• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH

1.2. Năng lực cạnh tranh

1.2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Cũng như bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau. Có thểchia các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm hai nhóm: các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tốbên ngoài doanh nghiệp.

1.2.3.1. Các yếu tốbên trong doanh nghiệp

1.2.3.1.1. Trìnhđộtổchức quản lý của doanh nghiệp

Tổchức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đãđược doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng như:

- ISO 9000 là một tiêu chuẩn quốc tế đưa ra các yêu cầu cơ bản của một hệ thống quản lý doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp sản phẩm hay dịch vụcủa công ty, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và gia tăng sựthỏa mãn của họ.

- ISO 1400 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổchức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính.

Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộquản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tốchính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộvà phải thiết lập được cơ cấu tổchức đủ độlinh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

1.2.3.1.2. Trìnhđộ lao động trong doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổchức. Trìnhđộnguồn nhân lực thểhiệnởtrìnhđộquản lý của các cấp lãnhđạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Trìnhđộ nguồn nhân lực cao sẽtạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹthuật của sản phảm, mẫu mã, chất lượng và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽtạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, hướng tới sựphát triển bền vững.

1.2.3.1.3.Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quảchính xác. Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như hạn chếviệc sửdụng công nghệhiện đại, hạn chếviệc đào tạo nâng cao trìnhđộcán bộvà nhân viên, hạn chếtriển khai nghiên cứu,ứng dụng, nghiên cứu thị trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý. Trong thực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủvốn để triển khai tất cảcác mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn.

1.2.3.1.4. Trìnhđộthiết bị, công nghệ

Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệphù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạgiá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thếcạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Công nghệcòn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp.

1.2.3.1.5. Trìnhđộ năng lực marketing

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụsản phẩm, nâng cao vị thếcủa doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tốrất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vì vậy, điều tra cầu thị trường và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệpđể lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thương hiệu được người sử dụng chấp nhận. Trong điều kiện kinh tếhàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùng những hàng hóa có thương hiệu uy tín. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu như tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường. Do đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng đến doanh sốtiêu thụ – vấn đềsống còn của mỗi doanh nghiệp.

1.2.3.2. Các yếu tốbên ngoài doanh nghiệp

1.2.3.2.1.Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định. Phân tích môi trường vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp trảlời câu hỏi: Doanh nghiệp đang trực diện với những gì? Nhằm giúp doanh nghiệp có những quyết định phù hợp. Hay nói cách khác, mục đích của việc nghiên cứu môi trường vĩ mô là nhằm phát triển một danh mục có giới hạn những cơ hội mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cũng như các mối đe dọa của môi trường mà doanh nghiệp cần phải né tránh. Các yếu tố môi trường vĩ mô gồm có:

+ Các yếu tố môi trường kinh tế.

Đây là nhóm các yếu tốrất quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị.

Sự tác động của yếu tố nàyảnh hưởng quan trọng đến thách thức và ràng buộc, nhưng đồng thời lại là nguồn khai thác các cơ hội đối với doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp bao gồm:tổng sản phẩm quốc nội và

Trường Đại học Kinh tế Huế

tổng sản phẩm quốc dân,cán cân thanh toán quốc tế,tỷ lệ tăng giảm thu nhập thực tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái và tỷ lệ lạm phát, hệ thống thuế và mức thuế, biến động của thị trường chứng khoán. Ngoài ra còn có các yếu tố kinh tế khác như cấu trúc thị trường, các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, sự kiểm soát lương bổng, giá cả.

+ Các yếu tố môi trường chính trị –luật pháp.

Các yếu tố này có tác động ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của pháp luật về thuê lao động, cho vay, quảng cáo, bảo vệ môi trường. Sự ổn định chính trị, hệthống pháp luật rõ ràng, sẽtạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải nắm bắt được những quan điểm, ưu tiên, chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sựvận động hành lang khi cần thiết.

+ Các yếu tố môi trường văn hoá xã hội.

Các giá trị văn hoá xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của khách hàng. Bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải phân tích những yếu tốxã hội để ấn định cơ hội, đe dọa tiềm tàng.

Dân số là yếu tốrất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tốkhác của môi trường vĩ mô, đặc biệt là môi trường xã hội và môi trường kinh tế. Những thay đổi của dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tếvà xã hội,ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Dân số đông thì sức lao động nhiều (lao động thủ công), sản xuất nhiều của cải vật chất và cũng tiêu thụ nhiều của cải hơn.

Dân sốquá thấp thì sức lao động không đủ, không thểcó tồn tại và phát triển xã hội.

+ Các yếu tố môi trường tựnhiên.

Các yếu tố địa lý tựnhiên cóảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp.Điều kiện tự nhiên là yếu tố đầu vào của các ngành: nông nghiệp, du lịch, vận tải… trong nhiều trường hợp hình thành các lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp. Yếu tố vị trí địa

Trường Đại học Kinh tế Huế

ảnh hưởng đến công tác vận chuyển nguyên vật liệu vì công ty là bên chịu cước phí vận chuyển, chi phí bảo quản, từ đó tăng giá cả của sản phẩm. Thời tiết khắc nhiệt, thay đổi thất thường cũng tác động đến tiến độ thi công công trình của Công ty. Các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên của con người đã làm thay đổi và khan hiếm nguồn tài nguyên. Do vậy, hoạt động của doanh nghiệp cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, lãng phí tài nguyên.

+ Các yếu tố môi trường công nghệ.

Đây là một yếu tố năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa cho doanh nghiệp.Sự ảnh hưởng chủ yếu thông qua các sản phẩm, quá trình công nghệ và vật liệu mới. Sự thay đổi về công nghệ có thể tác động lên chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngành. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến tính chất và giá cả của sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp, quy trình sản xuất và vị thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Trìnhđộ khoa học– công nghệ quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất, tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là: chất lượng và giá bán. Khoa học–công nghệcòn tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, khi trình độ công nghệ thấp thì giá và chất lượng có ý nghĩa ngang bằng nhau trong cạnh tranh. Khoa học–công nghệphát triển làmảnh hưởng đến bản chất của cạnh tranh, chuyển từcạnh tranh giá bán sang chất lượng, cạnh tranh phần giá trị gia tăng của sản phẩm, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Đây là tiền đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm để ổn định và nâng cao sức cạnh tranh của mình.

1.2.3.2.2.Môi trường ngành

Các yếu tố môi trường ngành tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các yếu tố môi trường này giúp doanh nghiệp xác định được vị thế cạnh tranh trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Từ đó, đưa ra những chiến lược hợp lý nâng cao sức cạnh tranh cho chính bản thân doanh nghiệp. Tình hình cạnh tranh ở một ngành nghề tuỳ thuộc vào năm lực lượng cạnh tranh cơ bản: nhà cung cấp, khách hàng,đối thủcạnh tranh, sản phẩm thay thế,đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Sức mạnh của năm lực lượng này có thể thay đổi theo thời gian khi các điều kiện ngành thay đổi, mỗi tác động của chúng đến doanh nghiệp sẽ

Trường Đại học Kinh tế Huế

khác nhau và quyết định mức độgay gắt trong cạnh tranh. Do vậy, phân tích sự tác động của chúng, sẽ xác định vị thếcạnh tranh của doanh nghiệp trong bức tranh toàn ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là một mô hình nổi tiếng được sử dụng để phân tích sựcạnh tranh trong một ngành kinh doanh.