• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân cấp nhiệm vụ chi của ngân sách xã

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TẠI HUYỆN LỆ

2.1. Tổng quan về huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

2.2.1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Lệ Thủy

2.2.1.2. Phân cấp nhiệm vụ chi của ngân sách xã

Theo Nghị quyết 146/2010/NQ-HĐND ngày 29/10/2010 của HĐND tỉnh Quảng Bình và Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách tỉnh Quảng Bình năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, định mức chi thường xuyên, mua sắm, sửa chữa tài sản đối với ngân sách cấp xã, thịtrấn được phân bổtheo tiêu chí sốdân, cụthể như sau:

- Chi cho con người: Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định, gồm cảkhoản mua BHYT cho cán bộgià yếu nghỉviệc xã, tínhđúng, tính đủ theo mức lương cơ sở.

-Trường Đại học Kinh tế Huế

- Chi cho hoạt động: Chi hoạt động của xã, phường, thị trấn được phân bổ theo biên chế được giao theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP và dân số; định mức 15.000.000 đồng/biên chế và 15.000 đồng/người dân.

Trongtrường hợp tổng chi hoạt động của xã, phường, thị trấn tính theo định mức trên nhỏ hơn 500 triệu đồng/xã thìđược bổ sung để đảm bảo chi hoạt động một xã tối thiểu 500 triệu đồng. Trong đó đã bao gồm chi hỗ trợ cụm dân cư, thanh tra nhân dân, giáo dục cộng đồng theo chế độ quy định; đảm bảo chi tối thiểu cho một số lĩnh vực: an ninh 20 triệu đồng, chi quốc phòng 25 triệu đồng, hoạt động trạm y tếxã 20 triệu đồng, hoạt động đài truyền thanh 20 triệu đồng, hoạt động Mặt trận tổ quốc 10 triệuđồng.

- Chi dựphòng:Định mức tính bằng 3% tổng chi thường xuyên.

b) Nhim vchi ngân sách xã

- Chi đầu tư phát triển

+Chi đầutưxây dựng các công trình kết cấu hạtầng kinh tế- xã hội không có khả năngthu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh từcác nguồn theo quy định.

+ Chiđầu tư các công trình tại xã từnguồn huy động đóng góp của các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật

- Chi thường xuyên: Chi sựnghiệp kinh tế; Chi sựnghiệp giáo dục; Chi hoạt động y tếxã, phường, thị trấn; Chi công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, phát thanh, thểdục thểthao do xã, phường, thị trấn quản lý; Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thểcấp xã; Chi hỗtrợ cho các tổchức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp xã theo quy định của pháp luật;

Sự nghiệp môi trường tại xã, thị trấn; Chi công tác quốc phòng; Chi công tác an ninh trật tự; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ điều tra về phân cấp nhiệm vụ chi của NSX trên địa bàn huyện Lệ Thủy được thểhiện qua bảng sốliệu 2.4.Theo đó việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

phân cấp nhiệm vụchi hiện nay là tương đối phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế -xã hội, phù hợp với việc cung cấp các hàng hóa công cộngở cấp xã và nó tạo ra tính chủ động của cấp chính quyền xã trong việc quản lý tài chính, kinh tế, xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, đa số ý kiến đánh giá đều cho rằng định mứcchi NSX đáp ứng cho con người và chi cho hoạt động thực tếcủa xã vẫn chưa được đảm bảo, dođịnh mức được xây dựng khi mức lương cơ sởvẫn còn là 730.000đ trong khi thực tếmức lương cơ sở đã tăng lên 1.210.000đ như hiện nay thì định mức chi theo ban đầu sẽ làm cho các xã khó khăn trong việc đảm bảo được các hoạt động của mình.

Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ điều tra về phân cấp nhiệm vụ chi NSX trên địa bàn huyệnLệ Thủy giai đoạn 2011-2016

TT Nội dung

Tốt Chưa tốt

Số

lượng % Số

lượng % 1 Tính phù hợp trong phân cấp nhiệm vụ chi

NSX và phân cấp quản lý kinh tế- xã hội

64 91,43 6 8,57

2 Tính phù hợp so với việc cung cấp các hàng hóa dịch vụ công cộng ở cấp xã

64 91,43 6 8,57

3 Tính chủ động của cấp chính quyền xã, thị trấn

56 80,00 14 20,00

4 Khả năng đáp ứng của chi NSX so với yêu cầu thực tế củacác ban,ngành, đoàn thể các xã, thị trấn

19 27,14 51 72,86

Nguồn: Tổng hợp sốliệu điều tra, 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi NSX huyệnLệ Thủy

2.2.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chức năng trong quản lý chi NSX huyện LệThủy

Mô hình bộ máy quản lý NSX trên địa bàn huyện Lệ Thủy có thể biểu diễn qua sơ đồsau 2.2dưới đây:

Nguồn: Quốc hội, 2002 Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý NSX huyệnLệ Thủy

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp

Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định dự toán chi ngân sách địa phương, phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, quyết định các chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách địa phương, Giám sát việc thực hiện ngân sách đãđược Hội đồng nhân dân quyết định.

HĐND, UBND xã

Phòng TC-KH huyện LệThủy

Chi cục Thuế huyện LệThủy

KBNN huyện LệThủy

Ban Tài chính xã

Cục thuếtỉnh Quảng Bình

KBNN tỉnh Quảng Bình

SởTài chính tỉnh Quảng Bình HĐND, UBND

huyện LệThủy

HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.

*Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷban nhân dân huyện LệThủy

Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổngân sách cấp mình, quyết toán ngân sách theo các chỉ tiêu quy định của Luật ngân sách.

Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách địaphương.Phối hợp vớicác cơquannhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sáchnhà nướctrên địa bàn.

Báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

*Nhiệm vụ, quyền hạn của SởTài chính và Phòng Tài chính - KH huyện Tổchức lập dựtoán chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chi ngân sách đối với các đơn vịtrực thuộc.

*Nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN huyện LệThủy

Thực hiện Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, hệthống KBNN đã thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB thuộc NSNN của các đơn vị được giao mỗi năm. Thông qua vai trò kiểm soát chi của mình, KBNN ngăn chặn và từ chối thanh toán đối với các khoản chi NSNN chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Vai trò kiểm soát chi của KBNN giúp cho quản lý NSNN ngày càng đi vào nềnếp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

*Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thuếhuyện LệThủy

Chi cục thuếhuyện phối hợp với Ban Tài chính xãđảm bảo thuđúng, thu đủvà kịp thời nguồn thu của ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồnthu ngân sách địaphương được hưởng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế thu, sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp cơ quan thuếuỷquyền cho Ban Tài chính xã thu, thì cũng thực hiện theo quy trình trên và được hưởng phí uỷnhiệm thu theo chế độ quy định.

*Nhiệm vụcủa UBND xã

Hàng năm, Uỷban nhân dân xã lập dự toán thu Ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dựtoán chi ngân sách xã, phươngán phân bổ ngân sách xã và quyết toán thu ngân sách xã, chi ngân sách xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định, phê chuẩn.

Tổchức thực hiện ngân sách xã, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý Ngân sách nhà nước trên địa bàn xã và báo cáo vềNgân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

*Nhiệm vụcủa Ban tài chính xã

Ban Tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủvà kịp thời các nguôn thu trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã.