• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội

-Yếu tố về chính trị, pháp luật:

+Khung pháp lý quy định vềBHXH:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thông qua Luật bảo hiểm xã hội, Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác BHXH; đồng thời là cơ sở pháp lý để cơ quan BHXH thực hiện quản lý thu BHXH trong phạm vi quyền hạn của mình. Ngoài ra, công tác quản lý thu BHXH còn chịu tác động trực tiếp của Luật lao động, các chủ trương chính sách và các quy định khác liên quan.

Tính đồng bộgiữa các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật khác nhau, tính nhất quán trong các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác BHXH có vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật về BHXH. Hoàn thiện của hệ thống pháp luật là yêu cầu cần thiết bởi pháp luật phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đất nước thì tạo được sự đồng thuận, sự tuân thủ của người tham gia. Ngược lại, tính phức tạp, bất công bằng, bất hợp lý cũng như những lỗ hổng trong luật BHXH là những thách thức lớn đối với quản lý thu BHXH, gây ra những chống đối và sai phạm.

+Sựquan tâm lãnhđạo của cấpủy Đảng và chính quyền

Luật BHXH đã quy định rõ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội:

Chính phủthống nhất quản lý nhà nước vềbảo hiểm xã hội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước vềbảo hiểm xã hội.

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước vềbảo hiểm xã hội.

Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Cơ quan BHXH chỉ là đơn vị hành chính sựnghiệp, là cơ quan tổchức thực hiện chính sách BHXH, không có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Chính vì vậy để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH thì vai trò của các cấpủy Đảng và chính quyền là rất quan trọng. Đó là việc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định vềBHXH, kiểm tra thực hiện nghĩa vụchính trị trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động; đó là việc yêu cầu các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh phải cam kết tham gia BHXH cho người lao động; cũng như sửdụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Chính sách lao động việc làm tiền lương

Đối tượng tham gia BHXH là người lao động. Do vậy, chính sách lao động, việc làm tiềnlương ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thuBHXH.

Quy định vềtuổi lao độngảnh hưởng trực tiếpđến công tác quản lý thu BHXH.

Tuổi lao độngtăng thêm sẽ mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng thêm thời gian đóng gópvào quỹBHXH củangười lao động và ngược lại, do đó nó ảnh hưởng trực tiếpđến số đốitượng tham gia, nguồn thu BHXH.

Những chính sách về lao động việc làm của Nhà nước như: Đầu tư hỗ trợ công tác đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động, hình thành hệthống thông tin việc làm... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lao động tìm được việc làm và mức thu nhập của họ. Chính vì vậy, nó cũng ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH vềsố người tham gia BHXH và mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH.

Chính sách về tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng ảnh hưởng trực tiếp đến thu BHXH. Đặc biệt ở nước ta, khi nguồn thu BHXH chủ yếu từ lao động trong hệthống cơ quan, đơn vịsựnghiệp nhà nước (thu BHXH theo hệ số), thì việc thay đổi mức lương tối thiểu chung ảnh hưởng nhiều đến mức đóng và tiền thu BHXH nói chung.

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, các đơn vị mở rộng sản xuất kinh doanh, sửdụng thêm nhiều lao động, nhờ đó mở rộng được đối tượng tham gia BHXH. Đồng thời, kinh tế phát triển thu nhập bình quân đầu người tăng thể hiện việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, do đó, tiền lương của người lao động được tăng lên, và chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc đóng BHXH cho người lao động, từ đó giảm được tình trạng trốn đóng và nợBHXH.

-Trình độ nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động và người lao động là đối tượng đóng góp vào quỹ BHXH nên nhận thức của họ về BHXH ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thu BHXH. Đa phần hiện nay người lao động và sửdụng lao đông chưa hiểu được hết

Trường Đại học Kinh tế Huế

được quyền lợi của mình cũng như bản chất vì an sinh xã hộị của BHXH, thậm chí còn lẫn lộn giữa Bảo hiểm thương mại và BHXH nên tìm cách để trốn tránh việc đóng bảo hiểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Không đăng ký đóng BHXH, chậm đóng BHXH, đóng với mức lương thấp hơn mức lương thực hưởng...

Chính vì vậy cần tuyên truyền phổ biến trách nhiệm cũng như quyền lợi của người tham gia BHXHđểnâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm củangười lao động 1.3.1.2. Các nhân tố chủ quan

-Yếu tố về nguồn lực của cơ quan BHXH

Nguồn lực của cơ quan BHXH – cơ quan quản lý thu BHXH bao gồm nhân lực, Hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (văn phòng, trang thiết bị máy móc...), trong đó, nguồn nhân lực là yếu tốquan trọng nhất.

+ Hệthống thông tin: BHXH luôn coi trọng việcứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, giải quyết chuyên môn, nghiệp vụvà phục vụcác tổ chức, cá nhân tham gia thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT cũng đã mang lại hiệu quảrõ nét trong công tác cải cách thủtục hành chính, triển khai ứng dụng CNTT đến các đơn vị sử dụng lao động. BHXH tĩnh cũng đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kỹthuật, máy móc thiết bị cho các phòng nghiệp vụ và BHXH huyện, thành phố đểtrang bị cho mỗi cán bộ một máy vi tính đểphục vụcho công tác quản lý và các phần mềm nghiệp vụ.

+ Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật: Đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, hệ thống máy chủ, máy trạm các phần mềm đáp ứng giao dịch điện tử về BHXH, BHYT. Triển khai phần mềm quản lý tổng thể các hoạt động của ngành, việc sửdụng phần mềm này sẽ đảm bảo mạng hệ thống liên thông từ trung ương đến các huyện, các phần mềm được kết nối tập trung, thống nhất có tính bảo mật cao. Nâng cấp và phát triển mở rộng hạ tầng CNTT ( mạng máy tính, thiết bị CNTT, đường truyền, giải pháp an ninh mạng...) đểcung cấp môi trường vận hành cho phần mềm quản lý các hoạt động của ngành.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Nguồn nhân lực:

Cán bộ công nhân viên ngành BHXH là những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý thu BHXH. Số lượng, trìnhđộ đào tạo, kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức, tính trung thực, sự tận tụy của các nhà quản lý, cán bộ chuyên quản thu BHXH, mức độtựquyết của cơ quan BHXH trong vấn đềnhân lựcảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH.

Các hoạt động lập kế hoạch, tuyển dụng, bố trí, đề bạt, đánh giá, tạo động lực, đào tạo và đặc biệt là đào tạo và phát triển nhân lực là những yếu tố tác động tới chất lượng và số lượng nhân lực và quyết định chủyếu đến quản lý thu BHXH.

Ngoài ra, các yếu tốvềhệthống thông tin,cơsởhạtầng kỹthuật... cũngtácđộng ảnhhưởngđến hiệu quảthực hiện công tác chuyên môn trong quản lý thu BHXH.

-Tổ chức quản lý trong cơ quan BHXH

Công tác tổ chức quản lý trong cơ quan BHXH là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH. Những nội dung chủyếu trong công tác quản lý ảnh hưởng đến công tác thu bao gồm:

Phân cấp quyền lực giữa cơ quan BHXH cấp trung ương và cấp địa phương.

Xu hướng chung hiện nay là tăng cường quyền lực và phân cấp chức năng về cơ quan BHXH cấp địa phương. Điều nàyảnh hưởng đến quyền tựchủ, chủ động sáng tạo trong công tác quản lý thu BHXH.

Tổ chức quản lý và sự phối hợp của các mảng nghiệp vụ khác trong nội bộ cơ quan BHXH: Các công tác khác trong cơ quan BHXH tuy không trực tiếp quản lý thu BHXH nhưng có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện cũng như hiệu quả của công tác thu BHXH: Công tác tài chính trong việc phân bổ kinh phí phục vụ công tác hỗ trợ quản lý thu, hỗ trợ phối hợp liên ngành; công tác tuyên truyền về pháp luật BHXHảnh hưởng đến người tham gia, do đó ảnh hưởng hiệu quảcủa công tác quản lý thu; công tác giải quyết chế độ gắn giải quyết chế độ với thực tế đóng BHXH, công tác nhân sự trong việc điều phối nhân lực giữa các bộ phận và nhân lực chuyên quản thu....

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sựphối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan: Liên đoàn lao động, Bộ lao động thương bình xã hội, UBND các cấp,...: Đây là một yếu tố rất quan trọng đến công tác thu. Sựphối hợp thường xuyên, liên tục và có tính hiệu quảcao trong công tác thanh tra, kiểm tra, xửlý sau kiểm tra đối với công tác thu BHXH có vai trò quyết định đối với vấn đềthực hiện luật BHXH của các đơn vị, tác động trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chi