• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tại VNPTĐà Nẵng.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tại VNPTĐà Nẵng."

Copied!
128
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ

INTERNET TRỰC TIẾP CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VNPT ĐÀ NẴNG

TRƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

Niên khóa: 2015 - 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ

INTERNET TRỰC TIẾP CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VNPT ĐÀ NẴNG

Huế, tháng 01năm 2019

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Th.s Võ Phan Nhật Phương Trương Thị Hồng Hạnh Lớp: K49B-QTKD MSV: 15K4021042 Niên khóa: 2015-2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

L Ờ I C Ả M ƠN

Để có được bài báo cáo thực tập này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, rèn luyệnở trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Võ Phan Nhật Phương - Người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập, người đã không ngần ngại chỉ dẫn tôi, định hướng đi cho tôi, để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và bài khóa luận thực tập này.

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tại trường.

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty dịch vụ viễn thông VNPT - Vinaphone Đà Nẵng, đặc biệt là Trung tâm Hỗtrợ bán hàng miền Trung đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình thực tập và làm việc tại đây. Cũng như sự động viên, khích lệtừ phía gia đình, bạn bè đã giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này.

Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tiễn còn non yếu, kiến thức chuyên môn còn hạn chếnên nội dung bài báo cáo chắc chắn còn nhiều thiếu sót nên rất mong các thầy cô góp ý, chỉ bảo để báo cáo này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 02 tháng 01năm 2019 Sinh viên thực hiện

Trương ThịHồng Hạnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tại VNPT Đà Nẵng”này là tự bản thân tôi thực hiện. Bên cạnh đó, có sựhỗtrợ giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong Công ty dịch vụviễn thông VNPT–Vinaphone Đà Nẵng.

Tôi cũng xin cam đoan, khóa luận này không sao chép từcác bài báo cáo khác. Các dữ liệu thông tin sử dụng trong khóa luận có nguồn gốc và được trích dẫn cụ thể, rõ ràng, chính xác.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm vềlời cam đoan này!

Huế, ngày 02 tháng 01năm 2019 Sinh viên thực hiện

Trương ThịHồng Hạnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN... i

LỜI CAM ĐOAN...ii

MỤC LỤC ...iii

DANH MỤC VIẾT TẮT... vi

DANH MỤC BẢNG ...viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ... ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ... ix

DANH MỤC HÌNHẢNH... ix

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU... x

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ... 1

1. Tính cấp thiết của vấn đềnghiên cứu ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ... 1

2.1. Mục tiêu chung ... 1

2.2. Mục tiêu cụthể... 2

3. Câu hỏi nghiên cứu... 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2

4.1. Đối tượng nghiên cứu... 2

4.2.Phạm vi nghiên cứu ... 2

5. Phương pháp nghiên cứu ... 3

5.1. Quy trình nghiên cứu... 3

5.1.1.Nghiên cứu sơ bộ...4

5.1.2. Nghiên cứu chính thức ...5

5.2.Phương pháp thu thập thông tin, dữliệu ... 6

5.2.1.Thông tin thứcấp ...6

5.2.2.Thông tin sơ cấp ...7

5.3.Phương pháp xửlí và phân tích sốliệu ... 7

6. Kết cấu khóa luận ... 8

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU... 9

1.1. Cơ sởlí luận vềcạnh tranh, năng lực cạnh tranh ... 9

1.1.1.Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các khái niệm liên quan... 9

1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh ...9

1.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh ...9

1.1.1.3. Công cụcủa cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường...11

1.1.2. Năng lực cạnh tranh ... 13

1.1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh ...13

1.1.2.2. Các cấp độcủa năng lực cạnh tranh ...13

1.1.3. Cạnh tranh trong dịch vụInternet trực tiếp ... 14

1.1.3.1. Khái niệm dịch vụ...14

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.1.3.2. Dịch vụInternet trực tiếp ...14

1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh... 17

1.1.4.1. Yếu tốbên ngoài ...17

1.1.4.2. Yếu tốbên trong...19

1.1.5. Lí thuyết vềma trận SWOT ... 22

1.1.6. Chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp... 23

1.1.6.1. Tiêu chí định lượng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...23

1.1.6.2. Tiêu chí định tính đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...24

1.1.6.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ...25

1.1.6.4. Xây dựng và điều chỉnh thang đo...27

1.2. Cơ sởthực tiễn... 29

1.2.1 Một sốbài học kinh nghiệm nâng cao NLCT trên thếgiới và trong nước ... 29

1.2.1.1. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp viễn thông trên thếgiới...29

1.2.1.2. Bài học đối với VNPT Đà Nẵng ...31

1.2.2. Khái quát tình hình Internet của Việt Nam năm 2018... 32

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ INTERNET TRỰC TIẾP CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VNPT ĐÀ NẴNG ... 34

2.1. Khái quát vềTập đoàn Bưu chính Viễn thông và Viễn thông Đà Nẵng ... 34

2.1.1. Khái quát vềtập đoàn Bưu chính Viễn thông ... 34

2.1.1.1.Giới thiệu vềTập đoàn Bưu chính Viễn thông ...34

2.1.1.2 Định hướng chiến lược phát triển ...34

2.1.1.3 Chức năng nhiệm vụcủa VNPT ...35

2.1.1.4 Các mốc phát triển ...36

2.1.1.5 Mô hình tổchức quản lý của VNPT ...38

2.1.2. Giới thiệu về VNPT Đà Nẵng ... 39

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty ... 43

2.2.1. Yếu tốbên ngoài... 43

2.2.2. Yếu tốbên trong ... 47

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tại VNPTĐà Nẵng ... 56

2.3.1. Thị phần dịch vụInternet trực tiếp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng... 56

2.3.2. Tỷtrọng đóng góp vào nhà nước ... 57

2.3.3. Đánh giá cạnh tranh vềgiá với đối thủcạnh tranh... 58

2.3.4. Đánh giá cạnh tranh vềhệthống kênh phân phối ... 59

2.3.5. Kết quảhoạt động kinh doanh dịch vụInternet trực tiếp... 60

2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh qua khảo sát khách hàng doanh nghiệp về dịch vụ Internet trực tiếp tại VNPT Đà Nẵng... 61

2.4.1. Đặc điểm mẫu điều tra ... 61

2.4.1.1. Giới tính ...61

2.4.1.2. Độtuổi và chức vụ...62

2.4.1.3. Trìnhđộhọc vấn ...63

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.4.1.4. Thời gian sửdụng và chi trảdịch vụ...63

2.4.1.5. Nhu cầu chuyển đổi dịch vụ...64

2.4.1.6. Tiêu chí lựa chọn sửdụng dịch vụ...65

2.4.2. Kiểm định độtin cậy của thang đo... 66

2.4.3. Phân tích nhân tốkhám phá EFA... 71

2.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh qua ma trận SWOT... 80

2.6. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu ... 85

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ INTERNET TRỰC TIẾP CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VNPT ĐÀ NẴNG ... 87

3.1. Định hướng phát triển của Bưu chính Viễn thông ĐàNẵng ... 87

3.1.1. Xu hướng phát triển... 87

3.1.2. Định hướng phát triển của Tập đoàn VNPT... 87

3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet trực tiếp của VNPT tại Đà Nẵng ... 88

3.2.1. Giải pháp chung... 88

3.2.1.1. Phát triển thị trường viễn thông ...88

3.2.1.2. Quản lý tiêu chuẩn chất lượng thiết bịvà dịch vụ...89

3.2.1.3. Bảo vệquyền lợi người sửdụng ...89

3.2.1.4. Nâng cao nhận thức...89

3.2.1.5. Phát triển cơ sởhạtầng viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...89

3.2.1.6. Quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông ...90

3.2.2. Giải pháp cụthể:... 90

3.2.2.1. Giải pháp vềyếu tố giá cước...90

3.2.2.2. Giải pháp vềyếu tốtốc độ đường truyền và chất lượng mạng Internet trực tiếp...91

3.2.2.3. Giải pháp vềyếu tốkênh phân phối và xúc tiến ...92

3.2.2.4. Giải pháp vềyếu tốdịch vụ chăm sóc khách hàng...93

3.2.2.5. Giải pháp vềyếu tốsựan toàn của dịch vụ...94

3.2.2.6. Giải pháp khác...95

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 98

1. Kết luận... 98

2. Kiến nghị... 98

2.1. Đối với Nhà nước và cơ quan QLNN... 98

2.2. Đối với BộThông tin và Truyền thông ... 99

2.3. Đối với Viễn thông Đà Nẵng ... 99

3. Hạn chếcủa đềtài... 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 101

PHỤLỤC ... 102

PHỤLỤC 1: Bảng hỏi điều tra ... 102

PHỤLỤC 2: Kết quảxửlý sốliệu trên phầm mềm SPSS ... 105

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT VNPT NLCT TP DN NN SP KH NTD GTGT NCC FPT CTKM BCVT KT Viettel ADSL ĐTCĐ AT&T BT NTT KBps MBps CNTT BộTT&TT Vinasat HĐQT ĐHTT BTS

: Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông : Năng lực cạnh tranh

: Thành phố : Doanh nghiệp : Nhà nước : Sản phẩm : Khách hàng : Người tiêu dùng : Gía trị gia tăng : Nhà cung cấp

: Công ty cổphần FPT : Chương trình khuyến mãi : Bưu chính viễn thông

: Tập đoàn Điện tửViễn thông Hàn Quốc : Tậpđoàn Viễn thông Quân Đội

: Đường dây thuê bao sốbất đối xứng : Điện thoại cố định

: Tập đoàn AT&T Mỹ : Công ty cổphần BT Bỉ

: Công ty cổphần Công nghệViễn thông : Đơn vị tốc độ truyền dữ liệu Kilobit trên giây : Đơn vị tốc độ truyền dữ liệu Megabit trên giây : Công nghệthông tin

: BộThông tin và Truyền thông

:Vệtinh viễn thôngđịa tĩnh : Hộiđồng quản trị

: Điều hành thông tin

: Trạm thu, phát sóng điện thoại di động

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

SXKD Converter ĐTCT ATTT IDS/IPS QLNN DNTN TSCĐ

: Sản xuất kinh doanh : Bộchuyểnđổi : Đối thủcạnh tranh : An toàn thông tin

: Hệthống phát hiện xâm nhập : Quản lý nhà nước

: Doanh nghiệp tư nhân : Tài sản cố định

TIẾNG ANH

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT

SMW3 BIỂN-ME-WE3 Tuyến Cáp quang Biển

PKI Public Key Infastructure Hạtầng khóa công khai

SSL Secure Sockets Layer Tiêu chuẩn an ninh công nghệtoàn cầu AAG Asia–America Gateway Cáp quang biển

DWDM Dense-Wave Division Multiplexin

Công nghệ lõi trong mạng truyền dẫn quang

OTT Over the top Dẫn đầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Cước phí đấu nối hòa mạng, dịch chuyển, thay đổi băng thông... 15

Bảng 2: Cước thuê kênh Internet trực tiếp quốc tế và trong nước ... 16

Bảng 3: Các thang đo trong nghiên cứu ... 27

Bảng 4: Sốliệu thực trạng nhân lực Vinaphone miền Trung ... 48

Bảng 5: Sốliệu thực trạng nâng cao năng lực Vinaphone miền Trung... 48

Bảng 6: Tình hình tài chính của công ty tính đến năm 2017... 50

Bảng 7:Gía cước dịch vụInternet trực tiếp của 3 nhà cung cấp Viettel, FPT và VNPT năm 2018... 58

Bảng 8: Kênh phân phối của VNPTvà các đối thủ năm 2018... 59

Bảng 9: Kết quảhoạt động kinh doanh ... 60

Bảng 10: Cơ cấu mẫu điều tra theo giới tính... 61

Bảng 11: Cơ cấu mẫu điều tra theo độtuổi và chức vụ... 62

Bảng 12: Cơ cấu mẫu điều tra theo trìnhđộhọc vấn ... 63

Bảng 13: Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian sửdụng và chi trảdịch vụ... 63

Bảng 14: Nhu cầu chuyển đổi dịch vụcủa khách hàng doanh nghiệp ... 64

Bảng 15: Tiêu chí lựa chọn sửdụng dịch vụ... 65

Bảng 16: Kiểm định độtin cậy thang đo thông qua hệsố Cronbach’s Alpha... 66

Bảng 17: Kiểm định độtin cậy thang đo thông qua hệsố Cronbach’s Alpha đã hiệu chỉnh ... 68

Bảng 18: Kết quảkiểm định KMO và Bartlett’s Test... 71

Bảng 19: Rút trích các nhân tốchínhảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp ... 73

Bảng 20: Kết quảkiểm định One Sample T-test về giá cước dịch vụ... 75

Bảng 21: Kết quảkiểm định One Sample T-test vềtốcđộ đường truyền, chất lượng mạng dịch vụ... 76

Bảng 22: Kết quảkiểm định One Sample T-test vềkênh phân phối và xúc tiến ... 77

Bảng 23: Kết quảkiểm định One Sample T-test vềdịch vụCSKH... 78

Bảng 24: Kết quảkiểm định One Sample T-test vềsựan toàn của dịch vụ... 79

Bảng 25: Kết quảkiểm định One Sample T-test vềsựan toàn của dịch vụ... 79

Bảng 26: Ma trận SWOT trong dịch vụInternet trực tiếp... 80

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ1.1: Quy trình nghiên cứu ... 4

Sơ đồ1.2: Tình hình phát triển thuê bao truy cập Internet trực tiếp đến tháng 5/2018 .... 33

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổchức quản lý VNPT hiện tại ... 39

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổchức VNPT Đà Nẵng... 40

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ1: Thịphần Internet cáp quang 2016 - 2017 ... 56

Biểu đồ2: Thịphần các dịch vụInternet 2016–2017... 57

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Mô hình ma trận SWOT... 22

Hình 2.2: Năng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bưu chính chuyển phát của Bưu điện tỉnh NghệAn... 26

Hình 2.3:Đánh giádịch vụ điện thoại di động VNPT Thừa Thiên Huế... 26

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đềxuất ... 27

Hình 2.5: Hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway)... 53

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong suốt quá trình thực tập, tôi đã nhận thấy được sự phát triển mạnh mẽ của công ty cùng với tốc độ phát triển như vũ bão của dịch vụ Internet. Tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tại VNPT Đà Nẵng”. Đề tài nêu lên một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các khái niệm liên quan đến đề tài. Đánh giá được thực trạng, tình hình Internet hiện nay qua những yếu tố ảnh hưởng, qua các mô hình áp lực cạnh tranh, qua các chỉ tiêu khác nhau có liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, đặc biệt qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. Từ đó, thấy được những hạn chế cần phải khắc phục để định hướng phát triển, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếpcho khách hàng doanh nghiệptại VNPT Đà Nẵng trong tương lai.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT – VNPT Đà Nẵng đãđạt được những kết quả khả quan trong giai đoạn 2015– 2018. Qua đó, hoạt động dịch vụ Internet cáp quang ngày càng được chú trọng và phát triển, đặc biệt là công tác mở rộng Internet trực tiếp. Bên cạnh đó, công ty vẫn còn gặp một số khó khăn trong công tác này, khó khăn đó đến từ những yếu tố khách quan lẫn chủ quan, từ yếu tố bên ngoài lẫn bên trong công ty.

Nhận thấy những mặt tích cực cũng như một sốvấn đềcòn tồn tại của công tác mở rộng dịch vụ Internet trực tiếp. Qua đó, tác giả định hướng, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty, góp phần hạn chế rủi ro cho công ty cũng như đáp ứng nhu cầu truy cập Internet của khách hàng trong tương lai.

Trên đây là tóm tắt nội dung của khóa luận tốt nghiệp, tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của các thầy cô trong hội đồng đểtôi có thểhoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của vấn đềnghiên cứu

Trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu của con người cũng ngày càng được nâng cao và được các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn.

Ngày nay, kinh doanh luôn gắn liền với cạnh tranh. Cạnh tranh vừa là động lực phát triển kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển vừa là môi trường của hoạt động kinh doanh.

Hoạt động trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp không thể lẩn tránh cạnh tranh mà phải chấp nhận và đối mặt với thực tếnày nếu muốn tồn tại và phát triển.

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc Trung ương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Miền Trung Việt Nam. Vì vậy, các dịch vụ Internet luôn được chú trọng với chất lượng cao và nhu cầu tìm kiếm thông tin, truy cập Internet là không thể thiếu trong đời sống của con người. VNPT là mạng viễn thông phủsóng rộng khắp cả nước.

Cũng như các thành phố lớn khác, có thể nói Đà Nẵng chính là một thị trường đầy tiềm năng trong việc phát triển dịch vụ Internet khi số lượng khách hàng đăng kí sử dụng dịch vụkhông ngừng tăng lên qua các năm và được phát triển rộng khắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với khoảng 18000 khách hàng sau một thời gian hoạt động.

Chính vì vậy, để có thể đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp nói chung và VNPT Đà Nẵng nói riêng phải biết xây dựng cho mình những lợi thế, những chiến lược và phương hướng cụ thể gắn liền với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu để đánh giá, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đồng thời vận dụng được cơ hội và phát huy điểm mạnh, hạn chế được điểm yếu để bảo vệ và phát triển thị phần của chính mình trên thị trường viễn thông.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tại VNPT Đà Nẵng” để làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tạiVNPT Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm giúp VNPT phát triển điểm mạnh và khắc phục điểm yếu trong việc nâng cao NLCT dịch vụInternet trực tiếp trong tương lai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao NLCT doanh nghiệp nói chung và củadịch vụInternet trực tiếp tạiVNPT Đà Nẵng nói riêng.

- Xác định các nhân tố tác động đến nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tại VNPT Đà Nẵng.

- Đánh giá thực trạng cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp tại VNPT Đà Nẵng.

Qua đó, phát hiện những thế mạnh và hạn chế của đơn vị trên thị trường TP. Đà Nẵng.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ để đề xuất các định hướng và giải pháp thích hợp nhất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Từ đó, tiến hành khảo sát khách hàng doanh nghiệp về các giải pháp đãđềxuất của dịch vụInternet trực tiếp tạiVNPTĐà Nẵng.

3. Câu hỏi nghiên cứu

- Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tại VNPTĐà Nẵng?

- Thực trạng về năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tại VNPT Đà Nẵng hiện naynhư thếnào?

- Những giải pháp nào nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tạiVNPT Đà Nẵng?

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu

Giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về NLCT và nâng cao NLCT của dịch vụ Internet trực tiếp.

- Đối tượng điều tra là khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Internet trực tiếp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

- Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp tại VNPT Đà Nẵng.

4.2.Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu xác định và đo lường các vấn đề nhằm nâng cao NLCT của dịch vụInternettrực tiếp tại VNPT Đà Nẵng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internettrực tiếp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

- Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng từ 2015-2018, đề xuất giải pháp đến năm 2020

- Thời gian nghiên cứu: 10/2018-12/2018

+ Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu qua việc tiến hành phỏng vấn điều tra bảng hỏi trực tuyếnkhách hàngdoanh nghiệp từtháng 11/2018-12/2018.

+ Nguồn sốliệu thứcấp: Thu thập sốliệu từ VNPT Đà Nẵng qua 3 năm 2015- 2018.

Số liệu cần thu thập bao gồm: Tình hình nguồn nhân lực, tình hình sản xuất kinh doanh, một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh, ...

5.Phương pháp nghiên cứu 5.1. Quy trình nghiên cứu

Khóa luận được kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

Nghiên cứu định tính được thực hiện trong qua trình phỏng vấn chuyên gia nhằm xây dựng và điều chỉnh bảng hỏi. Nghiên cứu định lượng được thực hiện đểxây dựng mô hình nâng cao NLCT của dịch vụ Internet trực tiếp. Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chínhđược tiến hành từnghiên cứu sơ bộ đến nghiên cứu chính thức.Các bước cụ thểtrong quá trình thực hiện đề tài được tóm tắt và hệ thống hóaở các sơ đồ dưới đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Sơ đồ1.1: Quy trình nghiên cứu 5.1.1.Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành nhằm xác định nội dung, thông tin và dữ liệu cần thiết trong bảng hỏi. Quá trình thực hiện bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng.

Nghiên cứu định tính

Dựa vào khung lý thuyết được chọn, tác giả xây dựng bảng câu hỏi bao gồm những nội dung tương ứng với khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất. Tuy nhiên, khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu

Mã hóa, nhập và làm sạch dữ liệu

Phân tích dữliệu

Kết quảnghiên cứu

Báo cáo kết quảnghiên cứu Xửlý dữliệu

Tiến hành điều tra theo cỡmẫu

Chỉnh sửa bảng hỏi (Nếu cần thiết) Thu thập dữ

liệu

Thiết kếbảng câu hỏi

Nhờ5 nhân viên công ty chỉnh sửa và điều tra thử5 DN

Nghiên cứu định tính

Xác định vấn đềnghiên cứu Thiết kế

nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu định lượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

được thực hiện trước đây ở khu vực trong nước và các nước khác trên thếgiới nên có thể không phản ánh được tình hình thực tế ở Việt Nam cũng như ở địa phương là TP Đà Nẵng. Do đó, để đảm bảo chất lượng dữ liệu thu thập tốt hơn, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Quá trình nghiên cứu định tính là cơ sở đểtác giảhiệu chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi.

Nghiên cứu định lượng

Sau khi bảng câu hỏi được hiệu chỉnh, tác giả dưới sự trợ giúp của 5 nhân viên công ty chỉnh sửa và dựkiến tiến hành điều tra thử 5 doanh nghiệp ở Thành phố Đà Nẵng nhằm đánh giá mức độ tin cậy của thang đo tổng quát và thang đo thành phần.

Quá trìnhđiều tra thử là cơ sở để tác giảhiệu chỉnh và hoàn thiện thang đo.

5.1.2. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức bao gồm:xác định kích thước mẫu; xác định đối tượng điều tra và phương pháp chọn mẫu; phương pháp thu thập thông tin, phân tích và xửlí dữliệu.

 Xác định kích thước mẫu:

 Theo Pedhazud và Schmelkin (1991), phương pháp phân tích nhân tố cần tối thiểu 50 quan sát cho mỗi nhân tố (Pedhazur & Schmelkin, 1991). Tabachnich và Fidell (1996)cho rằng, một nguyên tắc tổng quát tốt nhất cho phân tích nhân tốlà cần ít nhất 300 quan sát. Tabachnich & Fidell (1996)cũng đưa ra những gợi ý cho kích thước đối với phương pháp phân tích nhân tố: sốquan sát 50 là rất tệ, 100 là tệ, 200 là kích thước bình quân, 300 là tốt, 500 là rất tốt và hoàn hảo nếu như mẫu bao gồm 1.000 quan sát.

 Áp dụng công thức tính:

n z p 1 p e

Trong đó:

n: Kích cỡ mẫu nghiên cứu.

z: Giá trị ngưỡngcủa phân phối chuẩn.

z2: Giá trị tương ứng của miền thống kê (1-α)/2 tính từ trung tâm của miền phân phối chuẩn. Trong kinh doanh, độ tin cậy thường được chọn là 95%, lúc này, z= 1,96.

e: Mức độ sai số cho phép trong chọn mẫu,e = 9%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Do tính chất p+q= 1, vì vậy, p.q sẽ lớn nhất và p=q=0.5.

Khi đó, kích cỡmẫu nghiên cứu sẽchọn được là:

, , ,

, ,

Vậy, kích thước mẫu nghiên cứu theo công thức trên là 119.

 Đối với phương pháp phân tích hồi quy, Green (1991) gợi ý rằng, kích thước mẫu tổi thiểu áp dụng cho phương pháp phân tích hồi quy đa biến là n > 50 + 8m và n

> 104 + m đối với kiểm định dựbáo bằng mô hình hồi quy, trong đó n là kích thước mẫu và m là sốbiến độc lập trong mô hình nghiên cứu đềxuất (Green, 1991).

n≥ 8m + 50 = 8 x 6 + 50 = 98 mẫu

Bên cạnh đó, theo Hair và các cộng sự, đối với các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, kích thước mẫu thường được xác định dựa trên số biến quan sát cần phân tích. Thông thường, kích thước mẫu thường gấp 5 lần số biến quan sát trong thang đo và tốt nhất là gấp 10 lần số biến quan sát (Hair, Anderson, &

Grablowsky, 1979).

Ở đây, bảng hỏi sử dụng để khảo sát có 26 biến quan sát như vậy cách tính mẫu như sau: 5 x 26 = 130 mẫu.

Cuối cùng, sau khi kết hợp các phương pháp phân tích dữ liệu, nhằm đảm bảo quá trình phân tích nhân tố đạt được ý nghĩa thì kích thước mẫu tổi thiểu là 130 quan sát.

Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu dự kiến lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Ta chọn điều tra khảo sát ở TP. Đà Nẵng bao gồm 6 Quận (Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà) và 2 Huyện (Hòa Vang và Hoàng Sa).

Trong đề tài nghiên cứu này, ta chỉ chọn một số DN trong mỗi Quận để nghiên cứu, song do hạn chế về thời gian và công sức nên khi tiến hành điều tra thì chỉ lựa chọn điều tra một sốDN trong mỗi Quận.

5.2.Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu 5.2.1.Thông tin thứ cấp

Đề tài thu thập số liệu thứ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến các vấn đề lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

luận về năng lực cạnh tranh, thực tiễn vềInternet trực tiếp tại Việt Nam nói chung và VNPT Đà Nẵng nói riêng. Bên cạnh đó, thu thập các thông tin, số liệu về đội ngũ lao động và cơ cấu tổ chức tại công ty từ nguồn số liệu tại phòng nhân sự, bảng báo cáo kinh doanh của công ty từ năm 2015 đến 2018. Ngoài ra thu thập thêm các thông tin, số liệu có liên quan đến VNPT Đà Nẵng về quá trình hình thành và phát triển, tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật, giá cước dịch vụ và các yếu tố nâng cao NLCT của công ty.

Thu thập dựa vào các tài liệu đã công bố như các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, các nguồn thông tin phong phú trên Internet, các công trình nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp đại học và tài liệu nước ngoài...để làm nguồn tài liệu tham khảo trong đề tài này.

Một số trang website:www.vnpt.vn, cẩm nang dịch vụ của VNPT, bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh của Th.S Hồ Sỹ Minh, các bài giảng liên quan đến năng lực cạnh tranh, Bộ Thông tin và Truyền thông, https://thuvienso.hce.edu/, v.v...

5.2.2.Thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc thiết kế phiếu điều tra để tiến hành điều tra DN nhằm thu thập các thông tin cần thiết về đánh giá của khách hàng vềdịch Internet trực tiếp tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp nâng cao NLCT của dịch vụInternet trực tiếp tại VNPT Đà Nẵng.

5.3.Phương pháp xử lí và phân tích số liệu

Sau khi thu về bảng hỏi hợp lệ, các dữ liệu được mã hoá, làm sạch và xử lý trên phần mềmSPSS 20 for Windows.Đối với các vấn đề định tính được nghiên cứu trong đề tài đã sử dụng thang đo Likert để lượng hóa các mức độ đánh giá của đối tượng nghiên cứu và trở thành các biến định lượng. Bằng phần mềm SPSS, phương pháp phân tích dữliệu sửdụng trong luận văn bao gồm:

+ Thống kê mô tả và tính toán giá trị trung bình, thống kê và chỉ lấy giá trị Frequency (tần suất), Valid Percent (% phù hợp)trong bảng thống kê đó.

+ Kiểm định độtin cậy của thang đo: Các thang đo trong mô hình nghiên cứu được

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), hệ số Cronbach’s alpha từ 0,7 trở lên là có thể sử dụng được, đặc biệt là đối với những thang đo đo lường các khái niệm mới. Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (từ 1 đến 5 tương ứng 1- hoàn toànkhông đồng ý đến 5- hoàn toàn đồng ý. Vì sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản nên trước khi đưa vào phân tích, kiểm định thì tiến hành kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha.

+ Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) nhằm sắp xếp lại các biến quan sát và phân nhóm các biến quan sát vào các nhân tố dựa trên dữliệu thực tế thu thập được. Phân tích nhân tố được xem là thích hợp khi:

giá trị hệsốKMO (Kaiser-Meyer-Olkin) > 0,5. Các hệsốtải nhân tố(Factor loading)

< 0,55 bị loại, vì theo Hair & ctg (1998), Factor loading > 0,3 được xem là mức tối thiểu, Factor loading > 0,4được xem là quan trọng, Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998) cũng khuyên rằng: Nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất là 0,3, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55; nếu cỡmẫu khoảng 50 thì Factor loading phải > 0,75.

+ Kiểm định giảthuyết thống kê nhằm đánh giá độ tin cậy và ý nghĩa thống kê của các kết quảnghiên cứu định lượng.

+ Kiểm định One sample T -Test đểkiểm định giá trịtrung bình của tổng thể Giảthuyết:( α: là mức ý nghĩa của kiểm định, α= 0.05)

H0: μ= giá trị kiểm định (test value) H1: μ≠ giá trịkiểm định (test value)

Nếu sig.≥ 0.05 : Không có cơ sởbác bỏgiảthiết H0 Nếu sig. < 0.05 : Bác bỏgiảthiết H0

6. Kết cấu khóa luận

Bài khóa luận có ba phần lớn.

Phần I: Mở đầu. Trình bày lý do chọn đềtài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cầu đềtài.

Phần II: Nội dung và kết quảnghiên cứu: Trong phần này gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Chương 2: Thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tại VNPT Đà Nẵng.

Chương 3:Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp cho khách hàng doanh nghiệp tại VNPT Đà Nẵng.

Phần III: Kết luận và kiến nghị. Rút ra kết luận cho đề tài nghiên cứu, đềxuất các kiến nghị đối với tập đoàn VNPT vàVNPT Đà Nẵng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀNGHIÊN CỨU 1.1.Cơ sởlí luận vềcạnh tranh, năng lực cạnh tranh

1.1.1.Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh

A.Smith (1790) cho rằng: “Cạnh tranh rất quan trọng, đảm bảo mỗi một cá nhân hay mỗi quốc gia thực hiện những công việc mà chúng có thể thực hiện tốt nhất và nó đảm bảo cho mỗi thành viên sẽ thu được phần thưởng xứng đáng cho công việc của mình và đóng góp tối đa cho phúc lợi chung. Vì lẽ đó, vai trò của NN hay chủ quyền nên giảm tối thiểu. Các chính sách của NN là nhằm loại bỏ độc quyền và bảo vệ cạnh tranh”.

Khi nghiên cứu về cạnh tranh, K.Marx cho rằng “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấutranh gay gắt giữa những nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch”.

Theo từ điển Bách khoa của Việt Nam (tập 1) thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất”.

1.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh

Theo M.Porter (2008), cạnh tranh có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cả đối với người tiêu dùng và nền kinh tế. Vai trò của cạnh tranh được thểhiệnởhai mặt, không những tác động tích cực mà còn tiêu cực sau đây:

Mặt tích cực:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

 Đối với nền kinh tế:

Cạnh tranh mang lại động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế, giúp đất nước hội nhập tốt với kinh tế toàn cầu. Là đòn bẩy mạnh mẽ nhất đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn, các yếu tố sản xuất, phân phối lại tài nguyên. Đồng thời, cạnh tranh còn là cơ chế điều tiết việc phân phối lợi nhuận giữa các ngành và trong nền kinh tế do chịu ảnh hưởng quả quy luật bình quân hóa lợi nhuận.

 Đối với chủthểkinh doanh:

Cạnh tranh quyết định sựtồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, là động lực cho sựphát triển, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng SP, chất lượng dịch vụ... đáp ứng tốt nhất nhu cầu KH. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệmới, hiện đại, tạo sựkhác biệt nhằm nâng cao sức cạnh tranh.Qua đó, cạnh tranh nâng cao trình độ mọi mặt của người lao động, nhất là đội ngũ quản trị kinh doanh, đồng thời sàng lọc và đào thải những chủ thể kinh tế không thích nghi được với sự khắc nghiệt của thị trường.

 Đối với người tiêu dùng:

Cạnh tranh mang đến cho người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn chủng loại hàng hoáphù hợp với khả năng thanh toán, đáp ứng ngày càng đầy đủ của NTD bởi cạnh tranh làm cho giá cả có xu hướng ngày càng giảm. Khiđòi hỏi của NTD càng cao làm cho cạnh tranh giữa doanh nghiệp ngày càng gay gắt để dành được nhiều KH hơn. Nói cách khác, cạnh tranh có vai tròđiều tiết thị trường.

Mặt tiêu cực:

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, cạnh tranh cũng có một sốhạn chế. Do chạy theo lợi nhuận nên cạnh tranh có tác dụng không hoàn hảo, vừa là động lực tăng trưởng kinh tế, vừa bao hàm sức mạnh tàn phá mù quáng. Sự đào thải không khoan nhượng của các doanh nghiệp làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hóa giàu nghèo, gây ra hậu quảkinh tế cho xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Chính vì vậy, cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chếxã hội, có sựcan thiệp của Nhà nước. Đồng thời, cần thay đổi tư duy cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi. Cần nhận thức được vai trò tích cực và hạn chế của cạnh tranh đểvận dụng quy luật nào sao cho có hiệu quảnhất.

1.1.1.3. Công cụ của cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường a) Cnh tranh vsn phm:

Cạnh tranh về sản phẩm thường được thể hiện:

- Cạnh tranh về nhãn, mác, uy tín sản phẩm: Đây là công cụ cạnh tranh mà doanh nghiệp tác động trực tiếp vào trực giác của NTD. Sản phẩm đã có mặt trên thị trường lâu và được nhiều người tiêu dùng yêu thích sẽ có ưu thế hơn các sản phẩm mới cùng loại.

- Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm: Theo lý thuyết về vòng đời sản phẩm, bất cứ sản phẩm nào cũng trải qua các giai đoạn thâm nhập, tăng trưởng, bão hòa, suy thoái. Khi sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng, có lợi thế cạnh tranh cao, sẽ là sản phẩm chủ chốt của công ty, được củng cố và tăng cường tiêu thụ.

Khi SP đã lỗi thời trong giai đoạn bão hòa, lợi thế cạnh tranh kém cần phải quyết định dừng cung cấp.

- Cạnh tranh về trìnhđộ của sản phẩm: Đây là công cụ hữu hiệu để cạnh tranh, đặc biệt đối với ngành thiết bị viễn thông. Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, nhiều tính năng vượt trội, có khả năng cung cấp những giải pháp kinh doanh hiện đại cho khách hàng thì sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh và được khách hàng lựa chọn.

- Cạnh tranh về chất lượng: Công cụ này thường đi kèm với các công cụ cạnh tranh bằng giá. Thông thường, sản phẩm có chất lượng tốt sẽ được định giá cao và ngược lại.

Ví dụ về dịch vụ truy cậpInternet trực tiếp, sắp xếp chất lượng theo tốc độ truy cập từ 64 Kbps đến 155 Mbps thông qua các đường kênh riêng kết nối trực tiếp với cổng Internet với độ ổn định, bảo mật rất cao và khả năng hỗ trợ đa ứng dụng trên nên địa chỉ IP tĩnh. Mỗi dịch vụ đều nhắm đếnmột khách hàng mục tiêu nhất định.

b) Cạnh tranh vềgiá:

Giá cả không chỉ là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa mà còn biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung cầu hàng hóa, tích lũy, tiêu dùng,... Giá cả là dấu hiệu tin cậy phản ánh tình hình biến động của thị trường. Mức giá có vai trò cực

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đãđem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với ĐTCT.

Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần phải xem xét khả năng hạ giá thành sản phẩm của đơn vị mình. Khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau:

- Chi phí

- Khả năng bán hàng, khối lượng bánhàng lớn thông quahệ thống kênh phân phối tốt và hiệu quả.

- Khả năng về tài chính

- Loại thị trường, mức độ cạnh tranh c) Cnh tranh vphân phi và bán hàng:

Có thể hiểu kênh phân phối một tập hợp các cá nhân và tổ chức tham gia vào quá trình làm cho sản phẩm tới được với khách hàng. Nếu DN lựa chọn kênh phân phối không hợp lý có thể làm giảm sản lượng tiêu thụ rất nhiều và gặp thất bại trong cạnh tranh. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua các nội dung sau đây:

- Khả năng đa dạng hoá các kênh và lựa chọn được kênh chủ lực.

- Có hệ thống bán hàng phong phú. Đặc biệt là hệ thống các kho, các trung tâm bán hàng. Các trung tâm này phải có được cơ sở vật chất hiện đại.

- Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau. Đặc biệt những biện pháp quảnlý người bán và điều khiển người bán đó.

- Có những khả năng hợp tác giữa những người bán trên thị trường, đặc biệt là trong các thị trường lớn

- Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý

- Kết hợp hợp lý giữa phương thức bán và phương thức thanhtoán d) Cnh tranh thông qua hoạt động xúc tiến qung cáo:

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN thì chính sách marketing đóng một vai trò rất quan trọng bởi khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đang có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì, thu thập thông tin thông qua sự phân tích và đánh giá doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

nghiệp sẽ đi đến quyết định sản xuất những gì, kinh doanh những gì mà khách hàng cần, khách hàng có nhu cầu. Doanh nghiệp phải sử dụng các chính sách xúc tiến bán hàng thông qua các hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Kết thúc quá trình bán hàng,để tạo được uy tín hơn nữa đối với khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán.

1.1.2.Năng lực cạnh tranh

1.1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh

Khái niệm NLCT được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985): “DN có khả năng cạnh tranh là DN có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của DN và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ DN”.

Quan điểm của M.Porter: “Khả năng cạnh tranh liên quan đến việc xác định vị trí của DN để phát huy các năng lực độc đáo của mình trước các lực lượng cạnh tranh:

Đối thủ tiềm năng, đối thủ hiện tại, sản phẩm thay thế, các nhà cung cấp, khách hàng”.

Trong từ điển Tiếng Việt định nghĩa như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại, trên cùng một thị trường tiêu thụ”. Nhìn chung năng lực cạnh tranh của ngành có thểphân biệt theo các cấp độ: Năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành và năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ.

1.1.2.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh NLCT được phân biệt thành 4 cấp độ như sau:

- NLCT của sản phẩm hàng hóa: là khả năng sản phẩm đó bán được nhanh với giá tốt khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. NLCT của sản phẩm phụthuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độcung cấp, dịch vụ đi kèm, thương hiệu,…

- NLCT của DN: là khả năng DN tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn của đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao đểtồn tại và phát triển bền vững.

- NLCT của ngành: là khả năng ngành phát huy được những lợi thếcạnh tranh và có năng suất so sánh cao hơn giữa các ngành cùng loại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

- NLCT của quốc gia: là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sởcác chính sách, thểchế và các đặc trưng kinh tế, xã hội khác. NLCT quốc gia có thểhiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo có hiệu quả phân bố nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, đảm bảo cho nền kinh tếphát triển bền vững.

Chúng có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. NLCT của DN bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp.Do đó, khi xem xét, đánh giá và đềra các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của DN, cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độcạnh tranh nêu trên.

1.1.3. Cạnh tranh trong dịch vụInternet trực tiếp 1.1.3.1. Khái niệm dịch vụ

Adam Smith từng định nghĩa rằng, “Dịch vụ là những nghề hoang phí nhất trong tất cảcác nghề như cha đạo, luật sư, nhạc công, ca sĩ ôpêra, vũ công…Công việc của tất cả bọn họ tàn lụi đúng lúc nó được sản xuất ra”.

Theo Từ điển Tiếng Việt:“Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công” [Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, trang 256]. Có cách định nghĩa cho rằng dịch vụ là “những thứ vô hình” hay là “những thứ không mua bán được”.

Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: “Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việcchuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất”

1.1.3.2. Dịch vụ Internet trực tiếp

Dịch vụ Internet trực tiếp thuộc nhóm dịch vụ băng rộng nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối Internet của DN bao gồm các loại dịch vụ MegaVNN, dịch vụ FiberVNN và dịch vụInternet trực tiếp.

Dịch vụ Internet trực tiếp (hay còn gọi là dịch vụInternet Lead Line) là giải pháp cho thuê dịch vụInternetdùng riêng, được kết nối trực tiếp tới Cổng Internet (Internet Gateway) đối xứng qua kênh thuê riêng biệt từ địa điểm của khách hàng đến mạng core Internet của VNPT với tốc độ yêu cầu cao của khách hàng từ 1 Mbps đến hàng chục Gbps, bảo mật,ổn định và không chia sẻ băng thông.

Lợi ích của dịch vụInternet trực tiếp:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

- Tốc độ không giới hạn: Kết nối Internet trên đường truyền cáp quang hoặc cáp đồng, với tốc độtừ64 Kbps tới hàng chục Gbps.

- Kết nối Internet riêng biệt và trựctiếp: Kết nối trực tiếp vào cổng Internet quốc gia bằng kênh riêng vật lý, hoàn toàn không còn trễvà nghẽn mạng.

- Tốc độ đúng như cam kết, không chia sẻcổng ineternet với bất kí thuê bao như FiberVNN.

- Rất ổn định: Với công nghệ đối xứng cho cả unload và download cho phép kết nối Internet liên tục và thông suốt 24/24, băng thông kết nối ổn định cao tới 99.99%.

- Bảo mật: Kênh truyền dẫnriêng biệt sẽgiúp giảm thiểu các tấn công và xâm nhập vào mạng dữliệu của bạn qua Internet.

- Đa ứng dụng: Hỗ trợ triển khai ứng dụng đa dịch vụ với các dải địa chỉ IP tĩnh không giới hạn số lượng được cung cấp, cùng đường truyền ổn định, tốc độ cao sẽ giúp khách hàng triển khai các ứng dụng gia tăng thời hạn thực như:

ProxyServer, Website Server, E-mail Server, VPN, Video Conferencing, IP Phone, voice,…

- Linh hoạt về băng thông trong nước và quốc tế: Ngoài việc kết nối Internet ra cổng quốc tế như cam kết, khách hàng có thể truy nhập Internet trong nước với mọi tốc độ, tùy thuộc yêu cầu của khách hàng.

Đối tượng dịch vụ:

Các văn phòng, công ty, tổ chức có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ truy cập dịch vụInternet và có nhu cầu triển khai nhiềuứng dụng trên Internet.

Giá cước:

Theo giá cước cập nhật tại thời điểm hiện hành, cập nhật mới nhất từ05/01/2017, bảng báo giá dựa trên những yếu tốsau:

Băng thông: quốc tế/trong nước;

Địa chỉlắp đặt dịch vụ;

Số địa chỉIP tĩnh, thiết bị……vvv.

Bảng 1: Cước phí đấu nối hòa mạng, dịch chuyển, thay đổi băng thông ĐVT:1.000 đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

STT Hạng mục Giá cước (kênh/lần)

1 Cước phí đấu nối hòa mạng 2.000

2 Cước phí hạ băng thông 1.000

3 Cước phí nângbăng thông Miễn phí

4 Cước phí dịch chuyển kênh cùng địa chỉ Miễn phí 5 Cước phí dịch chuyển kênh khác địa ch 1.000

Mức giá trên chưa bao gồm thuếGTGT (10%) Nguồn: Trung tâm hỗ trợ bán hàng miền Trung

Bảng 2: Cước thuê kênh Internet trực tiếp quốc tế và trong nước

Đơn vị: 1.000 đồng

Tốc độ (Mbps)

Khách hàng thuê riêng lẻkênh quốc tế,

kênh trong nước

Khách hàng thuê kênh trong nước kèm theo

kênh quốc tế

Giá cước địa chỉ IP kèm theo Kênh

quốc tế

Kênh trong nước

Kênh quốc tế

Kênh trong nước

1 6.139 1.445 6.139 Tính theo mức

giá 80.000 đồng/1 Mbps với điều kiện:

- Tốc độ trong nước 500 Mbps.

-Tốc độ trong nước/Tốc độ quốc tế 100 Mbps

- Miễn phí 08 địa chỉ IP tĩnh/kênh.

- Cước thuê địa chỉ IP tăng thêm: 100.000 đồng/địa chỉ IP/tháng

2 9.239 2.023 9.239

4 14.031 2.630 14.031

6 20.442 3.189 20.442

8 25.199 3.702 25.199

10 31.053 4.185 31.053

20 52.270 6.054 52.270

30 65.054 7.049 65.054

40 77.909 8.001 77.909

50 88.806 8.936 88.806

60 103.516 9.836 103.516

70 117.444 10.716 117.444

80 130.577 11.566 130.577

90 142.919 12.396 142.919

100 154.604 13.196 154.604

200 296.189 23.548 296.189

300 416.752 33.126 416.752

400 536.567 42.284 536.567

500 647.722 51.296 647.722

600 750.836 60.165 750.836 60.165

700 845.572 68.793 845.572 68.793

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

800 932.279 77.076 932.279 77.076

900 1.011.060 85.028 1.011.060 85.028

1000 1.043.641 92.582 1.043.641 92.582

2000 1.681.564 159.473 1.681.564 159.473

2500 2.000.526 185.517 2.000.526 185.517

- Mức giá trên đã bao gồm Cước truy cập Internetvà cước kênh truyền dẫn.

- Mức cước trên chưa bao gồm thuếGTGT (10%), thiết bị phục vụkết nối dịch vụ ( trừConverter quang do VNPT trang bị), chi phí cáp tòa nhà và khu công nghiệp.

Nguồn: Trung tâm hỗ trợ bán hàng miền Trung

Quy định khác về cước:

 Cấu trúc giá cước = Cước đấu nối hòa mạng + Cước truy cập Internet quốc tế+ Cước truy cập Internet trong nước

 Cước thu không tròn tháng = ố à ử ụ

ổ à ự ế á x Cước hàng tháng

 Cước thu khi gặp sựcố(trên 30 phút):

Mức giảm trừ= ướ à á

á x Thời gian sựcố 1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

1.1.4.1. Yếu tố bên ngoài a) Yếu ttnhiên:

Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm công nghiệp hay gần nhất vùng nguyên liệu, nhân lực trình độ cao, lành nghề hay các trục đường giao thông quan trọng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, giảm được chi phí…

b) Yếu tchính tr- pháp lut:

Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sựphát triển kinh tếcũng như cơ sởpháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanhở bất cứthị trường nào.

Yếu tố chính trị và pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có một nền kinh tế ổn định, phát triển lâu dài lành mạnh. Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

định là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, phải quan tâm đến sựkhác biệt vềpháp luật giữa các quốc gia. Sựkhác biệt này có thể làm tăng hoặc giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

c) Yếu tốvềkinh tế:

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất to lớn đối với doanh nghiệp và là nhân tốquan trọng nhất trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, nó tác động vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố bao gồm các yếu tố như tác động tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, lạm phát, tỷ giá hối đoái,...Tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và nó cũng tạo ra những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp. Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, nhu cầu của người dân tăng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ hội để thoả mãn những nhu cầu đó nhiều hơn và hệ quảtất yếu là doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và phát triển. Đồng thời với đó là tốc độ tích luỹvốn đầu từtrong nền kinh tếcũng tăng lên, mức độhấp dẫn đầu tư cũng sẽ tăng lên cao, sựcạnh tranh ngày càng gay gắt.

Và ngược lại, khi nền kinh tế bị suy thoái, bất ổn định, tâm lý người tiêu dùng hoang mang, sức mua giảm sút, các doanh nghiệp tìm mọi cách để giữu khách hàng, giành giật khách hàng, lúc đó cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có sự nhìn nhận, phán xét xem đâu là nhân tố tác động chủ yếu để không lãng phí nguồn lực đồng thời có thể chủ động trong việc đón nhận và phòng tránh những tác động khách quan từ môi trường kinh tế mang lại.

d) Yếu tvkhoa hccông ngh:

Đây là yếu tố mang đầy yếu tố kịch tính nhất, có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua giá thành và chất lượng sản phẩm. Các yếu tố công nghệ như phương thức sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, phát minh, phần mềm ứng dụng. Một doanh nghiệp có hệ thống dây chuyền kỹthuật hiện đại sẽtạo ra được các sản phẩm có chất lượng tốt với năng suất cao, từ đó tiết kiệm được các chi phí khiến giá thành giảm, giá thành giảm dẫn đến giá

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

bán giảm, một sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý luôn tìm được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, từ đó khẳng định vịthếcủa doanh nghiệp.

Mặt khác, khoa học công nghệtiên tiến sẽgiúp doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả. Nhất là trong thời đại ngày nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công cũng cần có hệthống thu thập, xửlý, lưu trữ, truyền phát thông tin một cách chính xác, đầy đủ, nhanh chóng, hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnh tranh.

e) Yếu tố văn hóa –xã hi:

Mỗi công ty kinh doanh đều hoạt động trong môi trường văn hóa - xã hội nhất định. Nhân tố này tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến nhu cầu, hành vi của con người trong cả lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Đó là lối sống, phong tục, tập quán, tôn giáo, thẩm mĩ.. Chúng quyết định hành vi của người tiêu dùng, quan điểm của họvềsản phẩm, dịch vụ,đó là những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, muốn tồn tại được trên thị trường, doanh nghiệp không thể đi ngược lại những yếu tố xã hội đó.

Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ các yếu tố xã hội tại thị trường mới cũng như thị trường truyền thống đểtừ đó đưa ra những giải pháp và chiến lược kinh doanh hiệu quả, đáp ứng thị trường tốt nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.1.4.2. Yếu tố bên trong

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp sức mạnh từ các nguồn lực doanh nghiệp hiện có và có thể huy động được đó là nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, tổchức, kinh nghiệm.

a) Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực được coi là vấn đề có ý nghĩa sống còn với mọi tổ chức trong tương lai. Con người là một trong những yếu tố hàng đầuảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và do vậy ảnh hưởng tới NLCT của doanh nghiệp. Để nâng cao NLCT của mình, các doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng tới vấn đề con người, từviệc tuyển dụng, đào tạo, bốtrí công việc phải phù hợp để phát huy hết khả năng của mỗi cá nhân tới các chính sách đãi ngộhợp lí, thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

các quyền và nghĩa vụcủa người lao động trong doanh nghiệp và thường xuyên có kế hoạch đào tạo lại, "cập nhật" thông tin nhằm làm cho chất lượng lao động phát triển theo kịp với thời đại, tăngNLCT của doanh nghiệp.

b) Nguồn lực vềtài chính:

Khả năng tài chính ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá qui mô của doanh nghiệp.

Bất cứmột hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay phân phối, quảng cáo cho sản phẩm cũng cần tính toán và quyết định dựa trên tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Một DN có tiềm lực tài chính mạnh mẽsẽdễdàng hấp dẫn các nhà đầu tư khác cùng tham gia góp vốn... đồng thời cũng dành được sự tín nhiệm của NTD, có khả năng trang bị máy móc công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cáo, khuyến mại mạnh mẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, với một nguồn tài chính hùng mạnh, doanh nghiệp có thể chấp nhận lỗ trong thời gian ngắn nhằm giữ vững, mở rộng thị phần...

Mặt khác, doanh nghiệp nào không đủ khả năng tài chính sẽ bị thôn tính bởi các đối thủhùng mạnh hoặc tựrút khỏi thị trường.

c) Ngun lc vvt cht kĩ thuật:

Một hệthống cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cùng với một công nghệtiên tiến phù hợp với qui mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽnângcao năng lực sản xuất và chất lượng sản phầm cùng với việc giảm giá thành sản phẩm kéo theo sựgiảm giá bán trên thị trường từ đó kéo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lên cao và ngược lại.

Nguồn lực vật chất đó là:

 Tình trạng máy móc công nghệ, khả năng áp dụng công nghệ mới tác động đến chất lượng, kiểu dáng, hình thức, giá thành sản phẩm.

 Mạng lưới phân phối: phương tiện vận tải, cửa hàng, đại lý...

 Nguồn cung cấp: ảnh hưởng đến chi phí lâu dài và đầu ra trong việc phải đảm bảo cho sản xuất được liên tục, ổn định.

 Vị trí địa lý: tác động đến chi phí sản xuất, vận tải..

d) Trìnhđộ tchc qun lý:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Trình độ tổ chức quản lý được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức.Một doanh nghiệp có cơ cấu tổchức hợp lý sẽhoạt động hiệu quảvà tiết kiệm nhiều chi phí từ đó có thểhạgiá thành sản phẩm, hạgiá bán sản phẩm và NLCTđược nâng cao.

Mỗi phòng ban phải biết quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ ràng. Bên cạnh đó ở mỗi phòng ban việc thực hiện tốt nề nếp tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn tới phương thức thông qua quyết định của nhà quản trị, quan điểm của họ đối với các chiến lược và điều kiện môi trường của doanh nghiệp và từ đó họ thực hiện tốt chức năng riêng cũng như nhiệm vụ chung của toàn doanh nghiệp.

e) Kinh nghiệm:

Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán chính xác nhu cầu thị trường trong từng thời kỳ, từ đó giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất kinh doanh không bị ứ đọng vốn, tồn kho quá nhiều,... giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, những ki

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thông qua việc tìm hiểu về năng lực cạnh, doanh nghiệp có thể nắm được điểm mạnh, điểm yếu, so sánh công bằng với đối thủ hiện có trên thị trường để kịp

Hơn nữa trong một nền kinh tế mở như hiện nay các đối thủ cạnh tranh không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp, công ty nước ngoài có vốn

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các

Duy trì chính sách quan tâm động viên, khen thưởng đối với cán bộ làm việc tại VPĐD, tạo điều kiện về chi phí để VPĐD thường xuyên gặp gỡ với

Trường Đại học Kinh tế Huế.. thống thì DN phải xây dựng được những chính sách hợp lý và khác biệt hơn so với đối thủ. Như vậy, chính cơ chế thị trường và áp lực từ đối

Đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô và năng lực tài chính muốn mở rộng thị trường, ngành nghề

Để có các chiến lược kinh doanh phù hợp cũng như các cách thức quảng bá tốt và được KH đánh giá cao nhằm đối mặt với sư cạnh tranh gay gắt trên thị trường mạng

trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, QBPCI đối diện với thực tế về trình độ công nghệ mới, kỹ năng quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực