• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC

2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

đào tạo như gắn nội dung đào tạo nâng cao năng lực với nội dung khác của các dự án trên địa bàn.

- Bốn là, biệnpháp liên kết với các trường đạihọc để đào tạo trìnhđộ đại học cho đội ngũ công chức là cần thiết để tiết kiệm kinh phí đào tạo, đồng thời tăng được số công chức chuyên môn có trìnhđộ cao[4].

- Năm là, thi tuyển công chức công khai, công bằng là một trong những biện pháp lựa chọn tốt nhất đội ngũ công chức QLNN có chất lượng; có chế độ đãi ngộ xứng đáng với công chức và chế độ đó ngày càng được hoàn thiện; đặc biệt quan tâm tới chế độ tiền lương, hưu trí và các bảo hiểm xã hội khác.

- Sáu là, phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị để ĐTBD theo chức danh, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBCC, gắn công tác ĐTBD với quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ[24].

Tóm lại, đội ngũ công chức nhà nước có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của mỗi quốc gia và mỗi địa phương trong cả nước.

Suy cho cùng, xã hội muốn ổn định, phát triển không thể không quan tâm, chăm lo xây dựng và tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn của mình.Điều này, trong thực tiễn đã trở thành một yếutố tất yếu khách quan.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC

- Huyện Bố Trạch có tọa độ địa lý như sau: Vĩ độ Bắc: 170 1439” đến 1704248”. Kinh độ Đông: 105058’3” đến 106035573”. Ranh giới hành chính của huyện:Phía Bắc giáp: huyện Quảng Trạch, huyện Tuyên Hóa và huyện Minh Hóa. Phía Đông giáp:Biển Đông. Phía Nam giáp: Thành phố Đồng Hới.Phía Tây giáp: nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Bố Trạch Có 24 km bờ biển và trên 54 km đường biên giới với nước Lào, có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, đó là Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh phía Đông và phía Tây), đường sắt chạy dọc từ đầu huyện đến cuối huyện.

Các tuyến đường quốc lộ 15A; Tỉnh lộ 2; 2B, tỉnh lộ 3; tỉnh lộ 11 nối hệ thống QL1, đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 20 thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh. Ngoài ra có Cửa Khẩu Quốc tế Cà Roòng - Noọng Ma (Việt Nam - Lào), có cảng Gianh, các danh thắng nổi tiếng như Vuờn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, khu du lịch, nghỉ mát tắm biển Đá Nhảy là những lợi thế trong phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội.

[26].

Tóm lại, vị trí địa lý đã tạo cho huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, có cơ hội tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, thực hiện nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế huyện nhà đi lên những bước nhanh hơn.

* Địahình

Địa hình huyện Bố Trạch có độ nghiêng lớn từ Tây sang Đông (từ biên giới Việt - Lào xuống đến Biển Đông. Toàn huyện có thể chia thành 4 dạng địa hình như sau:

-Địa hình núiđá vôi:

Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của xã Thượng Trạch, Tân Trạch và một phần diện tích phía Tây của xã Xuân Trạch, gồm khối núi đá vôi liên tục từ đèo Mụ Giạ (huyện Minh Hóa) kéo dài tới hang Én, Rào Bụt, Cà Roòng (huyện Bố Trạch).

-Địa hình gòđồi:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đá vôi và vùng đồng bằng, phân bố ở khu vựctiếp giáp giữa địa hình núiđá vôi và địa hìnhđồng bằng. Độ cao trung bình của dạng địa hình này từ 200- 100m, thuộc địa bàn các xã: Lý Trạch, Nam Trạch, Hòa Trạch, Cự Nẫm, Vạn Trạch, Tây Trạch, Phú Định, thị trấn (TT) Nông Trường Việt Trung. Trên dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su.

-Địa hìnhđồng bằng:

Gồm các xã Tây Trạch, Đồng Trạch, Bắc Trạch, Mỹ Trạch, thị trấn (TT) Hoàn Lão, Phú Trạch, Hạ Trạch và Sơn Lộc. Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có một số gò đồi có độ dốc nhỏ. Nơi cao nhất là 60m so với mặt biển. Ở dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển lúa nước.

-Địa hình ven biển:

Gồm các xã Nhân Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch và một phần của xã Thanh Trạch. Vùng nàyđịahình bằng và thấp, có nhiều cồn cát ổn định.

* Thổ nhưỡng

Huyện Bố Trạch có 23 loại đất chia thành 3 nhóm chính:

- Nhóm đất Fe ra lit: 194.246 ha, chiếm 91,5%, phân bố ở phía Tây, phù hợp với phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp dài ngày như: Cao su, thông nhựa, hồ tiêu,…và đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.

- Nhóm đất phù sa: 12.298 ha, chiếm 5,8%, phân bố chủ yếu ở dãy đồng bằng nhỏ hẹp ven biển và dọc sông Son, sông Gianh phù hợp với trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất cát biển: 2.936 ha, chiếm 1,4%; còn lại là sông, suối, ao hồ:

2.810 ha, chiếm 1,3%.

* Khí hậu

Huyện Bố Trạch nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của khí hậu miền Bắc. Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa đông lạnh mưa nhiều, mùa hè nóng ít mưa, có gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7

Trường Đại học Kinh tế Huế

hàng năm tốc độ trung bình 20 m/s làm cho nền nhiệt trong những tháng này cao nhất, độ ẩm không khí thấp và thường bị hạn nặng.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 - 250C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 380c (tháng 6, tháng 7). Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 17 - 180C (tháng 12, tháng 1)

- Chế độ mưa: Do gió mùa đã gây ra hiện tượng mưa mùa và phân hóa theo không gian. Lượng mưa trung bình năm toàn huyện từ 2100 - 2300 mm, phân bố không đồng đều theo vùng và theo mùa. Mùa khô nóng có gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7 ít mưa, lượng mưa chiếm khoảng 20- 25% lượng mưa cả năm.

Mùa mưa, mưa nhiều từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa chiếm tới 70-75% lượng mưa cả năm, vì vậy lũ lụt thường xảy ra trên diện rộng. Số ngày mưa trung bình khá cao 135 - 140 ngày.

-Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí hàng năm ở huyện khá cao (83 - 85%), ngay trong những tháng khô hạn nhất (có gió mùa Tây Nam) độ ẩm trung bình vẫn thường xuyên trên 70%. Độ ẩm cao nhất thường xuyên xảy ra vào cuối tháng mùa đông (trên 87%).

-Lượng bốc hơi:

Lượng bốc hơi trung bình đạt 1037 - 1049 mm. Mùa lạnh lượng bốc hơi ít chỉ bằng 1/5 đến 1/2 so với lượng mưa. Mùa nóng lượng bốc hơi lớn (lớn nhất từ tháng 4 đến tháng 7) hơn lượng mưa, vì vậy thường xuyên xảy ra khô hạn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Gió, bão:

Huyện Bố Trạch chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:

+ Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, cao điểm là tháng 7.

Gió khô nóng lượng bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.

+ Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng trong huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, bình quân hàng năm có 1- 1,8 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến vùng ven biển Bố Trạch gây nhiều hậu quả xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

* Thủy văn

Bố Trạch có các con sông chính: Sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh, sông Son và hệ thống các sông, suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn huyện với đặc điểm chung là chiều dài ngắn độ uốn khúc lớn lưu vực nhỏ dốc nên tốc độ dòng chảy lớn nhất là về mùa lũ. Trong mùa mưa lũ nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp, triều cường nước sông lên nhanh gây lũ ngập lụt lớn trên diện rộng.

Ngược lại về mùa khô nước sông xuống thấp dòng chảy trong các tháng kiệt nhỏ.

Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Bố Trạch theo mùa rõ rệt. Hầu hết các con sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thủy triều ở hạ lưu. Vì vậy, vùng đất thấp ở hạ lưu các con sông thường bị nhiễm mặn tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể vận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ.

Trên địa bàn huyện có hệ thống hồ đập thủy lợi lớn, nhỏ với diện tích khoảng trên 1.500 ha có tác dụng giữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và hạn chế lũ vào mùa mưa.