• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Viettel tại Quảng Trị

Từ việc phân tích năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động, Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đãđạt được những kết quảsau:

Thứ nhất, từ khi thành lập cho đến nay, Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có bước phát triển nhanh, mạnh mẽvà bền vững. Viettel đã là một trong ba nhà cung cấp dịch vụviễn thông di động hàng đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trịvà chiếm giữmột số lượng thịphần lớn với trên 30%.

Thứ hai, Viettel đã có những người lãnh đạo, quản lý tốt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đểduy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Các mô hình, hình thức, chiến lược kinh doanh đúng đắn đã mang lại hiệu quảcao.

Thứ ba, Viettel đã có những dịch vụ đa dạng, cung cấp tốt với mức giá phải chăng và có sự khác biệt hóa so với đối thủ. Bên cạnh đó, hệ thống phân phối của

Trường Đại học Kinh tế Huế

Viettel rộng khắp và thường xuyên đưa ra các chương trình quảng cáo, khyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Thứ tư, Viettel đã có những giải pháp để nâng cao năng lực tài chính, tăng khả năng thanh toán và tính thanh khoản của mình, chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng có lợi đểngày càng vững mạnh về tài chính trên địa bàn.

Thứ năm, Viettel đã quan tâmđầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển để có những sáng kiến, cải tiến mới nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Thứ sáu, đội ngũ nhân viên của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trẻvề độ tuổi, cao về trình độ, tốt về phẩm chất đã góp phần rất lớn đến việc tạo dựng sự thành công cho Viettel trong quá trình chiếm giữ thị trường, nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của mình.

Thứbảy, Viettel đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sởvật chất, công nghệ, góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụcủa mình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Thứ tám, Vietel đã tạo dựng được niềm tin cho khách hàng, tạo được uy tín và là một doanh nghiệp nổi tiếngở tỉnh Quảng Trị.

2.4.2.Hạn chế

Trong quá trình phát triển mặc dù đạt được kết quả ấn tượng, nhưng bên cạnh đó Viettel cũng có nhưng hạn chếcần khắc phục để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Thứ nhất, do tốc độ phát triển nhanh chóng, mô hình tổ chức phình ra trong thời gian ngắn, nhân sự tăng nhanh dẫn đến một số cán bộ quản lý không đáp ứng được yêu cầu của công việc (kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ năng lực). Từ đó việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở chưa hiệu quả. Chính sách nhân sự của Viettel dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng và thường xuyên về mô hình tổ chức, luân chuyển nhân sự đã tạo ra sựbiến động, bất ổn và tâm lý thời vụ cho một sốcán bộcông nhân viên làmảnh hưởng để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứhai, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa được đánh giá cao. Chất lượng kỹ thuật: chất lượng đường truyền, kết nối dịch vụ còn đứt quãng, đặc biệt là những

Trường Đại học Kinh tế Huế

nơi tập trung đông người, vào giờ cao điểm. Chất lượng dịch vụ: thời gian bảo hành, bảo hành sửa chữa, chăm sóc khách hàng còn chưa được quan tâm thích đáng.

Chất lượng phục vụ còn thua kém so với các mạng khác đặc biệt là Mobifone-doanh nghiệp 6 năm liền được bình chọn là mạng di động yêu thích nhất Việt Nam.

Thứ ba, việc yêu cầu tăng trưởng nhanh chóng và bền vững tạo ra áp lực cho lực lượng kinh doanh vềchỉtiêu, doanh số, một số nơi xuất hiện các hình thức kinh doanh không lành mạnh đểchạy chỉtiêu làm ảnh hưởng đến uy tín của Tập đoàn.

Thứ tư, việc quản lý tài sản, thu nợ, phân bổ vốn đầu tư chưa được thực hiện chặt chẽ nên một số chỉ tiêu về tài chính như khẳ năng thanh toán, cơ cấu nguồn vốn…còn hạn chế.

Thứ năm, công tác quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển (quản lý nhân sự, quản lý hàng hoá, tài chính, quản lý tài sản, …). Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý chưa mạnh mẽvà triệt để.

Thứsáu, chất lượng của một bộphận nhân viên, trong đó có bộphận chăm sóc khách hàng còn hạn chếtrong việc giao tiếp, giải quyết thắc mắc của khách hàng.

Thứ bảy, việc đầu tư vào phát triển khoa học, công nghệ và nghiên cứu phát triển vẫn còn những hạn chếnhất định vềnguồn vốn đầu tư và hiệu quảmang lại.

2.4.3.Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, Quảng Trị cũng như thị trường cả nước, Viettel ra đời trong hoàn cảnh ngành Bưu chính Viễn thông vốn trước đây vẫn là độc quyền của Vinaphone, vấp phải sự cạnh tranh khắc nghiệt của một đơn vịlớn, có tiềm năng lâu đời trong ngành này. Vinaphoneđã có số lượng khách hàng và đối tác rất đông và quen từlâu với các dịch vụ của họ. Bên cạnh đó thị trường còn có Mobifone là một doanh nghiệp mạnh nên việc chiếm giữthị trường gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, tuy là đối thu cạnh tranh nhưngcác lĩnh vựckinh doanh của Viettel phụ thuộc rất nhiều vào đối thủcạnh tranhlà VNPT. Đặc biệtlà về cơ sởhạtầng mạng,kết nối,truyềndẫnnội hạt, liên tỉnh, tiếpxúc khách hàng, hợp táckỹthuật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ ba, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Viettel còn thiếu kinh nghiệm cọ sát thực tế, do hầu hết là cán bộ trẻ mới ra trường và hoạt động trong môi trườngkinh doanh áp lực và cạnh tranh khốc liệt.

Thứ tư, một bộ phận nhân viên chưa hiểu được vai trò, tầm quan trọng của dịch vụ chăm sóc khách hàng và xây dựng hình ảnh của mình nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Thứ năm, Viettel hoạt động theo hình thức Tập đoàn với nhiều chi nhánh con ở các tỉnh, nên tại thị trường Quảng Trị do Chi nhánh Viettel Quảng Trị hoạt động kinh doanh nhưng nhiều vấn đề để giải quyết, đầu tư hay các chiến lược thì phải phụ thuộc vào quyết định của lãnhđạo Tập đoàn nên có nhiều trường hợp bị động, chậm chân hơn đối thủcạnh tranh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 luận văn đã phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của Viettel trong địa bàn tỉnh Quảng Trị. Luận văn đã trình bày tình hình cơ bản của tỉnh Quảng Trị về Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống cơ sở hạtầng và mạng thông tin di động; giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Viễn thông Quân đội; phân tích năng lực cạnh tranh qua các yếu tố thị phần, kết quảhoạt động kinh doanh. Viettel năm 2017 có doanh thu 212.287 triệu đồng, chiếm 29,54% thị phần trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Luận văn đã làm rõ cơ cấu các loại dịch vụ, các hình thức cạnh tranh về giá, kênh phân phối, quảng cáo khuyến mãi…và năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, khả năng đầu tư về công nghệ để có số liệu chính xác nhất phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh và cạnh tranh của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh đó tác giả cũng đãđiều tra 150 đối tượng là khách hàng, đại lý, nhân viên của Viettel để thu thập số liệu sơ cấp về năng lực cạnh tranh. Từ đó tác giả đã phân tích nhân tố khám phá và đưa ra mô hình hồi quy về năng lực cạnh tranh cho Viettel trên địa bàn Quảng Trị, ngoài ra tác giả đã phân tích những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chếvề năng lực cạnh tranh của Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để đưa ra các giải pháp phù hợpở chương 3.

Trường Đại học Kinh tế Huế