• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý ngân sách xã

1.2.2. Bài học kinh nghiệm

nhà nước cấp huyện; năng lực quản lý cán bộtài chính xã khôngđồng đều. [26]

Ðểhoàn thành dự toán thu chi NSNN, đặc biệt là NSX năm 2014, Tiền Hải đã xây dựng nhiều giải pháp thực hiện: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuế, kế toán, quản lý sản xuất - kinh doanh. Trong thời gian chuẩn bị giao thuếmôn bài, ngành Thuế cùng các địa phương tăng cường rà soát lại các nguồn thu.

Ðặc biệt chú trọng thuếxây dựng cơ bản, thuế vãng lai, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Luật quản lý thuế được áp dụng triệt đểtới cơ sở và người sản xuất -kinh doanh. Khoản thu tiền sửdụng đấtởcác xã phải chủ động dựkiến sớm từ đầu năm tài chính. Trong chi dựtoán chú trọng vào khoản chi lớn thật sựcó khảthi. Xã, thịtrấn chủ động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (trong đó phần vốn đối ứng đểtiếp cận được vốn hỗtrợtừtỉnh và các chương trình mục tiêu). UBND các xã tục rà soát, phân loại, sắp xếp phê các công trình xây dựng theo thứtự ưu tiên.

Ngoài ra, Tiền Hải còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSX trên lĩnh vực xây dựng cơ bản. Kiên quyết không phê duyệt công trình khi chưa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún. Trong năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một sốkhoản chi hỗ trợ NSX như dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu của dân. Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương.

Thứ hai, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý mới được một số nước tiếp cận, trong đó có cả những quốc gia có nền kinh tếphát triển, nguồn lực ngân sách dồi dào và cảnhững nước đang phát triển. Điều đó xuất phát từ yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia luôn cao hơn nguồn lực ngân sách ngày càng khan hiếm và có giới hạn. Chính vì vậy ngân sách cần được sửdụng hiệu quảvà phải được minh bạch, công khai, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra chính làđểgiải quyết nhu cầu đó, bằng cách lượng hoá được hiệu quảsửdụng ngân sách thông qua những kết quả đầu ra cụthể đểmọi người dân đều có thể đánh giá, giám sát được.

Thứ ba, cần hiện xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng NSNN lãng phí. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra vi phạm; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ tư, Đảng ủy, HĐND, UBND các cấp cần đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽvà cáccơquan,đơn vị chuyên môntăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và các xã, thịtrấn chi bám sát dựtoán,đảm bảocân đối tích cực. Chi đầutưphát triểnđược bảm đảm tiến độthực hiện dựán, chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả ởcấp huyện và cấp xã, đáp ứng chi đột suất phát sinh của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, Kho bạc nhà nước huyện tích cực phối hợp với các ngành trong hệ thống thuộc ngành tài chính quản lý chặt chẽ NSX, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành NSX trên địa bàn huyện. Đưa công nghệ thông tin vào việc hạch toán kế toán trên các phần mềm quản lý NSX đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước

Thứ sáu, phòng Tài chính - Kế hoạch và Chi cục thuế huyện, một mặt tăng cường cán bộgiám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộtài chính còn yếu nghiệp vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này luận văn hệ thống hóa Lý luận chung về Ngân sách xã;

Lý luận cơ bản về quản lý ngân sách xã; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã. Đồng thời luận văn đã nêu rõ kinh nghiệm quản lý ngân sách xã của 02 huyện 02 tỉnh của Việt Nam, và rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. Những nội dung trên đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn định hình cho nội dung nghiên cứu của các chương tiếp theo của luận văn.

Trường Đại học Kinh tế Huế