• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC

2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI

2.3.3. Đánh giá của cán bộ quản lý

Để có cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xãở huyện Bố Trạch mang tính khách quan, toàn diện. Ngoài việc khảo sát ý kiến đánh giá của người dân, tác giả tiến hành khảo sát những nội dung tương tự đối với cán bộ quản lý như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch xã trực tiếp quản lý công chức chuyên mônở xã mình. Kết quả đánh giá được trình bàyở bảng sau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.12. Thống kê mô tả kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ST

T Kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn Mức đánh giá (%) 1 2 3 4 5 GTTB I Các kỹ năng chung

1 Kỹ năng soạn thảo văn bản 0,0 0,0 9,5 57,1 33,3 4,24

2 Kỹ năng quan hệ, giao tiếp 0,0 0,0 4,8 52,4 42,9 4,38 3 Kỹ năng sử dụng máy tính, công nghệ

thông tin 0,0 0,0 4,8 95,2 0,0 3,95

II Các kỹ năng về chuyên môn

1 Kỹ năng, nghiệp vụ công an 0,0 0,0 28,6 33,3 38,1 4,10 2 Kỹ năng, nghiệp vụ quân sự 0,0 0,0 14,3 52,4 33,3 4,19 3 Kỹ năng, nghiệp vụ văn phòng - thống kê 0,0 0,0 23,8 47,6 28,6 4,05 4 Kỹ năng, nghiệp vụ địa chính - nông

nghiệp- xây dựng và môi trường 0,0 0,0 33,3 38,1 28,6 3,95 5 Kỹ năng, nghiệp vụ tài chính - kế toán 0,0 0,0 14,3 52,4 33,3 4,19 6 Kỹ năng, nghiệp vụ tư pháp- hộ tịch 0,0 0,0 14,3 52,4 33,3 4,19 7 Kỹ năng, nghiệp vụ văn hóa - xã hội 0,0 0,0 9,5 57,1 33,3 4,24 III Kỹ năng quản lý

1 Kỹ năng vận động, thuyết phục, tập hợp

quần chúng 0,0 0,0 19,0 47,6 33,3 4,14

2 Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch,

chương trình 0,0 0,0 9,5 47,6 42,9 4,33

3 Khả năng phối hợp công việc với đồng

nghiệp 0,0 0,0 14,3 42,9 42,9 4,29

Ghi chú: Mức đánh giá: 1- Kém; 2- Trung bình; 3-Khá; 4- Tốt; 5- Xuất sắc

Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS Các kỹ năng chung như soạn thảo văn bản; giao tiếp; sử dụng máy tính; các nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã được cấp trực tiếp quản lý như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch xã đánh giá ở mức điểm trung bình khá cao. Trong quá trình làm việc với công dân, hầu hết đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã không có thái độ cửa quyền, hạch sách, hách dịch hay to tiếng với nhân dân. Đa số công chức đều có thái độ đúng mực, nghiêm túc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và tiếp dân. Trong thời gian qua, việc áp dụng cơ chế “một

Trường Đại học Kinh tế Huế

cửa” được coi như một bước chuyển đổi quan trọng, có tính đột phá và mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao văn hóa ứng xử và thái độ làm việc của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã. Bằng việc hạn chế các thủ tục hành chính rườm rà, các thủ tục được công khai, minh bạch, đơn giản, đội ngũ công chức chuyên môn cấp xãđã có những bước trưởng thành cả về trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức, phẩm chất cũng như tinh thần nghiệp vụ.

Tuy vậy, vẫn còn một số công chức chuyên môn cấp xã trong quá trình tiếp công dân không giải thích cụ thể cho bà con, quát tháo, có thái độ không đúng mực, gây ảnh hưởng đến tâm lý và tư tưởng của người dân khi tới làm việc tại cơ quan công sở cấp xã. Như vậy, qua các phiếu đánh giá của cán bộ quản lý và người dân đến liên hệ công tác tại trụ sở UBND các xã, thái độ làm việc của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xãđược đánh giá tương đối tốt, thái độ làm việc với công dân cũng đạt mức khá. Bên cạnh đó, mức độ đánh giá của cán bộ trực tiếp quản lý và các tổ chức, công dân dành cho đội ngũ công chức chuyên môn cấp xãở các tiêu chí hầu hết đều có sự tương đồng, sựkhác biệt về tỷ lệ giữa hai phiếu đánh giá là không lớn. Do vậy, kết quả đánh giá như bảng trên tương đối chính xác.

Căn cứ kết quả khảo sát tiêu chí “Khả năng phối hợp công việc với đồng nghiệp”, cán bộ quản lý trực tiếp đội ngũ công chức chuyên môn cấpxã như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch xã đánh giá với số điểm trung bình là 4,29 điểm, trong đó có 42,9% người đánh giá tốt; 9/21 người và 9/21 người (tương ứng 42,9%) đánh giá là xuất sắc. Vẫn còn 14,3% đánh giá ở mức độ khá. Như vậy, có thể đánh giá, mức độ phối hợp trong công việc của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã là chưa tốt. Các công việc thường ngày của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã rất cần đến khả năng phối hợp trong công việc, đó là việc phối hợp giữa cấp trên với cấp dưới, phối hợp giữa các đồng nghiệp với nhau. Mỗi công chức được giao phụ trách những mảng công việc khác nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ vàảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người dân. Do vậy, việc phối hợp trong quá trình thực hiện công việc là rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phối hợp này còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Việc không xây dựng được các nhóm làm việc, không có

Trường Đại học Kinh tế Huế

sự liên kết, phối hợp và không thống nhất giữa các ban, các bộ phận dẫn đến tình trạng người dân mỗi khi đến làm việc phải đi khắp các phòng ban mà không giải quyết xong công việc. Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai công việc, khó kiểm soát khối lượng công việc và đánh giá kết quả thực hiện công việc đối với các đơn vị, bộ phận. Bản thân công chức cũng nhiều lần hạch sách, nhũng nhiễu, đặt ra các yêu cầu đòi hỏi tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân phải qua rất nhiều công đoạn, nhiều đơn vị giải quyết trong khi không có đơn vị nào trực tiếp thụ lý hồ sơ để giải quyết. Chính việc không có sự phối hợp, thống nhất trong công việc của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã và thủ tục hành chính rườm rà là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp ở huyện Bố Trạch trong giai đoạn vừa qua.

2.4. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã ở