• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chi

Sựphối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan: Liên đoàn lao động, Bộ lao động thương bình xã hội, UBND các cấp,...: Đây là một yếu tố rất quan trọng đến công tác thu. Sựphối hợp thường xuyên, liên tục và có tính hiệu quảcao trong công tác thanh tra, kiểm tra, xửlý sau kiểm tra đối với công tác thu BHXH có vai trò quyết định đối với vấn đềthực hiện luật BHXH của các đơn vị, tác động trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chi

-Nhóm các yếu tố sinh học

+ Tuổi thọ bình quân: Tuổi thọbình quân là yếu tố tác động lớn đến các chế độ BHXH vì đi kèm với sựgia tăng của tuổi thọlà sự giảm sút tới sức khỏe người lao động, người lao động thường có nguy cơ dễ mắc bệnh, làm việc kém hiệu quả kéo theo đó là việc chi trảcho chế độ ốm đau, TNLĐ cũng tăng lên.

+ Độ tuổi, cơ cấu dân số: Trong công tác xét duyệt và giải quyết hồ sơ, chi trả các chế độ BHXH thì cơ cấu dân số và độ tuổi cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến số lượng đối tượng hưởng và mức hưởng các chế độ. Cụthể, độtuổi cao, cơ cấu dân số già thì số đối tượng hưởng các chế độ về hưu trí, tử tuất sẽ tăng lên, số tiền chi cũng sẽ tăng lên, sốtiền chi trả cũng sẽ tăng lên… Tuổi thọ tăng là biểu hiện của trình độ phát triển KT-XH song dân số già cũng là gánh nặng cho quỹ BHXH.Trong khi tuổi quy định về hưu của người lao động thấp, cứ đóng đủ 20 năm là đủ điều kiện về hưu, điều này sẽ làm giảm tiền đóng BHXH thì tuổi thọ tăng lại làm tăng mức thời gian chi trả, mức tiền lương chi trả cho người lao động. Theo tính toán sơ bộ, người lao động đóng BHXH đủ 30 năm thì số tiền đó cũng chỉ đủ nuôi người lao động khi về hưu được bình quân khoảng 7 năm, từ năm thứ 8 trở đi quỹBHXH phải cấp bù.

+ Giới tính: đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH vì với doanh nghiệp sử dụng nhiều nam giới do tính chất công việc đòi hỏi sức khỏe (khai thác,xây dựng…) thì việc khó tránh khỏi là họ phải chi trả nhiều chi chế độ TNLĐ-BNN; trong khi doanh ngiệp chỉ sử dụng lao động nữ vì những ưu thế như bền bỉ, khéo léo…thì phải chi trả rất nhiều cho chế độ thai sản.

Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tâm lý của người sử dụng lao động khi tham gia BHXH và giải quyết thỏa đáng chế độcho họ.

+ Thói quen tiếp cận các dịch vụ y tế: đây là một yếu tố đánh giá được chất lượng cuộc sống cũng như sự quan tâm của người lao động tới sức khỏe bản thân qua đó có thể giảm gánh nặng cho quỹBHXH vào việc chi trả các chế độ ốm đau, TNLĐ –BNN, tửtuất…đáng ra không phải chi trả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Nhóm yếu tố về quản lý tài chính BHXH

Đây là điều kiện tiên quyết để xác lập các điều kiện của một chế độ BHXH.

Một trong những nguyên tắc cơ bản là cân bằng thu - chi. Ta có một sốyếu tốsau:

+ Quy định mức hưởng và mức đóng cân bằng: vì một khi mức hưởng cao hơn mức đóng sẽgâyảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả, gây mất cân đối quỹ.

+Cơ cấu các khoản chi: Trong cơ cấu chi BHXH có nhiều khoản chi, nhưng có 3 khoản chi cơ bản nhất là: chi các chế độ, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng.

Một khi cơ cấu chi thiếu hợp lý cũng là nguyên nhân gây lạm chi, mất cân đối quỹ.

+ Công tác quản lý chi: hiện tượng lạm dụng quỹ, thất thoát quỹ…là những biểu hiện cho sự lỏng lẻo của cơ chế quản lý chi, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, trục lợi điều này cũng ảnh hưởng không nhỏtới kết quảchi BHXH.

+Công tác đầu tư quỹ: đầu tư kém hiệu quảkhi không thu hồi được vốn, đầu tư không có lãi, hay lãi thấp hơn trượt giá thị trường…cũng là nguy cơ gây bấtổn quỹ.

+Sự điều chỉnh về chính sách, pháp luật BHXH của nhà nước:Khi nhà nước có những sửa đổi về chính sách, pháp luật BHXH thì đều có sự tác động tới hoạt động thu và chi BHXH. Việc quy định điều kiện hưởng, mức hưởng rất quan trọng trong công tác chi trả, nếu mở rộng điều kiện hưởng ra, có nhiều đối tượng thuộc diện hưởng, cộng thêm mức hưởng cao thì sẽ dẫn đến mất cân bằng vềquỹ, do vậy cần có những chính sách phù hợp quy định vấn đềnày.

-Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội

Ngoài những nhân tốbên trong thìđiều kiện KT-XH của đất nước trong từng thời kỳcũng có ảnh hưởng không nhỏtới công tác quản lý chi trả. Bao gồm:

+ Tốc độphát triển nền khinh tế;

+ Chính sách dân sốcủa quốc gia;

+ Trìnhđộquản lý lao động, quản lý xã hôi;

+Chính sách lao động việc làm;

+ Trìnhđộdân trí và nhận thức xã hội…

Khi nền kinh tế xã hội của đất nước phát triển, đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội của quốc gia đó cũng phải không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phát

Trường Đại học Kinh tế Huế

triển kinh tế- xã hội đó, trong đó quan trọng nhất là hệthống chính sách vềBHXH.

Vì vậy chính sách này không ngừng được mởrộng cảvềphạm vi bao phủ đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng và cảvềquy mô các chế độthực hiện. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế sẽlàm cho thu nhập của người lao động tăng, nhờ đó người lao động sẵn sang tham gia Bảo hiểm xã hội và đóng góp ở mức cao hơn, dẫn tới thu Bảo hiểm xã hội tăng, đảm bảo nguồn chi bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra còn nhiều các nhân tố khác tác động đến công tác chi trả BHXH như môi trường làm việc, điều kiện làm việc tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng đến lượng chi trả cho chế độ TNLĐ -BNN, chương trình Kế hoạch hóa gia đình và tác động của nó đến chi chế độ thai sản, tổchức bộmáy gọn nhẹthì sốchi giành cho chi phí bộ máy quản lý giảm đi góp phần đảm bảo sự cân bằng về quỹ, tạo điều kiện để công tác chi trảchế độtốt hơn và kịp thời hơn.

1.4. Kinh nghiệm quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội một số nước và địa phương