• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP XÃ Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP XÃ Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
132
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN NGỌC HUY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP XÃ Ở HUYỆN BỐ TRẠCH,

TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN NGỌC HUY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP XÃ Ở HUYỆN BỐ TRẠCH,

TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào.

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Trần Ngọc Huy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Cho phép tôi được trân trọng và đặc biệt bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Phát, người thầy đã nhiệt tình, tận tâm, đầy trách nhiệm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cám ơn các Quý thầy cô giáo và cán bộ công chức Trường Đại học Kinh tế Huế đã dạy bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và làm luận văn. Cám ơn lãnh đạo, cán bộ phòng ban của huyện và UBND các xã trong địa bàn huyện. Cám ơn đồng nghiệp, bạn bè lớp cao học K17B2 - QLKT UD Huế, cùng toàn thể những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra phỏng vấn và thụ thập số liệu cũng như góp ý kiến để xây dựng luận văn.

Để thực hiện luận văn, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu với tinh thần chịu khó, nghị lực và ý chí vươn lên. Tuy nhiên, không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Kính mong Quý thầy, cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

Do trình độ còn hạn chế, việc có một số lỗi sẽ là điều không thể tránh khỏi, tác giả luận văn mọng nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý vị, mong muốn cho bản thân luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, tôi xin được cám ơn gia đình và người hân đã động viên, giúp tôi yên tâm công tác và hoàn thành được luận văn này./.

Quảng Bình, ngày thàng năm 2018 Tác giả

Trần Ngọc Huy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨKHOA HỌC KINH TẾ Họ và Tên: TRẦN NGỌC HUY

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học:PGS–TS NGUYỄN VĂN PHÁT

Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP XÃỞ HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Tính cấp thiết của đề tài

Cấp xã có tầm quan trọng bậc nhất, là cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại là nơi gần dân nhất, nơi mà mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trực tiếp đi vào cuộc sống, đồng thời là nơi tiếp thu những ý kiến của dân để phản ánh lại cho Đảng, Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”có tính cấp thiết.

2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu của mình, đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu thứ cấp. Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê và phương pháp phân tích bằng phần mềm SPSS để xử lý số liệu sơ cấp.

3. Kết quả nghiên cứu:

Chất lượng công chức chuyên môn các xã chưa cao, số lượng còn thiếu. Các chính sách khuyến khích về vật chất lẫn tinh thần hiện còn bất cập chưa khuyến khích được tinh thần cống hiến của đội ngũ công chức. Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng mặc dù được chú trọng nhưng còn nhiều bất hợp lý. Chất lượng cung ứng dịch vụ công của công chức chuyên môn được người dân đánh giá chấp nhận được, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại. Bên cạnh đó chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn các xã, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn tại các xã trên địa bàn huyện Bố Trạchtrong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Ý nghĩa

CCCM Công chức chuyên môn

CBCC Cán bộ công chức

VC Viên chức

ĐTBD Đào tạo bồi dưỡng

CMNV Chuyên môn nghiệp vụ

UBND Ủy ban nhân dân

HĐND Hội đồng nhân dân

TP Thành phố

CCHC Cải cách hành chính

QLNN Quản lý Nhà nước

THPT Trung học phổ thông

THCS Trung học cơ sở

HCCB HộiCựu chiến binh

HND Hội Nông dân

HLHPN Hội liên hiệp phụ nữ

MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

LLCT Lý luận chính trị

CNXH Chủ nghĩa xã hội

CNH Công nghiệp hóa

HĐH Hiện đại hóa

KT-XH Kinh tế xã hội

TT Thứ tự

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

MỤC LỤC...v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...x

PHẦN MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1. Mục tiêu chung...2

2.2. Mục tiêu cụ thể...2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...2

3.1. Đối tượng nghiên cứu...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

4.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu...3

4.2. Phương pháp phân tích...4

5. Kết cấu luận văn...4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP XÃ...5

1.1. Chính quyền cấp xã vàđội ngũ chuyên môn cấp xã ...5

1.1.1. Chính quyền cấp xã ...5

1.1.1.1 Khái niệm chính quyền cấp xã ...5

1.1.1.2. Đặc điểm của chính quyền cấp xã...6

1.1.1.3. Phân loại các đơn vị hành chính cấp xã: ...8

1.1.2. Đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ...11

1.1.2.1 Khái niệm về công chức chuyện môn cấp xã...11

1.1.2.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã...13

1.1.3. Tổ chức bộ máy và tiêu chuẩn đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã...15

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

1.1.3.1. Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã...15

1.1.3.2. Tiêu chuẩn đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ...16

1.2. Chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ...20

1.2.1. Khái niệm...20

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ...22

1.2.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá về trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ...22

1.2.2.2. Nhóm tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức và phẩmchất chính trị...24

1.2.2.3. Nhóm các tiêu chí đánh giá về tình trạng sức khỏe và thể lực...25

1.2.2.4. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của công chức chuyên môn cấp xã ...25

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ...28

1.2.3.1. Đào tạo, bồi dưỡng...28

1.2.3.2. Cơ chế tuyển dụng, phân công, bổ nhiệm...29

2.2.3.3. Chế độ chính sách bảo đảm lợi ích vật chất...31

1.2.3.4. Chế độ chính sách bảo đảm lợi ích tinh thần...32

1.3. Tác động của chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn lên chất lượng dịch vụ công cấp xã...33

1.3.1. Chất lượng dịch vụ công cấp xã...33

1.3.1.1. Khái niệm...33

1.3.1.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công cấp xã...34

1.3.2. Tác động của chất lượng đội ngũ công chứclên chất lượng dịch vụ công...36

1.3.2.1. Tác động lên quá trình phổ biến chính sách...36

1.3.2.2. Tác động lên quá trình thực thi chính sách ...37

1.3.2.3. Tác động lên quá trình giám sát thực hiện chính sách...37

1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm đối với huyện Bố Trạch...38

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của một số địa phương trong nước...38

1.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương...38

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

1.4.1.2. Kinh nghiệmtại thành phố Đà Nẵng...38

1.4.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội...40

1.4.1.4. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị...41

1.4.2. Bài học nâng cao chất lượng của đội ngũ côngchức chuyên môn cấp xãở huyện Bố Trạch...42

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP XÃ HUYỆN BỐ TRẠCH...43

2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế- xã hội của huyện Bố Trạch...43

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ...43

2.1.2. Về kinh tế...47

Những năm đầu thập kỷ trước, cũng như cả nước nền kinh tế huyện Bố Trạch bắt đầu chuyển đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa chấp nhận cạnh tranh. Tuy trong hoàn cảnh đó nhưng tất cả các ngành kinh tế của huyện đã vượt qua được những thách thức ban đầu và đạt nhiều thành tựu đáng kể...47

2.1.3. Văn hóa- xã hội...52

2.1.4. Nguồn lực con người...53

2.2. Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xãở huyện Bố Trạch...54

2.2.1. Số lượng công chức chuyên môn cấp xã huyện Bố Trạch...54

2.2.2. Số lượng và cơ cấu theo giới tính và độ tuổi...60

2.2.3. Số lượng và cơ cấu công chức chuyên môn phân theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ...61

2.2.4. Thực trạng công chức chuyên môn theo trìnhđộ lý luận và phẩm chất chính trị...62

2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP XÃ HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH...66

2.3.1. Đánh giá của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ...66

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

2.3.1.1. Đặc điểm đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã...66

2.3.1.2. Thống kê mô tả đánh giá của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xãở huyện Bố Trạch thông qua các yếu tố ảnh hưởngchất lượng đội ngũ...69

2.3.2. Đánh giá của người dân...73

2.3.3. Đánh giá của cán bộ quản lý...74

2.4. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xãở huyện Bố Trạch...77

2.4.1. Kết quả đạt được...77

2.4.2. Nhữngtồn tại hạn chế...78

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế...79

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GẢI PHÁP NÂNG CAO...81

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP XÃ Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH...81

3.1. QUAN ĐIỂM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP XÃ ...81

3.1.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã phải nhận thức đúng đắnvị trí, vai trò của cấp xã ...81

3.1.2. Nhận thức đúng đắn vai trò của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã...82

3.1.3. Nâng cao chất lượng công chức chuyên môn cấp xã phải đảm bảo sự gắn kết chặt chẽgiữa chuyên môn nghiệp vụ với đạo đức nghề nghiệp...82

3.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã là trách nhiệm của tất cả các ấp ủy Đảng, chính quyền và từng công chức trong bộ máy chính quyền cấp xã...83

3.1.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã là một quá trình đào tạo liên tục được thực hiện đồng bộ từ khâu tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo và sử dụng...83

3.2. MỤC TIÊU...84

3.2.1.Mục tiêu chung...84

3.2.2. Mục tiêu cụ thể...84

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU...85

3.3.1. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp xã...85

3.3.2. Tuyển dụng và đổi mới chính sách chế độ đối với công chức chuyên môn cấp xã ...88

3.3.3. Đổi mới công tác quản lý đánh giá, bố trí và luân chuyên công chức chuyên môn cấp xã ...91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...94

1. KẾT LUẬN...94

2. KIẾN NGHỊ...94

TÀI LIỆU THAM KHẢO...97 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của giai

đoạn2014-2016...50

Bảng 2.2: Thực trạng số lượng công chức chuyên môn cấp xã huyện bố trạch năm 2017...56

Bảng 2.3: Phân bổ số lượng công chức chuyên môn cấp xãở huyện bố trạch năm 2017 ...58

Bảng 2.4: Thực trạng công chức chuyên môn cấp xã huyện bố trạch phân theo độ tuổi...60

Bảng 2.5: Trình độ văn hóa, chuyên môn của công chức cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch...62

Bảng 2.6: Tỷ lệ đạt chuẩn của công chức cấp xã ở huyện bố trạch giai đoạn 2015-2017...63

Bảng 2.7: Trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước của đội ngũ công chức cấp xã huyện bố trạch...64

Bảng 2.8: Trìnhđộ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã huyện bố trạch...65

Bảng 2.9. Đặc điểm mẫu khảo sát là công chức chuyên môn cấp xã...67

Bảng 2.10. Đánh giá của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ...69

Bảng 2.11. Thống kê mô tả kết quả đánh giá của người dân...73

Bảng 2.12. Thống kê mô tả kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ...75

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦNMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước (sau đây gọi chung là công chức) là một trong những nội dung quan trọng của công tác cải cách hành chính. Vì vậy, trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2010-2015, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong bảy chương trình hànhđộng có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn quan tâm, chăm lo xây dựng cấp xã, đã tổng kết và rút ra bài học có ý nghĩa cực kỳ quan trọng “cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong quá trình hoạt động của mình, Đảng ta luôn quan tâm đến vai trò quan trọng của cán bộ, công tác cán bộ và đánh giá cao vai trò của cơ sở. Nhất là từ Nghị quyết Trung ương 8 (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 6 (khoá VIII). Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ra nghị quyết "về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn".

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá vì thế đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã lại càng có vai trò quan trọng. Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bao gồm nhiều cấp; tuy nhiên, cán bộ cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã) có tầm quan trọng bậc nhất. Lý do là mặc dù cấp xã là cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại là nơi gần dân nhất, nơi mà mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trực tiếp đi vào cuộc sống, đồng thời là nơi tiếp thu những ý kiến của dân để phản ánh lại cho đảng và Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trên thực tế, cán bộ cấp xã hàng ngày phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến tất cả mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; vì vậy, nếu đội ngũ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

này thiếu phẩm chất và năng lực sẽ gây những hậu quả tức thời và nghiêm trọng về nhiều mặt cho các địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”làm luận văn thạc sỹ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã, đề xuất những giải pháp chủyếu nhằm nâng cao chất lượng công chức chuyên môn cấp xãởhuyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung và thực tiễn về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã.

-Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã của huyện Bố Trạch hiện nay. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức chuyên môn cấp xã.

-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xãở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn cấp xãở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ năm 2015 đến 2017; đề xuất giải pháp đến năm 2020. Các số liệu thống kê phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm các số liệu, tài liệu về cán bộ, công chức cấp xã từ 2015đến nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác nâng cao chất lượng đội ngũcông chức chuyên môn xã trênđịa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

* Phương phápthu thập thông tin dữ liệu thứ cấp:

- Thông tin khoa học trong các công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong nước;

- Thông tin và số liệu thống kê từ các báo cáo của các cơ quan nghiên cứuvà cơ quan quản lý nhànước ở tỉnh Quảng Bình như: Sở Nội vụ; phòng Nội vụ Huyện Bố Trạch và các xã trênđịa bàn huyện Bố Trạch.

* Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp:

- Nội dung điều tra phục vụ cho việc phân tích, đánh giá

+Đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã.

+ Đánh giá của người dân về phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ công chức chuyên môn chuyên môn cấp xã.

+ Đánh giá của người dân về thái độ, tinh thần phục vụ, trách nhiệm với công việc của đội ngũcông chức chuyên môn cấp xã.

+ Đánh giá của cán bộ quản lý về kỹ năng chuyên môn nghệp vụ của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã.

+ Đánh giá của đội ngũ công chức chuyên môn về công tác đào tạo, công tác quy hoạch, công tác bố trí, sử dụng, sắp xếp công việc, công tác tuyển dụng, thực hiện công việc, lương thưởng và chế độ đãi ngộ

- Đối tượng điều tra: Gồm cán bộ lãnh đạo quản lý công chức chuyên môn;

Người dân; Công chức chuyên môn các xã.

- Quy mô mẫu: Nghiên cứu06 xã và 01 thị trấn.Số lượng mẫu:175 mẫu.

+ Cán bộ lãnhđạo quản lý:21người + Người dân:105người

+ Công chức chuyên môn: 49người

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

-Phương pháp chọn mẫu:

+ Đối với lãnh đạo quản lý: Mỗi đơn vị hành chính lấy phiếu của 03 lãnh đạo.gồm Bí thư, Chủ tịch và Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND).

+ Người dân: Mỗi xã, thị trấn lấy phiếu điều tra của 15 người dân để chọn mẫu khảo sát.

+ Công chức chuyên môn: Mỗi xã, thị trấn gồm có 07 công chức chuyên môn.

4.2. Phương pháp phân tích -Phương pháp thống kê so sánh:

+ So sánh đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc giữa các nhóm đội ngũcán bộ và đội ngũcông chứcchuyên môn

+ So sánh đánh giá của người dân về phẩm chất đạo đức, lối sống giữa các nhóm đội ngũ cán bộ và đội ngũ công chức chuyên môn

+ So sánh đánh giá của người dân về thái độ, tinh thần phục vụ, trách nhiệm với công việc giữa các nhóm đội ngũ cán bộ và đội ngũ công chức chuyên môn

-Phương pháp thống kê mô tả:

Dùng để phân tích, mô tả tổng quát về tình hình địa bàn nghiên cứu, thực trạng chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũcông chức chuyên môn cấpxã.

Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3: Mục tiêu, giải pháp xây dựngvà nâng cao chất lượng đội ngũcông chức chuyên môn cấp xãở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bìnhđến năm2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP XÃ 1.1. Chính quyền cấp xã và đội ngũ chuyên môn cấp xã

1.1.1. Chính quyền cấp xã

1.1.1.1 Khái niệm chính quyền cấp

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”. Trong đó Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ củanhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan nhà nước cấp trên.

Xuất phát từ vị trí chính quyền của cấp xã trong hệ thống chính trị nên có vai trò rất quan trọng trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân.Có thểkhẳng định chính quyền cấp xã là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

- Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. vì vậy, cấp xã nói chung là cơ sở cho việc xây dựng và kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong cuộc sống.

- Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp giải quyết các yêu cầu của nhân dân.

Trong thực tế cuộc sống, khi cần có sự can thiệp của chính quyền, thì nơi người dân tìm đến đầu tiên chính là chính quyền cơ sở. Chính quyền cấp xã cũng là nơi trực tiếp đưa ra các giải pháp cần thiết theo thẩm quyền để giải quyết những yêu cầu chính đáng của người dân, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống bình yên, thực hiện có hiệu quả các quyền và nghĩa vụ của mìnhđối với nhà nước và cộng đồng..

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

- Chính quyền cấp xã là nơi quyết định các vấn đề kinh tế xã hội ở địa phương. Tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã đóng vai trò quan trọng, chủ yếu trong việc cung cấp các dịch vụ công phục vụ nhân dân và bộ máy nhà nước đó. Từ đó, chính quyền cấp xã giúp cho cơ quan nhà nước cấptrên có những căn cứ để hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội sát với yêu cầu thực tế của cuộc sống.

- Chính quyền cấp xã là nơi nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương để kịp thời phản ánh với cơ quan nhà nước cấp trên, giúp nhà nước đề ra các biện pháp phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương. Thực tế chứng minh ở một số địa phương như Tây Nguyên, Tây Bắc… cho thấy, nếu không đi sâu sát, nắm bắt nguyện vọng của nhân dân sẽ gây ra sự chia rẽ trong nội bộ nhân dân, phá vỡ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân [13].

Chính quyền cấp xã là trung tâm của hệ thống chính trị ở cơ sở, là địa bàn gắn trực tiếp nhất với cuộc sống nhân dân. Tất cả các tổ chức quyền lực nhà nước cấp trên cuối cùng đều phải thông qua vai trò của hệ thống chính quyền cấp xã và nếu không có chính quyền cơ sở vững chắc, các tổ chức chính quyền cấp trên khó có thể phát huy tác dụng. Các quan hệ nhân dân với Đảng, với Nhà nước thể hiện trước hết và trực tiếp thông quaquan hệ của nhân dânvới chính quyền cấp xã. Sức mạnhcủa hệ thống chính trị được chứng minh qua sức mạnh của chính quyền cơ sở.

Cơ sở và chính quyền cơ sở là yếu tố quyết định sự nghiệp thành bại của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng.

Như vậy, chính quyền cấp xã là trung tâm của hệ thống chính trị cơ sở, là một trong các cấp chính quyền của nhà nước ta bao gồm HĐND và UBND là những cơ quan quyết định và tổ chức thực hiện những chủ trương, biện pháp liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân ở địa phương theo quy định của hiến pháp và pháp luật[1].

1.1.1.2. Đặc điểm của chính quyền cấp xã

Một là: Chính quyền cấp xã là cấp cơ sở trực tiếptiếp xúc với nhân dân. Cán bộ, công chức cấp xã thực hiện quan hệ công tác không chỉ với tư cách là người

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

thực thi quyền lực của nhà nước mà còn là người trong mối quan hệ gia tộc và làng xóm lâu đời. Là người trực tiếp hàng ngày giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân, cán bộ, công chức cấp xã phải đạt được: một mặt, đúng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mặt khác phải thấu tình đạt lý trong quan hệ xóm làng. Sự nghiệp đổi mới, quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước làm cho bộ mặt của nông thôn thay đổi từng ngày trên lĩnh vực đòi hỏi cán bộ chính quyền cấp xã phải có tư duy mơi, trình độ kiến thức mới về chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, quản lý.

Hai là: Tổ chức bộ máy của chính quyền cấp xã khác với các đơn vị hành chính cấp trên: Ở xã chỉ có HĐND và UBND thực hiện việc quản lý địa phương.

Trong đó HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước, là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương và UBND là cơ quan chấp hành và đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương mà không có các cơ quan tư pháp như: Viện kiểm sát và Tòa án. Vì thế, chính quyền cấp xã phải quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng theo thẩm quyền do pháp luật quy định.

Ba là: Chính quyền cấp xã là cấp thấp nhất trực tiêp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, là cấp đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực tế cuộc sống. Ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã nói chung, chính quyền cấp xã còn phải căn cứ và tình hình thực tế ở địa phương mình chủ động đưa ra các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; chủ động đưa ra những tiến bộ khoa học, công nghệ và sản xuất đề nâng cao năng suất lao động, phát triển ngành nghề mới, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của địa phương, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương.

Bốn là: Trong hoạt động của chính quyền cấp xã, giữa HĐND và UBND khó tách biệt nhau về các lĩnh vực thẩm quyền và UBND có ưu thế vượt trội: Chính quyền cấp xã được coi là một cấp chính quyền hoàn chỉnh, bao quát toàn diện đời sống, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng ở địa bàn cơ sở. Nội dung các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Nghị quyết HĐND và Quyết định của UBND nhìn chung là giống nhau, chỉ khác nhauở chỗ: HĐND quyết định biện pháp, còn UBND tổ chức thực hiện. Trong khi đó, tổ chức bộ máy của HĐND không đủ sức hoạt động độc lập mà chủ yếu dựa vào bộ máy của UBND để tham mưu soạn thảo các Nghị quyết.

Năm là:Các đơn vị hành chính cấp xã,được hình thành trên nền tảng những địa điểm quần cư, nó liên kết dân cư trong một khối liên hoàn thống nhất. Mọi vấn đềcủa địa phương đều liên quan chặt chẽ với nhau và cần phải giải quyết trên cơ sở kết hợp hài hòa các lợi ích: Nhà nước, dân cư và giữa dân cư với nhau. Chính quyền ở đây không chỉ là cơ quan cai trị - quản lý mà còn là cơ quan thể hiện lợi ích chung của dân cư.

Trong khi tổ chức quyền lực nhà nước ởcấp Trung ương có việc phân chia, hoặc phân công trách nhiệm một cách rạch ròi giữa lập pháp , hành pháp và tư pháp.

Cấp tỉnh, cấp huyện cũng có cơ quan tư pháp - Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân. Riêng cấp xã, trong cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền địa phương chỉ có HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước của địa phương và UBND là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thậm chí UBND cấp xã, phường, thị trấn trong nhiều trường hợp kiêm nhiệm luôn cả chức năng tư pháp.

1.1.1.3. Phân loại các đơn vị hành chính cấp xã:

Cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống chínhtrị 4 cấpcủa nước ta. Tính đến ngày 31/12/2017. Nước ta có 11.121 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: 1.448 phường, 623 thị trấn và 9.050 xã [2].

Qua hơn 30 năm đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thành tựu về kinh tế.

Nó là nền tảng cho việc đổi mới hệ thống chính trị, trong đó có đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở. Đổi mới hệ thống chính trị trở thành xúc tác, động lực cho đổi mới kinh tế thu được kết quả. Một trong những yếu tố góp phần nâng cao vai trò của chính quyền cơ sở trong việc quản lý xã hội là Đảng, Nhà nước ta đã xácđịnh tiêu chí phân loại đơn vị hành chính cấp xã trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, xã hội, địa lý,phong tục, tập quán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Dựa trên các tiêu chí cụ thể, xã, phường, thị trấn được chi làm 3 loại đơn vị hành chính. Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII; Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính, xã, phường, thị trấn gồm:

Xã, phường, thị trấn loại 1.

Xã, phường, thị trấn loại 2.

Xã, phường, thị trấn loại 3.

Tiêu chí phân loại: Xã có dân số dưới 1.000 nhân khẩu được tính 45 điểm; xã có từ 1.000 đến 5.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân khẩu được tínhthêm 12 điểm và được tính từ 46-93 điểm; xã có trên 5.000 nhân khẩy, cứ tăng 1.000 nhân khẩu được tính thêm 11 điểm và được tính từ 94 đến tối đa không quá 200 điểm.

Về diện tích: Xã có diện tích tự nhiên dưới 1.000 ha được tính 30 điểm; xã có từ 1.000 đến 3.000 ha, cứ tăng 1.000 ha được tính thêm 10 điểm và được tính từ 31 đến 50 điểm; Xã có trên 3.000 ha, cứ tăng 1.000 ha được tính thêm 09 điểm và được ính từ 51 đến tối đa không quá 100 điểm.

Các yếu tố đặc thù: Xã thuộc khu vực I được tính 10 điểm; xã thuộc khu vực II được tính 15 điểm; xã thuộc khu vực III được tính 20 điểm;xãđặc biệt khó khăn và xã an toàn khu (ATK) được tính 20 điểm.

Xã có tỷlệ người dân tộc thiểu số chiếm từ 30 đến 50% dân số được tính 10 điểm, chiếm trên 50% dân số được tính 15 điểm.

Xã có tỷ lệ tín đồ tôn giáo chiếm từ 30 đến 50% dân số được ính 10 điểm, chiếm trên 50% dân số được tính 15 điểm.

Đôi với xãđồng bằng:

Về dân số: Xã có dân số dưới 2.000 nhân khẩu được tính 45 điểm; xã có từ 2.000 đến 8.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân khẩu được tỉnh thêm 11điểm và dược tính từ 46 đến 111 điểm; xã có trên 8.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân khẩu được tínhthêm10 điểm và đượctính từ 112 điểm đến tối đa không quá 200 điểm.

Về diện tích: Xã có điều kiện tự nhiên dưới 500ha được tính 30 điểm; xã có từ 500 đến 2.500 ha, cứ tăng 1.000 ha được tính thêm 11 điểm và được tính từ 31

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

điểm đến 52 điểm, xã có trên 2.500 ha, cứ tăng 1.000 ha được tính thêm 10 điểm và được tính từ 53 điểm đến tối đa không quá 100 điểm.

Các yếu tố đặc thù: Xãđặc biệt khó khăn,vùng bãi ngang ven biển và xã an toàn khu được tính 20 điểm.

Xã có số lao động nông –lâm–ngư –diêm nghiệp chiếm hấp hơn hoặc bằng 45% tổng số lao động toàn xãđược tính 10 điểm.

Xã có tỷ lệ thu ngân sách bình quân hàng năm trên địa bàn (tính bình quân 3 năm đến năm ngân sách gần nhất) đạt 10% kế hoạch được tính 5 điểm, thu đạt thêm 10% được tính 2 điểm đến tối đa không quá 15 điểm.

Xã có tỷ lệ tín đồ tôn giáo chiếm từ 30 đến 50% dân số được tính 10 điểm, chiếm trên 50% tính thêm 15 điểm

Đối với xã thị trấn:

Về dân số: Xã và thị trấncó dân số dưới 3.000 nhân khẩu được tính 45 điểm;

phường và thị trấn có từ 3.000 đến 10.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân khẩu được tính thêm 10 điểm và được tính điểm từ 46 đến 115 điểm; xã và thị trấn có trên 10.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân khẩu tính thêm 9 điểm và được tính từ 116 đến không quá 200 điểm.

Về diện tích: Xã và thị trấn có diện tích tự nhiên dưới 500 ha được tính 30 điểm; xã, thị trấn có từ 500ha đến 2.000 ha, cứ tăng 500 ha được tính thêm 10 điểm và được tính từ 31 đến 60 điểm; xã, thị trấn có trên 2.000 ha, cứ tăng 500 ha được tính thêm8 điểm và được tính từ 61 đến không quá 100 điểm

Các yếu tố đặc thù: Xã, thị trấn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và ATK được tính 20 điểm

Xã, phường, thị trấn thuộc đô thị loại dặc biệt được tính 20 điểm, xã, thị trấn thuộc đô thị loại I được 15 đểm; xã, hị trấn thuộc đô thị loại II tính 10 điểm; xã, thị trấn thuộc đô thị loại III tính 8 điểm và phườngthuộc đô thị loại IV tính 5 điểm; thị trấn có vị trí trung tâm huyện lỵ được tínhthêm10 điểm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Xã, thị trấn có tỷ lệ thu ngân sách bình quân hàng năm trên địa bàn đạt 100%

kế hoạch được tính 5 điểm, thu đạt thêm 10% được tính thêm 2 điểm đến không quá 15 điểm.

Xã, thị trấn có tỷlệ tín đồ tôn giáo chiếm 30% đến 50% dân số được tính 10 điểm, chiếm trên 50% dân số được tính 15 điểm.

Trên cơ sở của việc tính điểm cụ thể cho mỗi khu vực như trên. Việc phân loại đơn vị hành chính cấp xã căn cứ vào khung điểm như sau: Xã, thị trấn loại 1 có từ 221 điểm trở lên. Xã, thị trấn loại 2 có từ 141 đến 220 điểm. Xã, thị trấn loại 3 có 140 điểm trở xuống.

1.1.2. Đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã 1.1.2.1 Khái niệm về công chức chuyện môn cấp xã

Công chức là một khái niệm chung được sử dụng phổ biến nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan nhà nước. Do tính chất đặc thù của mỗi quốc gia, khái niệm công chức của các nước cũng không hoàn toàn giống nhau hay không đồng nhất. Có nước chỉ giới hạn công chức trong phạm vi những người hoạt động quản lý nhà nước. Một số nước khác có quan niệm rộng hơn, công chức không chỉ bao gồm những người thực hiện trực tiếp các hoạt động quản lý nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan có tính chất công cộng[6].

Ví dụ ở Pháp: Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức bao gồm cả trung ương, địa phương [3].

Ở Trung Quốc: Khái niệm công chức được hiểu là những người công tác trong cơ quan hành chính các cấp, trừ nhân viên phục vụ, bao gồm công chức lãnh đạo và công chức làm công việc chuyên môn nghiệp vụ. Công chức lãnh đạo là những người thừa hành quyền lực nhà nước, được bổ nhiệm theo các trình tự luật định, chịu sự điều hành của Hiến pháp, Điều lệ công chức và Luật tổ chức chính quyền. Công chức chuyên môn là những người thi hành chế độ thường nhiệm, do

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

các cơ quan hành chính nhà nước bổ nhiệm và quản lý căn cứ vào điều lệ công chức, chịu trách nhiệm quán triệt, chấp hành các chính sách và pháp luật [3].

Ở Nhật Bản: Công chức được phân thành hai loại chính, gồm công chức nhà nước và công chức địa phương. Công chức nhà nước gồm những người được nhận chức trong bộ máy của Chính phủ trung ương, ngành tư pháp, quốc hội, trường công và bệnh viện quốc lập, xí nghiệp và các đơn vị sự nghiệp quốc doanh được lĩnh lương của ngân sách nhà nước. Công chức địa phương là những người làm việc và lĩnh lương từ nguồn tài chính của địa phương[3].

Ở Việt Nam, công chức trước đây được quy định theo Luật Cán bộ, công chức ban hành ngày 13/11/2008 được hiểu như sau:

Công chức là công dân của nướcViệt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức lãnhđạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Để có cơ sở thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và phân cấp quản lý công chức, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định phân loại công chức thực hiện như sau[12]:

- Phân loại công chức theo ngạch, gồm: Công chức loại A (là những người được bổ nhiệm vào ngạch cao cấp); công chức loại B (là những người bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính); công chức loại C (là những người bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương); công chức loại D (là những người bổ nhiệm vào ngạch còn lại –thấp hơn chuyên viên).

- Phân loại công chức theo vị trí công tác, gồm công chức lãnhđạo quản lý, điều hành, chỉ huy; công chức chuyên môn nghiệp vụ và công chức thừa hành phục vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Công chức lãnh đạo là những người thực hiện chức năng quản lý điều hành công việc của những công chức dưới quyền. Đó là thủ trưởng và những người trong ban lãnhđạo trong hệ thống cơ quan nhà nước các cấp.

Công chức chuyên môn là những người có học vấn nhất định và thực hiện một công việc đòi hỏi sự hiểu biết trong các lĩnh vực chuyên môn với trìnhđộ khoa học kỹ thuật nhất định.

Công chức thừa hành, phục vụ là những người làm công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu, phục vụ lãnh đạo ra quyết định quản lý (như thư ký, nhân viên đánh máy, nhân viên lái xe, văn thư…)

Như vậy, Công chức chuyên môn cấp xã là những người có học vấn nhất định, được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch công chức, phụ trách một lĩnh vực nhất định (Kế toán, tài chính, văn phòng-thống kê, Trưởng Công an…) trong bộ máy chính quyền cấp xã và hưởng lươngtừ ngân sách nhà nước.

Hiện nay, để nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền cấp xã thì đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã không những cần phải có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất, đạo đức tốt mà còn cần phải có tri thức, trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt là đối với đội ngũ công chức chuyên môn chính quyền các xã miền núi, hải đảo, các xãđặc biệt khó khăn.

1.1.2.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã

Vốn quý nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là đội ngũ cán bộ. Cán bộ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng. Để xây dựng đất nước Việt Nam độc lập giữ vững chủ quyền với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc và việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”

Trong hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, đội ngũ công chức chuyên môn có một vị trí vô cùng quan trọng:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

-Đội ngũ công chức chuyên môn nghiệp vụ cấp xã là người đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được giao.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, xã đặc biệt khó khăn, đội ngũ công chức chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc đưa chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước vào đời sống của đồng bào. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề vì nhìn chung trìnhđộ phát triển kinh tế- xã hội và trìnhđộ dân trí vẫn còn rất thấp.

Công chức chuyên môn cấp xã là những người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với dân, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luậ của Nhà nước vào cuộc sống và biến thành hành động cách mạng của quần chúng[7].

Ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn do trình độ dân trí thấp, để đưa đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tế cuộc sống thì đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã phải làm tốt công tác tuyên truyền, động viên, tổ chức cho đồng bào các dân tộc thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Công chức chuyên môn cấp xã là cầu nối giữa Đảng – Nhà nước với nhân dân. Thông qua đội ngũ này, Đảng và Nhà nước được đánh giá tính đúng đắn của đường lối, chính sách, kịp thời phát hiện những thiếu sót của bản thân và những nhu cầu mới phát sinh từ thực tế khách quan để bổ sung và hoàn thiện chính sách[19].

Thực tế cho thấy, những yếu tố bất hợp lý được khắc phục kịp thời sẽ trở thành nguyên nhân gây nên tình trạng kinh tế - xã hội trì trệ, lạc hậu. Với vai trò là cầunối và cũng là cơ sở để nâng caochất lượng đào tạo xây dựng độ ngũ công chức chuyên môn cấp xã từng bước khắc phục những thiếu sót trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta [18].

Như vậy, có thể nói công chức chuyên môn cấp xã có tầm quan trọng bậc nhất trong đội ngũ công chức hành chính nhà nước 4 cấp của nước ta. Mặc dù cấp xã là cấp đơn vị hành chính nhà nước nhỏ nhất nhưng lại là nơi gần dân nhất và hàng giờ, hàng ngày phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến tất cả mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

hội, quốc phòng, an ninh. Vì vậy, nếu đội ngũ này thiếu phẩm chất, năng lực sẽ gây ra những hậu quả tức thời và nghiêm trọng về nhiều mặt cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

1.1.3. Tổ chức bộ máy và tiêu chuẩn đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã 1.1.3.1. Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã

Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã được quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chứcdanh, số lượng, mộ số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và một số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì cán bộ, công chức chính quyền cấp xã hiện nay bao gồm:

Cán bộ chuyên trách có:

+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(MTTQVN) ; + Bí thư Đoàn thanh niên.

+ Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ(HLHPN) + Chủ tịch hội nông dân (HND)

+ Chủ tịch hộiCựu chiến binh(CCB) Công chức xã gồm:

+ Trưởng Công an

+ Chỉ huy trưởng quân sự + Văn phòng –Thống kê

+ Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính –nông nghiệp –xây dựng và môi trường (đối với xã)

+ Tài chính–Kế toán + Tư pháp –hộ tịch + Văn hóa –xã hội[19]

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Thực hiện theo Thông tư số 03/2010/TLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội[22] và Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, trị trấn và những người hoạt động không chuyên tráchở cấp xã như sau:

Cấp xã loại 1: Không quá 25 người;

Cấp xã loại 2: Không quá 23 người;

Cấp xã loại 3: Không quá 21 người.

1.1.3.2. Tiêu chuẩn đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã

* Tiêu chuẩn chung

Thứ nhất, có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH). Có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Thứ ba, có trìnhđộ hiểu biết về lý luận chính trị quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao[8].

* Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã

Là công chức làm công tác chuyên môn thuộc UBND cấp xã; có trách nhiệm giúp UBND cấp xã quản lý Nhà nước về các lĩnh vực công tác gồm: Tài chính, Tư pháp, Địa chính, Văn phòng, Văn hoá - Xã hội, Công an, Quân sự và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao [17]. Tiêu chuẩn củacông chức cấp xã được Bộ Nội vụ quy định cụ thể tại Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012. Theo đó, độ tuổi: đủ 18 tuổi trở lên; có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông(THPT); sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡnglý luận

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

chính trị (LLCT) với trình độ tương đương sơ cấp trở lên. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên (ở vùng đồng bằng).

- Tiêu chuẩn của công chức Tài chính - Kế toán:

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khuvực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị với trìnhđộ tương đương sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Tài chính Kế toán trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Tài chính - Kế toán; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp Tài chính - Kế toán trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi tuyển dụng. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.

- Tiêu chuẩn của công chức Tư pháp- Hộ tịch:

+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị; tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trìnhđộ sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Luật trở lên và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã sau khi được tuyển dụng. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tư pháp cấp xã; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyểndụng. ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.

- Tiêu chuẩn của công chức Địa chính- Xây dựng:

+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trìnhđộ sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Địa chính hoặc trung cấp Xây dựng trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Địa chính hoặc xây dựng; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp Địa chính hoặc xây dựng trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng về quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, quản lý hành chính Nhà nước. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.

- Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng - Thống kê:

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trìnhđộ sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Văn thư, lưu trữ hoặc trung cấp Hành chính, trung cấp Luật trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môn trên; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp của một trong ba ngành chuyên môn trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính).Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn.

- Tiêu chuẩn của công chức Văn hoá- Xã hội:

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trìnhđộ sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạt trung cấp về văn hoá nghệ thuật (chuyên ngành) hoặc trung cấp quản lý Văn hoá - Thông tin hoặc trung cấp nghiệp vụ Lao động- Thương binh và Xã hộitrở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môn trên; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trìnhđộ trung cấp trở lên về một trongcác ngành chuyên môn nêu trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước và ngành chuyên môn còn thiếu liên quan tới nhiệm vụ được giao. Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác.

- Tiêu chuẩn của công chức Trưởng Công an xã:

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực đồng bằng, có trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trí trở lênở khu vực miền núi.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng phải đạt trình độ tương đương trung cấp chuyên môn ngành công an trở lên. Với côngchức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành công an, nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải được bồi dưỡng chương trình huấn luyện trưởng công an xã theo quy định của Công an cấp trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước. Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn.

- Tiêu chuẩn của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự:

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực đồng bằng, có trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trị trở lênở khu vực miền núi.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng phải đạt trình độ tương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên. Đối với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành quân sự; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải tương đương trung cấp quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý Nhà nước về quốc phòng cấp xã. Sử dụng thành thạo trang, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn.

1.2. Chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã 1.2.1. Khái niệm

- Khái niệm chất lượng: “Chất lượng có nghĩa là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”.

Thông thường người ta cho rằng, chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng, là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiệp hội về chất lượng của Mỹ đãđịnh nghĩa chất lượng là “Tổng hợp những đặc tính và đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”, Trong công tác quản lý tổ chức hành chính nhà nước, chất lượng được xác định dựa trên các nhân tố là tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực[15].

- Chất lượng công chức chuyên môn cấp xã: Chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã trước hết cần được hiểu đó là tính chất đặc thù riêng xuất phát từ vị trí vai trò của chính đội ngũ công chức này.

Chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn được thể hiện thông qua hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng cán bộ. Đối với công chức chuyên môn cấp xã muốn xác định chất lượng cao hay thấp ngoài việc đánh giá phẩm chất đạo đức phải có các chỉ tiêu đánh giá trìnhđộ năng lực và sự tín nhiệm của nhân dân địa phương. Chẳng hạn, các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua; bằng cấp về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý nhà nước... độ tuổi, thâm niên công tác...

Chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã còn được đánh giá dưới góc độ khả năng thích ứng, xử lý các tình huống phát sinh của người cán bộ, công chức đối với công vụ được giao.

Công vụ là hoạt động gắn liền với công chức, là một loại lao động đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; thi hành pháp luật – đưa pháp luật vào đời sống, quản lý và sử dụng có hiệu quả công sản và ngân sách nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Như vậy, các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn không chỉ bao gồm một mặt, một khía cạnh nào đó, mà nó bao gồm cả một hệ thống, được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện từ chất lượng của từng cán bộ cho đến cơ cấu số lượng nam nữ, độ tuổi, thành phần của đội ngũ cùng với việc bồi dưỡng, giáo dục, phân công, quản lý, kiểm tra giám sát và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng công tác. Trong thực tế chúng ta cần phải chống hai khuynh hướng, khuynh hướng thứ nhất là chạy theo số lượng, ít chú trọng đến chất lượng dẫn đến cán bộnhiều về số lượng nhưng hoạt động không hiệu quả. Khuynh hướng thứ hai, cầu toàn về chất lượng nhưng không quan tâm đến số lượng. Đây là một nguyên nhân quan trọng làm cho tuổi đời bình quân của đội ngũ công chức ngày càng cao, thiếu tính kế thừa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã 1.2.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá vềtrìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện các nhiệm vụ và đào tạo ra sản phẩm công việc. Trìnhđộ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng chứng chỉ mà mỗi công chức nhận được thông qua quá trình học tập.

- Về trìnhđộ năng lực:

Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với người công

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhờ những ưu điểm cơ bản như đã phân tích ở trên, năng lực thực thi công vụ của CB, CC phường, xã thành phố Quảng Ngãi đã có sự chuyển biến khá rõ rệt, cụ thể là tinh

Tinh giản biên chế là cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức,

Duy trì chính sách quan tâm động viên, khen thưởng đối với cán bộ làm việc tại VPĐD, tạo điều kiện về chi phí để VPĐD thường xuyên gặp gỡ với

Đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô và năng lực tài chính muốn mở rộng thị trường, ngành nghề

Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, được tính bằng các tiêu chí về tài chính, công nghệ, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách

Trường Đại học Kinh tế Huế.. Đối với nhân viên, trách nhiệm này ảnh hưởng và liên quan đến chính sách trả lương công bằng, không bóc lột sức lao động, nhận

SERVQUAL và trong quá trình nghiên cứu định tính để có thể kết luận chính xác hơn về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện của Công ty cổ phần

Phát triển nguồn vốn con người có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đang ngày càng chú trọng