• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ

2.3. Đánh giá kết quả quản lý thu, chi bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội huyện Minh

2.3.1. Những kết quả đạt được

Hoạt động kiểm tra chi BHXH đã góp phần bảo vệquyền lợi chính đáng cho người lao động, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật vềBHXH, đồng thời giúp cơ quan BHXH nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụcủa mình.

2.3. Đánh giá kết quả quản lý thu, chi bảo him của Bảo him xã hội huyện

- Công tác quản lý chi BHXH:

+Cơ chế phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội huyệnvà Bưu điện huyện kịp thời, triển khai xây dựng kếhoạch chi trảcác chế độBHXH, quy định cụ thểlịch chi trả trợcấp BHXH cho đối tượng thụ hưởng tại bưu điện xã, phường để đối tượng có thể chủ động nhận lương hưu và trợ cấp BHXH thuận tiện. Trường hợp người già neo đơn không nhận tiền, nhân viên chi trảcó thể đến tận nhà, chi tận tay người hưởng.

+ Việc quản lý đối tượng hưởng BHXH đảm bảo tính chính xác, chi trảkịp thời lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng an toàn, đúng chế độ đến tận tay đối tượng đúng kỳ, đủsố lượng không gây phiền hà cho đối tượng. Từkhi thành lập cho đến nay, công tác chi trả lương hưu và trợcấp BHXH cho các đối tượng thụ hưởng BHXH thường xuyên được cải tiến phù hợp với đặc thù của từng huyện, thành phố và điều kiện cụ thểtừng thời kỳ. Do vây, không còn tình trạng chi lương hưu và trợ cấp BHXH châm như những năm trước đây. Điều đó tạo tâm lý an tâm, thoải mái cho đối tượng thụ hưởng BHXH với việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý danh sách chi trả lương hưu và trợcấp BHXH.

+ Cùng với việc giải quyết kịp thời, đúng chế độ,chính sách cho người lao động. Trong 3 năm qua,BHXH huyện Minh Hóa đã bổsung, hoàn thiện hồ sơ, tiến hành phân loại và đưa vào lưu trữ hồ sơ hưởng ché độ BHXH. Đặc biệt việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng một cách hiệu quả giúp cho việc chi trảdễ dàng hơn.

+ Sựphối hợp, cộng tác của các ban ngành đoàn thể trong việc tuyên truyền các chính sách BHXH để các chính sách này thực sự đi vào cuộc sống. Đặc biệt là sự phối kết hợp sát sao của cấp huyện, thị trấn, xã, phường trong công tác chi BHXH trên địa bàn. Hệthống BHXH Việt Nam, hệ thống kho bạc nhà nước và bộ tài chính đã thực hiện nghiêm túc những quy định vềviệc chấp hành và quyết toán nguồn kinh phí chi BHXH của luật ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện cho BHXH trong việc chủ động nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác chi trả được kịp thời và đúng đối tượng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Hệthống cơ sởhạtầng khá hoàn chỉnh, đượctrang phương tiện thiết bị làm việc đầy đủ. Đến nay, trụsởcủa BHXH huyệnđãđược xây dựng hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu làm việc. Hệthống công nghệ thông tin đãđược triển khai thực hiện, mọi thiết bị thông tin, liên lạc cũng như đường truyền dữ liệu (FTP) từ huyện đến tỉnh được thông suốt mọi thời điểm. Trang tin điện tử http://www.bhxhquangbinh.gov.vn/chính thức đã đi vào hoạt động giúp cho việc trao đổi thông tin vềgiữa Cơ quan BHXH và doanh nghiệp cũng như người dân được kịp thời, thuận lợi.

2.3.2. Những hạn chế, bất cập

- Hạn chế trong công tác quản lý thu BHXH:

+ Tình trạng nợ và trốn tránh việc tham gia BHXH, nợtiền BHXH, tìm cách không tham gia BHXH của các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động là vấn đề thách thức đối với BHXH huyện nói riêng và BHXH tỉnh nói chung. Tính đến năm 2016, số tiền nợ BHXH là 1,6 tỷ đồng, bằng 4,5 % tổng số phải thu BHXH , số nợ này chủ yếu thuộc khu vực sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đen tình trạng trên là do một sốdoanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có tiền đểnộp BHXH cho người lao động . Một số doanh nghiệp cố tình không nộp và nộp chậm. Thâm chí có nhiều doanh nghiệp khai giảm lao động và quỹ tiền lương , một số doanh nghiệp đã lách luật bằng cách ký hợp đồng với người lao động dưới 3 tháng. Có đơn vị đăng ký tham gia BHXH để có điều kiện tham gia ký kết hợp đồng kinh te rồ i sau đó dừng đóng BHXH ;...một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đối chiếu theo dõi công nợtiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động...không còn chủsở hữu, đểlại số nợ BHXH, khi người lao động nghỉ hưởng che độ hoặc chuyển sang công ty khác thì vấn đềthiệt thòi nhất thuộc về người lao động vì hầu hết các quyền lợi của họtừ chính sách BHXH, một khi hồ sơ đóng BHXH không hoàn tất các thủtục thì điều kiện giải quyết hưởng chế độ BHXH không được đáp ứng.

+ Đơn vị sử dụng lao động chưa tự giác tham gia mới BHXH cho người lao động, đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, theo quy định của pháp luật, các đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Cơ quan BHXH rất thụ động trông chờ các doanh nghiệp ngoài quốc

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh tự giác đăng ký BHXH cho người lao động, trong khi, trên thực tế, ý thức tự giác của nhiều doanh nghiệp về vấn đề này chưa tốt. Điều đó dẫn đến tình trạng cơ quan BHXH không nắm hết được các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, còn nhiều đối tượng thuộc diện này bị bỏ sót, quyền lợi của người lao động không được bảo đảm.

+ Mức tiền xử phạt vi phạm về BHXH còn thấp và chưa có thẩm quyền xử phạt, việc thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm chính sáchchưa có cơ c ếkhuyến khích người lao động đóng BHXH cao hưởng cao, hiện nay việc đóng BHXH chưa theo thu nhập thực tế, chỉ trừsố lao động làm việc trong khu vực hành chính sựnghiệp là không có sựchênh lệch lớn giữa tiền lương tháng theo ngạch, bậc và thu nhập thực tế, còn lại đều có sựchênh lệch lớn, thậm chí là rất lớn, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; trên thực tế có không ít doanh nghiệp, tiền lương theo ngạch bậc để tính đóng BHXH của người lao động chỉ từ 2.2 đến 3.1 triệu đồng, trong khi đó thu nhập thực tếcủa họlại lên đến từ 5 đến 7 triệu đồng; đó là những hạn chếlàm giảm tính cộng đồng, chia sẻ rủi ro và công bằng xã hội trong việc thực thi chính sách BHXH nói chung và pháp luật vềquản lý thu BHXH nói riêng.

+ BHXH nói chung và quy định về nghĩa vụ đóng BHXH nói riêng còn rất hạn chế, kém hiệu quả: Quy định của pháp luật trong việc xử lý các vi phạm chính sách BHXH còn quá nhẹso với sốtiền chậm nộp hoặc bị chiếm dụng hàng tỷ đồng của không ít các doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nộp tiền phạt đến lần thứhai, thứba hoặc hơn nữa thay cho việc đóng BHXH. Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH quy định mức phạt tối đa 30.000.000 đồng đối với các vi phạm về chính sách BHXH. Mặt khác cơ chế xửlý chưa rõ ràng, cơ quan BHXH là người trực tiếp và thường xuyên phát hiện ra các vi phạm chính sách BHXH nhưng lại không được quyền xửphạt, mà do các cơ quan chức năng khác xửlý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Chưa quản lý chặt đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH, đa phần doanh ngiệp thường sử dụng nhiều lao động phổ thông chưa qua đào tạ, chưa có tay nghề nên việc làm không ổn định. Người lao động không có việc làm ổn định, doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có khả năng tham gia BHXH, hoặc trốn đóng BHXH dưới nhiều hình thức. Tình trạng trốn và nợ BHXH do đơn vị gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác, cũng có không ít doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH để tăng vốn sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra khó khăn hạn chếtrong quản lý thu.

- Hạn chế trong công tác quản lý chi BHXH:

+ Công tác giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức,việc quy định chủ sử dụng lao động hàng tháng phải giữ lại 2% tiền BHXH để chi trả kịp thời cho người lao động khi có phát sinh ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức và thực hiện quyết toán hằng quý với cơ quan BHXH, trường hợp này thực tế chưa đáp ứng được mục đích là kịp thời, gây khó khăn việc giải quyết, quyết toán và quản lý thu, nộp BHXH.

+Tình trạng làm hồ sơ giả để trục lợi quỹ BHXH,một số cơ sở y tế đã không thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh, chứng nhận khống cho người lao động đểlàm hồ sơ hưởng các chế độ BHXH. Hiện tượng này xảy ra nhiều ở các đơn vị làm ăn thua lỗ, thiếu việc làm cho người lao động.

Những ngày nghỉ, không có việc làm công nhân đồng loạt đi khám xin nghỉ ốm để hưởng chế độ BHXH. Đơn vị sử dụng lao động đã dùng hình thức này để lấy tiền của quỹBHXH làm thu nhập thâm chí lấy tiền này để đóng nộp BHXH.

+ Công tác quản lý quyết toán chi BHXH bằng tiền mặt, tuy ký hợp đồng chi trảchế độBHXH với Bưu điện nhưng vẫn còn tiềmẩn nhiều nguy cơ không an toàn trong quá trình vận chuyển tiền mặt, bưu điện chưa có đủ xe chuyên dụng phục vụ đến nơi chi trả, trường hợp chi không hết trong ngày chưa có đủkét sắt bảo quản an toàn tiền mặt. Việc thu tiền của đối tượng chưa nhận lương hưu và trợcấp BHXH trong tháng đểnhập quỹ, không kịp thời. BHXH các huyện không lập phiếu thu tiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

sau khi Bưu điện chi trả kết thúc trong ngày hoặc chỉ mới làm thủ tục gửi tạm tiền vào quỹ. Vì vậy, việc quản lý tiền mặt chưa đảm bảo quy định về nguyên tắc tài chính. Mặc dù trách nhiệm thuộc bên nhận chi hộ nhưng đây là một vấn đề cần quan tâm đảm bảm an toàn trong thời gian tới.

+ Bên chi trả quản lý đối tượng chưa nhận lương và trợ cấp BHXH chưa chặt chẽ,một số trường hợp đối tượng chết, hết tuổi hưởng chế độvẫn được kéo dài thời gian hưởng trợcấp. Có những trường hợp danh sách chi trảvẫn đang được thực hiện, trong khi trên thực tế, đối tượng đã chết từ lâu. Sự phối hợp của chính quyền địa phương chưa thực sựhiệu quảtrong khâu quản lý đối tượng. Do vây, ở BHXH huyện vẫn còn tình trạng bên chi trả không phát hiện sớm việc báo cắt giảm đối tượng hưởng BHXH đã chết, cơ quan quản lý phải vào cuộc thu hồi tiền chế độ. Có những trường hợp giấy chứng tửkhi làm hồ sơ hưởng tuất không đúng với thời gian đối tượng từ trần, trong khi đó thân nhân của đối tượng không tự giác báo cho cơ quan BHXH để cắt giảm kịp thời thì thân nhân của đối tượng (với các trường hợp chết) và đối tượng (trường hợp nhận trợ cấp tuất, mất sức lao động) vẫn có thểnhân tiền hàng tháng. Trường hợp này sẽgây thất thoát rất lớn cho quỹBHXH.

+ Còn việc ký nhận lĩnh thay lương hưu và trợ cấp BHXH không hợp lệ,nếu người lãnh tiền thay phải có giấyủy quyền và phải xác nhận của cơ quan chức năng địa phương. Tuy vậy vẫn còn tồn tại ởBHXH các huyện những trường hợp trên danh sách chi trả quyết toán của đại lý Bưu điện chi trả, cứmỗi tháng mỗi người nhân ký tên khác nhau (không có giấyủy quyền) nhưng BHXH các huyện vẫn chấp nhận.

+ Công tác kiểm tra thực hiện chi các chế độ BHXH, công tác thanh kiểm tra thực hiện chi BHXH chưa được thực hiện thường xuyên, sự phối hợp giữa các ngành còn hạn chế. Đội ngũ làm công tác kiểm tra chưa được đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ, số biên chế còn thiếu so với địa bàn rộng, trong khi đối tượng hưởng ngày càng nhiều. Chếtài xửphạt chưa đủquyền và mức phạt còn thấp từ đó người dân cố tình lạm dụng tiền BHXH khi có điều kiện. Một số doanh nghiệp sử dụng lao động hợp đồng không đăng ký đóng BHXH, khi xảy ra ốm đau, tai nạn hoặc những rủi ro khác trong quá trình lao động ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.3. Nguyên nhân của nhữnghạn chế, bất cập

- Thứ nhất,do bất cậptrong cơ chếchính sách, việc quyđịnh mức lãi

suất chậmđóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay Ngân hàng, vô tình khuyến khích doanh nghiệp cố tình nợ BHXH để chiếm dụng quỹ BHXH; việc xử lý vi phạm pháp luật vềBHXH, BHYT còn chưa thường xuyên, kiên quyết; mặt khác người lao động cũng chưa hiểu đúng, nhân thức rõ được và mất gì khi tham gia BHXH, BHYT và cũng không loại trừ nguyên nhân công đoàn cơ sở chưa tuyên truyền và thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ người lao động tại đơn vị nhất là khu vực ngoài Nhà nước.

- Thứ hai, cơ quan BHXH lại không được quyền xử phạt nên hiệu quảcông tác kiểm tra không cao, chậm đóng BHXH, BHYT thì rất nhiều nhưng mấu chốt là do chếtài xửphạt chưa đủmạnh, mức xửphạt hành chính thiếu tính răn đe; các đơn vị trong hệ thống BHXH không được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm soát và quyết định xử phạt đối với các hiện tượng chậm nộp, trốn tránh nộp BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động. Trách nhiệm đó lại giao cho thanh tra lao động và Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện. Mặt khác, hình thức xửphạt còn nhẹ, chưa có tác dụng đủ mạnh để điều chỉnh hành vi vi phạm của đơn vịsửdụng lao động.

- Thứ ba, quỹ lương thường xuyên biến động nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh cùng với mức tiền lương tối thiểu thay đổi nhiều lần khiến cho cơ quan BHXH phải điều chỉnh sổ sách, rà soát, đối chiếu, xác nhận sổ BHXH nhiều hơn, quản lý khó khăn hơn. Thủ tục tham gia BHXH còn rườm rà và thường xuyên thay đổi. Điều đó gây khó khăn cho người quản lý BHXH của đơn vị sử dụng lao động.

Trong khi đó, các đơn vị sử dụng lao động thường hạn chếtối đa việc sửdụng lao động gián tiếp. Do vây, việc bố trí người chuyên làm công tác BHXH thường khó được chấp nhân tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Thứ tư, đa phần doanh nghiệp thường sử dụng nhiều lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề nên việc làm không ổn định. Người lao động không có việc làm ổn định, doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có khả năng tham gia BHXH, hoặc

Trường Đại học Kinh tế Huế

trốn đóng BHXH dưới nhiều hình thức. Tình trạng trốn và nợ BHXH do đơn vị gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác, cũng có không ít doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH để tăng vốn sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra khó khăn hạn chế trong quản thu của BHXH huyện Minh Hóa.

Bên cạnh các cơ quan chức năng và cơ quan BHXH gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê lao động và quỹtiền lương, dẫn đến tình trạng một số lượng lớn lao động để ngoài danh sách tham gia BHXH, số tiền thất thu BHXH lớn. Ngoài ra, một số trường hợp doanh nghiệp đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động, không còn chủ sở hữu đã gây khó khăn cho việc giải quyết sốnợ BHXH của các doanh nghiệp này.

- Thứ năm, trìnhđộ, năng lực, kiểm tra, kiểm soát của cán bộlàm nghiệp vụ vềquản lý thu chi ở BHXH huyện còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động của ngành.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này luận văn đã phân tích, đánh giá quy trình tổ chức bộmáy quản lý, thực trạng trong công tác thu, chi BHXH từ năm2014-2016. Qua đó chúng ta thấy được những số liệu thực tế phát sinh về thu BHXH, chi BHXH từ đó đánh giá được những mặt đạt được và những hạn chếtrong công tác tại đơn vị.

Việc phân tích sốliệu, đánh giá những mặt hạn chếcủa công tác quản lý thu, chi BHXH là cơ sở cho việc đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện trong công tác thu, chi BHXH và cuối cùng để hoàn thiện công tác Quản lý Quỹ BHXH của Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóaở Chương 3.

Trường Đại học Kinh tế Huế