• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ"

Copied!
128
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN HUY VŨ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN

VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 83 40 410

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan sốliệu và kết quảnghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sửdụng để bảo vệmột học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡcho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sựvi phạm tôi sẽ bị xửlý theo quy định.

Quảng Trị, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn

Trần Huy Vũ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ tôi đã nhận được sựquan tâm, giúp đỡcủa nhiều tổ chức, cá nhân. Tất cả đều là những sự giúp đỡ quý báu mà tôi biết ơn sâu sắc.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Phát đã hướng dẫn nhiệt tình chuđáo và đóng gópý kiến vô cùng quý giáđể tôi có thểhoàn thiện luận văn.

Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế cung cấp những kiến thức cần thiết giúp tôi phục vụ cho học tập, nghiên cứu và ứng dụng thực tếvào nghiên cứu luận văn.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến ban lãng đạo và nhân viên Tập đoàn Viễn thông Quân đội, nhân viên của một sốdoanh nghiệp viễn thông và khách hàng của Viettel trên địa bàn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, điều tra, thu thập các sốliệu cần thiết đểtôi có thểhoàn thành luận văn của mình.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ để tôi có điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn./

Quảng Trị, tháng 4năm 2018 Tác giả luận văn

Trần Huy Vũ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Họvà tên học viên:TRẦN HUY VŨ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo:Ứng dụng

Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016-2018

Người hướng dẫn khoa học:PGS. TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tên đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của tập đoàn viễn thông quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của tập đoàn viễn thông quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu; phương pháp điều tra chọn mẫu; thống kê mô tả, kiểm định, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy bằng phần mềm SPSS. Ngoài ra, luận văn còn sửdụng một số phương pháp khác như so sánh, thống kê, quy nạp, vận dụng lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ và đảm bảo tính khoa học đối với các vấn đềluận văn đềcập.

3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Luận văn đã nghiên cứu cơ sởlý luận, phân tích, đánh giá thực trạngnăng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của tập đoàn viễn thông quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 và các định tập đoàn này có năng lực cạnh tranh khá tốt, đặc biệt là danh tiếng và nghiên cứu phát triển. Tác giả đềxuất 6 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của tập đoàn viễn thông quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và đưa ra một số kiến nghị vớicác cơ quan liên quan vềcác giải pháp đềxuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Tập đoàn Viễn thông Quân đội: Viettel

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN... iii

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ... iv

MỤC LỤC... v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ... ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒTHỊ, HÌNH VẼ... xi

PHẦN I. MỞ ĐẦU ... 1

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu... 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ... 2

4. Phương pháp nghiên cứu... 3

5. Kết cấu luận văn... 4

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG ... 5

1.1. Lý luận về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động ... 5

1.1.1. Các khái niệm liên quan ... 5

1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông di động... 7

1.2. Lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động.... 8

1.2.1. Khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động . 8 1.2.2. Sự cần thiết của nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động. ... 8

1.2.3. Các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động ... 9

1.3. Nội dung các yếu tốquyết định năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động... 12

1.3.1. Năng lực tổchức và quản lý... 13

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.3.2. Năng lực Marketing ... 14

1.3.3. Năng lực tài chính ... 15

1.3.4. Năng lực nghiên cứu, phát triển ... 15

1.3.5. Chất lượng nguồn nhân lực ... 16

1.3.6. Năng lực vật chất, công nghệ... 17

1.3.7. Danh tiếng của doanh nghiệp... 17

1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động... 18

1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá về năng lực tổchức sản xuất kinh doanh ... 18

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá về năng lực tài chính ... 21

1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá vềchất lượng nguồn nhân lực ... 22

1.4.4. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động nghiên cứu, triển khai ... 23

1.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá định tính... 23

1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông di động... 23

1.5.1. Môi trường vĩ mô... 23

1.5.2. Môi trường ngành... 27

1.6. Kinh nghiệm trong nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động ... 28

1.6.1. Kinh nghiệm của Mobifone ... 28

1.6.2. Kinh nghiệm của Vinaphone... 29

1.6.3. Kinh nghiệm rút ra cho Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị... 30

TÓM TẮT CHƯƠNG 1... 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ... 32

2.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Quảng Trị... 32

2.1.1. Điều kiện tựnhiên ... 32

2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội ... 33

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.1.3. Hệthống cơ sởhạtầng... 35

2.1.4. Mạng thông tin di động tỉnh Quảng Trị... 35

2.2. Tổng quan vềTập đoàn Viễn thông Quân đội ... 37

2.2.1. Lịch sửhình thành và phát triển của Tập đoàn Viễn thông Quân đội ... 37

2.2.2. Giới thiệu Viettel tại Quảng Trị... 38

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Viễn Thông di động tại Quảng Trị [14]... 38

2.1.4. Các dịch vụviễn thông di động chính của Viettel tại tỉnh Quảng Trị... 43

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị... 43

2.2.1. Kết quả cạnh tranh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị... 43

2.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh... 49

2.3. Đánh giá của đối tượng điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị... 65

2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra ... 65

2.3.2. Phân tích ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra ... 67

2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Viettel tại Quảng Trị... 79

2.4.1.Kết quả đạt được ... 79

2.4.2.Hạn chế... 80

2.4.3.Nguyên nhân hạn chế... 81

TÓM TẮT CHƯƠNG2... 83

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ... 84

3.1. Phương hướng, mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của Viettel tại Quảng Trị... 84

3.1.1. Phương hướng ... 84

3.1.2. Mục tiêu ... 84

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Mục tiêu cụthể... 85

3.2. Quan điểm xây dựng các giải pháp ... 85

3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện phải căn cứvào kết quảthực hiện các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh trăng... 85

3.2.2. Trên cơ sở phân tích các tồn tại, hạn chế để đưa ra các giải pháp hoàn thiện. ... 86

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của Tổng công ty Viễn thông quân đội tại Quảng Trị... 86

3.3.1. Nâng cao năng lực tổchức, quản lý ... 86

3.3.2. Nâng cao năng lực Marketing ... 86

3.3.3. Nâng cao năng lực tài chính bằng các chiến lược thu hồi vốn, khấu hao nhanh ... 89

3.3.4. Đầu tư, nghiên cứu những loại hình dịch vụmới ... 90

3.3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... 91

3.3.6. Đầutưnhanh và mạnh vàocơ sởhạtầng nhằm khai thác thị trường ... 92

TÓM TẮT CHƯƠNG 3... 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 95

1. Kết luận ... 95

2. Kiến nghị... 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 98

PHỤLỤC... 100 QUYẾT ĐỊNH HỘIĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: GDP tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 ... 33 Bảng 2.2: Thị phần của các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động trên thị trường Quảng Trị 2015-2017 ... 44 Bảng 2.3: Doanh thu của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 ... 46 Bảng 2.4: Chi phí kinh doanh tính bình quân theo dịch vụcủa Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị... 47 Bảng 2.5: Lợi nhuận của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị... 48 Bảng 2.6: Các loại dịch vụ và số lượng khách hàng viễn thông di động của Viettel tại tỉnh Quảng Trị giaiđoạn 2015-2017 ... 51 Bảng 2.7: Chính sách giá bình quân của Viettel so với các đối thủ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị... 54 Bảng 2.8: Tổng hợp hệ thống kênh phân phối năm 2017 của Viettel và đối thủ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị... 57 Bảng 2.9: Số lượng chương trình quảng cáo Viettel và các đối thủ đưa ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 ... 58 Bảng 2.10: Kết quảmột số chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị... 59 Bảng 2.11: Đầu tư nghiên cứu phát triển của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 61 Bảng 2.12: Chất lượng nguồn nhân lực của Viettel tại Quảng Trị giai đoạn 2015- 2017 ... 62 Bảng 2.13: Nguồn lực vật chất, công nghệcủa Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ... 64 Bảng 2.14: Đặc điểm cỡ mẫu ... 66 Bảng 2.15: Thống kê mô tả về năng lực cạnh tranh của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị... 67 Bảng 2.16: Kết quảkiểm định Cronbach’s Alpha... 71

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Bảng 2.17: Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị... 73 Bảng 2.18: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. ... 76

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động... 18 Hình 2.1: Hiện trạng trạm di động tỉnh Quảng Trị... 36 Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổchức của Chi nhánh Viettel tại Quảng Trị... 38

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Viễn thông di động là một ngành kinh tế thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một công cụ phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, Viễn thông di độngcòn có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu liên lạc, thông tin…của quần chúng nhân dânmọi nơi, mọilúc.

Thị trường viễn thông trong thời điểm hiện tại đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt với sự thay đổi từng ngày từng giờ của khoa học công nghệ đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trường này ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Đó là tín hiệu đáng mừng cho thị trường viễn thông Việt Nam nhưng đồng thời đó cũng là thách thức không nhỏ để các doanh nghệp viễn thông tồn tại và cạnh tranh được với các đối thủ lớn từ bên ngoài mới gia nhập vào thị trường viễn thông trong nước.

QuảngTrị là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế- xã hội ở miền Trung. Tuy nhiên những năm gần đây, Quảng Trị đang vươn mình phát triển kinh tế. Tỉnh đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư, phát triển thương mại dịch vụ, chỉnh trang nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đi đôi với sự chuyểndịch đó thì nhu cầu cho viễn thông di động ngày càng cao và sự cạnh tranh trên thị trường này đang ngày càng quyết liệt. Việc cung cấp dịch vụ viễn thông di động với chất lượng cao, hiệu quả và ngày càng phát triển là một trong những điều kiện cơ bản để góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước ta nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Cùng với sự phát triển của viễn thông di động trên thị trường Quảng Trị thì sự cạnh tranh giữa ba nhà cung cấp dịch vụ MobiFone,VinaPhone, và Tập đoàn Viễn thông Quân độ (Viettel) ngày càng trở nên khốc liệt. Mỗi doanh nghiệp đều đưa ra những chiến lược, chiến thuật kinh doanh để thực hiện những cuộc chiến về giá cước, cuộc chiến khuyến mãi, cuộc đua công nghệ để chiếm giữ và bảo vệ thị phần của mình trên thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Là một doanh nghiệp đi sau trong lĩnh vực viễn thông di động tại Việt Nam nói chung và tại Quảng Trị nói riêng, Viettel cũng phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. Trong môi trường cạnh tranh đó, Viettel phải xác định được năng lực cạnh tranh của mình và có những chiến lược, chính sách phù hợp để nâng cao vị thế của mình nếu muốn tồn tại và phát triển.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động ca Tập đoàn Vin thông Quân đội trên địa bàn tnh Qung Trị”làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động.

- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2015 đến năm 2017; Phát hiện những thếmạnh và hạn chếcủa công ty trên thị trường Quảng Trị.

- Đề xuất các định hướng và biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietteltrên địa bàn tỉnh Quảng Trị

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của Viettel trên thị trường Quảng Trị.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng trong khoảng thời gian từ 2015 đến năm 2017, điều tra trong năm 2018 và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.

- Phạm vi không gian: được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

- Phạm vi nội dung: nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đểphục vụcông tác nghiên cứu, tác giả đã sử dụng nguồn thông tin và số liệu thứ cấp tại các báo cáo đã có từChi nhánh Viettel tại Quảng Trị và các cơ quan tổ chức liên quan nhằm tổng hợp, phân tích và kết hợp theo từng mục tiêu, nội dung cụthểcủa đềtài.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp + Phương pháp chọn mẫu

Năng lực cạnh tranh trong mô hình nghiên cứu của tác giảcó 27 biến quan sát vì vậy sốmẫu tối thiểu cần chọn là 27*5=125 mẫu. Để tăng tính tin cậy và thuận lợi trong điều tra, tác giảchọn 150 mẫu.

Luận văn điều tra 150 người bao gồm 50 nhân viên của Viettel, 50 khách hàng và 50 đại lý của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để thu thập thông tin về năng lực cạnh tranh của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

4.2. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để làm rõ cácđặc trưng cơ bản của vấn đề nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Phương pháp so sánh:Theo thời gian để thấy được mức độ biến động củacác yếu tố năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá: Phân tích, rút trích các nhân tố để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Phương pháp hồi quy: Xây dựng mô hình hồi quy để thấy được sự phụ thuộc của năng lực cạnh tranh với các biến độc lập trong mô hình xácđịnh năng lực cạnh tranh của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụlục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Chương 3: Một sốgiải pháp chủyếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG 1.1. Lý luận về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động

1.1.1. Các khái niệm liên quan a, Cạnh tranh

Từ điển Longman của Anh định nghĩa“cạnh tranh là sự nỗ lực của một bên nhằm cóđượcưuthế hơnnhữngđối thủcủa mình trong kinh doanh”[19, tr.20].

Giáo trình Marketing Quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Trung Vãn làm chủ biên cho rằng “cạnh tranh là quá trình giành giật những lợi thế từ phía đối thủ về phía doanh nghiệp mình nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu”[18, tr.37].

Như vậy, xét về khía cạnh kinh tế, cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất haiđối thủ đểcó được những nguồn lực hoặcưu thếvề sản phẩm hoặc khách hàng vềphía mình nhằmđạtđược lợi ích tốiđa.

Cạnh tranh cũng là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng bằng các biện pháp khác nhau, để đạt đượcnhiều lợinhuận hơn cho bản thân.

b, Năng lực cạnh tranh

Trong quá trình nghiên cứu vềcạnh tranh, người ta đã sửdụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xétở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.

Năng lực cạnh tranh được hiểu là lợi thếcủa doanh nghiệp trên thị trường cho phép doanh nghiệp vượt qua được đối thủcạnh tranh để thu hút khách hàng vềphía mình. Năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng để đánh giá sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trên thương trường bởi đó là yếu tố tổng hợp của những lợi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

thế mà doanh nghiệp có được từ môi trường kinh doanh hay từ chính bản thân nội bộdoanh nghiệp.

Lợi thế hay năng lực cạnh tranh được Michael Porter nhận định như sau: “Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hoá sản phẩm để đạt được những mức lợi nhuận cao hơn trung bình. Muốn duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp càng ngày càng vươn tới những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hoá hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn”[20, tr. 10]

Như vậy, Michael Porter đã tiếp cận khái niệm năng lực cạnh tranh ở khía cạnh động. Để cạnh tranh thành công, doanh nghiệp phải luôn thay đổi để có sản phẩm mới, quá trình sản xuất mới, thị trường mới và phải duy trì và liên tục tăng cường lợi thế cạnh tranh của mình.

Theo tác giả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tất cả những hoạt động mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tạo cho doanh nghiệp có khả năng hấp dẫn khách hàng, có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, để đánh bại các doanh nghiệp đối thủ đang ganh đua đạt được thị phần.

Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ chính thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, được tính bằng các tiêu chí về tài chính, công nghệ, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt và bên cạnh đó cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

c, Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động

Từ các cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, tác giả khái quát năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động là những năng lực và tiềm năng mà các doanh nghiệp viễn thông di động có thể duy trì vị trí trên thị trường một cách lâu dài và có hiệu quả.

Năng lực của doanh nghiệp viễn thông tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững trong lĩnh vực viễn thông di động.

1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông di động

Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông di động ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định năng lực canh tranh để có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp. Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông di động là:

- Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ viễn thông di động. Đây là một đặc điểm cơ bản của dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn thông di động nói riêng. Khách hàng không thểnhìn thấy hình dáng, tính chất của sản phẩm như các loại hàng hóa vật chất mà hàng hóa của dịch vụ viễn thông chỉ được khách hàng trải nghiệm khi nhà sản xuất dịch vụ đó cung cấp.

- Quá trình tiêu thụ dịch vụ viễn thông di động luôn luôn gắn liền với quá trình sản xuất ra nó, tức là có quá trình tiêu thụmới có quá trình sản xuất, tiêu thụlà cơ sởcho sản xuất ra đời.

- Tải trọng không đều theo thời gian và không gian: Do nhu cầu tryền tin tức không đều theo thời gian và không gian cho nên để đảm bảo lưu lượng thoát hết mọi nhu cầu về truyền tin tức cần có sựdự trữ đáng kể về phương tiện, thiết bị và lao động.

Những đặc điểm trên cần được đặc biệt lưu ý khi phân tích môi trường kinh doanh cũng như khi hạch định chiến lược, phân bổcác nguồn lực.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.2. Lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động 1.2.1. Khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranhtrong lĩnh vực viễn thông di động

Từ các cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động, tác giả rút ra nhận định về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động như sau: Nâng cao năng lực cạnh tranh là việc làm tăng lợi thế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông trên thị trường bằng các giải pháp khác nhau để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, nâng cao vị thế trên thị trường một cách hiệu quả và lâu dài.

1.2.2. Sự cần thiếtcủa nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết, thê hiện cụ thể như sau:

a, Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông di động

Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trườngnói chung và trong lĩnh vực viễn thông di động nói riêng.Nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng là động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp viễn thông.

b, Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tếquốc tế

Việt Nam là một trong số những thị trường đầu tư hấp dẫn và ngành viễn thôngdi động Việt Nam cũng đang nhắm tới của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu của ngành viễn thông đề ra là thu hút được các đối tác nước ngoài vào đầu tư trong tất cảcác lĩnh vực. Thị trường viễn thông hội nhập, doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận các công nghệtiên tiến vàđược thửsức trên một sân chơi rộng và bình đẳng hơn. Tuy nhiên, cũng như lĩnh vực khác các doanh nghiệp viễn thôngdi động Việt Nam đang trong tư thế đối mặt với sựcạnh tranh gay gắt từphía các doanh nghiệp nước ngoài. Sức ép đó ngày một lớn hơn bởi thị trường viễn thông là một trong những thị trường mở cửa sớm nhất và có sựcạnh tranh khốc liệt nhất. Đểcạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

khẳng định vịthếcủa mình bằng việc tích lũy vốn, nắm được công nghệtiên tiến, hiện đại, kinh nghiệm khai thác, chất lượng dịch vụtốt và đặc biệt là phải có khách hàng.

Hệ quả của sự hội nhập có thể làm cho doanh nghiệp phát triển tốt, không phát triển được hoặc bị đào thải khỏi thương trường. Chính vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh đểtồn tại là điều kiện tiên quyết trong thời đại hội nhập là điều kiện tiên quyết của sựphát triển.

c, Phục vụsựphát triển trong tương lai

Trong một vài năm trởlại đây thị trường viễn thông di động trong nước ngày càng thông thoáng và hấp dẫn thu hút nhiều những doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Đó là do kinh doanh dịch vụviễn thôngdi động là một lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng cao và trong xu hướng phát triển của xã hội thì đây là một ngành nghề có cơ hội phát triển mạnh. Với nhiều động thái tích cực của Chính Phủvà BộThông tin và Truyền thông các doanh nghiệp viễn thông trong nước không ngừng cạnh tranh lẫn nhau để giữ vững và mở rộng thị trường. Tình trạng độc quyền dần được xóa bỏ thay vào đó mà môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, thuận lợi hơn và lợi thế cạnh tranh không hoàn toàn thuộc về một doanh nghiệp nhất định. Những văn bản, chính sách được ban hành đều nhằm mục tiêu khuyến khích sựcạnh tranh trên thị trường viễn thông đa dạng hóa thành phần tham gia và tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng cũng như thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Do vậy bất cứ doanh nghiệp nào trong ngành đều phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

1.2.3. Các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động, các doanh nghiệp viễn thông cần chú ý đến các hoạt động sau:

a,Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, công việc của các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập trung

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp một cách nhịp nhàng.

- Điều chỉnh hợp lý tổ chức phù hợp với yêu cầu của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp với xây dựng mạng lưới thông tin, xác định các quyết định đưa ra một cáchchính xác, hiệu quả.

- Đảm bảo thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, bảo đảm mọi thành viên hiểu rõ được mục đích của tổ chức, đạt được sự thống nhất giữa mục đích cá nhân và mục đích của tập thể. Tổ chức thông tin trong nội bộ doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thông tin phải được phổ biến rộng rãi cho tất cả mọi người, mọi cấp trong tổ chức được biết rõ ràng; các tuyến thông tin cần trực tiếp và ngắn gọn;

duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống thông tin một cách thường xuyên không bị ngắt quãng.

b, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệpviễn thông - Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở các doanh nghiệpviễn thông. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn.

- Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứngcủa người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp viễn thông. Biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ, lao động trong doanh nghiệp viễn thông. Do đó tiêu chuẩn hóa cán bộ phải cụ thể hóa đối với từng ngành nghề, từng loại công việc và phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

c,Tăng cường hoạt động marketing hỗn hợp

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh.

Thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp viễn thôngsẽ nắm được những thông tin cần thiết về giá cả của dịch vụ viễn thông di động mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ kinh doanh để đề ra những phương án chiến lược và biện pháp cụ thể được thực hiện mục tiêu kinh doanh đề ra.

- Hoàn thiện chiến lược sản phẩm: Doanh nghiệp viễn thông cần cần chọn những sản phẩm dịch vụ di động có thế mạnh, có thể là dịch vụ thuê bao di động, các góicước khuyến mãi…không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng đa dạng và nâng cao của xã hội.

- Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức lại mạng lưới bán hàng. Doanh nghiệp nên chọn kiểu kênh phân phối dọc (đây là kiểu tổ chức kênh rất hiệu quả và đang được áp dụng phổ biến). Tư tưởng cơ bản về hệ thống kênh phân phối dọc là:

+ Các thành viên liên kết với nhau thành một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, bền vững để không bị phá vỡ bởi bất kỳ xung lực nào từ môi trường bên ngoài.

+Tính thống nhất và sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên kênh được đảm bảo bằng sự hợp tác toàn diện và dựa trên nền tảng thống nhất lợi ích của toàn bộ hệ thống kênh và của từng thành viên.

d, Giảm chi phísản xuất, hạ giá thành dịch vụ

Khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể nhằm tìm cách tối thiểu hóa chi phí, đặc biệt là chi phí sản xuất ra dịch vụ viễn thông, chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, từng thành viên trong doanh nghiệp viễn thông cần tự nâng cao trìnhđộ chuyên môn, trình độ tay nghề. Do đó, trước mắt cần đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường các cột thu, phát sóng di động…

e, Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp viễn thông

- Các doanh nghiệp cần xây dựng hìnhảnh chuyên nghiệp, thương hiệu tốt để khách hàng dễ dàng nhận biết thông quaquảng cáo, quan hệ công chúng…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

- Xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình hơn ai hết và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.

f, Chăm sóc khách hàng và dự báo tốt biến động thị trường

- Xây dựng các trung tâm chăm sóc khách hàng và dịch vụ giải đáp thắc mắc của khách hàng phục vụ mọi lúc, mọi nơi để mang lại sự an tâm và thuận tiện cho khách hàng.

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nghiên cứu đầy đủ, cung cấp thông tin về thị trường có thể dự báo về các biến động của thị trường.

g, Sự tác động của nhà nước

Muốn nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông di động cũng cần phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Xét ở góc độ vĩ mô, Nhà nước cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, hạn chế tính độc quyền trên thị trường viễn thông di động.

- Thắt chặt quản lý bằng cách tăng cường các cơ chế chính sách hạn chế cạnh tranh không bìnhđẳng: quản lý sim khuyến mãi, khuyến mãi nạp thẻ.

1.3. Nội dung các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tốphản ánh năng lực cạnh tranh từnhững hoạt động khác nhau

Michael Porter đưa ra các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: Văn hóa doanh nghiệp; Sức sinh lời của vốn đầu tư; Năng suất lao động; Lợi thế về chi phí và khả năng giảm chi phí; Chất lượng sản phẩm và khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm; Kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của đội ngũ quản trị viên; Sự năng động, linh hoạt, nhạy bén của ban giám đốc; Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Bên cạnh đó có nhiều nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: Nguyễn Đình Thọ (2009) nghiên cứu cho thấy các nhân tố: định hướng kinh doanh, nănglực Marketing, kết quả kinh doanh, năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, kỳvọng cơ hội WTO, nguồn lực tài chính, năng lực quản lý, năng lực nghiên cứu và phát triển quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phốHồ Chí Minh và một sốnghiên cứu khác.[13], [10]

Thông qua việc kếthừa các tài liệu nghiên cứu và tham khảo ý kiến lãnh đạo cấp cao tại Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tác giả đềxuất các nhân tốthể hiện năng lực cạnh tranh của Vietteltrên địa bàn tỉnh Quảng Trị như sau.

1.3.1. Năng lực tổ chức và quản lý

Năng lực tổchức, quản lý doanh nghiệp được coi là nhân tốcó tính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp viễn thông. Doanh nghiệp có năng lực tổ chức, quản lý tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các dịch vụ của mình. Bộ máy quản lý làm việc có hiệu quả thì các vấn đề xảy ra được giải quyết nhanh chóng, giúp doanh nghiệp có thểthích nghi tốt với các thay đổi và đối mặt tốt với các khó khăn thách thức. Vì vậy, một doanh nghiệp có năng lực tổchức quản lý tốt thì sẽ tăng năng lực cạnh tranh của so với các đối thủtrên thị trường.

Năng lực tổ chức, quản lý được thể hiện qua các mặt sau:

- Trìnhđộ của đội ngũ cán bộ quản lý: được thể hiện bằng những kiến thức cần thiết để quản lí và điều hành, thực hiện các công việc đối nội và đối ngoại của doanh nghiệp viễn thông. Trình độ của đội ngũ này không chỉ đơn thuần là trìnhđộ học vấn mà còn thể hiện những kiến thức rông lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý cần có tính chuyên nghiệp, tầm nhìn xa trông rộng, có óc quan sát, phân tích, nắm bắt cơ hội kinh doanh, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra.

- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.

Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh, gọn, nhẹ và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

hiệu lực cao có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanh chóng, chính xác, mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp. Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- “Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp,... Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.”[24]

1.3.2.Năng lực Marketing

“Marketing là chức năng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp”[10] Vì vậy, năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được với những thay đổi của khách hàng cùng với đối thủ cạnh tranh. Năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện qua các thành phần sau:

- Chất lượng dịch vụviễn thông di động của doanh nghiệp: Các sản phẩm của dịch vụviễn thông di động cung cấp như hòa mạng, cuộc gọi…phải đáp ứng tốt như cầu khách hàng, mang đến cho khách hàng sựhài lòng khi sửdụng dịch vụ

- Tính đa dạng của dịch vụ: Các dịch vụ phải được thiết kế đa dạng, phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau. Khách hàng cần có nhiều sự lựa chọn dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình.

-Chính sách giá cả và độ linh hoạt của giá cả: Bên cạnh việc cung cấp các gói dịch vụcó chất lượng và đang dạng, đáo ứng tốt nhu cầu khách hàng thì giá cả mà các dịch vụ này cung cấp cũng rất quan trọng trong việc quyết định năng lực Marketing của doanh nghiệp. Giá cả của các gói dịch vụ mà doanh nghiệp viễn thông di động cung cấp phải hợp lý và có tính cạnh tranh được với các đối thủnếu như không muốn đối thủ cướp mất khách hàng khi họ cung cấp dịch vụ tương tự với giá rẻ hơn.

- Độ bao phủ của kênh phân phối: Tuy là dịch vụ có tính vô hình, sản phẩm không thểnhìn thấy nhưng các doanh nghiệp viễn thông di động cũng tổchức kênh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

phân phối để cung cấp dịch vụ và kết hợp với chăm sóc khách hàng như cửa hàng trực tiếp, đại lý phổ thông, điểm bán, công tác viên, tổng đài…

- Năng lực phân phối: Năng lực phân phối thể hiện khả năng phân phối tốt nhất các dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông đến với khách hàng. Nếu doanh nghiệp có năng lực phân phối tốt thì khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Năng lực nghiên cứu và chăm sóc khách hàng: Nghiên cứu để hiểu được khách hàng đánh giá như thếnào vềdịch vụcủa đơn vị mình, mức độ hài lòng của họvà từ đó doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn.

1.3.3. Năng lực tài chính

Tương tự các doanh nghiệp khác, năng lực tài chính của doanh nghiệp viễn thông là một trong những năng lực năng lực quan trọng nhất thểhiện năng lực cạnh tranh và thực hiện chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. “Một doanh nghiệp không thểchiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động.”[22].

Năng lực tài chính là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, khả năng tạo tiền, tổchức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán, thểhiện quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh. Nền tảng tài chính vững mạnh là điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các chiến lược phát triển trước mắt cũng lâu dài. Năng lực tài chính của một doanh nghiệp được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như: quy mô vốn, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời,..

Tổng hợp của các yếu tốtrên sẽtạo nên một cách đánh giá hoàn chỉnh về năng lực của doanh nghiệp và do vậy để có một năng lực tài chính tốt thì phải phát triển toàn diện các yếu tố này để có được lợi thếcạnh tranh so với các đối thủkhác.

1.3.4. Năng lực nghiên cứu, phát triển

Đây là hoạt động điều tra của doanh nghiệp nhằm mục đích xem xét khả năng phát triển sản phẩm và quy trình mới hoặc nhằm cải tiến sản phẩm và quy trình hiện tại. Hoạt động nghiên cứu phát triển đóng vai trò nền tảng cho sựthành công lâu dài của doanh nghiệp, đó là phương thức hữu hiệu trong đó các doanh nghiệp có thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

xem xét đánh giá triển vọng tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp mình bằng cách phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến, hoàn thiện và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp . Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải nhận thức được rằng khi nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt thì công ty nào nhanh chân đưa ra thị trường sản phẩm mới thì doanh nghiệp đó sẽthắng thế và đó cũng là một biểu hiện của công ty có năng lực cạnh tranh tốt. Như vậy, năng lực nghiên cứu, phát triển trong doanh nghiệp viễn thông được thểhiện qua các yếu tố sau đây:

- Khả năng nghiên cứu và phát triển dịch vụviễn thông của doanh nghiệp - Khả năng ứng dụng công nghệ, cải tiến kỹthuật

- Trang thiết bị phục vụcho công tác nghiên cứu và phát triển 1.3.5. Chất lượng nguồn nhân lực

“Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại.”[12] Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổchức. Chất lượng nguồn nhân lựcở các doanh nghiệp viễn thông được hiểu là khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên.

Nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch vụtuyệt hảo, khả năng đổi mới, kỹ năng trong công việc cụthể và năng suất của đội ngũ nhân viên. Đây là những yếu tố then chốt mang lại sự thành công của các doanh nghiệp. Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó không thể hình thành trong một thời gian ngắn. Chất lượng của nhân viên có được nhờ việc tuyển dụng được người có đầy đủ phẩm chất, năng lực phù hợp với vị trí việc làm; doanh nghiệp có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phù hợp cũng như các chính sách khuyến khích, đãi ngộnhân viên để họcó thểphát huy hết khả năng của mình trong doanh nghiệp để phục vụkhách hàng tốt hơn.Vì vậy, hoàn thiện và nâng cao trìnhđộ đội ngũ nhân viên được coi là một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh canh hữu hiệu và bền vững.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

1.3.6.Năng lựcvật chất, công nghệ

Năng lực vật chất, công nghệ quyết định sự khác biệt sản phẩm trên các phương diện chất lượng, thương hiệu và giá cả. Với những doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chếhoặc có bí quyết công nghệ thì phương thức giữgìn bí quyết là yếu tốquan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguồn lực vật chất, công nghệ được thểhiện qua:

- Trình độ trang thiết bị công nghệ: Trang thiết bị hiện đại, ít sựcố, ít lỗi khi cung cấp dịch vụ sẽ làm cho khách hàng an tâm sửdụng dịch vụ và nhờ vậy năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của doanh nghiệpđược nâng cao.

- Khả năng đổi mới trang thiết bị, công nghệ: Đổi mới công nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược. Doanh nghiệp có khả năng đổi mới công nghệ để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đổi mới công nghệ cũng sẽ làm cho năng suất làm việc cao hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh,

1.3.7. Danh tiếng của doanh nghiệp

Danh tiếng của doanh nghiệp trong lòng khách hàng rất quan trọng, khách hàng tin tưởng doanh nghiệp nhờ doanh tiếng và uy tín mà họtạo dụng. Danh tiêng của doanh nghiệp thểhiện qua mức độnổi tiếng của thương hiệu, nhãn hiệu dịch vụ và hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. Danh tiếng cũng là một trong những yếu tố tạo nên lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủcạnh tranh.

Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động, tác giả đềxuất mô hình nghiên cứu sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Sơ đồ 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động Từviệc nghiên cứu cơ sởlý luận của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động, tác giả đã tổng hợp thành mô hình nghiên cứu đềxuất gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động gồm năng lực tổ chức và quản lý; năng lực Marketing; năng lực tài chính; năng lực nghiên cứu, phát triển; chất lượng nguồn nhân lực; năng lực vật chất, công nghệ và danh tiếng của doanh nghiệp. Tất cả được tổng hợp thành mô hình nghiên cứu đềxuất theo sơ đồ1.1.

1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động.

1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá về năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh a, Thị phần

Thị phần là thị trường tiêu thụdịch vụ viễn thông di đông mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Thị phần là thước đo thị trường quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp bởi đó là cơ sở để tồn tại của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Để ngày càng phát triển doanh nghiệp phải tìm được vị thế của mình trên thị trường. Không cần

Năng lực tổchức và quản lý

Danh tiếng của doanh nghiệp Năng lực Marketing

Năng lực vật chất, công nghệ Năng lực tài chính

Năng lực nghiên cứu, phát triển Chất lượng nguồn nhân lực

Năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

biết nền kinh tếbiến động ra sao, lĩnh vực kinh doanh thay đổi thếnào hoặc đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ ra sao nhưng nếu doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường thì sẽ giành phần thắng trong cạnh tranh. Nếu hai đối thủ cạnh tranh có thị phần gần ngang bằng nhau, đối thủ nào có thể tăng được thị phần thì có thể giành được khác biệt vềcảdoanh thu cũng như chi phí và điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ.

Thị phần càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh càng cao. Để phát triển thị phần, ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệp còn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Thị phần được tính theo công thức sau:

Tp= DDN /Di*100(%) - Tp: Thị phần

- DDN: Doanh thu của doanh nghiệp

- Di: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trên thị trường đó.

b, Doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động gồm Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: doanh thu về cung cấp dịch vụ viễn thông, tiền thu từ bán các dịch vụ thoại, data, VAT…mà doanh nghiệp đó cung cấp mang lại.

DDN= Pi*Qi - DDN:Doanh thu của doanh nghiệp

- Pi: Giá của dịch vụ thứ i

- Qi: Số lượng dịch vụ cung cấp thứ i

Khi doanh nghiệp tăng doanh thu sẽ làm tăng quy mô, tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường và làm cho năng lực cạnh tranh tăng lên.

c, Chi phí

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh viễn thông di động di động cũng là một tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh. Khi doanh nghiệp tạo ra và cung cấp dịch vụ với mức chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh thì hiệu quả của

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

doanh nghiệp mình cao hơn đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể xây dựng các chính sách về giá dễ dàng hơn đối thủ. Chi phí có thể thể hiện như sau:

- Tổng chi phí (Cp): Bao gồm tổng chi phí hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.

- Chi phí trên một đơn vị sản phẩm: Bằng tổng chi phí chi cho số lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứngcho khách hàng.

Khi doanh nghiệp giảm được chi phí sẽ dẫn đến giá thành dịch vụ giảm, khả năng cạnh tranh về giá sẽ tăng lên.

d, Lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đóbỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông di động mang lại.

Ln= DDN- Cp

Lợi nhuận giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông di đông. Lợi nhuận và yếu tố quan trọng đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp viễn thông được vững chắc. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động cung ứng dịch vụ viễn thông di động. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ làm giảmgiá thành sản phẩm thì lợinhậnsẽ tănglên mộtcách trựctiếp. Ngượclại nếu chi phícao, giá thành sản phẩm tăngthì lợinhuậnsẽtrực tiếp giảm bớt.

Lợi nhuận bao giờ cũng làcái đích mà các doanh nghiệp vươn tới và họ luôn mong muốn thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt, lợi nhuận càng lớn doanh nghiệp càng khẳng định được vị thếcủa mình, không có lợi nhuận tăng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thất bại. Lợi nhuận có tầm quan trọng lớn, khi lợi nhuận tăng có nghĩa là doanh nghiệp đang phát triển và hướng đi của doanh nghiệp là đúng đắn.

Lợi nhuận đem lại cơ hội phát triển trong tương lai cho doanh nghiệp và cái đó là cái đích cuối cùng của việc kinh doanh. Vì vậy, lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

nhất để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động.

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá về năng lực tài chính a, Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng tài sản lưu động / Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tài sản lưu động. Hệ số này quá nhỏ, doanh nghiệp có khả năng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ số này quá cao, tức doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều, không mang lại hiệu quả lâu dài.

- Hệsốkhả năng thanh toán tức thời= Tổng vốn tiền mặt / Tổng nợngắn hạn Vốn bằng tiền có khả năng thanh khoản cao nhất, nó được sửdụng ngay khi cần trả nợ. Hệ số này cho thấy khả năng doanh nghiệp thanh toán được nợ ngắn hạn ngay. Nếu hệ số này cao, doanh nghiệp có khả năng lớn, nhưng quá cao thì không có hiệu quảvì tiền mặt không sinh lời.

b, Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả cơ cấu vốn và nguồn vốn - Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn

+Tỷ lệ nợ (the Debt Ratio) = Tổng nợ phải trả / Tổng vốn x 100(%)

Tỷ lệ này càng thấp doanh nghiệp càng ít phụ thuộc, các khoản nợ càng đảm bảo thanh toán. Tỷ lệnày cầnduy trìởmứctrung bình củangành là hợp lý.

- Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn.

+Tỉ lệ vốn cố định = Vốn cố định / Tổng tài sản x 100(%) +Tỉ lệ vốn lưu động = Vốn lưu động / Tổng tài sản x 100 (%)

Cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp có hợp lý không và có phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình không.

c, Nhóm các ch tiêu vhiu sut sdng vn

- Kỳthu tiền bình quân = Các khoản thu / Doanh thu bình quân một ngày Chỉ tiêu này đo lường khả năng thu hồi vốn trong kinh doanh. Kỳ thutiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong thanh toán. Tuy nhiên cần xem

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

xét với chính sách tín dụng thương mại nhằm mục tiêu mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Để tránh bị ứ đọng vốn, doanh nghiệp cần đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời và tìm khách hàng làmăn có uy tín.

+ Sốvòng quay vốn cố định = Doanh thu thuần / Giá trịtài sản cố định

Chỉ tiêu này đo lường hiệu suất sử dụng tài sản cố định xem một đồng vốn cố định tạo ra được mấy đồng doanh thu. Tỷ số này càng cao càng tốt.

+ Hiệu quảsửdụng toàn bộtài sản = Doanh thu thuần / Tổng vốn đầu tư.

d, Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu qu: Là nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai.

- Tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu x100(%)

Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 hay 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêuđồng lợi nhuận thu được. Chỉ tính lợi nhuận do hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại, tức là phần lợi nhuận có được từ doanh thu bán hàng. Chỉ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ giá thành sản phẩmthấp.

- Tỷsuất lợi nhuận trên vốn đầutư= Lợi nhuận / Tổng vốn đầutưx 100(%) Chỉ số này phản ánh 1 hay 100 đồng vốn đem vào đầu tư thì sinh được bao nhiêu lợi nhuận.

- Tỷsuất lợi nhuận trên vốn tựcó = Lợi nhuận / Tổng vốn chủsở hữu x 100(%) Các chủsở hữu đặc biệtquan tâm đến chỉtiêu này.

1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể đánh giá qua các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của nguồn nhân lực.

- Các yếu tố đầu vào: tỷlệnhân viên có trìnhđộ chuyên theo các cấp bậc cụthể, độtuổi, giới tính…

- Các yếu tố đầu ra: tỷlệnhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ…theo sự đánh giá hàng năm của doanh nghiệp. Việc đánh giá mức độhoàn thành nhiệm vụ căn cứ vào quy định đánh giá phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

1.4.4. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động nghiên cứu, triển khai - Số lượng dịch vụ,ứng dụng dịch vụmới được triển khai - Số lượng sáng kiến, nghiên cứu phát huy hiệu quả 1.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá định tính

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng đánh giá năng lực cạnh tranh, còn có các chỉ tiêu định lượng như:

- Chất lượng hàng hóa, dịch vụso với đối thủcạnh tranh

- Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng so với đối thủcạnh tranh - Thương hiệu, uy tín, hìnhảnh của doanh nghiệp so với đối thủcạnh tranh - Đánh giá về các nhân tốkhác thểhiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông ( năng lực tổchức, quản lý, danh tiếng của doanh nghiệp…)

1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông di động

1.5.1. Môi trường vĩ mô a, Môi trường kinh tế

Trong một vài năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc tạo điều kiện thuận lợi cho sựphát triển của các ngành dịch vụviễn thôngdi động.

Kinh tế nước ta đang hội nhập sâu với nền kinh tếthếgiới tạo ra những thuận lợi, khó khăn và thách thức nhất định. Khi kinh tế thế giới suy thoái, nền kinh tế trongnước sẽvấp phải những khó khăn nhất định. Giá dầu thếgiới liên tục tăng cao gây tác động tới giá cả trong nước làm lạm phát tăng cao làm kìm hãm sựphát triển của nền kinh tế, giá nhiều mặt hàng thiết yếu được đẩy lên cao, gây khó khăn cho đời sống nhân dân. Khi đó kinh doanh dịch vụ viễn thông di động cũng sẽ chịu nhiềuảnh hưởng.

Kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành viễn thông. Kinh tế phát triển cao ổn định kéo theo nhu cầu sửdụng dịch vụ viễn thông gia tăng nhanh chóng.Vì vậy, sựcạnh tranh của các d

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Công ty bảo hiểm nhân thọ là tổ chức trung gian tài chính vì công ty bảo hiểm sử dụng một phần phí thu được của khách hàng để đầu tư trực tiếp sang các ngành các doanh

Nghiên cứu và ứng dụng CSI ở cấp doanh nghiệp là việc (1) xác định các yếu tố (biến) có tác động đến nhận thức chất lượng hay sự hài lòng của khách hàng; (2) lượng hóa

Để thực hiện Marketing trong doanh nghiệp một cách hiệu quả với những chức năng vốn có của nó, các nhà quản trị phải đề ra một chính sách tổng hợp nhiều yếu tố gắn kết

Kết quả nghiên cứu này cũng có một số hàm ý đối với doanh nghiệp trong việc quan tâm và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán cũng như quan tâm đến các yếu

Khảo sát 141 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quản lý, bao gồm cam kết của quản lý cấp cao về tổ chức sản xuất, đào tạo

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÔNG CỤ ĐO LƢỜNG Theo mô hình nghiên cứu đề xuất sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Dcom 3G phụ thuộc vào 5 nhóm nhân tố: 1 Yếu tố hữu hình được đo lường