• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

độ đường truyền, chất lượng mạng Internet; kênh phân phối và xúc tiến; dịch vụ chăm sóc khách hàng; sựan toàn của dịch vụvà uy tính của công ty.

cung cấp dịch vụ tốt nhất châu Á trong nhiều năm liền và đang dần hướng đến mục tiêu là nằm trong top 3 tâp đoàn viễn thông hàng đầu thếgiới trong tương lai.

b) Tập đoàn Điện tVin thông Hàn Quc (Korea Telecom -KT):

KT cung cấp dịch vụADSL từ năm 1999. Trong khi các hãng viễn thông hàng đầu thế giới như AT&T, BT và NTT phải đối đầu với một loạt khó khăn như không thu được nhiều lợi nhuận như trước từcác dịch vụ ĐTCĐ (vốn là dịch vụ sinh lời chủ yếu trước đây), thiếu vốn đầu tư do đãđầu tư quá nhiều vào hệthống thông tin di động thế hệ thứ ba... thì KT lại khá thành công, với doanh thu hàng năm tăng 12,2% và lợi nhuận tăng 16,5%. Các giải pháp mà KT áp dụng để tăng cường NLCT là:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ, giải quyết nhanh vấn đề tắc nghẽn trong cung cấp dịch vụ, thúc đẩy việc lắp đặt và khai thác ADSL có hiệu quả.

Thứhai, thấu hiểu các yêu cầu và sở thích đa dạng của khách hàng, từ đó cung cấp các giải pháp dịch vụADSL phù hợp với từng yêu cầu đó.

Thứ ba, thực hiện một chiến lược nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường bằng chiến lược tập trung vào tốc độ.

Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc nâng cao năng lực đàm phán và tính hiệu quảcủa hệthống thu mua.

Thứ năm, thiết lập và tận dụng tốt hệ thống hỗ trợ khách hàng đa dạng để xây dựng và tái tạo các mối quan hệkhách hàng.

Thành công của KT trong một thời gian ngắn trên thị trường dịch vụ băng rộng là kết quảcủa việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tốlợi thếbên ngoài và yếu tốnội lực cạnh tranh bên trong.

c) Tập đoàn Viễn thôngQuân đội (Viettel):

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là một DN nhà nước trực thuộc Bộ Quốc Phòng,được thành lập từ năm 1989 với tên gọi ban đầu là Tổng công ty Điện tửThiết bị Thông tin (SIGELCO).Sau đó Viettel lần lượt đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội (ngày 20/10/2003), Tổng công ty Viễn thông Quân đội (ngày 06/04/2005) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (ngày 14/12/2009 theo Quyết định số 2079/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủthành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội). Viettel được đánh giá là thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng BCVT-Tin học do người tiêu dùng bình chọn DN đầu tiên phá thế độc quyền.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong khu vực, Viettel là một trong những doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và là mạng di động được ưa chuộng tại Campuchia. Trên thế giới, Viettel nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp dịch vụcủa năm tại thị trường mới nổi trong hệthống Giải thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009. Để đạt được sự thành công này, Viettel đã không ngừng đổi mới tổ chức sản xuất, đưa ra nhiều giải pháp tăng cường NLCT hữu hiệu, như Tăng cường năng lực lãnhđạo, chú trọng đến công tác sửdụng và phát triển nguồn nhân lực, vừa kết hợp kinh tếvới sựphát triển bền vững an sinh xã hội, Viettel đã xây dựng văn hóa DN ngay từnhững ngày đầu và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

1.2.1.2. Bài học đối với VNPT Đà Nẵng

Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm NLCT của một sốTập đoàn BCVT quốc tếvà Viettel, có thểrút ra môt sốnhận xét sau:

Trong lĩnh vực viễn thông: Một doanh nghiệp, dù là người cung cấp dịch vụ đầu tiên hay cung cấp sau, dù là nhà khai thác truyền thống hay công ty mới thành lập, đều có cơ hội thành công trên thương trường nếu có chiến lược kinh doanh và cạnh tranh đúng đắn.

VNPT là nhà cung cấp dịch vụ trên cả lĩnh vực bưu chính và viễn thông, do vậy việc tham khảo và học hỏi các kinh nghiệp hoạt động của các tập đoàn bưu chính, viễn thông lớn quốc tế và Viettel là rất cần thiết. Từ thành công của các Tập đoàn trên có thểhọc hỏi kinh nghiệm và rút ra bài học vận dụng đối với VNPT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:

Một là, bài học về sử dụng nhân lực, cần phải biết đánh thức khả năng sáng tạo của cán bộ công nhân viên. Ban lãnh đạo cần phải có tầm nhìn chiến lược đúng đắn, sáng tạo và toàn diện, hoạt động điều hành phải nhanh chóng, quyết đoán và phải được tin học hóa.

Hai là, cần phải đổi mới công nghệ, đặc biệt chú trọng tận dụng mạng lưới sẵn có, chủ động cung cấp các dịch vụmới với giá cước và tiếp thịcó ưu thế vượt trội ngay từ đầu để chiếm lĩnh và nắm giữthịphần.

Ba là, không ngừng mở rộng, nghiên cứu và cho ra đời các dịch vụ mới và có phong cách riêng biệt với chất lượng và tính năng sử dụng cao để bắt kịp những nhu

Trường Đại học Kinh tế Huế

cầu của khách hàng trong tương lai bằng cách thông qua việc đầu tư mạng lưới và liên doanh, liên kết hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp viễn thôngở nước ngoài.

Bốn là, làm tốt công tác quản lý tốt chi phí, thường xuyên rà soát để phát hiện những nơi kinh doanh chưa hiệu quả đểcó biện pháp xửlý thích hợp và kịp thời.

Bên cạnh việc nghiên cứu những bài học thành công trên, VNPT cũng cần nghiên cứu sâu các thất bại của một số tập đoàn Viễn thông như không đầu tư dàn trải và tập trung vốn lớn vào một dịch vụ, chưa tận dụng hết nguồn lực đã có để phát triển các dịch vụmới,… Qua đó giúp VNPT tránh được những rủi ro trong quá trình phát triển.

1.2.2. Khái quát tình hình Internet của Việt Nam năm 2018

Dịch vụ Internet bắt đầu được triển khai vào tháng 7/1997. Việt Nam là nước có dân số đông. Tính đến 1/2017, Việt Nam có 50.05 triệu người dùng Internet chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016, cao hơn mức trung bình thế giới là 46,64%. Số người dùng Internetđược xem là ở mức cao trên thế giới, tuy nhiên tỉ lệ người dùng vẫn ở mức trung bình. Việt Nam có đến46 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 48%

dân số.Tỉ lệ phần trăm các thiết bị kết nốiInternet phổ biến ở người dùng trưởng thành đó là điện thoại thông minh với 72%, Laptop (hoặc Desktop) với 44%, Tablet với 14%. Trung bình 1 ngày, người Việt Nam bỏ ra6 giờ 53 phút để duyệt Web nếu xài PC và Tablet, 2 giờ 33 phútnếu xài điện thoại di động và dành 2 giờ 39 phút cho mạng xã hội. Do đó có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động, khả năng học tập, gia đình vàđời sống cá nhân.

Xét về tốc độ kết nối,6270 KBps là tốc độ kết nối bằng các kết nối cố định (fixed connections), 3419 KBps là tốc độ kết nối bằng điện thoại di động. Trong đó, có đến 55%số người dùng thường xuyên kết nối vớiInternet bằng điện thoại thông minh.Tốc độ Internetở Việt Nam nhỉnh hơn mức trung bình trên thế giới là 5600 KBps. Trong khi đó, Thái Lan có tốc độ kết nối là 11677 KBps và Hàn Quốc, quốc gia có tốc độ kết nốiInternet nhanh nhất với 26700 KBps. Tính đến tháng 5 năm 2018, số lượng thuê bao truy cập Internet trực tiếp qua kênh thuê riêng (thuê bao Leased-line quy đổi ra 256 Kbit/s) là 614.613 thuê bao.

Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Thanh Hải cho biết mục tiêu trong thời gian tới là tăng người sử dụng Internet lên mức 80-90% dân số, ngang bằng với các nước phát triển hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chủ tịch Hiệp hội Internet Vũ Hoàng Liên nhận định, phát triển Internet là điều kiện tiên quyết để đạt được tăng trưởng vượt bậc trong thương mại điện tử, các ngành và lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như cơ sở hạ tầng công nghệthông tin và Internet, phát triển nguồn nhân lực, bảo mật thông tin, an toàn và an ninh mạng, trong đó có chiến tranh mạng.

Trích thống kê của We are social Singapore, ông Liên cho hay, Việt Nam đứng vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia có số lượng người sử dụngInternet nhiều nhất tại châu Á.

Sơ đồ1.2: Tình hình phát triển thuê bao truy cập Internet trực tiếp đến tháng 5/2018

Nguồn: Cục thống kê về Internet Việt Nam năm 2018 Nhìn chung, website DAMMIO nhận định Việt Nam là quốc giaInternet“năng động” với tỉ lệ người sử dụng liên tục tăng đều qua các năm và lọt vào top đầu các nước “tương tác với

Trường Đại học Kinh tế Huế

Internet.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH