• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

2.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Quảng Trị

sức quan trọng, ngoài cảnh quan thiên nhiên khu vực còn là cầu nối giao thông giữa các vùng miền và xây dựng các nhà máy thuỷ điện phục vụ đời sống dân sinh và sản xuất kinh doanh.

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, nhưng nói chung trữ lượng không lớn lắm . Toàn tỉnh có khoảng 130 mỏ và điểm khoáng sản. Có thể kể ra các khoáng sản chính như vàng, titan, cát trắng, cao lanh, than bùn, nguyên liệu sản xuất xi măng, đá vôi, nước khoáng… trong đó khoáng sản để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng là chủyếu và là điều kiện đểtỉnh có thểphát triển mạnh công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản trên địa bàn hầu hết chưa được điều tra thăm dò chi tiết, cần phải tập trung thực hiện trong thời gian tới để có cơ sở thu hút đầu tư, tổchức khai thác đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tếcủa tỉnh.

2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội 2.1.2.1. Tình hình kinh tế

Cùng với sự đi lên của cả nước, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị ngày càng phát triển, giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và có xu hướng ngày càng tăng. Giá trịGDP của tỉnh Quảng Trị được thểhiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: GDP tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tốc độ tăng trưởng bình quân

SL % S

L % S

L % %

Nông-lâm-ngư nghiệp 4648,5 23,6 4768,1 22,6 4856,5 21,5 2,21 Công nghiệp–xây dựng 7425,8 37,7 7976,1 37,8 8653,9 38,4 7,95 Thương mai-Dịch vụ 7622,7 38,7 8332,8 39,5 9035,5 40,1 8,87

Tổng cộng 19697 100 21077 100 22546 100 6,99

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị2017)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân giai đoạn 2015-2017 đạt 6,99%; trong đó khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng 2,21%/năm, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,95%,/năm; khu vực thương mại dịch vụ tăng 8,87%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 36 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sựchuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thếchung của cả nước, tăng dần tỷtrọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷtrọng nông - lâm -ngư nghiệp. Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng có vai trò ngày càng quan trọng và tăng nhanh về tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu tổng sản phẩm theo khu vực kinh tế(giá hiện hành) của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng liên tục từ 37,7%

năm 2015 đến 38,4% năm 2017. Ngành dịch vụ tăng từ 38,7% năm 2015 lên 40,1%

năm 2017. Ngược lại, khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 23,6% năm 2015 xuống 21,5% năm 2017.

Việc duy trì ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã góp phần tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần tích cực trong việc xóa đói, giảm nghèo... Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng theo chiều rộng (dựa vào tăng đầu vào vốn, nguyên liệu,...) dẫn đến cơ cấu sản xuất còn mang nặng tính khai thác, chưa chú trọng đầu tư vào chế biến và chế biến sâu kéo theo một lượng chất thải, chất ô nhiễm ít xử lý thải vào môitrường gây sức ép đối với môi trường, tài nguyên.

2.1.2.2. Dân số

Năm 2017 dân số của tỉnh là 623,5 nghìn người[1]. Mật độ dân số 132 người/km2, thuộc loại thấp so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng như thị xã Quảng Trị: 325 người/km2, thành phố Đông Hà: 1238 người/km2, trong khi đó huyện Đakrông chỉ có 32 người/km2, Hướng Hoá 73 người/km2. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng gâyảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế... phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.3. Hệ thống cơ sở hạtầng

Quảng Trị có hệ thống giao thông khá phát triển, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Các tuyến quốc lộ được đầu tư nâng cấp, các tuyến đường tỉnh, đường huyện nối các trung tâm phát triển được nhựa hóa. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã thông suốt 04 mùa trong năm. Cảng Cửa Việt đang được đầu tư nâng cấp để đón tàu có tổng trọng tải đến 5.000 DWT. Cảng biển nước sâu Mỹ Thủy gắn với Khu kinh tế Đông Nam (cửa ngõ gần nhất ra biển Đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây) đãđược Chính phủ phê duyệt quy hoạch và đang xúc tiến đầu tư để có thể đón tàu có trọng tải 100.000 DWT.

Bưu chính viễn thông phát triển, hệ thống cấp điện, nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo. Các dịch vụ vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục...đang phát triển nhanh chóng. Các đô thị Đông Hà, Lao Bảo đang được đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Thành phố Đông Hà sẽ trở thành đô thị loại II, Thị trấn Lao Bảo lên Thị xã trước năm 2020.

Hệ thống Y tế có 13 cơ sở công lập khám chữa bệnh, phục hồi chức năng với 1.470 giường bệnh trong đó có 02 bệnh viện tuyến tỉnh; 09 bệnh viện tuyến huyện, thị xã; 01 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng; 01 phòng quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh; 142 cơ sở y tế tư nhân… Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị có quy mô 500giường bệnh được đầu tư trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao.

Quảng Trị có 01 phân hiệu Đại học thuộc Đại học Huế, 02 trường Cao đẳng, 04 trường Trung cấp nghề và một số trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

2.1.4. Mạng thông tin di động tỉnh Quảng Trị

Trong tỉnh hiện nay có 3 mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM đang cung cấp dịch vụ: Mobifone, Vinaphone, Viettel.

Tại tất cả các huyện đều đã có trạm phát sóng, tuy nhiên còn nhiều khu vực xa vẫn nằm ngoài vùng phủ sóng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình 2.1: Hiện trạng trạm di động tỉnh Quảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế