• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ

1.4. Kinh nghiệm quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội ở một số nước và địa phương trong

1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Quảng Ninh là một tỉnh lớnở địa đầu phía Đông Bắc của Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Có biên giới quốc gia và hải phận giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữvai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nướcởphía Bắc (có thểcho cảcác tỉnh Tây -Nam Trung Quốc và Bắc Lào) để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước và với nước ngoài, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệhàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông á, Đông Nam á và thếgiới. Đây là ưu thế đặc biệt của Quảng Ninh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với các tỉnh bạn trong nước, Quảng Ninh có hơn 300 km giáp Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh có quan hệ mật thiết vềcác hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển với hệthống quốc lộ4B, quốc lộ10, quốc lộ 18 đi qua địa bàn của tỉnh.

Từ đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của Quảng Ninh, với chính sách phát triển các thành phần kinh tế, những năm của thời kỳ đổi mới lựclượng lao động tham gia các loại hình kinh tế ngày càng đông đảo, đặc biệt là kinh tế tư nhân trong ngành dịch vụ, du lịch và kinh tế nhà nước trong ngành khai thác, chế biến xuất khẩu than. Đây chính là thị trường lớn cho hoạt động BHXH phát triển.

Để thực hiện tốt công tác BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cơ quan BHXH tỉnh đã quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản hướng dẫn của ngành BHXH. Đồng thời, xuất phát từ tình hình thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức đơn vị trên địa bàn có kế hạch công tác phù hợp. Cụ thể, phân công chuyên trách cán bộ theo dõi các mảng công tác. Ngoài nhiệm vụchi trả BHXH hàng tháng, BHXH phối hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hôi phụ nữ...cử người phối hợp theo dõi, động viên đóng BHXH đúng chế độ và thời gian. Có chế độ khen thưởng kịp thời, đồng thời phát hiện và thông báo những cơ quan, đơn vịchậm nộp bảo hiểm hoặc cốtình trốn tránh nghĩa vụbảo hiểm. Việc làm công khai minh bạch, kịp thời được dư luận ủng hộ. Do đó liên tục qua các năm, BHXH Quảng Ninh hoàn thành và vượt mức kế hoạch.

Cách thức thực hiện về công tác chi trảcụthể như sau: các phường có số đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH lớn, địa bàn rộng được chia thành nhiều điểm chiđể tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng đến lĩnh tiền và giúp cho công tác quản lý chi trả chặt chẽvà an toàn. Sự phối kết hợp giữa phường, xã, với cơ quan BHXH trong công tác quản lý chi trảngày càng tốt hơn.

Với công tác mở rộng đối tượng, duy trì thường xuyên chuyên mục “Bảo hiểm xã hội với cuộc sống” trên sóng của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, mỗi

Trường Đại học Kinh tế Huế

tháng một lần với nội dung tuyên truyền về: Luật BHXH, BHYT tự nguyện, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết chế độ chính sách của ngành. Phối hợp với LĐLĐ tỉnh xuất bản cuốn Sổ tay tuyên truyền Bộ luật lao động và Luật BHXH.

-Kinh nghiệm bảo hiểm xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Thanh hóa là tỉnh Bắc trung bộ, có diện tích tự nhiên rộng lớn 11.106.09 km2, là tỉnh có cả vùng núi miền cao biên giới, vùng đồng bằng và miền biển, xếp thứ năm vềdiện tích cả nước. Dân số Thanh Hóa đến năm 2006 là 3.701.297 người, xếp thứ2 trong cả nước sau thành phốHồ Chí Minh. Mật độ dân sốtrung bình 328 người/km2. Vềtổchức hành chính, gồm27 đơn vịhành chính cấp huyện (24 huyện, 1 thành phố, 2 thịxã), với 637 đơn vị hành chính cấp xã. Cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ gia tăngcao.

Từ đặc điểm tự nhiên và kinh tếxã hội của tỉnh, ngành BHXH căn cứ vào điều kiện cụthể để đềxuất giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác.Trong đó tập trung ngay từkhâu tổ chức, bốtrí cán bộ theo hệthống mạng lưới, đặc biệt chú ý đến địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn.

Ngoài việc tổ chức dịch vụ chi trả BHXH theo tuyến huyện, xã, ngành còn phân theo khu vực cụ thể để có chính sách cho phù hợp. Đối với thành phố, thị xã, những khu vực đối tượng tham gia BHXH đông, triệt để ứng dụng công nghệthông tin để nâng cao hiệu suất công tác. Đối với vùng núi, đi lại khó khăn, ngành BHXH kết hợp cơ chế ba bên: cán bộ của ngành, cán bộ chuyên trách cơ sở và cán bộ địa phương đểphối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Điểm đáng lưu ý ở Thanh Hóa là công tác tuyên truyền hướng dẫn và phổ biến kiến thức. Ngành trích quỹ thường xuyên đểtổchức cácấn phẩm, các trang tin cũng như công tác tuyên truyền qua đài phát thanh, vô tuyến truyền hình thành bản tin cố định có mở rộng. Ngoài việc tuyên truyền phổ biến, còn bổ sung thêm, đưa thông tin những đơn vị có nhiều thành tích thực hiện công tác này. Đồng thời nhắc nhởnhững cá nhân, tổchức chưa cóý thức chấp hành tốt công tác BHXH.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả là, BHXH Thanh Hóa đảm bảo chỉ tiêu cấp phát và chỉ tiêu tăng trưởng nguồn thu BHXH trong điều kịên thu nhập của dân cư còn thấp và địa bàn công tác gặp nhiều khó khăn. Từ đó, gây được niềm tin tưởng trong nhân dân, góp phần vàoổn định kinh tế- xã hội.

1.4.3. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình