• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG SỐ 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG SỐ 10"

Copied!
108
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG SỐ 10

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

NGUYỄN THỊ LẬP XUÂN

NIÊN KHOÁ: 2015-2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG SỐ 10

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Lập Xuân ThS. Nguyễn Uyên Thương Lớp: K49A_QTKD

Niên khoá: 2015-2019

Huế, tháng 12 năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cám Ơn

Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học kinh tế Huế và gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khách hàngóa luận tốt nghiệp “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng số 10”. Để bài khóa luận đạt được kết quảtốt đẹp, em đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người xung quanh.

Trước hết em chân thành cảm ơncô giáo – ThS. Nguyễn Uyên Thương, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù trở ngại về khoảng cách địa lýnhưng cô vẫn luôn quan tâm chỉ dẫn em, định hướng đi cho em, giúp em chỉnh sửa những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu để em hoàn thành tốt khóa luận. Em chân thành cảm ơncô và chúc cô dồi dào sức khoẻ, có sức khỏe là có tất cả.

Em xin gửi lời cảm ơn và sựtri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường, đặc biệt là thầy cô khoa quản trịkinh doanh thời gian quađã tận tình giảng dạy, truyền đạtcơ sởlý thuyết cùng những kiến thức khoa học chuyên ngành bổ ích cho bản thân em vận dụng vào thực tiễn. Và với tấm lòng biết ơn, em xin gửi tới Công ty TNHH Xây dựng Số10 cùng tập thểnhân viên lời cảm tạchân thành nhất vìđã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡem thu thập số liệu, các tài liệu liên quan đến đề tài khóa luận, hướng dẫn chỉ bảo cho em trong quá trình học hỏi thực tập tại đơn vị. Xin cảm ơn tất cảcác bạn bè, gia đình luôn cảm thông và quan tâm động viên khuyến khích em trong suốt thời gian qua.

Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sựgóp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại công tyđểkhóa luậnnày được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa xin gửi đến thầy cô,gia đình và bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại công ty lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!

Em xin chân thành cám ơn!

Huế, 25 tháng 12năm2018.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài. ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu. ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...2

3.1. Đối tượng nghiên cứu. ...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu. ...2

4. Phương pháp nghiên cứu. ...2

4.1. Phương pháp thu thập sốliệu. ...3

4.2. Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu. ...3

PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...4

CHƯƠNG I. CƠ SỞLÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP...4

1.1. Tổng quan vềcạnh tranh. ...4

1.1.1. Khái niệm vềcạnh tranh...4

1.1.2. Vai trò của cạnh tranh...6

1.1.2.1. Đối với doanh nghiệp. ...6

1.1.2.2. Đối với người tiêu dùng. ...7

1.1.2.3. Đối với nền kinh tếquốc dân...7

1.1.3. Các hình thức cạnh tranh. ...8

1.1.3.1. Căn cứvào chủthểtham gia cạnh tranh...8

1.1.3.2. Căn cứtheo phạm vi ngành kinh tế. ...9

1.1.3.3. Căn cứvào mức độcạnh tranh. ...10

1.1.3.4. Căn cứvào tính chất của cạnh tranh...12

1.2. Năng lực cạnh tranh...14

1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh. ...14

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ...16

1.2.2.1. Các tiêu chí định lượng...16

1.2.2.2. Các tiêu chí định tính...19

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ...21

1.2.3.1. Các yếu tốbên trong doanh nghiệp. ...21

1.2.3.2. Các yếu tốbên ngoài doanh nghiệp...23

1.3. Năng lực cạnh tranh ngành xây dựng. ...26

1.3.1. Khái niệm nănglực cạnh tranh ngành xây dựng. ...26

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành xây dựng. ...27

1.3.2.1. Tỷlệ/hệsốtrúng thầu. ...27

1.3.2.2. Chất lượng sản phẩm. ...27

1.3.2.3. Uy tín, kinh nghiệm và năng lực thi công của nhà thầu. ...28

1.3.2.4. Năng lực tài chính...28

1.3.2.5. Cơ sởvật chất, kỹthuật và công nghệ...32

1.3.2.6. Giá dựthầu. ...33

1.4. Một sốmô hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh. ...34

1.4.1. Ma trận SWOT. ...34

1.4.1.1. Nguồn gốc mô hình phân tích SWOT. ...34

1.4.1.2. Áp dụng SWOT. ...35

1.4.1.3. Thực hiện SWOT...36

1.3.14. Mở rộng SWOT...37

1.3.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Poter...38

1.3.2.1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp...39

1.3.2.2. Áp lực cạnh tranh từkhách hàng...40

1.3.2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủtiềmẩn. ...41

1.3.2.4. Áp lực cạnh tranh từsản phẩm thay thế. ...41

1.3.2.5. Áp lực cạnh tranh nội bộngành. ...42

1.3.2.6. Áp lực từcác bên liên quan mật thiết...42

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SỐ10...44

2.1. Tổng quan vềCông ty TNHH Xây dựng Số10. ...44

2.1.1. Thông tin cơ bản của công ty TNHH Xây dựng Số10. ...44

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụcủa Công ty. ...44

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.3. Cơ cấu tổchức của Công ty TNHH Xây dựng Số10. ...45

2.1.4. Đánh giá vềkết quảhoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng Số10. ...46

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số10. ...51

2.2.1. Thịphần của công ty. ...51

2.2.2. Năng lực tài chính...51

2.2.2.1. Tình hình tài sản. ...51

2.2.2.2. Tình hình nguồn vốn. ...55

2.2.2.3. Các tỷsốtài chính. ...59

2.2.3. Năng lực máy móc, thiết bịvà công nghệ. ...63

2.2.4. Năng lực quản lý vàđiều hành nguồn nhân lực. ...64

2.2.5. Kinh nghiệm, uy tín và hìnhảnh của Công ty...68

2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10. ...70

2.3.1. Phântích môi trường vĩ mô...70

2.3.1.1. Môi trường kinh tế...70

2.3.1.2. Môi trường công nghệ. ...71

2.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội. ...73

2.3.1.4. Môt trường pháp luật chính trị. ...74

2.3.1.5. Môi trường tự nhiên...75

2.3.2.Các yếu tố môi trường vi mô (theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Poter) ...76

2.3.2.1.Đối thủ cạnh tranh...76

2.3.2.2. Khách hàng...79

2.3.2.3. Nhà cung cấp...80

2.3.2.4. Đối thủ tiềmẩn...81

2.3.2.5. Sản phẩm thay thế. ...82

2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số10 theo ma trận SWOT. ...84

2.3.1. Điểm mạnh. ...84

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.3.2. Điểm yếu...84

2.3.3. Cơ hội. ...85

2.3.4. Thách thức. ...85

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SỐ10. ...87

3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Xây dựng Số10 trong những năm tới....87

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng số10...87

3.2.1. Giải pháp nâng cao uy tín, hìnhảnh thương hiệu Công ty TNHH Xây dựng số10...87

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và nguồn nhân lực. ...88

3.2.3. Giải pháp cắt giảm chi phí...89

3.2.4. Giải pháp nâng cao trìnhđộkhoa học công nghệ. ...89

3.2.5. Giải pháp vềchiến lược marketing cho Công ty. ...90

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ...92

1. Kết luận...92

2. Kiến nghị. ...93

2.1. Đối với cơ quan chức năng...93

2.2. Đối với Công ty TNHH Xây dựng Số10. ...94

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...95

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Ký hiệu viết tắt

AFTA

WTO

APEC

TTP

TNHH OECD

FPI

UBND NĐ CP TW

Tên đầy đủ

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tựdo World Trade Organization Tổchức thương mại thếgiới

Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tếchâu Á - Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership Agreement

Hiệp định đối kinh tếtác xuyên Thái Bình Dương Trách nhiệm hữu hạn

Organization for Economic Co-operation and Development Tổchức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Ủy ban nhân dân

Nghị định Chính phủ Trung ương

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC HÌNH ẢNH.

Trang Hình 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Poter...39

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ.

Trang Biểu đố1: Biểu đồbiến động doanh thu và lợi nhuận Công ty TNHH Xây dựng Số10 giai đoạn 2015-2017. ...46 Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn Công ty TNHH Xây dựng Số 10 trong 3 năm 2015- 2017. ...55

.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG.

Trang Bảng 1: Ma trận SWOT...37 Bảng 2: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng Số

10 năm 2015-2017. ...49 Bảng 3: Tình hình tài sản Công ty TNHH Xây dựng Số 10 năm 2015-2017. ...54 Bảng 4: Tình hình nguồn vốn Công ty TNHH Xây dựng Số 10 năm 2015-2017....57 Bảng 5: Các chỉsốtài chính Công ty Xây dựng số 10 năm 2015-2017...59 Bảng 6: Danh sách máy móc, thiết bịcủa Công ty TNHH Xây dựng Số10. ...63 Bảng 7: Tình hình nguồn nhân lực của Công ty TNHH Xây dựng Số10. ...65 Bảng 8: Một sốhợp đồng công khoán nhân công của Công ty TNHH Xây dựng

Số10. ...68 Bảng 9: Một sốcông trìnhđã thi công của Công ty TNHH Xây dựng Số10...69 Bảng 10: Danh sách công ty ngành xây dựngởhuyện Vĩnh Linh...77 Bảng 11: Danh sách các nhà cungứng nguyên vật liệu của công ty TNHH Xây dựng

Số10...81 Bảng 12: Một sốsản phẩm thay thếnguyên vật liệu trong xây dựng. ...83

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài

“Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội”. Ở đâu có nền kinh tếthị trường thìở đó có nền kinh tế cạnh tranh. Bất kỳmột doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững thì phải chấp nhận cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá. Số lượng người cung ứng ngày càng đông thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những công ty làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng thấp và ngược lại nó thúc đẩy những công ty làm ăn tốt, năng suất chất lượng cao. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải tìm mọi cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt khách hàng nước ta liên tục gia nhập nhiều tổchức thương mại lớn trên thếgiới như AFTA, WTO, APEC,… và mới đây nhất là hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là nền tảng để Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực nhắm đến cả các nền kinh tếtrong khu vực Châu Á –Thái Bình Dương. “Gia nhập TPP đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thương mại với hơn

800 triệu người cùng sự liên kết của 12 nước thành viên với cơ chế cạnh tranh chung trong nhiều lĩnh vực”. Bên cạnh bối cảnh đó là sựphát triển mãnh mẽcủa khoa học kĩ thuật thời đại công nghệ 4.0 đãđặt ra cho các doanh nghiệp Viêt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Doanh nghiệp nào nhạy bén biết tận dụng những cơ hội để vượt qua khó khăn sẽngày càng vững mạnh. Cạnh tranhđòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp đểnâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, đưa ra sản phẩm có chất lượng cao, có nhiều lợi thế hơn đối thủ, tăng trưởng nhanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là nhu cầu cấp thiết, liên tục và lâu dài mà còn là nội dung sống còn của doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh được trong thời kỳhội nhập, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh; cải thiện sựyếu kém vềtầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

doanh. Dođó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Xây dựng Số 10 nói riêng đang là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 ”nhằm hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu và các yếu tố ảnh hưởngđến năng lực cạnh tranh của đơn vịmình thực tập, từ đó mong muốn có thể đóng góp một sốý kiến giúp ban lãnh đạo có những quyết định đúng đắn trong chiến lược kinh doanh, giúpcông ty nâng cao được năng lực cạnh tranh nhằmđạt được mục tiêu đềra và phát triển lên tầm cao mới.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

- Hệthống hóacơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Công ty trong nền kinh tếhiện nay.

- Tìm hiểu thực trạng, những điểm hạn chếtrong năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số10.

-Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng Số10.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1.Đối tượng nghiên cu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của Công ty trách nghiệm hữu hạn Xây dựng Số10.

3.2. Phm vi nghiên cu.

Vềkhông gian: Công ty TNHH Xây dựng Số10.

Vềthời gian: Tài liệu thứcấp được thu thập trong phạm vi 3 năm từ2015-2017.

Thời gian thực hiện khóa luận từ ngày 08/10/2018 đến 22/12/2018.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Khóa luận sửdụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, song tập trung sửdụng chủyếucác phương pháp sau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

4.1. Phương pháp thu thập số liệu.

- Dữliệu thứ cấp: dữ liệu được thu thập từphòng kế toán của Công ty TNHH Xây dựng Số10.

- Ngoài ra đề tài còn sử dụng nhiều thông tin từ các sách, báo, tài liệu nghiên cứu của nhũng tác giảcó uy tín.

4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.

-Phương pháp thống kê: Được sửdụng để phân tích, thống kê thông tin sốliệu thành các bảng biểu,sơ đồ.

-Phương pháp phân tích: Được sửdụng phân tích các kết quảtrong báo cáo tài chính, báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Xây dựng Số10.

-Phương pháp so sánh: So sánhmức độ tăng giảm sốliệu củanămnày vớinăm trước để thấy rõ xu hướng thay đổi vềkhả năng cạnh tranh của công ty được cải thiện hay xấu đi đểcó giải pháp kịp thời.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm vềcạnh tranh

Thuật ngữ“cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng La tinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đặt được những ưu thế, lợi thếmục tiêu xác định. Trong hình thái cạnh tranh thị trường, quan hệ ganh đua xảy ra giữa hai chủ thể cung (nhóm người bán) cũng như chủ thểcầu (nhóm người mua), cả hai nhóm này tiến tới cạnh tranh với nhau vì được liên kết với nhau bằng giá cảthị trường.

Cạnh tranh trong kinh tế là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sửdụng cho cảphạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia.Điều này chỉkhác nhauởchỗmục tiêu được đặt raở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủyếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sởcạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thìđối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân.

Theo C.Mác (1978):“Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ”. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủnghĩa và cạnh tranh tư bản chủnghĩaMácđã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cảchi phí sản xuất và khảnăng có thể bán hành hoá dưới giá trịcủa nó nhưng vẫn thu đựơc lợi nhuận.

Theo hai nhà kinh tế học Mỹ là Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus (1997) cho cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

tranh hoàn hảo. Tác giả đưa ra lý thuyết thị trường là nơi người bán và người mua tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cảhàng hóa, khối lượng sản phẩm cần sản xuất.

Sựbiếnđổi của giá cảdẫn đến biến đổi cung - cầu. Nhà kinh doanh sản xuất cái gì phụ thuộc vào nguồn lực, chi phí sản xuất và nhu cầu người tiêu dùng.

Theo tác giảTôn Thất Nguyễn Thiêm (2005): “Cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủcạnh tranh”.

Theo các tác giả cuốn sách Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh (2002) thì: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thếcủa mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụthể”.

Theo nhà kinh tế học Michael Porter (1996) của Mỹ thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quảquá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quảgiá cảcó thểgiảm đi”.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn hảo.

Trong thực tế, để có lợi thếtrong kinh doanh các chủ thể tham gia đã sửdụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham gia cạnh tranh với mình. Cạnh tranh không mang ý nghĩa triệt tiêu lẫn nhau, nhưng kết quả của cạnh tranh mang lại là hoàn toàn trái ngược. Giống như bất kỳ sự vật hiện tượng nào khác, cạnh tranh cũng luôn tồn tại hai mặt của một vấn đề: mặt tích cực và mặt tiêu cực.

Ở khía cạnh tích cực, cạnh tranh là nhân tố quan trọng góp phần phân bổ các nguồn lực có hạn của xã hội một cách hợp lý, trên cơ sở đó giúp nền kinh tế tạo lập một cơ cấu kinh tế hợp lý và hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ, dẫn đến gia tăng năng suất sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

xuất xã hội, sử dụng hiệu quảcác yếu tốsản xuất đầu vào nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu xã hội thông qua các sản phẩm, dịch vụchất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đa dạng. Ở góc độ tiêu cực, nếu cạnh tranh chỉ nhằm mục đích chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cảthì song song với lợi nhuận được tạo ra, có thể xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như môi trường sinh thái bịhủy hoại, nguy hại cho sức khỏe con người, đạo đức xã hội bị xuống cấp, nhân cách con người bị tha hóa. Nếu xảy ra tình trạng này, nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển một cách lệch lạc và không vì lợi ích của số đông.

Như vậy, cạnh tranh là sựtranhđua giữa những cá nhân, tập thể,đơn vịkinh tếcó chức năng nhưnhau thông qua các hànhđộng, nỗlực và các biện phápđể giành phần thắng trong cuộcđua,để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thểlà thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, danh tiếng.

1.1.2. Vai trò ca cnh tranh 1.1.2.1.Đối với doanh nghiệp

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tếthị trường.

Các nhà kinh doanh, doanh nghiệp phải chạy đua với nhau tìm mọi cách để chiếm ưu thế về phía mình so với đối thủ cạnh tranh và chiến thắng. Hoạt động này buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, áp dụng các công nghệ mới và hiện đại. Từ đó, cạnh tranh tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải triệt để không ngừng sáng tạo, tìm tòi nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao. Cạnh tranh càng khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “bản lĩnh” của mình thông qua những lợi thếmà doanh nghiệp đạt được nhiều hơn đối thủ. Nó sẽlàm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn, xác định được vị thế của mình trên thương trường, có được sựtín nhiệm của khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Việt Nam đangxây dựng một nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủnghĩa có sựquản lý vĩ mô của nhà nước, lấy thành phần kinh tếnhà nước làm chủ đạo. Do đó, dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận hành theo qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp nằm ngoài quy luật vận động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại.

Chính vì vậy, chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình chính là doanh nghiệp đang tìm con đường sống cho mình.

1.1.2.2.Đối với người tiêu dùng

Trong thị trường kinh tế tự do doanh nghiệp càng cạnh tranh gay gắt thì đối tượng được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì khách hàng được hưởng những thành quảdo cạnh tranh mang lại như: hàng hóa đa dạng, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ cao hơn và nhiều lợi ích khác. Đồng thời, khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu vềchất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ. Khi đòi hỏi của khách hàng càng cao sẽ khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để đáp ứng yêu cầu khách hàng, nâng cao thị phần doanh nghiệp.

1.1.2.3.Đối với nền kinh tếquốc dân

Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội.

Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, cạnh tranh phải là hoàn hảo, lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau đểcùng phát triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Bên cạnh đó còn góp phần xoá bỏ những độc quyền bất hợp lý, xoá bỏnhững bất bìnhđẳng trong kinh doanh. Mặt khác, cạnh tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn vềquyền lợi và lợi ích kinh tếtrong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định. Do đó, Chính phủ cần ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh đểtạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh hoàn hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ănkhông hiệu quả. Chính vì vậy, điều này buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang lại hiệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

quả kinh tế cao nhất. Thế nên cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, đưa tiến bộkhoa học kỹthuật ngày càng cao vào sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, không phải tất cảcác mặt của cạnh tranh đều mang tính tích cực mà bản thân nó cũng phải thừa nhận các mặt tiêu cực như:

- Bị cuốn hút vào các mục tiêu cạnh tranh mà các doanh nghiệp đã không chú ý đến các vấn đề xung quanh như: xửlý chất thải, ô nhiễm môi trường và hàng loạt các vấn đề xã hội khác. Ví dụ, trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Dẫn đến tình trạng cá tôm chết phơi bụng hàng loạt, tình trạng sức khỏe của người dân sống gần sông bị đe dọa.

- Cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn tới độc quyền. Quá trình cạnh tranh sẽ khiến các doanh nghiệp yếu kém bị những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn thôn tính. Nếu các doanh nghiệp đó đều bị doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì doanh nghiệp sẽcó vịthế độc quyền.

- Cường độ cạnh tranh mạnh sẽ làm ngành yếu đi. Cạnh tranh gay gắt khiến các doanh nghiệp phải chạy đua về giá, chất lượng, sựcải tiến và đáp ứng khách hàng.

Điều này sẽlàm giới hạn khả năng sinh lợi do việc giảm lợi nhuận biên trên doanh số.

1.1.3. Các hình thức cạnh tranh

1.1.3.1.Căn cứvào chủthểtham gia cạnh tranh

 Cạnh tranh giữa người bán và người mua.

Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt. Trên thị trường người mua luôn muốn mua được hàng hóa với giá thấp, ngược lại người bán lại luôn muốn bán sản phẩm của mình với giá cao. Sự canh tranh này được thực hiện trong quá trình mặc cảvà cuối cùng giá cả được thống nhất giữa người bán và người mua, sau đó hành động bán mua được thực hiện.

 Cạnh tranh giữa người mua với người mua.

Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi khối lượng hàng hoá dịch vụ nào đó có mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng tức hàng hóa khan hiếm thì

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

cuộc cạnh tranh sẽtrở nên quyết liệt và giá dịch vụ hàng hoá đó sẽ tăng vì người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá cần thiết. Kết quả cuối cùng là người bán sẽ thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một sốtiền. Đây là cuộc cạnh tranh mà những người mua tựlàm hại chính mình.

 Cạnh tranh giữa những người bán với người bán.

Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau.Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, nó có ý nghĩa sống cònđối với bất kì một doanh nghiệp nào. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ và kết quả đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cạnh tranh này là việc tăng doanh sốtiêu thụ, tăng thịphần và cùng với đó sẽlà tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất. Trong cuộc chạy đua này những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp, không chịu được sức ép cạnh tranh thì sẽ lần lượt bịgạt ra khỏi thị trường nhường thị phần của mình cho đối thủmạnh hơn, mở rộng đường cho doanh nghiệp nào nắm chắc được “vũ khí” cạnh tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển.

1.1.3.2. Căn cứtheo phạm vi ngành kinh tế

 Cạnh tranh trong nội bộngành.

Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng một ngành, cùng sản xuất hoặc tiêu thụmột loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong cuộc cạnh tranh này có sựthôn tính lẫn nhau. Các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹthuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất làm cho giá trị hàng hóa doanh nghiệp nhỏ hơn giá trị hàng hóa đối thủcạnh tranh. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽphải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản.

 Cạnh tranh giữa các ngành.

Là sựcạnh tranh giữa các chủdoanh nghiệp trong các ngành kinh tếkhác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tựnhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định sẽhình thành nên một sựphân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với sốvốn như nhau thì cũng chỉ thu được như nhau, tức là hình thành tỷsuất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.

1.1.3.3.Căn cứvào mức độcạnh tranh

 Cạnh tranh hoàn hảo.

Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, người mua nhỏ nhưng không ai trong sốhọcó quyền hay khả năngkhống chếthị trương, làm ảnh hưởng đến giá cả. Trong hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cảcủa sản phẩm hoàn toàn do quan hệcung cầu, quy luật giá trị quyết định; không có sựtồn tại của bất cứkhả năng hay quyền lực nào có thểchi phối các quan hệtrên thị trường. Điều đó có nghĩa là không cần biết sản xuất được bao nhiêu, họ đều có thể bán được tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện hành. Vì vậy, một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gìđể bán rẻ hơn mức giá thị trường. Hơn nữa sẽ không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị trường vì nếu thế thì hãng sẽ chẳng bán được gì. Nhóm người tham gia vào thị trường này chỉcó cách là thích ứng với mức giá bởi vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả theo thị trường quyết định, tức là ở mức số cầu thu hút được tất cả số cung có thể cung cấp. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽkhông có hiện tượng cung cầu giảtạo, không bị hạn chế bởi biện pháp hành chính nhà nước. Vì vậy trong thị trường này giá cả thị trường sẽ dần tới mức chi phí sản xuất. Phân tích các yếu tốcủa thị trường, các nhà kinh tế học cho rằng, cạnh tranh hoàn hảo sẽchỉtồn tại khi có đủ 5 điều kiện sau đây:

- Một, số lượng doanh doanh nghiệp tham gia thị trường và số lượng khách hàng rất lớn, đủ đểkhông một ai trong sốhọcó khả năng tác động đến thị trường. Do đó, thị phần của các doanh nghiệp và khả năng tiêu dùng của khách hàng là không lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

- Hai, sản phẩm tham gia thị trường phải đồng nhất, vì sựdị biệt trong sản phẩm là đối tượng của thị trường nên mức độkhác biệt giữa các sản phẩm tương tự có thểtạo ra quyền lực cho từng doanh nghiệpởmức độnhất định;

- Ba, thông tin trên thị trường là hoàn hảo. “Thông tin hoàn hảo là việc những người tham gia thị trường trong một nền kinh tếcạnh tranh nhận biết được đầy đủvà thấy trước được giá cảhiện nay và tương lai cũng như vịtrí của hàng hoá và dịch vụ” (David W. Pearce và R. Kerry Tuner, 1990). Một khi thông tin thị trường được coi là hoàn hảo thì cả người mua và người bán đều không có cơ hội để lừa dối nhau nhằm nâng giá hay ép giá sản phẩm.

- Bốn, không có sựtồn tại của các rào cản gia nhập thị trường, điều này có nghĩa là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo luôn tồn tại sự tự do gia nhập của các doanh nghiệp tiềm năng. Dưới những phân tích của kinh tế học, tựdo gia nhập được hiểu là các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư “có thể và sẽ gia nhập vào thị trường nếu như họquan sát thấy các doanh nghiệp khác đang kiếm được lợi nhuận nhiều hơn lợi nhuận bình thường. Tác động của sựgia nhập tựdo này sẽ làm cho đường cầu của mỗi doanh nghiệp có chiều hướng đi xuống cho đến khi mỗi doanh nghiệp chỉ kiếm được lợi nhuận bình thường, tại thời điểm mà không còn sựkích thích nào cho doanh nghiệp muốn gia nhập”.

- Năm, các yếu tố đầu vào của quy trình sản xuất được lưu thông tự do và các doanh nghiệp đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận với những yếu tố trên.

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, lao động. Đều có khả năng ảnh hưởng đến năng lực kinh doanh và quyết định một phần vị trí của nhà kinh doanh trên thị trường, bởi lẽnếu như một người có khả năng chi phối nguồn nguyên liệu đầu vào trong một ngành sản xuất, chắc chắn họcũng sẽ khống chếsựvận động của các quan hệsản xuất trên thị trường đó. Vì vậy, điều kiện vềsựcân bằng của các yêu tố đầu vào đảm bảo cho doanh nghiệp có vị thế ngang nhau và cơ hội ngang nhau trong việc triển khai các chiến lược kinh doanh.

 Cạnh tranh không hoàn hảo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Nếu một hãng có thể tác động đáng kể đến giá cảthị trường đối với đầu ra của hãng thì hãngấy được liệt vào “hãng cạnh tranh không hoàn hảo”. Như vậy cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng nhất với nhau. Mỗi loại sản phẩm có thểcó nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mỗi loại nhãn hiệu lại có hình ảnh và uy tín khác nhau mặc dù xem xét về chất lượng thì sựkhác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Các điều kiện mua bán cũng rất khác nhau. Những người bán có thể cạnh tranh với nhau nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cách như:

quảng cáo, khuyến mại, những ưu đãi về giá các dịch vụ trước, trong và sau khi mua hàng. Đây là loại hình cạnh tranh rất phổbiến trong giai đoạn hiện nay.

 Canh tranh độc quyền.

Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó một số người bán một sốsản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không đồng nhất. Họcó thểkiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra thị trường. Thị trường này có pha trộn lẫn giữa độc quyền và cạnh tranh gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền, ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền. Điều kiện ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trởngại do vốn đầu tư lớn hoặcdo độc quyền vềbí quyết công nghệ, thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả. Họcó thể định giá cao hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng sản phẩm, cốt sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa. Những nhà doanh nghiệp nhỏtham gia vào thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá của nhà độc quyền.

Trong thực tếcó thểcó tình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau. Độc quyền gây trởngại cho sựphát triển sản xuất và làm phương hại đến người tiêu dùng. Vì vậy ởmỗi nước cần có luật chống độc quyền nhằm chống lại sự liên minh độc quyền giữa các nhà kinh doanh.

1.1.3.4. Căn cứvào tính chất của cạnh tranh

 Cạnh tranh lành mạnh.

Cạnh tranh lành mạnh là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật,đạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

đức xã hội, đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể nâng cao năng lực của chính mình mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ.

Phương châm của cạnh tranh lành mạnh là "không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác đểmình tỏa sáng".

Hiện nay, là khái niệm chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết, cạnh tranh lành mạnh không phải là khái niệm luật định cho dù bất cứ đạo luật cạnh tranh nào cũng đều hướng đến xây dựng và hoàn thiện một thị trường cạnh tranh lành mạnh. Trong khoa học pháp lý, người ta cũng chưa có được bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh lành mạnh làm vừa lòng tất cả những nhà khoa học. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã có một sựthống nhất khi đưa ra những đặc trưng của cạnh tranh lành mạnh như sau:

– Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp.

– Có mục đích thu hútkhách hàng.

– Không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh.

Cạnh tranh lành mạnh đem lại cho người tiêu dùng chất lượng sản phẩm ngày càng cao, sự đa dạng sản phẩm theo nhu cầu, giá cảhợp lý; đem lại cho đời sống kinh tế - xã hội những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật, sựhợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực kinh tế như: vốn, lao động, nguyên liệu. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh sẽlà trọng tài công bằng để lựa chọn những nhà kinh doanh có đủ năng lực, đủbản lĩnh đểtồn tại và kinh doanh có hiệu quả.

 Cạnh tranh không lành mạnh.

Cạnh tranh không lành mạnh là tất cảnhững hành động trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủkinh doanh hoặc khách hàng. Và cũng gần như sẽkhông có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một cuộc chiến. Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sựsụt giảm mức lợi nhuậnở khắp mọi nơi.Trong Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định: “bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn, không trung thực trong lĩnh vực công

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

nghiệp và thương mại đều bịcoi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”.

Do ra đời từ bản tính hám lợi và ganh đua của con người trong kinh doanh, cạnh tranh luôn có tính hai mặt. Dưới góc độ tích cực, cạnh tranh đem lại các lợi ích cho xã hội, cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp. Song, ở chừng mực nào đó, khi nhu cầu lợi nhuận thúc giục và cám dỗ con người đến với những thủ đoạn thái quá trong cạnh tranh, thì các hành vi cạnh tranh ấy trở thành nỗi ám ảnh và có thểgây ra nhiều hậu quả bất lợi cho sự phát triển, xâm hại lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp khác, của người tiêu dùng. Lý thuyết cạnh tranh gọi đó là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song pháp luật các nước đều không thể đưa ra được khái niệm cạnh tranh không lành mạnh có thể bao quát được mọi biểu hiện trên thực tế. Vì vậy, nếu có đưa ra khái niệm cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật của các nước cũng phải kèm theo các quy định liệt kê từng hành vi cụthể. Lý giải về điều này, Phó Giáo sư Nguyễn Như Phát(2001) cho rằng sức sáng tạo bất tận của các nhà kinh doanh đã làm cho phạm vi của hành vi không lành mạnh luôn thay đổi bằng sự xuất hiện của những thủ đoạn bất chính mới. Do đó, pháp luật với tínhổn định tương đối sẽ mau trởthành lỗi thời trước thực tế sinh động của thị trường.

Với những lý do đó, lý thuyết vềcạnh tranh và pháp luật cạnh tranh cho dù có những cách thức tiếp cận có khác nhau, nhưng họ đều có sự thống nhất về những căn cứ đểnhận dạng cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, cạnh tranh không lành mạnh là hành vi:

– Nhằm mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh.

– Trái với pháp luật cạnh tranh hoặc tập quán kinh doanh thông thường.

– Gây thiệt hại cho đối thủhoặc cho khách hàng.

1.2. Năng lực cạnh tranh

1.2.1. Khái nim về năng lực cnh tranh

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế, năng lực cạnh tranh được xem là nền tảng cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế và của quốc gia cũng như các doanh nghiệp. Khái niệm năng lực cạnh tranhđược đềcập đầu tiên ởMỹ vào đầu những năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thểsản xuất sản phẩm và dịch vụvới chất lượng vượt trội và giá cảthấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thắng (2008) cũng nhắc lại định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”.Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranhđến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình.

Điểm lại các tài liệu trong và ngoài nước, có nhiều cách quan niệm về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý:

- Theo Micheal Poter (1985) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụso với các đối thủvà khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.

- Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.

- Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu (2006) cũng có ý kiến tương tự: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

suất và chất lượng cao hơn đối thủcạnh tranh, chiếm lĩnh thịphần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”.

- Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2010) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thếcạnh tranh trong việc tiêu thụsản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sửdụng có hiệu quảcác yếu tốsản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sựphát triển kinh tếbền vững.

- Tác giảTôn Thất Nguyễn Thiêm (2005) nêu lên tầm quan trọng của việc gia tăng giá trịnội sinh và ngoại sinh của doanh nghiệp, đây chính là năng lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cốgắng đạt được, là cơ sở đểdoanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh.

Tóm lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thếcạnh tranh trong việc tiêu thụsản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sửdụng có hiệu quảcác yếu tốsản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tếcao và bền vững.Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp.

1.2.2. Các tiêu chíđánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh có thể được đánh giá thông qua các tiêu chí định lượng hoặc các tiêu chí định tính.

1.2.2.1.Các tiêu chí định lượng

1.2.2.1.1. Doanh thu

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu đượckhi bán hàng hoá hoặc dịch vụ.

Bởi vậy mà doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh.

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và tăng thêm lợi nhuận.

Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ hoặc qua các năm ta có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều hướng tốt hay xấu.

Nhưng để đánh giá được hoạt động kinh doanh đó có mang lại được hiệu quả hay

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

không ta phải xét đến những chi phí đã hình thành nên doanh thuđó. Nếu doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chi phí, bởi mộtphần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng.

1.2.2.1.2. Thị phần của doanh nghiệp

Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp so với các doanh nghiệpkhác, trong đó thị phần là một chỉ tiêu thường hay được sử dụng. Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng rộng. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức động hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bởi nếu doanh nghiệp có một mảng thị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vị trí ưu thế trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các đối thủ cạnh tranh. Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trường so với toàn ngành. Thị phần của doanh nghiệp trong một thời kỳ là tỷ lệ phần trăm thị trường mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được trong thời kỳ đó có các loại thị phần sau:

- Thị phần tuyệt đối: thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan tính theo tháng, quý, năm và được cụ thể hóa bởi công thức tính như sau:

Thị phần tuyệt đối ê ị ườ x 100

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Riêng đối với ngành xây dựng có thể tính toán thị phần tuyệt đối theo công thức như sau:

Thị phần tuyệt đối á ị ổ ả ượ â ắ ệ à à

ổ á ị ả ượ â ắ à à ê ị ườ x100 Thị phần tuyệt đối là một chỉ tiêu giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được trong tổng doanh thu trên thị trường về cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì doanh thu của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm. Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp cũng đánh giá được vị trí doanh nghiệp mìnhđãở đâu và xác định được các đối thủ cạnh tranh cùng quy mô.

- Thị phần tương đối: là tỷ lệ so sánh về doanh thu của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Nó cho biết vị thế của công ty trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào.

Thị phần tương đối ủ đố ủ ạ ạ ấ x 100

Chỉ tiêu thị phần tương đối đánh giá được doanh nghiệp đang mạnh hơn về quy mô vốn so với doanh nghiệp hay thấp hơn. Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản, dễ hiểu nhưng nhược điểm của nó là khó nắm bắt được chính xác số liệu cụ thể và sát thực của đối thủ.

1.2.2.1.3. Tỷsuất lợi nhuận

Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao chắc chắn doanh nghiệp có doanh thu cao và chi phí thấp. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình so với đối thủ. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và được đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khảquan.

Nếu xét vềtỷsuất lợi nhuận: Chỉ tiêu này cho thấy nếu có 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này thấp tức là tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp. Hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Đã có quá

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

nhiều đối thủ thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này cao tức là tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả. Điều này chứng tỏkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao. Doanh nghiệp cần phát huy lợi thếcảu mình một cách tối đa và không ngừng đề phòngđối thủcạnh tranh tiềm ẩn thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp bất cứ lúc nào do sức hút lợi nhuận cao.

1.2.2.2.Các tiêu chí định tính

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, để xác định chính xác khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì không thể không nhắc đến các chỉ tiêu định tính.

1.2.2.2.1. Trìnhđộcông nghệ

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếhiện nay tại Việt Nam nói riêng và tại các nước đang phát triển nói chung, công nghệ đang trở thành một động lực của phát triển kinh tế trong nước, cải thiệnnăng lực cạnh tranh trên thị trường, tham gia vào mậu dịch quốc tếvà nâng cao mức sống của dân cư. Mặc dù nắm công nghệ trong tay nhưng việc quản lý công nghệkhông chỉ là vấn đềriêng của doanh nghiệp. Chính sách của nhà nước sẽgiúp các doanh nghiệp nâng cao trìnhđộ công nghệthông qua chuyển giao công nghệ hoặc tự mình phát triển để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.2.2.2. Trìnhđộquản lý

Trìnhđộ quản lý của doanh nghiệp được thể hiện thông qua năng lực của nhà quản trị., cụ thể là thể hiện ở việc đưa ra các chiến lược, hoạch định hướng đi cho doanh nghiệp. Nhà quản trị giỏi phải là người giỏi về trình độ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp, biết nhìn nhận và giải quyết các công việc một cách linh hoạt và nhạy bén, có khả năng thuyết phục để người khác phục tùng mệnh lệnh của mình một cách tự nguyện và nhiệt tình. Biết quan tâm, động viên, khuyến

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

khích cấp dưới làm việc có tinh thần trách nhiệm. Điều đó sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra nhà quản trị còn phải là người biết nhìn xa trông rộng, vạch ra những chiến lược kinh doanh trong tương lai với cách nhìn vĩ mô, hợp với xu hướng phát triển chung trong nền kinh tế thị trường. Nhà quản trị chính là người cầm lái con tàu doanh nghiệp, họ là nhứng người đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp. Họ là những người có quyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họcũng là nặng nề nhất. Họ chính là nhứng người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp. Vì vậy mà nhà quản trị đóng một vai trò chủchốt trong sựphát triển của doanh nghiệp.

1.2.2.2.3. Thương hiệu, uy tín, hìnhảnh của doanh nghiệp so với đối thủcạnh tranh Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạn hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng khách hàng rất lớn. Mục tiêu của các doanh nghiệp là doanh thu, thị phần và lợi nhuận. Nhưng để đạt được các mục tiêu đó doanh nghiệp phải tạo được uy tín của mình trên thị trường, phải tạo được vị thếcủa mình trong con mắt của khách hàng. Cơ sở, tiền đề để tạo được uy tín của doanh nghiệp đó là doanh nghiệp phải có một nguồn vốn đảm bảo để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, có một hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên uy tín của doanh nghiệp đó là “con người trong doanh nghiệp” tức doanh nghiệp đó phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đội ngũ nhân viên giỏi về tay nghề và kỹ năng làm việc, họ là những con người có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc, biết khơi dậy nhu cầu của khách hàng.

Khác với các chỉ tiêu định lượng, để đo lường được chỉ tiêu này đòi hỏi người phân tích cần phải thu thập được nhiều thông tin phản hồi từkhách hàng, xem sự đánh giá của họ đối với các nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào.

Nếu một doanh nghiệp có uy tín cao thì các sản phẩm, dịch vụ của nó cũng được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao và do đó các sản phẩm, dịch vụ của doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

nghiệp đó sẽcó khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

1.2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Cũng như bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau. Có thểchia các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm hai nhóm: các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tốbên ngoài doanh nghiệp.

1.2.3.1. Các yếu tốbên trong doanh nghiệp

1.2.3.1.1. Trìnhđộtổchức quản lý của doanh nghiệp

Tổchức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đãđược doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng như:

- ISO 9000 là một tiêu chuẩn quốc tế đưa ra các yêu cầu cơ bản của một hệ thống quản lý doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp sản phẩm hay dịch vụcủa công ty, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và gia tăng sựthỏa mãn của họ.

- ISO 1400 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổchức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính.

Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộquản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tốchính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộvà phải thiết lập được cơ cấu tổchức đủ độlinh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

1.2.3.1.2. Trìnhđộ lao động trong doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổchức. Trìnhđộnguồn nhân lực thểhiệnởtrìnhđộquản lý của các cấp lãnhđạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Trìnhđộ nguồn nhân lực cao sẽtạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹthuật của sản phảm, mẫu mã, chất lượng và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽtạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, hướng tới sựphát triển bền vững.

1.2.3.1.3.Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quảchính xác. Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như hạn chếviệc sửdụng công nghệhiện đại, hạn chếviệc đào tạo nâng cao trìnhđộcán bộvà nhân viên, hạn chếtriển khai nghiên cứu,ứng dụng, nghiên cứu thị trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý. Trong thực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủvốn để triển khai tất cảcác mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn.

1.2.3.1.4. Trìnhđộthiết bị, công nghệ

Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệphù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạgiá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thếcạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Công nghệcòn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp.

1.2.3.1.5. Trìnhđộ năng lực marketing

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụsản phẩm, nâng cao vị thếcủa doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tốrất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vì vậy, điều tra cầu thị trường và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệpđể lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thương hiệu được người sử dụng chấp nhận. Trong điều kiện kinh tếhàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùng những hàng hóa có thương hiệu uy tín. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu như tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường. Do đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng đến doanh sốtiêu thụ – vấn đềsống còn của mỗi doanh nghiệp.

1.2.3.2. Các yếu tốbên ngoài doanh nghiệp

1.2.3.2.1.Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thông qua việc tìm hiểu về năng lực cạnh, doanh nghiệp có thể nắm được điểm mạnh, điểm yếu, so sánh công bằng với đối thủ hiện có trên thị trường để kịp

Hơn nữa trong một nền kinh tế mở như hiện nay các đối thủ cạnh tranh không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp, công ty nước ngoài có vốn

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các

Đây là yếu tố nội hàm của mỗi DN, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị DN,…một cách riêng biệt mà cần đánh

Với đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế 1”, tác gỉa đã phân tích các yếu tố

Duy trì chính sách quan tâm động viên, khen thưởng đối với cán bộ làm việc tại VPĐD, tạo điều kiện về chi phí để VPĐD thường xuyên gặp gỡ với

Từ đó, thấy được những hạn chế cần phải khắc phục để định hướng phát triển, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế.. thống thì DN phải xây dựng được những chính sách hợp lý và khác biệt hơn so với đối thủ. Như vậy, chính cơ chế thị trường và áp lực từ đối