• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC

1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực

1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá về năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh a, Thị phần

Thị phần là thị trường tiêu thụdịch vụ viễn thông di đông mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Thị phần là thước đo thị trường quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp bởi đó là cơ sở để tồn tại của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Để ngày càng phát triển doanh nghiệp phải tìm được vị thế của mình trên thị trường. Không cần

Năng lực tổchức và quản lý

Danh tiếng của doanh nghiệp Năng lực Marketing

Năng lực vật chất, công nghệ Năng lực tài chính

Năng lực nghiên cứu, phát triển Chất lượng nguồn nhân lực

Năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động

Trường Đại học Kinh tế Huế

biết nền kinh tếbiến động ra sao, lĩnh vực kinh doanh thay đổi thếnào hoặc đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ ra sao nhưng nếu doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường thì sẽ giành phần thắng trong cạnh tranh. Nếu hai đối thủ cạnh tranh có thị phần gần ngang bằng nhau, đối thủ nào có thể tăng được thị phần thì có thể giành được khác biệt vềcảdoanh thu cũng như chi phí và điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ.

Thị phần càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh càng cao. Để phát triển thị phần, ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệp còn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Thị phần được tính theo công thức sau:

Tp= DDN /Di*100(%) - Tp: Thị phần

- DDN: Doanh thu của doanh nghiệp

- Di: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trên thị trường đó.

b, Doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động gồm Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: doanh thu về cung cấp dịch vụ viễn thông, tiền thu từ bán các dịch vụ thoại, data, VAT…mà doanh nghiệp đó cung cấp mang lại.

DDN= Pi*Qi - DDN:Doanh thu của doanh nghiệp

- Pi: Giá của dịch vụ thứ i

- Qi: Số lượng dịch vụ cung cấp thứ i

Khi doanh nghiệp tăng doanh thu sẽ làm tăng quy mô, tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường và làm cho năng lực cạnh tranh tăng lên.

c, Chi phí

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh viễn thông di động di động cũng là một tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh. Khi doanh nghiệp tạo ra và cung cấp dịch vụ với mức chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh thì hiệu quả của

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh nghiệp mình cao hơn đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể xây dựng các chính sách về giá dễ dàng hơn đối thủ. Chi phí có thể thể hiện như sau:

- Tổng chi phí (Cp): Bao gồm tổng chi phí hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.

- Chi phí trên một đơn vị sản phẩm: Bằng tổng chi phí chi cho số lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứngcho khách hàng.

Khi doanh nghiệp giảm được chi phí sẽ dẫn đến giá thành dịch vụ giảm, khả năng cạnh tranh về giá sẽ tăng lên.

d, Lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đóbỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông di động mang lại.

Ln= DDN- Cp

Lợi nhuận giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông di đông. Lợi nhuận và yếu tố quan trọng đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp viễn thông được vững chắc. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động cung ứng dịch vụ viễn thông di động. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ làm giảmgiá thành sản phẩm thì lợinhậnsẽ tănglên mộtcách trựctiếp. Ngượclại nếu chi phícao, giá thành sản phẩm tăngthì lợinhuậnsẽtrực tiếp giảm bớt.

Lợi nhuận bao giờ cũng làcái đích mà các doanh nghiệp vươn tới và họ luôn mong muốn thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt, lợi nhuận càng lớn doanh nghiệp càng khẳng định được vị thếcủa mình, không có lợi nhuận tăng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thất bại. Lợi nhuận có tầm quan trọng lớn, khi lợi nhuận tăng có nghĩa là doanh nghiệp đang phát triển và hướng đi của doanh nghiệp là đúng đắn.

Lợi nhuận đem lại cơ hội phát triển trong tương lai cho doanh nghiệp và cái đó là cái đích cuối cùng của việc kinh doanh. Vì vậy, lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhất để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động.

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá về năng lực tài chính a, Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng tài sản lưu động / Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tài sản lưu động. Hệ số này quá nhỏ, doanh nghiệp có khả năng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ số này quá cao, tức doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều, không mang lại hiệu quả lâu dài.

- Hệsốkhả năng thanh toán tức thời= Tổng vốn tiền mặt / Tổng nợngắn hạn Vốn bằng tiền có khả năng thanh khoản cao nhất, nó được sửdụng ngay khi cần trả nợ. Hệ số này cho thấy khả năng doanh nghiệp thanh toán được nợ ngắn hạn ngay. Nếu hệ số này cao, doanh nghiệp có khả năng lớn, nhưng quá cao thì không có hiệu quảvì tiền mặt không sinh lời.

b, Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả cơ cấu vốn và nguồn vốn - Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn

+Tỷ lệ nợ (the Debt Ratio) = Tổng nợ phải trả / Tổng vốn x 100(%)

Tỷ lệ này càng thấp doanh nghiệp càng ít phụ thuộc, các khoản nợ càng đảm bảo thanh toán. Tỷ lệnày cầnduy trìởmứctrung bình củangành là hợp lý.

- Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn.

+Tỉ lệ vốn cố định = Vốn cố định / Tổng tài sản x 100(%) +Tỉ lệ vốn lưu động = Vốn lưu động / Tổng tài sản x 100 (%)

Cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp có hợp lý không và có phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình không.

c, Nhóm các ch tiêu vhiu sut sdng vn

- Kỳthu tiền bình quân = Các khoản thu / Doanh thu bình quân một ngày Chỉ tiêu này đo lường khả năng thu hồi vốn trong kinh doanh. Kỳ thutiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong thanh toán. Tuy nhiên cần xem

Trường Đại học Kinh tế Huế

xét với chính sách tín dụng thương mại nhằm mục tiêu mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Để tránh bị ứ đọng vốn, doanh nghiệp cần đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời và tìm khách hàng làmăn có uy tín.

+ Sốvòng quay vốn cố định = Doanh thu thuần / Giá trịtài sản cố định

Chỉ tiêu này đo lường hiệu suất sử dụng tài sản cố định xem một đồng vốn cố định tạo ra được mấy đồng doanh thu. Tỷ số này càng cao càng tốt.

+ Hiệu quảsửdụng toàn bộtài sản = Doanh thu thuần / Tổng vốn đầu tư.

d, Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu qu: Là nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai.

- Tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu x100(%)

Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 hay 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêuđồng lợi nhuận thu được. Chỉ tính lợi nhuận do hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại, tức là phần lợi nhuận có được từ doanh thu bán hàng. Chỉ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ giá thành sản phẩmthấp.

- Tỷsuất lợi nhuận trên vốn đầutư= Lợi nhuận / Tổng vốn đầutưx 100(%) Chỉ số này phản ánh 1 hay 100 đồng vốn đem vào đầu tư thì sinh được bao nhiêu lợi nhuận.

- Tỷsuất lợi nhuận trên vốn tựcó = Lợi nhuận / Tổng vốn chủsở hữu x 100(%) Các chủsở hữu đặc biệtquan tâm đến chỉtiêu này.

1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể đánh giá qua các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của nguồn nhân lực.

- Các yếu tố đầu vào: tỷlệnhân viên có trìnhđộ chuyên theo các cấp bậc cụthể, độtuổi, giới tính…

- Các yếu tố đầu ra: tỷlệnhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ…theo sự đánh giá hàng năm của doanh nghiệp. Việc đánh giá mức độhoàn thành nhiệm vụ căn cứ vào quy định đánh giá phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.4.4. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động nghiên cứu, triển khai - Số lượng dịch vụ,ứng dụng dịch vụmới được triển khai - Số lượng sáng kiến, nghiên cứu phát huy hiệu quả 1.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá định tính

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng đánh giá năng lực cạnh tranh, còn có các chỉ tiêu định lượng như:

- Chất lượng hàng hóa, dịch vụso với đối thủcạnh tranh

- Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng so với đối thủcạnh tranh - Thương hiệu, uy tín, hìnhảnh của doanh nghiệp so với đối thủcạnh tranh - Đánh giá về các nhân tốkhác thểhiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông ( năng lực tổchức, quản lý, danh tiếng của doanh nghiệp…)

1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn