• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH

1.4. Một số mô hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh

1.4.1. Ma trận SWOT

1.4.1.1. Nguồn gốc mô hình phân tích SWOT

Mô hình SWOT là một mô hình bắt nguồn từ 4 chữ viết tắt Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), Mô hình SWOT cung cấp cho bạn một công cụ giúp phân tích chiến lược và rà soát cũng như đánh giá rủi ro, định hướng của một công ty hay của một đự án Kinh Doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch

Trường Đại học Kinh tế Huế

kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...

Trong thập niên 60-70 một nhóm các nhà khoa học có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie nghiên cứu nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kếhoạch. Trong cuộc khảo sát này bao gồm 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford. Từ đó mô hình SWOT rađời.

Ban đầu mô hình này được Albert cùng các cộng sự của mình đặt với tên SOFT:

- Thỏa mãn (Satisfactory):Điều tốt trong hiện tại.

- Cơ hội (Opportunity): Điều tốt trong tương lai.

- Lỗi (Fault): Điều xấu trong hiện tại.

- Nguy cơ (Threat): Điều xấu trong tương lai.

Đến năm 1964 sau khi được giới thiệu Orr tại Zurich Thuỵ Sĩ, họ đã đổi F (Fault) thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó. Đến năm 1966 thì phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và giới thiệu đến công chúng dựa trên công trình nghiên cứu tại tập đoàn Erie Technological. Năm 1973, SWOT được sử dụng tại J W French Ltd và thực sựphát triển từ đây. Đầu năm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và cho thấy khả năng hữu hiệu trong việc đưa ra cũng như thống nhất các mục tiêu của tổ chức mà không cần phụthuộc vào tư vấn hay các nguồn lực tốn kém khác.

1.4.1.2. Áp dụng SWOT

Mô hình swot dùng để làm gì? Với mô hình SWOT sẽ giúp mang lại cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh nghiệp cũng như cụ thể từng dự án. Chính vì thế mà phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc ra quyết định hoạch định chiến lược và thiết lập kếhoạch. Mô hình SWOTđược áp dụng trong những trường hợp cụthể:

- Các buổi họp brainstorming ý tưởng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Giải quyết vấn đề (cơ cấu tổ chức, nguồn lực, năng suất lao động, văn hóa doanh nghiệp vv)

- Phát triển chiến lược (cạnh tranh; sản phẩm, công nghệ, thị trường mới vv) - Lập kếhoạch.

- Ra quyết định.

- Đánh giá chất lượng sản phẩm.

- Đánh giá đối thủ.

- Kếhoạch phát triển bản thân.

1.4.1.3. Thực hiện SWOT

SWOT là một công cụhữu ích khi chúng được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trước tiên, SWOT có cấu trúc như sau:

SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có:

- Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Điểm mạnh chính là lợi thếvề các dự án, sản phẩm của doanh nghiệp. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi:

Doanh nghiệp làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà doanh nghiệp có là gì? Doanh nghiệp sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ như thếnào?

- Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăntrong việc đạt được mục tiêu đãđặt ra. Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc doanh nghiệp chưa làm tốt.

- Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã

Trường Đại học Kinh tế Huế

hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu. Tác nhân này có thể là: Sự phát triển, nở rộ của thị trường; đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu; mùa, thời tiết; chính sách, luật.

- Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.

Bảng 1: Ma trận SWOT.

Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên trong

O (Opportunity) T (Threat)

S (Strength) SO ST

W (Weakness) WO WT

(Nguồn: Giáo trình quản trịchiến lược)

Mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh cũng như những điểm hạn chếcần phải khắc phục. Nói cách khác, SWOT chỉ ra đâu là nơi đểtấn công và đâu là nơi doanh nghiệp cần phòng thủ.