• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nguyên nhân những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách xã tại huyện

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TẠI HUYỆN LỆ

2.4. Đánh giá công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

2.4.3. Nguyên nhân những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách xã tại huyện

Để đánh giá các nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tác giá tiến hành lấy ý kiến đánh giá của cán bộ điều tra về các nguyên nhân đã được nêu trong bảng hỏi (mỗi người có thể chọn nhiều câu trả lời). Kết quả được thể hiện trong bảng số liệu 2.22. Qua đó có thể thấy nguyên nhân có nhiều lựa chọn, đánh giá là có ảnh hưởng đến các hạn chế, tồn tại trong quản lý ngân sách xã là do hệ thống văn bản do trung ương, tỉnh ban hành không còn phù hợp (50 lựa chọn, xếp hạng 1) và hạng 2 với 43 lựa chọn là do hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách cấp xã chưa cao, đứng thứ 3 là do công tác quản lý ngân sách của các ban, ngành, đoàn thể thụ hưởng ngân sách xã, thịtrấn chưa cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.22. Đánh giá của cán bộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trênđịa bàn huyện Lệ Thủy

TT Nội dung Số người

trả lời

Tỷ lệ

%

Xếp hạng

1 Hệ thống văn bản cho do trung ương và tỉnh ban hành không còn phù hợp (chu trình quản lý ngân sách xã về tiêu chuẩn, định mức…)

50 71,4 1

2 Hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách xã, thị trấn chưa cao

43 61,4 2

3 Vai trò của KBNN trong quản lý ngân sách xã, thị trấn chưatốt

29 41,4 5

4 Quản lý ngân sách xã của HĐND, UBND cấp xã, thị trấn, cơ quan tài chính chưa tốt

27 38,6 6

5 Quản lý NS của các ban, ngành, đoàn thể thụ hưởng ngân sách xã, thị trấn chưa cao (công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, và quyết toán NSX)

41 58,6 3

6 Sự phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành, đoàn thể trong quản lý ngân sách xã, thị trấn chưa cao

29 41,4 5

7 Trìnhđộ, năng lực của cán bộ quản lý ngân sách xã, thị trấn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế

22 31,4 7

8 Tỷ trọng phân cấp giữa NS tỉnh, huyện và xã chưa hợp lý 36 51,4 4 Nguồn: Tổng hợp sốliệu điều tra, 2017 Việc phân cấp quản lý kinh tế xã hội, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp xã hiện nay của HĐND tỉnh Quảng Bình là chưa phù hợp với thực tếyêu cầu của địa phương, phân cấp nguồn thu NSX được hưởng theo phân cấp thấp, chủ yếu các xã, thị trấn thuộc huyện phải dựa vào thu bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên.

Trình độ đội ngũ của các đồng chí Chủtài khoản và công chức làm kế toán ngân sách tuy đã được tăng cường, củng cố về mặt chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian qua nhưng vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhưng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, không chịu khó học hỏi nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, một số đồng chí trẻ mới nhận công tác lại chưa có kinh nghiệm, học không đúng chuyên ngành ngân sách xã, lại không có sự hỗ trợ từ người đi trước nên không nắm rõ được Luật NSNN, chu trình ngân sách, quy trình hạch toán các khoản thu, chi tài chính phát sinhở xã.

HĐND chưa thể hiện hết vai trò của mình trong việc quyết định dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách của địa phương. Trách nhiệm của các tổchức, cá nhân trong quá trình xét duyệt dựtoán, quyết toán ngân sách xã chưa được đề cao, đa số những người có trọng trách mới chỉ ký mà không duyệt, không cân nhắc cẩn trọng đến tổng số thu, tổng số chi, cơ cấu thu, chi và mức độ của mỗi chỉ tiêu thu, chi đã ghi trong dự toán.

Công tác đào tạo cán bộ còn chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ đảm bảo chuẩn hoá vềmặt hình thức chứ chưa thật sựsâu vềchất lượng, Sở Tài chính đã mở các lớp tập huấn về sử dụng phần mềm kế toán cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện và tập huấn bồi dưỡng về công tác quản lý tài chính, ngân sách, nhưng kết quả chưacao.

Công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, mới dừng ở việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ thanh toán, chưa quan tâm đến việc kiểm soát theo dự toán do HĐND quyết định.

Việc kiểm tra, kiểm toán không thường xuyên, nó chỉ có tính chất trọngđiểm.

Việc xửlý sau khi kết luận kiểm tra thực hiện chưa được nghiêm, nhiều đơn vị vẫn dây dưa và thực hiện chậm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này luận văn đã tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016.

Luận văn đã tiến hành phân tích số liệu thu thập được tại các phòng ban chuyên môn của UBND huyện Lệ Thủy và khảo sát 100 người bao gồm cán bộ và người dân trong địa bàn huyện LệThủy. Những vấn đề này chính là căn cứ khoa học giúp cho luận văn tìm ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN