• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC

1.6. Kinh nghiệm trong nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di

giá cước điện thoại nhằm chiếm lĩnh thị phần đã tạo ra sức ép không nhỏ cho các doanh nghiệp trong công cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, sức ép từ các đối thủlà thách thức không nhỏ đến khả năng cạnh tranh, thịphần và chiến lươc phát triển lâu dài các doanh nghiệp.

c, Sức ép từ sản phẩm thay thế

Với sựphát triển của khoa học công nghệsự ra đời nhanh chóng của các sản phẩm mới làm cho chu kỳ sống của một sản phẩm trở nên ngắn lại. Do dó các doanh nghiệp phải có có chiến lược phát triển đúng đắnđể đưa racác sản phẩm của theo kịp với xu hướng phát triển của công nghệ để thay thế cho các sản phẩm cũ.

Các sản phẩm mới như 3G, 4G, các thiết bị đầu cuối…. sẽ tạo áo lực cho các sản phẩm cũ và doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

d, Sức ép từ nhà cung cấp

Các doanh nghiệp viễn thông trong nước cũng chịu áp lực của một số nhà cung cấp cả về tài chính, nguyên vật liệu và công nghệ. Nếu các nhà cung cấp đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp viễn thông di động thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tạo dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

1.6. Kinh nghiệm trong nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn

Thứ hai, cần nâng cao chất lượng. Trong môi trường cạnh tranh, dù là cạnh tranh với các nhà khai thác trong nước hay đi tắt đón đầu trong hội nhập thì cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ. Nâng cao chất lượng dịch vụ trên cả hai khía cạnh là nâng cao chất lượng về mặt kỹ thuật dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của nhân viên.

Thứ ba,cần đa dạng hóa dịch vụ. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ thực chất là mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ hay tạo ra một cơ cấu có hiệu quả sản phẩm, dịch vụ có hiệu quả của doanh nghiệp. Đa dạng hóa dịch vụ xác định theo hướng đa dạng hóa đồng tâm. Tùy theo loại hình dịch vụ, đặc tính kinh tế kỹ thuật và xu hướng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng để thực hiện đang dạng hóa dịch vụ.

Thứ tư, cần đào tạo phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. Đây là công tác luôn được Mobifone quan tâm và tiến hành dưới nhiều hình thức. Doanh nghiệp cần coi trọng việc xây dựng vàổn định đội ngũ nhân tài để họ có thể đóng góp vào sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.6.2. Kinh nghiệm của Vinaphone

Vinaphone là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về viễn thông di động.

Trong việc xác định và nâng cao năng lực cạnh tranh đã có những kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, để cạnh tranh thành công phải đầu tư nâng cao năng lực của từng nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh và việc đầu tư phải được quản lý chặt chẽ và mang lại hiệu quả cao. Doanh nghiệp cần phải đầu tư nâng cấp công nghệ, đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng…để có thể nâng cao được vị thế của mình trên thị trường.

Thứ hai, phải có sự thích nghi tốt với các thay đổi. Việt Nam đang trên con đường mở cửa, hội nhập. Vinaphone không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà trong tương lai phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Vì vậy phải có sự chuẩn bị để không bị mất vị thế của mình trên thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ ba, trong tương lai sẽ giảm dần sự can thiệp của nhà nước trong kinh doanh lĩnh vực viễn thông và hạn chế sự độc quyền trong kinh doanh hình thức này. Vì vậy doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thực sự sẽ ứng phó được với các thách thức đặt ra. Muốn vậy doanh nghiệp phải biết chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ, năng lực tài chính, công nghệ…của mình.

1.6.3. Kinh nghiệm rút ra cho Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Thứ nhất, thị trường Viễn thông mở cửa, doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận công nghệ mới và hội nhập thị trường quốc tế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chịu sức ép cạnh tranh lớn, nhất là từ các tập đoạn viễn thông lớn trên thế giới. Vì vậyViettel cần có sự chuẩn bị về mọi mặt để nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng phó với các thay đổi để có thể giữ vững và phát triển thị phần của mình.

Thứ hai, công nghệ sử dụng, xu hướng sử dụng các dịch vụ viễn thông di động ngày càng tăng do nhu cầu về sự giải quyết nhanh chóng và kịp thời cũng như tiếp cận với các nguồn thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu này càng cao của khách hàng, cần phải hiểu khách hàng, phục vụ tốt khách hàng để họ hài lòng và trung thành với dịch vụ mà mình cung cấp.

Thứ ba, áp dụng các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh phải đồng thời, đúng lúc, đúng thời điểm sẽ giúp cho doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình. Doanh nghiệp phải xây dựng được lòng tin với khách hàng, với nhà cung cấp…Bên cạnh đó cần phải đầu tư đổi mới công nghệ, thực hiện tốt chính sách giá cả, khuyến mãi phù hợp.

Thứ tư, cần đầu tư nghiên cứu để cho ra đời nhiều loại hình dịch vụ ngoài sức mong đợi của khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy họ được phục vụ, được chăm sóc tốt nhất khi bản thân doanh nghiệp mình phục vụ thì sẽ giữ chân được khách hàng. Hơn ai hết, khách hàng chính là người lựa chọn dịch vụ và cũng là người quyết định năng lực, vị trí của doanh nghiệp đang ở đâu trên thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày các cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động. Luận văn đã phân tích lý luận về năng lực cạnh tranh bằng cách đưa ra các khái niệm liên quan như cạnh tranh, năng lực canh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động; phân tích đặc điểm hoạt động canh tranh; nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động, các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động như đổi mới cơ cấu tổchức quản lý, nâng cap chấtlượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp viễn thông,…Tác giả cũng đã xác định được các yếu tốt quyết định năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động gồm năng lực tổ chức quản lý, năng lực marketing, năng lực tài chính, năng lực nghiên cứu phát triển, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực vật chất công nghệ, danh tiếng của doanh nghiệp và đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động. Ngoài ra luận văn đã phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm trong nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động.

Trường Đại học Kinh tế Huế