tham gia BHXH cho người lao động. Họtìm cách né tránh hoặc gian lận. Việc quản lý chặt chẽ buộc chủ sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ số liệu về lao động, quỹ lương. Đóng đầy đủ BHXH là vấn đề rất quan trọng, vì đây là cơ sở để quỹ BHXH có nguồn lực tài chính chi trảchế độ cho người lao động và đảm bảo an sinh xã hội. Để thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi quá trình tham gia BHXH , căn cứ vào đặc điểm, tính chất, hình thức hoạt động của các đơn vị sử dụng lao động,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

người ta thường phân loại theo khối để quản lý. Có nhiều cách phân loại, nhưng phổ biến là phân theo các khối sau:

+ Khối doanh nghiệp Nhà nước.

+ Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

+ Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Khối hành chính sựnghiệp.

+ Khối Đảng, đoàn thể, các tổchức chính trị - xã hội.

+ Khối xã, phường, thị trấn.

+ Khối Hợp tác xã và hộkinh doanh cá thể.

Bên cạnh đó, cơ quan BHXH phải thường xuyên thống kê, theo dõi, kiểm tra sự biến động của các đơn vị sử dụng lao động và người lao động trong suốt quá trình hoạt động của từng đơn vị liên hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý trên địa bàn đểkhai thác triệt để các đơn vị và người tham gia BHXH

Vềquản lý quỹtiền lương làm căn cứ đóng BHXH, mức đóng BHXH và quỹ lương là cơ sởquan trọng đểtính sốthu BHXH. Nếu việc xác định mức đóng không chính xác sẽ dẫn đến thu không đúng, không đủ sốphải thu BHXH. Mức đóng của chủ sử dụng lao động và người lao động được tính trên cơ sở trích một tỷ lệ nhất định của tổng quỹtiền lương. Để xác định mức đóng BHXH, cơ quan BHXH phải theo dõi, kiểm tra chặt chẽ diễn biến tiền công, tiền lương của từng cá nhân lao động trong các doanh nghiệp, đối chiếu tổng quỹ lương hàng tháng để tính số tiền phải nộp BHXH.

-Tổ chức thực hiện thu BHXH

Đặc điểm của thu BHXH là số tiền thu rất lớn và của nhiều đối tượng khác nhau, với nhiều hình thức như thu bằng tiền mặt, chuyển khoản, uỷnhiệm chi. Do vây, hệ thống BHXH phải thực hiện công tác hạch toán kếtoán, thống kê, báo cáo và kiểm tra toàn bộ số tiền thu BHXH theo đúng quy định của pháp luật, quản lý chặt chẽ đúng nguyên tắc tài chính. Cơ quan BHXH phải phối hợp với hệ thống Ngân hàng, Kho bạc để tổ chức thu BHXH. Khi các đơn vị sử dụng lao động nộp tiền BHXH vào Ngân hàng, Kho bạc huyện, BHXH huyện phải chuyển toàn bộ số

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

tiền đó vào tài khoản chuyên thu BHXH của Ngân hàng, Kho bạc tỉnh. Định kỳ hàng ngày khi số dư trên tài khoản “Chuyên thu” của BHXH tỉnh đủ định mức quy định thì Ngân hàng, Kho bạc phải chuyển số tiền thu BHXH qua tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH Trung ương theo Thỏa thuận liên ngành đã ký. BHXH cấp huyện, tỉnh không được phép sửdụng tiền thu BHXH vào các mục đích khác.

-Tổ chức kiểm tra thu BHXH

Kiểm tra thu BHXH nhằm rà soát, chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, đôn đốc thu và phát hiện những bất cập trong quá trình quản lý. Theo pháp luật quy định, cơ quan BHXH được quyền kiểm tra việc chấp hành thu BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động được phân cấp thu và cơ quan BHXH cấp dưới trong việc thực hiện thu BHXH. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH đưa ra những kiến nghị để các đơn vịsửdụng lao động và cơ quan BHXH cấp dưới thực hiện đúng các quy định vềthu BHXH và có các biện pháp thích hợp, kịp thời xửlý các bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện thu BHXH. Đối với những trường hợp có sai phạm lớn, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Các phương thức kiểm tra hoạt động của BHXH gồm có: Kiểm tra của các cơ quan quyền lực Nhà nước, kiểm tra chuyên ngành (kiểm tra ca tổ chức đảng, đoàn thể), đơn vịsửdụng lao động.... Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian kiểm tra để có loại hình kiểm tra cho phù hợp: Theo thời gian thì có loại hình thường xuyên hay định kỳ; kiểm tra trước, kiểm tra sau, kiểm tra đột xuất; nếu theo phạm vi trách nhiệm thì có kiểm tra nội bộ, kiểm tra của các cơ quan ngoài hệ thống theo quy định của pháp luật (tổ chức thanh tra Nhà nước, thanh tra nhân dân, thanh tra lao động...).

Nội dung kiểm tra thu BHXH là: Kiểm tra việc chấp hành việc đóng, nộp BHXH tại đơn vị sửdụng lao động bao gồm: Danh sách lao động tham gia BHXH;

quỹ tiền lương tham gia BHXH; mức lương của người lao động tham gia BHXH;

thực hiện việc chuyển tiền nộp BHXH về cơ quan BHXH.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Cơ sở pháp lý để kiểm tra thu BHXH là:

- Luật BHXH và các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện.

- Quyết định 04/2011/QĐ - TTg ngày 20/01/2011 quy định về quản lý tài chính đối với BHXH VN.

- Thông tư số 134/2011/TT - BTC ngày 30/09/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy che quản lý tài chínhđối với BHXH Việt Nam.

- Nghị định 86/2010/NĐ - CP ngày 13/8/2010 quy định xử phạt hành chính trong lĩnhvực BHXH.

- Nghị định 95/2013/NĐ - CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnhvực lao động, BHXH.

1.2.3.2. Quản lý chi chế độ bảo hiểm xã hội - Lập kế hoạch chi bảo hiểm xã hội

Kếhoạch chi BHXH được BHXH tỉnh xây dựng và phải sát với nhu cầu chi ở từng địa phương (tỉnh, huyện), đảm bảo đủ nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho người được hưởng, tránh tồn đọng quá lớn trên các tài khoảnở BHXH tỉnh, huyện sẽgây lãng phí việc sửdụng vốn.

+ Xây dựng kếhoạch chi hàng năm của BHXH các cấp: Kế hoạch này phải được căn cứ vào đối tượng đang hưởng lương hưu và trợcấp BHXH, kếhoạch phải dựbáo sự tăng giảm đối tượng hưởng BHXH trong năm đối với từng loại đối tượng cụ thể, dự báo được sự gia tăng kinh phí chi trả BHXH do Nhà nước điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu hoặc thay đổi chính sách tiền lương cho người hưởng trợ cấp BHXH

+ Quản lý chi có các nhiệm vụ: Hướng dẫn công tác nghiệp vụchi trả5 chế độ BHXH trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước cũng như các văn bản quy định quản lý của BHXH Việt Nam; Hàng quí quyết toán chi trả 5 chế độ BHXH, tổng hợp phân tích đánh giá rút kinh nghiệm đềxuất các biện pháp quản lý để không ngừng cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý nghiệp vụchi; Hàng tháng BHXH huyện nhận danh sách chi trả cho các loại đối tượng từ BHXH tỉnh, từ đó tiến hành chi trả cho đối tượng; Hàng tháng tiếp nhận quản lý kinh phí từ BHXH

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

tỉnh cấp để thực hiện chi trảcác chế độBHXH và phân phối kinh phí đó trên cơ sở danh sách đối tượng tỉnh lập chuyển cho BHXH huyện; Hàng quý, năm thực hiện báo cáo quyết toán cấp.

- Tố chức quản lý chi BHXH

Tổchức quản lý chi BHXH gồm các nội dung sau:

+ Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH. Theo quy định hiện hành, chế độBHXH gồm có: Chế độtrợ cấpốm đau; chế độtrợ cấp thai sản; chế độ trợcấp tai nạn lao động - bệnh nghềnghiệp (riêng các chế độ hưu trí; chế độtửtuất do BHXH tỉnh quản lý). Đối tượng hưởng các chế độ BHXH có thể là chính bản thân người lao động, cũng có thể là những người thân ruột thịt của người lao động (bố, mẹ, vợ, chồng, con) trực tiếp phải nuôi dưỡng. Đối tượng có thể được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng nhiều hay ít, tùy thuộc mức độ đóng góp (thời gian đóng góp và tiền lương làm căn cứ đóng góp), các điều kiện lao động và biến cố rủi ro mà người lao động mắc phải. Điều quan trọng nhất trong công tác quản lý chi BHXH là phải quản lý cụthể, chính xác từng đối tượng theo loại chế độ được hưởng và mức được hưởng, thời gian được hưởng của họ.

Quản lý chi trả các chế độ BHXH. Việc chi trả các chế độ BHXH phải phù hợp với từng loại đối tượng và từng loại trợ cấp, đảm bảo được nguyên tắc chi trả đúng đối tượng, đúng chế độ, đầy đủ, kịp thời, chính xác và an toàn. Hầu hết việc chi trảcác chế độ BHXH cho người được hưởng đều bằng tiền mặt. Khối lượng tiền mặt chi trả hàng tháng rất lớn, địa bàn chi trả rộng khắp các miền, vùng trong cả tỉnh và đối tượng chi trả thường xuyên rất lớn, thời gian chi trả phải tập trung từ1 đến 5 ngày trong tháng.Theo quy định tại Điều 15 Quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm Quyết định 828/QĐ-BHXH năm 2016 thì nội dung này được quy định như sau:

+ Chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK: BHXH tỉnh, BHXH huyện lựa chọn cáchình thức chi trả phù hợp với từng địa phương và yêu cầu quản lý, gồm các hình thức chi trả sau: Thông qua đơn vị sử dụng lao động; Thông qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng; Trực tiếp bằng tiền mặt (đối

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

với trường hợp người lao động chưa nhận tại đơn vị sử dụng lao động và đơn vị sửdụng lao động đã chuyển trả lại cơ quan BHXH, đồng thời người lao động không có tài khoản cá nhân).

+ BHXH tỉnh, BHXH huyện chi trả trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản cá nhân các chế độ BHXH theo phân cấp tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 cho người hưởng; đối với chi trả chế độ cho các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở đào tạo nghề thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị (không chi bằng tiền mặt cho các đơn vị).

+ Bưu điện tỉnh tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHTN cho người hưởng theo hợp đồng kývới BHXH tỉnh quy định tại Khoản 3 Điều 14 bằng các hình thức:

Qua tài khoản cá nhân cho người hưởng;Bằng tiền mặt cho người hưởng.

+ Quản lý kinh phí chi BHXH. Để đạt được mục tiêu chi trả đầy đủ, kịp thời cho các đối tưởng hưởng chế độ BHXH, một yêu cầu cần đặt ra là phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí để chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH, đảm bảo được yêu cầu chi trả các chế độ BHXH cho người được hưởng; tránh tồn đọng quá lớn tiền mặt trong chi trả. Để có cơ sở quản lý, điều hành và kiểm soát chặt chẽ nguồn kinh phí chi trả, BHXH các huyện, thành phố được mởcác tài khoản chuyên chi BHXHở hệ thống ngân hàng. Các đơn vị chỉ được rút tiền từ các tài khoản trên để chi trả các chế độ BHXH, không được sử dụng nguồn kinh phí này để chi trả cho bất kỳ một nội dung chi nào khác. Nhờ đó mà BHXH tỉnh có thể kiểm tra, kiểm soát số kinh phí đã sửdụng và sốkinh phí còn dư trên tài khoản của đơn vị cấp dưới dễdàng và thuận tiện,

+ Kiểm tra thực hiện chi BHXH

Hoạt động BHXH là việc thực hiện chế độchính sách của Đảng và Nhà nước, vì vây trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động BHXH cần phải đảm bảo nguyên tắc kiểm tra, nhằm đánh giá và nắm bắt được kết quả thực hiện nghiệp vụ, mặt khác kịp thời phát hiện những sai sót để khắc phục sửa chữa. Đồng thời phát hiện biểu dương những điển hình, cơ quan BHXH huyện phải thường xuyên kiểm tra tình hình chi trả các chế độBHXH của các tổ chức đại lý chi và có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

hình thức nhắc nhở các trường hợp chi trả chậm hoặc cố ý chây ì chém dụng vốn làm công việc khác, thường xuyên đối chiếu với các tổchức chi trảvềcác thông tin liên quan đến việc chi trả BHXH hưu trí, sự thay đổi vềtiền lương. Việc kiểm tra, đối chiếu được tiến hành ngay trong nội bộ lẫn nhau và được phòng kiểm tra của tỉnh thường xuyên kiểm tra giám sát công tác chi này. Trong công tác kiểm tra phải thực hiện nghiêm túc công tác giải quyết khiếu nại tốcáo của công dân vềBHXH.

Nội dung kiểm tra thực hiện chi BHXH gồm có:

- Kiểm tra việc giải quyết, thanh toán, chi trả các chế độ BHXH cho người được thụ hưởng. Quá trình này liên quan trực tiếp đến người được thụ hưởng, đến cơ quan BHXH và các cơ quan có liên quan như chủ sử dụng lao động, cơ quan giám định sức khoẻ...

- Kiểm tra việc quản lý đối tượng hưởng lương hưu và trợcấp BHXH thường xuyên, tình hình biến động tăng giảm đối tượng.

Cơ quanquản lý BHXH các cấpđều được tổchức và hoạtđộng theo luật BHXH, sau đó tùy theo yêu cầu thực tếluật BHXH sẽ được sửa đổi bổsung nhằm phù hợp với sựphát triển kinh tếxã hội của đất nước trong từng thời kì. Trên cơ sở đó đưa ra các quy định cụthểvề phương thức kiểm tra phù hợp.

Cơ sở pháp lý để kiểm tra chi BHXH là:

- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội vềbảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Quyết định số 777/2010/QĐ - BHXH ngày 17/5/2010 quy định vềhồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độBHXH.

- Công văn liên ngành 3535/2011/BHXH-BC ngày26/8/2011 quy định về việc chi trảcác chế độ BHXH qua hệthống Bưu điện.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quỹBảo hiểm xã hội 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác qun lý thu Bo him xã hi 1.3.1.1. Các nhân tố khách quan

-Yếu tố về chính trị, pháp luật:

+Khung pháp lý quy định vềBHXH:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Thông qua Luật bảo hiểm xã hội, Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác BHXH; đồng thời là cơ sở pháp lý để cơ quan BHXH thực hiện quản lý thu BHXH trong phạm vi quyền hạn của mình. Ngoài ra, công tác quản lý thu BHXH còn chịu tác động trực tiếp của Luật lao động, các chủ trương chính sách và các quy định khác liên quan.

Tính đồng bộgiữa các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật khác nhau, tính nhất quán trong các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác BHXH có vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật về BHXH. Hoàn thiện của hệ thống pháp luật là yêu cầu cần thiết bởi pháp luật phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đất nước thì tạo được sự đồng thuận, sự tuân thủ của người tham gia. Ngược lại, tính phức tạp, bất công bằng, bất hợp lý cũng như những lỗ hổng trong luật BHXH là những thách thức lớn đối với quản lý thu BHXH, gây ra những chống đối và sai phạm.

+Sựquan tâm lãnhđạo của cấpủy Đảng và chính quyền

Luật BHXH đã quy định rõ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội:

Chính phủthống nhất quản lý nhà nước vềbảo hiểm xã hội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước vềbảo hiểm xã hội.

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước vềbảo hiểm xã hội.

Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Cơ quan BHXH chỉ là đơn vị hành chính sựnghiệp, là cơ quan tổchức thực hiện chính sách BHXH, không có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Chính vì vậy để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH thì vai trò của các cấpủy Đảng và chính quyền là rất quan trọng. Đó là việc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định vềBHXH, kiểm tra thực hiện nghĩa vụchính trị trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động; đó là việc yêu cầu các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh phải cam kết tham gia BHXH cho người lao động; cũng như sửdụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

-Chính sách lao động việc làm tiền lương

Đối tượng tham gia BHXH là người lao động. Do vậy, chính sách lao động, việc làm tiềnlương ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thuBHXH.

Quy định vềtuổi lao độngảnh hưởng trực tiếpđến công tác quản lý thu BHXH.

Tuổi lao độngtăng thêm sẽ mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng thêm thời gian đóng gópvào quỹBHXH củangười lao động và ngược lại, do đó nó ảnh hưởng trực tiếpđến số đốitượng tham gia, nguồn thu BHXH.

Những chính sách về lao động việc làm của Nhà nước như: Đầu tư hỗ trợ công tác đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động, hình thành hệthống thông tin việc làm... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lao động tìm được việc làm và mức thu nhập của họ. Chính vì vậy, nó cũng ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH vềsố người tham gia BHXH và mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH.

Chính sách về tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng ảnh hưởng trực tiếp đến thu BHXH. Đặc biệt ở nước ta, khi nguồn thu BHXH chủ yếu từ lao động trong hệthống cơ quan, đơn vịsựnghiệp nhà nước (thu BHXH theo hệ số), thì việc thay đổi mức lương tối thiểu chung ảnh hưởng nhiều đến mức đóng và tiền thu BHXH nói chung.

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, các đơn vị mở rộng sản xuất kinh doanh, sửdụng thêm nhiều lao động, nhờ đó mở rộng được đối tượng tham gia BHXH. Đồng thời, kinh tế phát triển thu nhập bình quân đầu người tăng thể hiện việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, do đó, tiền lương của ng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHVC xe Ô tô của người tiêu dùng tại Bảo Việt Quảng Bình” đã rút ra được một số kết luận

Nhận thức được lợi ích của bảo hiểm nhân thọ cũng như thị trường tiềm năng này, tôi đã quyết định “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản

Từ những vấn đề trên, khái niệm QLNN về đất đai của CQH được tác giả đề xuất: QLNN về đất đai của CQH là sự phối hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý được giao của

Chính vì vậy công tác kiểm tra là vô cùng quan trọng để xác định xem việc kê khai đối tượng, quỹ lương của đơn vị SDLĐ, việc trích nộp BHXH bắt buộc cho NLĐ có

Nguyên tắc này được thể hiện: Thông qua các chính sách, chế độ, phương thức quản lý, trình tự, thủ tục thu ngân sách được thực thi thống nhất từ

Quản lý khai thuế tại cơ quan Hải quan là quá trình công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan, kiểm tra các tiêu chí khai báo liên quan

Chi cục thuế huyện Quảng Điền được giao nhiệm vụ quản lý thu ngân sách hơn 120 doanh nghiệp vừa và nhỏ phát sinh trên địa bàn huyện, kết quả thu

e- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư, quản lý Nhà nước về đầu tư, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến đầu tư, kế hoạch