• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thống kê mô tả đánh giá của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ở

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC

2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI

2.3.1. Đánh giá của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã

2.3.1.2. Thống kê mô tả đánh giá của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ở

độ A trở lên. Điều này cho thấy đa số đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã cóđủ khả năng tin học ngoại ngữ thể thực hiện công việc, có thể giao tiếp, xử lý tương đối tốt các công việc.

Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ giới tính, độ tuổi, thâm niên, trình độ, chuyên ngành đào tạo, tin học là khá đồng đều và phù hợp để tiến hành nghiên cứu.

2.3.1.2. Thống kê mô tả đánh giá của đội ngũ công chức chuyên môn cấp

STT Chỉ tiêu Mức đánh giá (%) 1 2 3 4 5 GTTB III Công tác bố trí, sử dụng, sắp xếp đội ngũ công chức

1 Công chức được bố trí công việc phù hợp chuyên

môn, chuyên ngành đào tạo 0,0 0,0 12,2 49,0 38,8 4,27

2

Đảm bảo số lượng công chức, cơ cấu hợp lý về giới tính, độ tuổi và có sự phân bổ hợp lý giữa các địa phương

0,0 0,0 8,2 53,1 38,8 4,31 3 Có sự sắp xếp, luân chuyển công chức 0,0 0,0 2,0 42,9 55,1 4,53 IV Công tác tuyển dụng công chức

1 Tuyển dụng khách quan, công khai, minh bạch, công

bằng 0,0 0,0 4,1 57,1 38,8 4,35

2 Chất lượng công chức được tuyển dụng mới đảm bảo 0,0 0,0 2,0 49,0 49,0 4,47 3

Các kiến thức thi tuyển được cập nhật, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đảm bảo tính hiện đại, hội nhập

0,0 0,0 6,1 63,3 30,6 4,24

4

Đã ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp hiện đại, phương pháp mới vào thi tuyển công chức

0,0 0,0 32,7 61,2 6,1 3,73 V Công tác đánh giá thực hiện công việc

1 Đánh giá khách quan, dân chủ, đúng người, đúng

việc 0,0 2,0 2,0 46,9 49,0 4,43

2 Quy trìnhđánh giá hợp lý, đánh giá toàn diện 0,0 2,0 2,0 49,0 46,9 4,41 3

Công tác đánh giá được thực hiện công khai, minh bạch, đánh giá chính xác mức độ thực hiện công việc của công chức

0,0 2,0 2,0 46,9 49,0 4,43 4 Kết quả đánh giá công chức hợp lý, đảm bảo tạo

động lực cho công chức 0,0 2,0 2,0 51,0 44,9 4,39

VI Lương, thưởng và chế độ đãi ngộ

1 Tiền lương được trả phù hợp với công việc và vị trí việc

làm 0,0 0,0 10,2 55,1 34,7 4,24

2 Tiền lương đảm bảo đáp ứng cuộc sống 0,0 0,0 20,4 49,0 30,6 4,10 3 Chế độ đãi ngộ hợp lý, công chức có động lực làm

việc và cống hiến trong công việc 0,0 0,0 18,4 46,9 34,7 4,16 4 Tiền lương, thưởng và chế độ đãi ngộ phù hợp, thu

hút công chức vào làm việc tại các địa phương 0,0 2,0 8,2 53,1 36,7 4,24 Ghi chú: Mức đánh giá: 1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3-Bình thường; 4-Đồng ý; 5- Rất đồng ý

Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua Bảng 2.10 cho thấy, đội ngũ công chức chuyên môn cấp xãở huyện Bố Trạch đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ở huyện Bố Trạch ở mức độ khá cao. Cụ thể, nhóm 4 tiêu chí của

“Công tác đào tạo công chức”, cho thấy hầu hết tiêu chí có tỷ lệ “không đồng ý”, đặc biệt là tiêu chí “Chương trình đào tạo phù hợp, mang tính hiện đại, tỷ lệ lý thuyết và thực hành hợp lý” và tiêu chí “Đối tượng được cử đi đào tạo phù hợp”.

Mức đánh giá “không đồng ý” chiếm tỷ lệ khá cao, tương ứng 6,1% và 4,1%. Điều này đòi hỏi huyện Bố Trạch cần xem xét và khắc phục nhược điểm của 2 tiêu chí này. Tiêu chí “Chính sách đào tạo, bồi dưỡng tốt, tạo điều kiện cho công chức phát triển về chuyên môn nghiệp vụ” điểm đánh giá trung bình là 3,86 điểm. Tiêu chí

“Công chức được cử đi học đều được hỗ trợ học phí đầy đủ yên tâm học tập và làm việc” với điểm đánh giá trung bình là 3,47. Có thể nói rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xãở huyện Bố Trạch trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nề nếp, ổn định. Kết quả đào tạo đã nâng cao kiến thức về quản lý nhà nước, kỹ năng lập kế hoạch, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực đảm nhiệm, về kỹ năng giao tiếp trong thực thi công việc.

Đối với “Công tác quy hoạch”, cả 3 tiêu chí tiêu chí đều có tỷ lệ ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình, đặc biệt là tiêu chí “Quy hoạch đủ tiêu chuẩn, được quy hoạch vào vị trí đúng chuyên môn” có 16,3% ý kiến không đồng ý; tiêu chí “Các chức danh quy hoạch được đảm bảo cân đối về tỷ lệ công chức nữ, trẻ tuổi” có 10,2% ý kiến không đồng ý; tiêu chí “Quy hoạch hợp lý, minh bạch, đảm bảo đúng quy trình” có 10,2% ý kiến không đồng ý. Điều này đòi hỏi chính quyền huyện Bố Trạch cần làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ công chức và đặc biệt quy hoạch đồng bộ từ dưới lên, tạo nguồn đội ngũ công chức dồi dào.

Đối với “Công tác bố trí, sử dụng, sắp xếp đội ngũ công chức” có số ý kiến đánh giá cao nhất trong 6 nhân tố đưa ra. Trong đó tỷ lệ ý kiến đánh giá “hoàn toàn không đồng ý” và “không đồng ý” không có ý kiến nào. Các tiêu chí như “Có sự sắp xếp, luân chuyển công chức” và “Đảm bảo số lượng công chức, cơ cấu hợp lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

về giới tính, độ tuổi và có sự phân bổ hợp lý giữa các địa phương” với điểm trung bìnhđánh giá khá cao. Như vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ở huyện Bố Trạch, trong thời gian đến huyện Bố Trạch cần phát huy yếu tố này. Tiêu chí “Công chức được bố trí công việc phù hợp chuyên môn, chuyên ngành đào tạo” với điểm trung bình là 4,27. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế, vì trong thời gian qua phần lớn công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch được bố trí đều cơ bản đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường, năng lực, phẩm chất, nguyện vọng. Chỉ còn một số ít công chức ở các xã tuyển dụng theo tiêu chuẩn cũ nên trìnhđộ chuyên môn còn hạn chế, chưa đápứng được trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao.

Đối với “Công tác tuyển dụng công chức” có số ý kiến đánh giá cao nhất.

Trong đó tỷ lệ ý kiến đánh giá “hoàn toàn không đồng ý” và “không đồng ý” không có ý kiến nào. Các tiêu chí như “Chất lượng công chức được tuyển dụng mới đảm bảo” và tiêu chí “Tuyển dụng khách quan, công khai, minh bạch, công bằng” với điểm đánh giá trung bình là 4,35. Có thể nói rằng, tuyển dụng công chức chuyên môn cấp xã ở huyện Bố Trạch là một trong những nội dung quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ công chức hiện tại cũng như tương lai. Trong những năm gần đây, huyện Bố Trạch đã thực hiện một quy trình tuyển dụng chặt chẽ nhằm hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong quá trình tuyển dụng. Các tiêu chuẩn tuyển dụng phải xuất phát trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn chức danh đảm nhận, phải bám sát yêu cầu của tổ chức và bám sát định hướng chung của công tác tổ chức cán bộ là phải trẻ hóa đội ngũ công chức, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của của quá trình CNH-HĐH đất nước.

Đối với “Công tác đánh giá thực hiện công việc” có số ý kiến đánh giá cao.

Trong đó tỷ lệ ý kiến đánh giá “hoàn toàn không đồng ý” không có ý kiến nào. Các tiêu chí như “Đánh giá khách quan, dân chủ, đúng người, đúng việc” và tiêu chí

“Công tác đánh giá được thực hiện công khai, minh bạch, đánh giá chính xác mức độ thực hiện công việc của công chức” với điểm đánh giá trung bình là 4,43. Có thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

nói rằng, công tác đánh giá được thực hiện công khai, minh bạch, đánh giá chính xác mức độ thực hiệncông việc của công chức trong thời gian qua.

Đối với “Lương, thưởng và chế độ đãi ngộ” có số ý kiến đánh giá cao. Trong đó tỷ lệ ý kiến đánh giá “hoàn toàn không đồng ý” không có ý kiến nào. Tiêu chí

“Tiền lương, thưởng và chế độ đãi ngộ phù hợp, thu hút công chức vào làm việc tại các địa phương” với điểm đánh giá trung bình là 4,24 điểm. Cho thấy trong thời gian qua huyện đã làm tốt các chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ công chức chuyên môn. Bên cạnh đó, tiêu chí “Tiền lương được trả phù hợp với công việc và vị trí việc làm” cũng được đánh giá với điểm trung bình cao là 4,24. Trong thời gian tới chính quyền huyện Bố Trạch cần làm tốt hơn nữa công tác này, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã trênđịa bàn huyện.