• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC

2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch

2.1.2. Về kinh tế

Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, bình quân hàng năm có 1- 1,8 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến vùng ven biển Bố Trạch gây nhiều hậu quả xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

* Thủy văn

Bố Trạch có các con sông chính: Sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh, sông Son và hệ thống các sông, suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn huyện với đặc điểm chung là chiều dài ngắn độ uốn khúc lớn lưu vực nhỏ dốc nên tốc độ dòng chảy lớn nhất là về mùa lũ. Trong mùa mưa lũ nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp, triều cường nước sông lên nhanh gây lũ ngập lụt lớn trên diện rộng.

Ngược lại về mùa khô nước sông xuống thấp dòng chảy trong các tháng kiệt nhỏ.

Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Bố Trạch theo mùa rõ rệt. Hầu hết các con sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thủy triều ở hạ lưu. Vì vậy, vùng đất thấp ở hạ lưu các con sông thường bị nhiễm mặn tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể vận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ.

Trên địa bàn huyện có hệ thống hồ đập thủy lợi lớn, nhỏ với diện tích khoảng trên 1.500 ha có tác dụng giữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và hạn chế lũ vào mùa mưa.

dần, thủy sản tăng dần, sản phẩm sản xuất bước đầu đã cóđịnh hướngnhằm vào thị trường và tận dụng thế mạnh, ưu thế cạnh tranh của mặt hàng nông, lâm, thủy sản của huyện

- Sản xuất Nông nghiệpcó sự chuyển dịch cơ cấu tích cực trong nội bộ ngành, đảm bảo đúng định hướng: Tỷ trọng giá trị chăn nuôi đạt 47,2%, vượt 2% so mục tiêu đề ra.

+ Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính tăng trưởng đều và liên tục.

Sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 46 ngàn tấn. Cơ cấu cây trồng đã chú trọng ưu tiên các nhóm cây có thị trường tiêu thụ lớn, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung như lúa, lạc, sắn, cao su, thông nhựa.

+ Chăn nuôi theo hướng tập trung, thâm canh ngày càng cao và có bước phát triển đáng khích lệ. Tốc độ phát triển và hướng đi phù hợp với mục tiêu đề ra. Các sản phẩm chăn nuôi bước đầu thâm nhập được vào thị trường nội, ngoại tỉnh và có khả năng cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của các địa phương khác. Đến cuối năm 2016, tổng đàn trâu, bò đạt trên 30,9 ngàn con; đàn lợn trên 117 ngàn con, chất lượng đàn được cải thiện đáng kể, trọng lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân hàng năm đạt 85,3 ngàn tấn.

- Sản xuất lâm nghiệp đạt được kết quả tốt, chuyển từ khai thác là chủ yếu sang trồng mới, khoanh nuôi, chăm sóc bảo vệ rừng là chủ yếu. Tiếp tục duy trì ổn định diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn; giai đoạn 2012-2016 trồng được 4.420 ha rừng tập trung, nâng độ che phủ rừng lên 85% và đãđạt mục tiêu đề ra.

- Ngành thuỷ sản có sự chuyển biến tích cực trên cả hai hướng khai thác và nuôi trồng nhờ các chính sách hỗ trợ được thực hiện kịp thời, cùng vớiviệc đưa các giống con nuôi mới có năng suất cao. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng bình quân hàng năm đạt trên 20,1 ngàn tấn, vượt 2700 tấn so với mục tiêu đề ra. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2016 đạt 1.026 ha/KH 1000 ha.

Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn [10]:

duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất năm 2016 gấp 2,0 lần so với năm 2012, bình quân hàng năm giá trị tăng thêm đạt 443,4 tỷ đồng. Các ngành nghề

Trường Đại học Kinh tế Huế

có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ được chú trọng phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản…, ngoài ra đã tạo được một số sản phẩm bằng vật liệu mới được sử dụng phổ biến (vật liệu composit), các Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân đã chú trọng đầu tư để khai thác và mở rộng quy mô sản xuất trên một số lĩnh vực, thu hút được nhiều lao động trên địa bàn.

Công tác khuyến công và phát triển các ngành nghề nông thôn đã được quan tâm nhiều hơn.

Đầu tư phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng [10]:được đặc biệt quan tâmchỉ đạo, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, làm thay đổi đáng kể diện mạo của huyện, nhất là vùng nông thôn. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong khu vực Nhà nước tăng từ 740 tỷ đồng năm 2012 lên 1.005 tỷ đồng năm 2015 và năm 2016 đạt 1.200tỷ đồng, chiếm trên 40% giá trị sản phẩm nội huyện.

Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm và thu được nhiều kết quả thiết thực.

Nhiều hạng mục, công trình có nguồn vốn trên hàng chục tỷ đồng đã được triển khai xây dựng và một số công trình mới được phê duyệt sẽ sớm tiếp tục triển khai xây dựng trong thời gian tới.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân hàng năm đạt 977,6 tỷ đồng/KH 658 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt 472 tỷ đồng. Việc lồng ghép nguồn vốn của huyện cùng với các nguồn đầu tư từ bên ngoài để triển khai các chương trình xây dựng được thực hiện có hiệu quả cao và có chiều hướng tăng đều hàng năm. Đến nay 100% xã, thị trấn có điện (Trong đó 28/30 xã, thị trấn có điện lưới Quốc gia, 02 xã dùng điện năng lượng mặt trời); 100% xã, thị trấn có đường ô tô về tận trung tâm xã; các nguồn lực đã được ưu tiên để đầu tư xây dựng chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Các ngành dịch vụ:Dịch vụ thương mại tiếp tục giữ được tốc độ phát triển với nhiều loại hình dịch vụ được đầu tư trên địa bàn. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 38% năm 2012 lên 46% vào năm 2016/KH 42%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng bình quân 16%; số lượng khách du lịch trên địa bàn bình quân hàng năm đạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

32,2 ngàn lượt; kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 11,6 triệu USD, năm cao nhất đạt 25 triệu USD.

Phát triển các thành phần kinh tế

Đến năm 2016, toàn huyện có 390 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc loại hình doanh nghiệp, trên 20 ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; 822 trang trại. Các cơ sở sản xuất này đã giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động mỗi năm, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo và nâng cao số thu ngân sách của huyện.

Kinh tế hợp tác tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, số tổ hợp tác sản xuất tăng dần, đến năm 2016 có 335 tổ hợp tác sản xuất, tuy vậy số hợp tác xã có chiều hướng giảm dần do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Công tác khuyến nông, khuyến ngư, công tác bảo vệ thực vật tiếp tục được tăng cường gắn với việc chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã và đang từng bước tạo ra bước chuyển biến tích cực về năng suất, chất lượng của cây trồng, con nuôi trong các mô hình hợp tác sản xuất, đưa lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

Công tác quản lý tài nguyên - môi trường: Thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đạt trên 80% kế hoạch được giao. Việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch ngày càng đi vào nề nếp, đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật. Công tác quản lý Nhà nước và hoạt động khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường được chỉ đạo thường xuyên. Đa số các dự án, các cơ sở sản xuất kinh doanh mới đều có lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; hoạt động thu gom rác thải có nhiều tiến bộ.

Bảng 2.1: Giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của giai đoạn 2014-2016

(ĐVT: Tỷ đồng- giá cố định năm 1994)

Hạng mục

Giai đoạn 2014 - 2016 Tốc độ tăng trưởng bình quânnăm

(%) (2014-2016)

2014 2016

Tốc độ bình quân 2014 -2016 (%)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổng số 485,57 543,47 11,92 10,82

1. Nông lâm TS 197,70 208,59 5,50 4,88

- Nông nghiệp 118,69 125,05 5,36 3,62

- Lâm nghiệp 18,45 18,72 1,46 3,09

- Thủy sản 60,57 64,82 7,02 8,33

2. Công nghiệp

Xây dựng 138,84 159,80 15,06 15,35

- Công nghiệp 99,24 114,66 15,54 15,07

- Xây dựng 39,60 45,09 13,86 16,11

3. Dịch vụ 149,02 175,13 17,52 14,53

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch hàng năm Tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn này là rất ấn tượng bởi lẽ trong thời kỳ dài từ 2014- 2016 toàn bộ nền kinh tế tăng liên tục vàở mức cao hơn trung bình của toàn tỉnh Quảng Bình. Thời kỳ 2010 - 2013, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm tổng sản phẩm trong tỉnh của tỉnh Quảng Bình cũng chỉ đạt 8,86%;

trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,71%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,02%; dịch vụ tăng 8,52%.

Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2016), cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Từ một nền kinh tế nông nghiệp với 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần với tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại ngày một tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần. Năm 2010 giá trị tăng thêm của công nghiệp và xây dựng mới chỉ chiếm19,08% tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn, sáu năm sau năm 2016 tỷ lệ này tăng lên 24,81%. Bảng số miêu tả tình hình thay đổi tỷ trọng của các ngành kinh tế từ năm 2010- 2016.

Tỷ trọng tăng thêm của ngành thương mại dịch vụ du lịch tăng nhanh vàấn tượng hơn: từ 25,78% năm 2010 tăng lên 34,04% năm 2016. Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành nông - lâm nghiệp thủy sản giảm từ 55,14% năm 2014 xuống chỉ còn 41,15% năm 2016. Kết quả đạt được trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngành là nhờ tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ hàng năm tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp.

Với tốc độ tăng trưởng của các ngành cao, kinh tế ổn định làm cơ sở và tạo đà cho việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cán bộ cấp xã nói riêng.