• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN PHONG VIỆT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN PHONG VIỆT"

Copied!
67
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN PHONG VIỆT

CAO THỊNHÀN

NIÊN KHÓA: 2016 –2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN PHONG VIỆT

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Cao Thị Nhàn ThS. Trương Thị Hương Xuân Lớp: K50B_QTKD

Niên khóa: 2016 - 2020

Huế, tháng 04/2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực, tìm kiếm của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, ban lãnh đạo và toàn thểquý anh chịtrong Công ty TNHH Một Thành Viên Phong Việt.

Trước hết, với tình cảm sâu sắc và chân thành cho phép tôi được bày tỏlòng biết ơn đến toàn thểquý thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tếHuếtrong suốt những năm học qua đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và kính gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Trương Thị Hương Xuân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, quan tâm và đầy trách nhiệm từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như trong suốt quá trình làm bài đểtôi có thểhoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể quý anh, chị của Công ty TNHH Một Thành Viên Phong Việt đã giúpđỡtôi rất nhiều trong quá trình tìm hiểu đềtài nghiên cứu của mình.

Do thời gian tìm hiểu có hạn, kiến thức của bản thân còn hạn chếnên bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô cùng ban lãnh đạo công ty và toàn thể quý anh chị trong công ty đóng góp ý kiến đểbài khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, ban lãnh đạo công ty và toàn thể quý anh, chị trong công ty lời chúc sức khỏe và luôn thành đạt.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Cao Thị Nhàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Bảng 2.1: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH MTV Phong Việt năm 2016-2018 . 30 Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2016–2018... 32 Bảng 2.3: Khả ngăng thanh toán nhanh... 33

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

Sơ đồ1.1: Quy trình nghiên cứu ... 3

Sơ đồ 2.2: Sơ đồtổchức bộmáy quản lý Công ty TNHH MTV Phong Việt ... 38

Sơ đồ2.3: Quy trình vềtổchức và thực hiện công việc của Công ty TNHH MTV Phong Việt... 41

Sơ đồ2.4: Quy trình vềcông tác vật tư Công ty TNHH MTV Phong Việt ... 43

Biểu đồ2.1: Nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Phong Việt 2016–2018... 34

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn giai đoạn 2016–2018 ... 35

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu hoạt động kinh doanh Công ty TNHH MTV Phong Việt ... 36

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo độtuổi công ty Phong Việt... 40

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ... iii

MỤC LỤC... iv

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...1

2.1. Mục tiêu chung ...1

2.2. Mục tiêu cụthể...2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...2

3.1 Đối tượng nghiên cứu...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ...2

4. Phương pháp nghiên cứu ...2

4.1. Sốliệu nghiên cứu ...2

4.2. Quy trình nghiên cứu...3

4.3. Phương pháp thu thập dữliệu ...3

4.4. Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu ...4

5. Bốcục đềtài ...4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VỀCẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ...5

1.1. Cơ sởlý luận vềvấn đềnghiên cứu...5

1.1.1. Các khái niệm vềcạnh tranh ...5

1.1.2. Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tếthị trường...6

1.1.3. Vai trò của cạnh tranh ...8

1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp...8

1.1.3.2. Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng ...10

1.1.3.3. Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế...11

1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...11

1.2.1. Khái niệm ...11

1.2.1.1. Năng lực cạnh tranh của doang nghiệp...11

1.2.1.2. Sựcần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh...13

a. Đối với ngành dịch vụnói chung...13

b. Đối với Công ty TNHH MTV Phong Việt nói riêng...13

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

nghiệp...14

a. Cạnh tranh vềgiá ...14

b. Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp...17

c. Nguồn lực tài chính...18

d. Nguồn lực con người ...19

e. Trìnhđộ tổchức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ...19

f. Hoạt động nghiên cứu thị trường (Quản trị Marketing)...20

g. Cơ sởvật chất kỹthuật và công nghệ...21

1.2.2.2. Các nhân tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...22

1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh ...22

1.2.4. Sựcần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...22

1.3. Cơ sởthực tiễn ...23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV PHONG VIỆT...25

2.1. Quá trình hình thành và phát triển ...25

2.1.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH MTV Phong Việt ...25

2.1.2. Lịch sửhình thành và phát triển ...26

2.1.3. Mục tiêu và cam kết của công ty...27

2.1.3.1. Mục tiêu của công ty...27

2.1.3.2. Cam kết với khách hàng...27

2.2. Đối đối thủcạnh tranh trên địa bàn ...27

2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty...28

2.3.1. Yếu tốchủ quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....28

2.3.1.1. Nhân tốvềgiá ...28

2.3.1.2. Chính sách tài chính...29

2.2.1.3. Sản phẩm...36

2.2.1.4. Bộmáy tổchức và chức năng nhiệm vụcủa công ty ...37

2.2.1.5. Trìnhđộtổchức điều hành quản lý của doanh nghiệp ...40

a. Quy trình vềtổchức công việc ...41

b. Quy trình vềcông tác vật tư...42

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.2.1.7. Cơ sởvật chất kỹthuật...45

2.3.2. Yếu tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 46 2.3.2.1. Đặc điểm thị trường ...46

2.3.2.2. Chính sách của Nhà nước ...46

2.3.2.3. Yếu tố văn hóa xã hội ...47

2.3.2.4. Yếu tốkhoa học công nghệ...47

2.3.2.5. Yếu tố môi trường tựnhiên...48

2.4 Phân tích ma trận SWOT ...48

2.4.1 Điểm mạnh (Strenghts–S) ...48

2.4.2. Điểm yếu (Weaknesses–W) ...49

2.4.3. Cơ hội (Opportunities–O)...50

2.4.4. Thách thức (Threats–T)...50

CHƯƠNG 3: MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV PHONG VIỆT ...51

3.1. Định hướng phát triển và một sốgiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH MTV Phong Việt ...51

3.1.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH MTV Phong Việt...51

3.1.2. Một sốgiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH MTV Phong Việt ...52

3.1.2.1 Giải pháp vềsản phẩm ...52

3.1.2.2. Giải pháp vềNghiên cứu thị trường Marketing và quảng bá thương hiệu...52

3.1.2.3. Giải pháp vềNguồn nhân lực ...53

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...55

1. Kết luận ...55

2. Kiến nghị...56

2.1. Kiến nghị đối với nhà nước và chính quyền địa phương...56

2.2. Kiến nghị đối với công ty TNHH MTV Phong Việt ...56

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...58

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đềtài

Cạnh tranh kinh tếlà quy luật tất yếu của hoạt động kinh tế vì nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa. Cạnh tranh là con đường nhanh nhất để chiếm lĩnh thị trường và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để đạt lợi nhuận cao nhất.

Trong nền kinh tế thị trường khốc liệt như ngày nay, mỗi doanh nghiệp cần định hướng cho mình một chiến lược cạnh tranh lành mạnh, an toàn, phù hợp với xu hướng thị trường nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà nói chung, góp phần xóa bỏsựbất bình đẳng, độc quyền trong kinh doanh sản xuất hàng hóa.

Chính vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đặc biệt.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phong Việt là doanh nghiệp được hình thành và phát triển trong hoạt động thiết kế, xây dựng và tiến hành khảo sát thi công các công trình nhà ở, khu chung cư, resort, … trên thị trường Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung -Tây Nguyên. Đặc điểm thị trường hoạt động rộng lớn, nền kinh tế năng động, nhiều dự án - công trình lớn nhỏ đangtrong diện quy hoạch và gọi vốn đầu tư là thị trường cạnh tranh vô cùng béo bở cho các công ty xây dựng.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm và quy mô tầm trung như công ty TNHH MTV Phong Việt - công ty đang phải đối mặt với một tình thế thị trường ngày càng khó khăn hơn. Các công ty xây dựng và nhà thầu xuất hiện ngày càng nhiều, bên cạnh đó còn có các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài có tầm cỡ lớn.

Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Đề tài phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp, từ đó đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụthể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu, phân tích thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố đãđược chứng minh có tác động.

Đề tài đề xuất một sốgiải pháp giúp hoàn thiện chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt”.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Vềkhông gian: Khu vực thị trường Thành phố Đà Nẵng Vềthời gian:

- Dữliệu thứcấp: Thu thập thông tin, báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2018 và một số báo cáo liên quan khác trong năm 2016 và 2017.

- Dữliệu sơ cấp: Được thu thập qua thời gian thực tập thực tế tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt từ ngày 8/02 đến ngày 6/03 năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Sốliệu nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Sử dụng số liệu do các phòng ban cung cấp: Báo cáo Tài chính năm 2018, Quy trình vềcông tác Vật tư, Quy trình vềtổ chức công việc, Bảng mô tảnhiệm vụ và cách thức thực hiện công việc, Sơ đồ cấu trúc tổ chức doanh nghiệp, báo cáo nhân sự năm 2018 và các thông tin khác có liên quan từ các website, tạp chí,...

4.2. Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ1.1: Quy trình nghiên cứu 4.3. Phương pháp thu thập dữliệu

Nhằm giải quyết mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đềtài sửdụng kết hợp hai nguồn dữliệu: thứcấp và sơ cấp, trong đó nguồn dữliệu thứcấp là quan trọng nhất.

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin liên quan đến đềtài từ phòng nhân sự, phòng Tài chính –Kếtoán, phòng Kinh doanh,... các kết quả như: Báo cáo Tài chính năm 2018, Quy trình vềcông tác Vật tư, Quy trình về tổ chức công việc,

Xử lý số liệu Xác định vấn đề

nghiên cứu

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Phỏng vấn điều tra thu thập dữ

liệu

Lựa chọn phương pháp

nghiên cứu

Viết báo cáo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Bảng mô tả nhiệm vụ và cách thức thực hiện công việc, Sơ đồ cấu trúc tổ chức doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan.

Thu thập dữliệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với các trưởng phòng, trưởng bộphận vềtình hình phát triển, tiến độ hoàn thành công việc của các dự án đang trong quá tình thực hiện. Tìm hiểu những khó khăn, bất cập mà các bộ phận có thểgặp phải đểlàm phong phú thông tin và đánh giá đúng thực tếtình hình tại doanh nghiệp.

4.4. Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu

Sau khi thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp cần thiết, chuyên đề được làm theo nhiều phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, tổng hợp phân tích số liệu, phương pháp quy nạp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp logic.

5. Bốcục đềtài Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung nghiên cứu và kết quảnghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vềcạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV Phong Việt

Chương 3: Một sốgiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV Phong Việt

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VỀCẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Cơ sởlý luận vềvấn đềnghiên cứu 1.1.1. Các khái niệm vềcạnh tranh

Cạnh tranh là nhân tố thiết yếu của mọi quá trình vận động và phát triển.

Không có cạnh tranh sẽ không có sựphát triển đi lên hướng theo sựtiến bộ của xã hội, khoa học công nghệvà giá trị cốt lõi của sựsống. Mọi sựvật hiện tượng, mọi sinh vật, mọi hoạt động trên trái đất đều vận động theo cách riêng, phát triển theo quy luật riêng nhưng đều sửdụng một yếu tố chung là cạnh tranh đểtồn tại và phát triển lâu dài.

Theo đó, Giáo trình “Kinh tế chính trị học Mác – Lênin”, xuất bản năm 2005 định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tếgiữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sựtồn tại và phát triển của chủthểtham gia cạnh tranh”.

Từ điển kinh doanh của Anh (Xuất bản năm 1992): “Cạnh tranh được xem là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

doanh trong nền kinh tếthị trường, bị chi phối bởi quan hệcung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụvà thị trường có lợi nhất”.

P.Samuelson và W.D Nordhuas đã nói: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng và thị trường” (Kinh tế học–xuất bản lần thứ12).

Trong cuốn “Thị trường, chiến lược, cơ cấu” của Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm cho rằng: “Cạnh tranh trên thương trường phải là sựcạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ đối thủ của mình mà là để đem lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủcủa mình”.

Micheal Porter cho rằng: “ Cạnh tranh là vấn đề cơ bản quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Cạnh tranh cũng xác định tính phù hợp của các hoạt động của doanh nghiệp để đạt đến kết quả sau cùng, chẳng hạn như cải tiến, liên kết văn hóa hoặc thực thi đúng đắn (Michael Porter, 2008, Chiến lược kinh doanh)

Từ những khái niệm khác nhau, chúng ta có thểtóm gọn ý chính rằng: Cạnh tranh không phải là tìm mọi cách để tiêu diệt lẫn nhau mà cạnh tranh là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp –chủthểtham gia không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực bản thân đểtạo ra sựkhác biệt so với đối thủ, từ đó thu hút khách hàng và thu vềcác khoản lợi nhuận vềmặt kinh tế.

1.1.2. Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tếthị trường

Trong nền kinh tếthị trường có nhiều hình thái cạnh tranh và sựcạnh tranh ở mỗi hình thái nó lại thểhiện một cách khác nhau.

Căn cứvào phạm vi ngành kinh tế Cạnh tranh trong nội bộngành

Là cạnh tranh giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ của một loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ nào đó. Cạnh tranh trong nội bộngành dẫn đến sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

hình thành nên giá cảthị trường trên cơ sở giá trị xã hội của loại hàng hóa dịch vụ đó.

Cạnh tranh giữa các ngành

Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quảcuối cùng là, các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũng chỉ thu được như nhau, tức là hình thành tỷsuất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.

Căn cứvào tính chất cạnh tranh thì cạnh tranh được chia làm 3 loại:

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Là mô hình kinh tế được mô tả là một mẫu kinh tế lí tưởng, ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làmảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽdẫn đến hiệu quảkinh tế cao. Đặc điểm cơ bản của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là có rất nhiều người mua và người bán trên thị trường; sản phẩm trên thị trường tương đối đồng nhất; mọi thông tin về giá cả, vận chuyển, lưu thông, trao đổi đều được người mua và người bán nắm rõ; chính vì vậy, việc gia nhập và rút khỏi thị trường tương đối dễ dàng. Các doanh nghiệp tham gia trong thị trường chấp nhận giá và không có sức mạnh trên thị trường, đường cầu của doanh nghiệp dãn hoàn toàn và doanh thu cận biên co dãn hoàn toàn hay nó là đường nằm ngang song song với trục hoành. Tuy nhiên, thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường lý tưởng khó có thểxảy ra trong thực tế.

Cạnh tranh không hoàn hảo

Là thị trường trong đó cạnh tranh hoàn hảo không được đảm bảo vì ít nhất có một người bán (người mua) tương đối lớn, đủ để tác động đến giá cả thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Cạnh tranh không hoàn hảo dùng đểchỉ bất kì một hình thái thị trường không hoàn hảo nào.

Cạnh tranh độc quyền

Là hình thái trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá của sản phẩm hoặc dịch vụ đó sẽ được họ quyết định mà không phụthuộc vào quan hệcung cầu. Cạnh tranh độc quyền bao gồm:

+ Độc quyền: chỉcó một người bán một mặt hàng sản phẩm

+ Độc quyền nhóm bán: Là thị trường màở đó chỉcó một sốnhỏ người bán + Cạnh tranh độc quyền: Có nhiều người án nhưng mỗi người đều tìm cách làm cho sản phẩm của mình trởnên khác biệt

+ Độc quyền mua: Thị trường chỉ có một người mua một mặt hàng

+ Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

Căn cứvào thủ đoạn sửdụng thì cạnh tranh chia làm 2 loại:

Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đợc xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai.

Cạnh tranh không lành mạnh là cạnh tranh dựa bào kẽ hổ của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv...) (Hoàng Trung, 2013, Cơ sở lý luận về cạnh tranh và cạnh tranh trong doanh nghiệp thương mại).

1.1.3. Vai trò của cạnh tranh

Theo Giáo trình “Kinh tế chính trị Mác - Lênin (2005) thì vai trò của cạnh tranh được biểu hiện qua chức năng của nó. Ở đây, đề tài chia nhỏ các vai trò phù hợp với từng đối tượng trong nền kinh tế: doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế.

1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Như đã nói, cạnh tranh là yếu tốtất yếu trong nền kinh tếthị trường đối với mỗi doanh nghiệp. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã sản phẩm thích hợp với nhu cầu của khách hàng. Quá trình này nếu làm tốt, doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ổn định còn nếu làm không tốt, các doanh nghiệp sẽ tự động bị đào thải khỏi thị trường theo quy luật chọn lọc tựnhiên.

“Nơi nào không có cạnh tranh thì nơi đó không có thị trường” (Khuyết danh) khẳng định cạnh tranh là yếu tốtất yếu trong thị trường mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cùng đối diện. Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, thúc đẩy sựphát triển, góp phần vào sựphát triển kinh tếdo nó có khả năng cạnh tranh tác động đến kết quả tiêu thụ sản phẩm - khâu quyết định việc doanh nghiệp có nên sản xuất nữa hay không.

Cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật vào trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Cạnh tranh là động lực cho sựphát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quảkinh tế.

Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần của doanh nghiệp so với đối thủcạnh tranh. Cạnh tranh mang đến nhiều thách thức mới, liên tục bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải luôn đổi mới sáng tạo, mạnh dạn đầu tư cho những công nghệ - khoa học kĩ mới để tự tạo cho mình những lợi thế hơn hẳn đối thủ từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp.

Nhờ đó mà tình hình sản xuất của đất nước được phát triển, năng suất lao động được nâng cao. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá rẻ. Có cạnh tranh, hàng hoá sẽcó chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn và đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

tiền và sở thích của mình. Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoảmãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ có các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng, được quan tâm nhiều hơn. Đây là những lợi ích làm người tiêu dùng có được từcạnh tranh.

Tuy nhiên, đối với một thị trường có mức độ cạnh tranh quá cao sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên thị trường cũng như những doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị trường. Những doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh sẽ bị thay thế bởi các doanh nghiệp thực sự có khả năng phát triển khi họ biết phát huy tốt tiềm lực của mình. Cạnh tranh có thể đem lại những hệquảkhông mong muốn về mặt xã hội, làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa giàu nghèo và nhiều tác động tiêu cực khác khi cạnh tranh không lành mạnh.

Thay vào đó, mỗi doanh nghiệp bước chân vào thị trường hầu hết tự dựa trên sức lực và khả năng của mình. Cạnh tranh bao giờ cũng mang tính sống còn, gay gắt và nó còn gay gắt hơn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiện nay thị trường quốc tế có nhiều doanh nghiệp của nhiều quốc gia khác nhau với những đặc điểm và lợi thế riêng đã tạo ra một sức ép cạnh tranh mạnh mẽ, không cho phép các doanh nghiệp hành động theo ý muốn của mình mà buộc doanh nghiệp phải quan tâm đến việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh của mình theo hai xu hướng: Tăng chất lượng của sản phẩm và hạchi phí sản xuất. Để đạt được điều này các doanh nghiệp phải biết khai thác triệt để lợi thế so sánh của đất nước mìnhđểtạo ra sựkhác biệt cho sản phẩm.

1.1.3.2. Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng

Khi cạnh tranh xảy ra ngày càng gay gắt trên thị trường thì người được lợi nhiều nhất chính là khách hàng. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về chất lượng sản phẩm, giá cả, hình thức mẫu mã, công dụng sản phẩm,.. nhằm mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu khách hàng và giúp cho khách hàng có khả năng sử dụng sản phẩm tốt hơn với mức giá hợp lí hơn.

Mặt khác, khi nền kinh tế ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc đời sống vật chất tinh thần của con người ngày càng cao. Nhu cầu của con người ngày càng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

phong phú đa dạng. Các sản phẩm dịch vụdoanh nghiệp cung cấp trước đây có thể không còn phù hợp và phải có chính sách cải tiến hoặc đổi mới. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải cạnh tranh.

1.1.3.3. Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế

Cạnh tranh là động lực giúp các doanh nghiệp không ngừng vận động và phát triển bình đẳng, lành mạnh. Khi các “tế bào” cấu tạo nên nền kinh tế phát triển mạnh, đồng nghĩa với việc nền kinh tếcó điều kiện phát triển mạnh mẽ. Từ đó, việc giải quyết các vấn đề về việc làm, an sinh xã hội, tận dụng tốt nhất các nguồn lực sẵn có một cách hiệu quảnhất.

Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh hoạt động sản xuất xã hội, do đó làm phân bố các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu, điều chỉnh linh hoạt sản xuất xã hội.

Cạnh tranh thúc đẩy các ngành kinh tế, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, sự phân công lao động trong xã hội ngày càng sâu sắc, góp phần nâng cao chất lượng dơid sống xã hội và sựphát triển của nền kinh tế.

Cạnh tranh là quá trình xảy ra liên tục, giúp cho các chủ thểtham gia kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, không ngừng rút kinh nghiệm và bài học thực tếvào hệthống lý luận kinh tếcủa nước ta.

Bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh còn mang lại nhiều hậu quả kinh tế tiêu cực: hàng giả- hàng nhái, buôn lậu, trốn thuế,... gây nên nhiều thiệt hại cho nền kinh tế nước nhà, sức khỏe và an toàn của người sửdụng.

Tóm lại: Cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy sựphát triển của mỗi quốc gia cũng như của từng doanh nghiệp.

1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm

1.2.1.1. Năng lực cạnh tranh của doang nghiệp

“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường một cách lâu dài, nhằm thu lại lợi ích ngày càng cao cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

doanh nghiệp của mình”. (Nguyễn Thị Hường, 2004, “Phân biệt sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp và của nền kinh tếtrong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế”, Tạp chí kinh tếvà phát triển, số314)

Michael Porter (1996),“Chiến lược cạnh tranh” thì “ Những doanh nghiệp có khả năng canh tranh là những doanh nghiệp đạt đén mức độ cao hơn trung bình về chất lượng hàng hoá và dịch vụ hoặc có khả năng cắt giảm các chi phí tương đối cho phép họ tăng được lợi nhuận (doanh thu - chi phí) hoặc thị phần”. Theo đó, Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thếmà doanh nghiệp có thể huy động đểduy trì và cải thiện vị trí của nó đối với các doanh nghiệp khác trên thị trường một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi ích ngày càng cao. Micheal Porter không bó hẹpở các đối thủcạnh tranh trực tiếp mà ông mởrộng ra cả các đối thủcạnh tranh tiềmẩn và các sản phẩm thay thế.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộthị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ”.

Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh khi doanh nghiệp đó có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Như tiến sĩ Vũ Trọng Lâm có viết trong cuốn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến tình hội nhập quốc tế” như sau: “Năng lực canh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sửdụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thếmà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó đối với các doanh nghiệp khác trên thị trường một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi ích ngày càng cao.

Theo nhà quản trị chiến lược Micheal Poter: “Năng lực cạnh tranh của công ty có thểhiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụcác sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty đó. Năng lực giành giật và chiếm lĩnh thị trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

tiêu thụcao thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao”. (Hoàng Trung Dũng, 2018, Bạn hiểu thế nào là năng lực cạnh tranh doanh nghiệp).

1.2.1.2. Sựcần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh a. Đối với ngành dịch vụnói chung

Như ta đã biết trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan.

Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cần phải chấp nhận cạnh tranh, tuân theo quy luật cạnh tranh cho dù đôi khi cạnh tranh cũng trở thành con dao hai lưỡi.

Một mặt nó đào thải không thương tiếc các doanh nghiệp có chi phí cao, chất lượng sản phẩm tồi, tổchức tiêu thụkém, mặt khác nó buộc các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu giảm chi phí để giảm giá bán sản phẩm, hoàn thiện giá trị sửdụng của sản phẩm, tổchức hệthống tiêu thụsản phẩm.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế phát triển trên nhu cầu tiêu dùng nâng lênở mức cao hơn rất nhiều, để đáp ứng kịp thời nhu cầu này các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố trực tiếp như giá cả, chất lượng, uy tín ... Hay các yếu tốgián tiếp như hoạt động quảng cáo, hội chợ, các dịch vụ sau bán... Hơn nữa trong một nền kinh tếmở như hiện nay các đối thủ cạnh tranh không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp, công ty nước ngoài có vốn đầu tư cũng như trìnhđộ công nghệ cao hơn hẳn thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếu khách quan cho sựtồn tại và phát triển.

Theo chiều hướng ngày càng đi lên của nền kinh tế thị trường và mức sống của con người ngày càng nâng cao. Nhu cầu được sống trong những ngôi nhà, chung cư hay khách sạn nhà nghỉ sang trọng, hiện đại ngày càng nhiều. Chính vì vậy việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng, nâng cao năng lực bản thân doanh nghiệp trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mang ý nghĩa sống còn. Ngành xây dựng đang đứng trước những nhu cầu mới hơn từng ngày, đòi hỏi những con người hoạt động trong lĩnh vực này cần có tầm nhìn xa trông rộng, dẫn đầu xu hướng mới trong ngành.

b. Đối với Công ty TNHH MTV Phong Việt nói riêng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Công ty TNHH MTV Phong Việt được thành lập ngày 9/10/2009, xét trên khía cạnh kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thì Phong Việt chưa có nhiều thâm niên. Chính vì vậy, nắm rõ thị trường và xác định đúng khách hàng mục tiêu và thâm nhập vào thị trường bền vững như ngày nay là công sức cốgắng của toàn thể cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, tình hình thị trường diễn biến ngày một phức tạp, nền kinh tế đang dần bị chững lại trong năm 4 từ 2016 - 2020 nên hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn, không ngoại trừPhong Việt.

Vì vậy, đểthoát khỏi tình trạng khó khăn của nền kinh tếthị trường, bản thân doanh nghiệp cần xác định rõ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình nằm ởlĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nào. Từ đó, doanh nghiệp ra sức tổ chức, thiết kế, định hướng lại cách thức hoạt động phù hợp với nhu cầu và cơ chế thị trường.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Theo các mô hình lý thuyết đã đề cập như trên cho thấy, có hai nhóm yếu tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tốbên ngoài doanh nghiệp.

Nhóm yếu tốbên trong của doanh nghiệp là tất cảcác yếu tố có liên quan đến việc tạo ra nguồn gốc lợi thế cạnh tranh và doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát, duy trì và phát triển các nhân tố này. Tăng Thị Ngân (2016) đã nghiên cứu và khẳng định rằng: năng lực nhân lực, năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực quản lý có tác động cùng chiều đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Michael Porter (1996) lại đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua chất lượng hàng hóa dịch vụ.

Nhóm yếu tốbên ngoài (nhân tốkhách quan) là các yếu tốkhông thuộc phạm vi điều chỉnh của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thểkiểm soát mà bị phụthuộc vào nó: chính sách pháp luật, đặc điểm thị trường, văn hóa xã hội,...

1.2.2.1. Các nhân tố chủ quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

a. Cạnh tranh vềgiá

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Theo nghĩa hẹp thì giá là khoản tiền chi trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Theo nghĩa rộng hơn thì giá là tổng hợp tất cảcác giá trịmà khách hàng bỏ ra để đạt được các lợi ích của việc sởhữu hoặc sửdụng một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Giá là yếu tốquyết định đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, hiện nay cạnh tranh về giá đã dần nhường vị trí đứng đầu cho cạnh tranh vềchất lượng và dịch vụ nhưng nó vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá là yếu tố tác động đến nhu cầu khách hàng, đặc biệt là phân khúc khách hàng có thu nhập thấp. Trong chính sách phát triển sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần chú ý xây dựng chiến lược giá xoay quanh ba yếu tốthen chốt: chi phí, khách hàng và cạnh tranh. Chính vì vậy, trong quá trình thiết kếsản phẩm, doanh nghiệp cần có một chiến lược định giá tổng hợp dựa trên ba yếu tố trên. Nguyễn Văn Thi (2006, Quản trị Marketing, trang 64 -67) viết về phương pháp định giá và cách lựa chọn các phương pháp định giá như sau:

Định giá có các mục phổbiến:

- Định giá nhằm đảm bảo mức thu nhập được xác định trước, mục tiêu là đảm bảo một mức lợi nhuận cụ thể từ giá bán sản phẩm, khoản lợi nhuận này được ấn định từ trước nhằm thu hồi vốn đầu tư ban đầu hoặc tái đầu tư có trọng điểm của doanh nghiệp, nó thường được xác định trong giá bán như một tỉ lệ phần trăm của doanh sốbán sản phẩm.

- Định giá nhằm mục tiêu tối đa hóa sản phẩm, mục tiêu là xác định mức giá sao cho có thể đạt được lợi nhuận tối đa khi bán hàng. Người ta có thể đặt mức giá cao nhất cho sản phẩm của mình nếu có cơ hội. Thông thường thì doanh nghiệp có thểtìm lợi nhuận tối đa trên cơ sở đặt ra mức giá tối ưu. Đểcó lợi nhuận tối đa thì doanh nghiệp không chọn mức giá đem lại doanh sốbán lớn nhất mà doanh nghiệp sẽchọn mức giá đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

- Định giá nhằm đạt được mục tiêu doanh sốbán hàng mục tiêu đặt giá có thể đem lại cho doanh nghiệp một doanh số bán hàng nào đómà họmong muốn. Trong trường hợp này thì trọng tâm cần đáp ứng là số lượng hàng bán được hoặc tăng khả năng bán hàng, lợi nhuận lúc này ít được chú trọng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

- Định giá nhằm đạt được mục tiêu phát triển các phân đoạn thị trường hoặc tối đa hóa thị phần, mục tiêu của việc định giá này là nhằm giúp cho doanh nghiệp có khả năng đứng vững, mở rộng và kiểm soát các phân đoạn thị trường trọng điểm của doanh nghiệp.

- Định giá nhằm đạt được mục tiêu cạnh tranh đối đầu, mục tiêu là đưa ra mức giá hấp dẫn khách hànghơn so với đối thủcạnh tranh. Nếu sản phẩm đồng nhất về mặt chất lượng thì việc đưa ra một mức giá thấp hơn sẽtạo ra lợi thếcạnh tranh lớn cho doanh nghiệp trong con mắt khách hàng, thu hút khách hàng hướng về sản phẩm của doanh nghiệp mình.

- Định giá nhằm đạt được mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả, mục tiêu cạnh tranh với đối thủ lúc này không phải là sử dụng riêng biệt tham giá giá nữa, mà sửdụng kết hợp các công cụcủa Marketing mix. Trong trường hợp này có thể định giá tường ứng với chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.

Để đạt được mục tiêu định giá của mình thì các doanh nghiệp phải có chính sách giá đúng, sẽgiúp cho việc chấp nhận giá và các quyết định mua sắm của khách hàng dễ dàng hơn, cải thiện hìnhảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và có thể đạt được lợi thếcạnh tranh hơn so với đối thủ.

Có 3 phương án chiến lược giá dựa vảo chiến lược giá cho sản phẩm mới:

+ Chiến lược “hớt váng sữa” được áp dụng nhằm thu được mức chênh lệch cao. Theo cách hiểu này thì giá “hớt váng sữa” là mức giá “hời” xây dựng dược trong điều kiện người mua cần và sẵn sàng chấp nhận thanh toán.

+ Chiến lược “giá bám sát” nhằm tạo ra mức giá thật sát, đủ thấp để hấp dẫn và thu hút một số lượng lớn khách hàng.

+ Chiến lược “giá trung hòa” là không sử dụng giá để giành thị phần, điều kiện thị trường thường không chấp nhận giá cao hoặc giá thấp nên doanh nghiệp thường chọn chiến lược này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Lựa chọn phương pháp định giá: Có rất nhiều phương pháp để định giá sản phẩm, tuy nhiên các phương phápấy sẽ được chia làm 3 nhóm chính :

+ Nhóm phương pháp định giá dựa trên chi phí sản xuất:

Phương pháp định giá cộng chi phí: G= Z + m

Trong đó, G: giá bán 1 đơn vịSản phẩm, Z: Chi phí cho 1 đơn vịsản phẩm, m:

lợi nhuận mục tiêu

+ Nhóm phương pháp định giá dựa trên người mua:

Ngày càng nhiều doanh nghiệp định giá dựa trên giá trị được cảm nhận của sản phẩm. Họxem trọng sựcẩm nhận vềgiá trịcủa người mua, chứkhông phải phí tổn của người bán, là chìa khóa để định giá. Doanh nghiệp sửdụng lối định giá này phải thiết lập được giá trị ý nghĩa của người mua, trong sự tương quan sản phẩm khác nhau.Theo phương pháp này, các nhà Marketing sẽ thêm vào tính năng, dịch vụ hỗ trợ cho sản phẩm/dịch vụ rồi định một mức giá cao hơn mức giá thông thường.

+ Nhóm phương pháp định giá dựa trên sựcạnh tranh:

Phương pháp định giá theo sự cạnh tranh: xác định giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh rồi chọn sản phẩm của mình mức giá ngang bằng, cao hơn hoặc thấp hơn.

b. Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp

Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp là mọi quyết định luên quan đến những chỉ dẫn thể hiện những khuyến khích, giới hạn hoặc những ràng buộc của tổ chức về các sản phẩm của doanh nghiệp. Các chính sách này được ban hành nhằm nhiều mục tiêu khác nhau tuy nhiên chúng đều có liên quan chặt chẽvới nhau, phối hợp với nhau để tạo ra mục tiêu ngắn hạn nào đó phù hợp với nguồn năng lực hạn chếcủa doanh nghiệp hoặc thực hiện chính lược kinh doanh phù hợp với chính sách phát triển mới của doanh nghiệp. Hà Văn Hội (2007, Quản trịhọc, trang 40– 45) đã đềcập đến các chính sách sản phẩm bao gồm các quyết định về:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

+ Cạnh tranh về trình độ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm, tính hữu dụng của sản phẩm, bao bì

+ Chính sách về chất lượng sản phẩm: Sửdụng nhiều phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thêm hiệu quả, tính năng sử dụng sản phẩm cho khách hàng; thay thếvật liệu tạo ra sản phẩm có những ưu thế vượt trội.

+ Chính sách vềnhãn hiệu sản phẩm + Chính sách vềbao bì sản phẩm

+ Cạnh tranh do sựkhai thác hợp lý chu kì sống của sản phẩm c. Nguồn lực tài chính

Vốn là nguồn lực mà doanh nghiệp cần có trước tiên vì không có vốn không thể thành lập được doanh nghiệp và không thể tiến hành hoạt động được. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào luôn đảm bảo huy động được vốn trong những trường hợp cần thiết, doanh nghiệp đó phải sửdụng đồng vốn có hiệu quảvà hạch toán chi phí một cách rõ ràng. Như vậy doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung vốn bởi nếu thiếu vốn thì hạn chếrất lớn đến kết quảhoạt động của doanh nghiệp như đầu tư đổi mới công nghệhiện đại, hạn chế đào tạo nâng cao trìnhđộcán bộ, công nhân, nghiên cứu thị trường…

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào. Theo Nguyễn Văn Tuấn (2002, Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Đà Lạt, trang 10 -12) cho rằng hoạt động tài chính của doanh nghiệp có thểtóm tắt trong 6 nội dung cơ bản:

- Tham gia lựa chọn các dự án đầu tư và kếhoạch kinh doanh

- Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng kịp thời cho hoạt động của doanh nghiệp.

- Tổ chức sửdụng vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

- Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.

- Thực hiện kiểm tra thương xuyên tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.

- Thực hiện tốt hoạch định tài chính doanh nghiệp.

d. Nguồn lực con người

Trong kinh doanh, con người là yếu tốquan trọng hàng đầu để bảo đảm thành công. Kenichi Ohmae đã đặt con người lên vị trí số một trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp. Nguồn lực con người là yếu tố quyết định ưu thếcạnh tranh đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại để cungứng các dịch vụcho khách hàng hiệu quảnhất.

Nguồn lực về con người được thể hiện qua số lượng và chất lượng lao động của doanh nghiệp như trình độ học vấn, trình độ tay nghề, sức khỏe, văn hóa lao động…Doanh nghiệp có được tiềm lực về con người như có được đội ngũ lao động trung thành, trình độ chuyên môn cao…từ đó năng suất lao động cao, cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

e. Trình độ tổ chức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trình độ tổchức quản lý là một trong các yếu tốquan trọng hàng đầu tạo nên tính cạnh tranh cao của sản phẩm. Muốn tổchức và quản lý tốt thì trước hết doanh nghiệp phải có ban lãnhđạo giỏi vừa có tâm, có tầm và có tài. Ban lãnhđạo của một tổ chức có vai trò rất quan trọng, là bộ phận điều hành, nắm toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra đường lối chiến lược, chính sách, kếhoạch hoạt động, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của các phòng, ban để đưa hoạt động của tổ chức do mình quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Ban lãnh đạo có vai trò rất quan trọng như vậy, nên phải chọn lựa người lãnhđạo, người đứng đầu ban lãnhđạo đảm bảo đủ các tiêu chuẩn để có thể điều hành quản lý doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quảcao. Nhìn chung người lãnh đạo giỏi là người có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

vềquan hệvới con người, hiểu con người và biết thu phục lòng người, có kỹ năng nhận thức chiến lược, tức là nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường kinh doanh để dựbáo và xây dựng chiến lược thích ứng.

Để tổ chức quản lý tốt thì vấn đề thứ hai mà doanh nghiệp cần phải có là một phương pháp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Đó là phương pháp quản lý hiện đại mà các phương pháp đó đãđược nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo chất lượng…

Ngoài ra để tổ chức quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có hệthống tổchức gọn nhẹ. Hệthống tổchức gọn nhẹlà hệthống tổchức ít cấp, linh hoạt, dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh thay đổi, quyền lực được phân chia để mệnh lệnh truyền đạt được nhanh chóng, góp phần tạo ra năng suất cao.

Mặt khác, doanh nghiệp cần có văn hóa doanh nghiệp tốt, vững mạnh và có bản sắc, cốkếtđược các thành viên trong tổchức nhìn vềmột hướng, tạo ra một tập thể mạnh. Nghĩa là có cam kết chất lượng minh bạch giữa doanh nghiệp và xã hội, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải theo pháp luật, có lương tâm và đạo đức trong kinh doanh, làm kinh tế giỏi và tích cực tham gia các hoạt động xã hội, môi trường bên trong và bên ngoài phải xanh, sạch, đẹp…

f. Hoạt động nghiên cứu thị trường (Quản trịMarketing)

Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng. Để kinh doanh thành công, doanh nghiệp phải thực hiện nghiên cứu thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu. Nếu thực hiện việc nghiên cứu thị trường một cách có bài bản giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, giảm được các chi phí không cần thiết, đưa ra được các quyết định vềbán cái gì, tập trung vào ai, khuyến mại và định giá sản phẩm như thếnào, sửdụng những nhà cung cấp nào, sẽ gặp khó khăn gì về pháp luật thủ tục hành chính và làm thế nào để xác định những cơ hội mới hoặc những lỗ hổng trên thị trường. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập vềnhững thông tin không chính xác, không phản ánh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp sẽkhông hiệu quả, lãng phí nhân lực, vật lực.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay hoạt động Marketing trở nên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Marketing tốt là thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đảm bảo được cung cấp sản phẩm dịch vụ ổn định với chất lượng theo yêu cầu, giá cả phù hợp giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao trong dài hạn. Marketing giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được khách hàng, xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, khuyếch trương được hình ảnh uy tín của doanh nghiệp mình trên thị trường. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp càng có chất lượng vàở phạm vi rộng bao nhiêu doanh nghiệp càng có thể tạo ra các lợi thế chiến thắng đối thủ cạnh tranh bấy nhiêu.

(Nguyễn ThịThanh Huyền, 2005, Marketing căn bản, NXB Hà Nội).

g. Cơ sởvật chất kỹthuật và công nghệ

Công nghệ là phương pháp, là bí mật, là công thức tạo ra sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Để sử dụng công nghệ có hiệu quả doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệthích hợp đểtạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường; phải đào tạo công nhân có đủ trìnhđộ để điều khiển và kiểm soát công nghệ, nếu không thì công nghệ hiện đại mà sử dụng lại không hiệu quả. Tùy thuộc vào khả năng công nghệ của doanh nghiệp mà tác động này có thể đem lại các cơ hội hoặc gây ra các mối đe dọa đối với việc đổi mới, thây thế sản phẩm; chu kì sống sản phẩm; chi phí sản xuất,... Khi phân tích môi trường công nghệcần chú ý:

- Sự thay đổi theo nhịp gia tốc của công nghệ: Ngày càng có sự tăng tốc trong việc phát minh sản phẩm. Thời gian biến ý tưởng mới đến việc áp dụng thành công cũng như thời điểm giới thiệu đến thời điểm đỉnh cao của sản phẩm đang bị rút ngắn lại.

- Chi phí cho nghiên cứu phát triển,ứng dụng công nghệmới - Các cơ hội đểphát minh, cải tiến là vô hạn

- Xu hướng trung vào những cải tiến tiến thứyếu vô hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Sự điều tiết của chính quyền ngày càng gia tăng (Marketing căn bản, Trường Cao đẳng nghề Nam Định, trang 103-104)

1.2.2.2. Các nhân tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhân tốkhách quan từ môi trường bên ngoià tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau. Đề tài tập trung đi vào phân tích các yếu tố chính: Đặc điểm thị trường, Chính sách của Nhà nước, Văn hóa - xã hội, Khoa học công nghệ và môi trường tựnhiên.

1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố tất yếu của thị trường, chính vì vậy doanh nghiệp cần chấp nhận và tựý thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mìnhđể không bịtụt hậu so với đối thủ.

Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn lĩnh vực kinh doanh chính, cải tiến bộ máy tổ chức doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp đi theo dúng chính sách và phương hướng phát triển chung, từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.

Việc hiểu rõ năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định được các dựán kinh doanh có thểthực hiện và thu lại doanh thu cao, nâng cao uy tín doanh nghiệp.

Thông qua việc tìm hiểu về năng lực cạnh, doanh nghiệp có thể nắm được điểm mạnh, điểm yếu, so sánh công bằng với đối thủhiện có trên thị trường đểkịp thời đưa ra các chính sách thông tin, tuyên truyền và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty, thu hút được nhiều khách hàng hơn, nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp.

Hơn nữa, trong thời buổi kinh tế khó khăn như ngày nay, mỗi doanh nghiệp cần phải chú trọng nhiều hơn nữa trong các hoạt động nâng cao năng lực bản thân đểchiếm lĩnh thị trường.

1.2.4. Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Cạnh tranh là yếu tố tất yếu của thị trường, mọi doanh nghiệp cần phải chấp nhận và có biện pháp thích ứng và phát triển bền vững với điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi. Bất kì doanh nghiệp nào có thái độ xem nhẹ khiến chi phí sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm không tốt, kênh phân phối hoạt động kém hiệu quả,… đều có thể khiến doanh nghiệp bị đào thải khỏi thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên mọi khía cạnh: tài chính, nhân lực, cơ sởvật chất–kĩ thuật,…

Tận dụng tốt khả năng cạnh tranh là cơ hội cho sự tồn tại phát triển của công ty, tuy nhiên đó cũng là con dao hai lưỡi làm xoá sổ doanh nghiệp nếu không kịp thời đổi mới.

Đặc biệt trong thời kì nền kinh tếgặp nhiều khó khăn, thiên tai, mất mùa, dịch bệnh khiến nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế toàn cầu suy yếu trầm trọng. Việc kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn, các chính sách tối thiểu hoá chi phí và phát huy tối đa nguồn nhân lực –vật lực –tài lực của công ty ngày càng quan trọng.

1.3. Cơ sởthực tiễn

Sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội – hai thành phố phát triển bậc nhất nước ta thì Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất thế giới đã và đang cố gắng từng ngày để trở thành trung tâm kinh tế - chính trị văn hóa của đất nước. Các hoạt động kinh tế liên quan đến Xây dựng và Quảng cáo nước ta đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng nhanh thứ ba Châu Á. Hiện nay, Đà Nẵng là thành phốcó tốc độphát triển cao vềquảng cáo và xây dựng cơ sở hạtầng.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - Gross Regional Domestic Product) ngành xây dựng 6 tháng tăng 2,29% (cùng kỳ 2018 tăng 2,6%), khu vực dịch vụ tăng 7,69%, đóng góp 72,87% vào tăng trưởng GRDP, cao hơn mức tăng 7,34% của cùng kỳ 2018 (Báo cáo về giải pháp tăng trưởng kinh tế 2019, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, 3/07/2019)

Sự tăng trường của thị trường trong nước nói chung và thị trường Đà Nẵng nói riêng đã và đang đem lại nhiều cơ hội kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh của các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

doanh nghiệp trên thị trường. Quý 1 năm 2020, Đà Nẵng đã thu hút được 8.600 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và 83,2 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài; trong đó quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án trong nước, tổng vốn đăng ký 7.710,4 tỷ đồng, tăng 322,8% vốn so cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt hơn 7 ngàn tỷ đồng. Đà Nẵng đã tháo gỡ khó khăn hoàn thành các thủtục đầu tư, khởi công nhiều dự án trọng điểm, quy mô lớn như, dự án Cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý, Nhà máy nước Hòa Liên, tuyến đường DT601, dự án đường và cầu qua sông Cổ Cò (Trà Ban, Đà Nẵng chuẩn bị các kịch bản phục hồi kinh tế, Báo Lao Động, 19/04/2020).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV PHONG VIỆT

2.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH MTV Phong Việt

Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN PHONG VIỆT

Địa chỉ trụsở chính: Lô 67, 68, 69 Khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân - Giai đoạn 2, Phường Hoà Xuân, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Tên viết tắt/giao dịch: Công ty TNHH MTV Phong Việt Ngành nghềchính: Xây dựng - Quảng cáo (trừin quảng cáo) Mã sốthuế: 0401306098

Số điện thoại:0236 2819819 Người đại diện: Trần Duy Linh

Loại hình tổchức: Tổchức kinh tếsản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa Lĩnh vực hoạt động gồm 25 lĩnh vực kác nhau:

- Bán buôn thực phẩm - Bán buôn đồuống - Xây dựng nhà các loại

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồdùng hữu hình khác - Xây dựng công trình kỹthuật dân dụng khác

- Đại lý, môi giới, đấu giá - Xây dựng nhà không để ở

- Xây dựng công trình kỹthuật dân dụng khác - Lắp đặt hệthống xây dựng khác

- Hoàn thiện công trình xây dựng - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

- Bán buôn vật liệu, thiết bịlắp đặt khác trong xây dựng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự,đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹthuật có liên quan - Quảng cáo

- Hoạt động thiết kếchuyên dụng - Hoạt động nhiếpảnh

- Cho thuê xe cóđộng cơ

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồdùng hữu hình khác không kèm người điều khiển - Tổchức giới thiệu và xúc tiến thương mại

- Giáo dục văn hoá nghệ thuật

- Hoạt động sáng tác, nghệthuật và giải trí

- Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồnội thất tương tự

Cấp giấy phép kinh doanh ngày 9/10/2009 bắt đầu hoạt động kinh doanh ngày 10/11/2009.

2.1.2. Lịch sửhình thành và phát triển

Công ty TNHH MTV Phong Việt được cấp giấy phép kinh doanh vào ngày 9/10/2009 và bắt đầu đưa vào hoạt động vào ngày 10/11/2009. Chủ sở hữu doanh nghiệp, anh Trần Duy Linh ban đầu định hướng cho công ty phát triển theo hướng đa lĩnh vực hoạt động. Đến nay, công ty đã thay đổi cơ cấu tổ chức hoạt động theo hai hướng chính là quảng cáo và thiết kếxây dựng. Chính sự thay đổi kịp thời này đã giúp cho Phong Việt có chỗ đứng vững vàng trên thị trường, giá trị tổng nguồn vốn nay đã đạt đến con số 22.529.945.404 VNĐ tính đến cuối năm 2018 (Nguồn:

Báo cáo tài chính Công ty TNHH MVT Phong Việt năm 2018).

Từmột công ty quảng cáo xây dựng nhỏ, hiện nay Phong Việt đã là công ty có quy mô tầm trung với hơn 150 lao động chính thức chia thành các bộ phận văn phòng cùng nhau phối hợp hoạt động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

2.1.3. Mục tiêu và cam kết của công ty 2.1.3.1. Mục tiêu của công ty

Mục tiêu ngắn hạn của công ty chính là tổ chức quản lý tốt các dựán và công tình tiềm năng sẵn có trong khu vực thị trường Đà Nẵng, không ngừng phát triển và huy động nguồn vốn mới cho công ty từ đó mởrộng thị phần cho doanh nghiệp.

Mục tiêu dài hạn mà công ty hướng tới: Mở rộng thị trường hoạt động sang khu vực miền Trung– Tây Nguyên, tham gia đấu thầu và thi công các dựán có quy mô tầm trung trởlên. Mởrộng thịphần của doanh nghiệp một cách bền vững.

2.1.3.2. Cam kết với khách hàng

Công ty TNHH MTV Phong Việt cam kết luôn mang tới cho khách hàng những sản phẩm đạt quy chuẩn và chất lượng vượt xa ngoài tầm mong đợi của khách hàng.

2.2. Đối đối thủcạnh tranh trên địa bàn

Công ty TNHH Phước Tiến Đà Thành được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Phong Việt trên thị trường thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây.

Địa chỉ: K21/4 Lê Hồng Phong, phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, thanh phố Đà Nẵng.

Tên giao dịch: PHUOC TIEN DA THANH CO.,LTD

Cơ cấu tổchức lao động gần 100 lao động thường xuyên. Đặc điểm cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhỏ, đa lĩnh vực hoạt động trong đó có Thiết kế Thi công xây dựng và Quảng cáo.

Công ty TNHH Phước Tiến Đà Thành được cấp giấy phép hoạt động từngày 21/03/2019. Là một doanh nghiệp mới hình thành và hoạt động trên thị trường

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đây là yếu tố nội hàm của mỗi DN, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị DN,…một cách riêng biệt mà cần đánh

Duy trì chính sách quan tâm động viên, khen thưởng đối với cán bộ làm việc tại VPĐD, tạo điều kiện về chi phí để VPĐD thường xuyên gặp gỡ với

Từ đó, thấy được những hạn chế cần phải khắc phục để định hướng phát triển, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế.. thống thì DN phải xây dựng được những chính sách hợp lý và khác biệt hơn so với đối thủ. Như vậy, chính cơ chế thị trường và áp lực từ đối

Đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô và năng lực tài chính muốn mở rộng thị trường, ngành nghề

Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không phải chịu một sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang lại như: chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán

Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đó là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, trong khóa luận “ Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về việc thực hiện hợp đồng

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải cần phải quan tâm, chú ý đến những nhu cầu và mong muốn của những bộ phận nhân viên để có thể đáp ứng những nhu cầu và