• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Minh Hóa

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ

2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Minh Hóa

Minh Hoá là huyện miền núi vùng cao nằm vềphía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình.

Phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủnhân dân Lào với 89 km đường biên giới, phía Bắc giáp huyện Tuyên Hoá, phía Nam và Đông Nam giáp huyện BốTrạch. Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn với diện tích tựnhiên là 1.410 km2. Dân sốtrên 49 nghìn người, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động trên 27 nghìn người. Minh Hoá có dân tộc Kinh chiếm đa sốvà các dân tộc ít người Bru - Vân Kiều, Chứt với 6.500 người, tập trungở các xã biên giới (Dân Hoá, Trọng Hoá, Thượng Hoá và Hoá Sơn). Do điều kiện tựnhiên khắc nghiệt nên cơ sởvật chất hạtầng kinh tế- xã hội cũng như đời sống của nhân dân còn rất nhiều thiếu thốn khó khăn. Tuy vậyngười Minh Hoá không chỉnhận biết cái khó, dám đối mặt với những gian nan vất vảmà còn có tầm nhìn xa, tin tưởng vào những lợi thếcủa huyện để vươn lên.

Minh Hoá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Huyện có cửa khẩu quốc tế Chalo - Nà Phàu các đầu mối và tuyến giao thông quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của huyện, đường 12C là tuyến đường ngắn nhất nối các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan qua Lào, về QL1A, đến cảng biển Hòn La (Quảng Bình), cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh). Bên cạnh đó, Minh Hoá còn có nhiều di tích lịch sử như đèo Đá Đẽo, Mụ Dạ, Ngầm Rinh, Khe Ve, Chalo, Cổng Trời…, các khu rừng tự nhiên, sơn thuỷhữu tình có thểxây dựng thành khu du lịch sinh thái như hang động Tú Làn ở Tân Hóa, Thác Mơ ở Hoá Hợp, Nước Rụng ở Dân Hoá, phía Bắc đèo Đá Đẽo và các hang động ở Thượng Hoá, Hoá Tiến, Hoá Thanh. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu, thúc đẩy quan hệhợp tác, giao lưu kinh tế giữa địa phương với các

Trường Đại học Kinh tế Huế

vùng kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Phát huy thếmạnh đó, trong những năm qua, Minh Hoá đã từng bước "thay da, đổi thịt", mang trong mình nguồn sức sống mới, sinh lực mới.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, với sự mạnh dạn, bản lĩnh, kinh nghiệm, Minh Hoá đã hoạch định các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phương hướng cơ bản là chuyển dịch nền kinh tế tự nhiên, còn mang hình thức tự cung, tự cấp thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo mô hình kinh tế gia đình, kinh tế vườn, trang trại.Huyện cũng chú ý đầu tư quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng, điện, giao thông, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt, nhàở cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển tiểuthủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, chương trình phát triển du lịch, đầu tư nâng cao trình độ văn hoá, xoá mù chữ cho đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao biên giới.

- Đặc điểm kinh tế - xã hội

Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch được triển khai khá tích cực. Nhiều dự án quy hoạch quan trọng được hoàn thành như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020; Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 –2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011- 2015 củahuyện và của xã;

Quy hoạch, giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân trồng rừng sản xuất, quản lý bảo vệ, khai thác rừng có hiệu quả…

tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư, khu trung tâm, các cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp, các khu chức năng, đồng thời làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện giữ được tốc độ tăng trưởng khá qua hàng năm. Kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 9%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 27,2%;

nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 33,7%; thương mại, dịch vụ chiếm 39,1% trong tổng giá trị sản xuất). Năm 2016, sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối ổn định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổng giá trị sảnxuất tăng 14.4% so với năm 2015. Trong đó, giá trị sản xuất nông -lâm - thủy sản tăng 11,5%, Thương mại, dịch vụ dần đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 19,3%, Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng 11,3% so với năm 2015. Trung tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Cha Lo hình thành vàđi vào hoạt động có hiệu quả, trở thành đầu mối quan trọng cho việc giao lưu hàng hóa với các nước Lào, Thái Lan. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, miền núi (như hệ thống giao thông, hệ thống lưới điện, thủy lợi, bưu chính - viễn thông, truyền thanh - truyền hình) được đầu tư xây dựng khá nhiều, thông qua lồng ghép giữa thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy với các Chương trình 135, 134, Chương trình kiên cố hóa trường học, Nghị quyết 30a của Chính phủ.

+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, chú ý khôi phục và phát triển các nghề truyền thống. Giá trị sản xuất CN - TTCN hàng năm tăng khá. Công tác xây dựng cơ bản có nhiều tiến bộ, trung bình hàng năm huyện đã tiến hành xây dựng mới trên 50 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, từng bước được tăng cường, phát triển, khai thác có hiệu quả lợi thế của cửa khẩu Chalo, của hệ thống đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á.

Khuyến khích, động viên và hỗ trợ các thành phần kinh tế, các địa phương thực hiện chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệpvà ngành nghề nông thôn có hiệu quả. Hướng phát triển chủ yếu của huyện là phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ sửa chữa cơ khí nhỏ được huyện tập trung chỉ đạo nhằm mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, Huyện còn đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất, nhằm tạo ra hàng hoá có chất lượng cao, phục vụ nhu cầu trên địa bàn. Các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, sản xuất sản phẩm được tập trung phát triển như chế biến nông lâm sản, dịch vụ sửa chữa cơ khí nhỏ, hàng mộc dân dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, nuôi ong, trồng nấm... Từ đó, tìm được thị trường tiêu thụ, thu hút được lao động. Tập trung sản xuất các sản phẩm, VLXD như đá, cát, sạn, gia công bao bì, đóng gói các sản phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chalo. Duy trì tốc độ tăng trưởng TTCN và ngành nghề nông thôn, phấn đấu giá trị sản xuất ngành CN - TTCN và ngành nghề nông thôn đều đạt cao.

+ Nông - Lâm nghiệp

Nông nghiệp đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, tập trung phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu và cây lương thực, nhất là cây ngô. Thực hiện tốt việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng được bố trí ngày càng hợp lý, có chính sách hỗ trợ giống và đầu tư thuỷ lợi, phân bón, gieo trồng bằng các loại giống mới có năng suất cao. Diện tích gieo trồng hàng năm giữ mức ổn định, năng suất, sản lượng đạt kế hoạch đề ra, bảo đảm được an ninh lương thực, nâng cao đời sống nhân dân.

Trong tương lai, ngành Nông- Lâm nghiệp tiếp tụcthực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ vào sản xuất, tập trung vào khâu giống cây trồng,vật nuôi, chế biến nông sản.

+ Thương mại – Dịch vụ - Du lịch

Phát huy lợi thế về du lịch, Huyện sẽ chú trọng việc tôn tạo các di tích lịch sử như: Cổng Trời, đèo Mụ Dạ, trận địa Nguyễn Viết Xuân, cửa khẩu quốc tế Cha Lo, đèo Đá Đẽo, ngầm Rinh, Khe Ve, khu du lịch sinh thái thác Mơ, đình Kim Bảng, thác Bụt, giếng Tiên và các hang động Tú Làn, Tố Mộ để thu hút du khách.

Với những cảnh quan và địa danh sẵn có, trong tương lai, Minh Hóa sẽ là điểm đến lý tưởng về du lịch văn hóa, sinh thái và hang động. Tranh thủ sự giúp đỡ đầu tư, phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong tỉnh để phát triển ngành “công nghiệp không khói”, Huyện từng bước xây dựng hệ thống các dịch vụ, tour du lịch khép kín Nhật Lệ -Đá Nhảy- Cảng biển Hòn La - cửa khẩu quốc tế Cha Lo- Thác Mơ- Di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Nhật Lệ; xây dựng các tour du lịch miền Trung Việt Nam- Trung Lào -Đông Bắc Thái Lan. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Từ đó, từng

Trường Đại học Kinh tế Huế

bước mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực Đông Dương, nhất là các nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan, trên cơ sở phát huy lợi thế, hiệu quả của tuyến đường xuyên Á, cảng Hòn La, cảng Vũng Áng.

- Đặc điểm văn hóa – xã hội

Những bước phát triển vững mạnh trong kinh tế đã kéo theo sự chuyển biến lớn lao trong văn hoá - xã hội. Cho tới thời điểm này, toàn huyện có 01 Trung tâm Y tế Dự phòng, 01 Bệnh viện đa khoa khu vực, 16/16 các xã, thị trấn có trạm y tế với trang thiết bị cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Toàn bộ các xã, thị trấn đãđược phủ sóng truyền thanh, truyền hình; với gần 1.000 máy điện thoại cố định, mạng điện thoại di động đã phủ sóng khắp toàn huyện. Đến nay, toàn bộ các xã trong huyện đều đãđược kết nốimạng internet...

Văn hóa - xã hội có bước phát triển. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường. Đến nay, Minh Hóa có 100% số xã có trường tiểu học, 70% số xã có trường trung học cơ sở; 75% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, 93,8% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được chú trọng đầu tư, nhất là kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc khám chữa bệnh, thực hiện các chương trình y tế quốc gia có hiệu quả. Hiện có 12/16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao ngày càng phong phú và đa dạng; các thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng, dần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa phát triển rộng khắp và dần đi vào chiều sâu. Công tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội đãđược quan tâm, chăm lo.

-Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn

Trong quá trình thực hiện quản lý thu chi BHXH của Bảo hiểm xã hộihuyện Minh Hóa có những thuận lợi và khó khăn sau:

+ Thuận lợi, BHXH là lĩnh vực được mọi người dân hết sức quan tâm . Cấp uỷ, chính quyền địa phương và các ngành các cấp liên quan quan tâm chỉ đạo kịp thời trong quá trình thực hiện BHXH trên địa bàn. Các chủ sử dụng lao động và

Trường Đại học Kinh tế Huế

người lao động đã nhân thức ngày càng rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện BHXH. Phối hợp với Bưu điện thực hiện chi trảcác chế độ hàng tháng nhằm đảm bảo trách nhiệm vận chuyển tiền mặt và chi trảtới tay đối tượng thụ hưởng. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành BHXH đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của ngành. Vì vây trong những năm qua BHXH đã thực hiện tốt công tác quản lý thu chi BHXH trênđịa bàn.

+ Khó khăn, trong những năm qua, các doanh nghiệp nợ đọng BHXH vẫn còn nhiều. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không tham gia BHXH còn chiếm tỷlệlớn, việc vi phạm BHXH chưa được xửlý nghiêm, chậmđược xửlý. Hơn nữa, việc xử lý đối với các hành vi vi phạm BHXH chưa cao.

Mức xửphạt còn thấp, chưa đủsức răn đe các hành vi vi phạm BHXH. Cơ chếthực hiện xửphạt chưa đồng bộ. Cơ quan BHXH không được trực tiếp giao nhiệm vụxử lý mà phụthuộc vào cơ quan thanh tra về lao động và chính quyền các cấp nên việc xử lý không kịp thời, hiệu quả của việc xử lý không cao . Bên cạnh đó, kinh tế huyện Minh Hóa còn nghèo, tốc độ tăng trưởng thấp, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn không ổn định, lương của người lao động tham gia BHXH còn thấp. Do đó, mức hưởng chế độ BHXH của người lao động rất khó đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình họ.

2.1.2. Quá trinh hình thành tổ chức bộ máy quản lỷ của bảo hiểm xã hội huyện