• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế 1.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế 1."

Copied!
138
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NÂNG CAONĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHHMTV ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂNTHỌ THIÊN HƯNG – VĂN PHÒNG

TỔNG ĐẠI LÝ GENCASA HUẾ 1

HỒ THỊ KIM DUNG

KHÓA HỌC: 2017 - 2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂN THỌ THIÊN HƯNG

– VĂN PHÒNG TỔNG ĐẠI LÝ GENCASA HUẾ 1

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Hồ Thị Kim Dung ThS. Trần Thị Nhật Anh Lớp K51B KDTM

Mã SV: 17K4041010

Huế, 1/2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Đểhoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này bên cạnh sựnỗlực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡtừnhiều phía. Với tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, cho tôi xin được phép bày tỏlòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và đơn vị đã tạo điều kiện giúp đỡtrong quá trình thực tập và nghiên cứu đềtài.

Lời đầu tiên, tôi xin bày t lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo Trường Đại Hc Kinh Tế - Đại Hc Huế, đặc bit tôi xin chân thành cm ơn Cô giáo ThS.

Trn Th Nhật Anh đã tn tình giúpđỡ tôi trong sut quá trình thc tp và hoàn thành đềtài này.

Tôi cũng xin chân thành cm ơn ban lãnh đạo, đặc bit anh Nguyễn Đôn Phước trưởng b phn phát triển đại lý ca Công ty TNHH MTV Đại lý Bo him Nhân thọ Thiên Hưng - Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế 1 cùng các anh chị là nhân viên đã to mọi điều kin, nhit tình giúp đỡcũng như cung cấp nhng tài liu thc tếvà thông tin cn thiết đểtôi hoàn thành khóa lun này.

Cui cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ng h, giúp đỡ, động viên tôi trong thi gian qua.

Mặc dù tôi đã cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trong phạm vi và khả năng cho phép, nhưng chắc chắn sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sựthông cảm cũng như những lời góp ý từquý thầy cô đểbài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Mt ln na, tôi xin chân thành cảm ơn tất c!

Huế, tháng 01 năm 2021

Sinh viên thc hin HồThịKim Dung

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT ... i

DANH MỤC BẢNG... ii

DANH MỤC HÌNH VẼ... iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ... iii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1. Mục tiêu chung ...2

2.2. Mục tiêu cụthể...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3

3.1.Đối tượng nghiên cứu ...3

3.2. Phạm vi nghiên cứu ...3

4. Phương pháp nghiên cứu ...3

4.1.Phương pháp thu thập dữliệu...3

4.1.1. Đối với dữliệu thứcấp:...3

4.1.2. Đối với dữliệu sơ cấp ...4

4.1.3. Quy mô mẫu, phương pháp chọn mẫu ...4

4.1.4. Xây dựng thang đo...5

4.2.Phương pháp xửlý sốliệu ...5

4.2.1. Kiểm định thang đo Cronbach’Alpha...5

4.2.2. Phân tích nhân tốkhám phá EFA...6

4.2.3. Phân tích hồi quy...6

4.2.4. Kiểm định One Sample T- test...6

5. Bốcục của đềtài ...7

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ...8

1.1.Cơ sởlý luận...8

Lý luận cơ bản vềbảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ...8

1.1.1. 1.1.1.1. Khái quát vềbảo hiểm ...8

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.1.1.1.Khái niệm vềbảo hiểm ...8

1.1.1.1.2.Bản chất của bảo hiểm ...8

1.1.1.2. Bảo hiểm nhân thọ...9

1.1.1.2.1.Khái niệm bảo hiểm nhân thọ...9

1.1.1.2.2.Đặc điểm bảo hiểm nhân thọ...10

1.1.1.2.3.Vai trò của bảo hiểm nhân thọ...12

1.1.1.2.4.Các loại hình bảo hiểm nhân thọ...13

Khái niệm vềcạnh tranh, năng lực cạnh tranh...15

1.1.2. 1.1.2.1. Khái niệm vềcạnh tranh ...15

1.1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh ...16

1.1.2.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh...17

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...20

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...22

1.1.4. 1.2.Cơ sởthực tiễn...26

1.3. Mô hình nghiên cứu lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...27

Cơ sở đềxuất mô hình nghiên cứu...27

1.3.1. Mô hình nghiên cứu đềxuất...30

1.3.2. Các giảthuyết của mô hình nghiên cứu đềxuất ...34

1.3.3. 1.4. Kinh nghiệm Quốc tế và trong nước về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm ...35

TÓM TẮT CHƯƠNG 1...37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂN THỌ THIÊN HƯNG - VĂN PHÒNG TỔNG ĐẠI LÝ GENCASA HUẾ1 ...38

2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọThiên Hưng-Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1 ...38

Giới thiệu chung vềTổng Tập đoànGenerali–Bảo hiểm Generali ...38

2.1.1. Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng - Văn phòng 2.1.2. Tổng Đại lý Gencasa Huế1 ...41

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.2.1. Lịch sửhình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng- Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1. ...41 2.1.2.2. Bộ máy cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng-Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1...41 2.1.2.3. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng- Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1. ...44 2.1.2.4. Đặc điểm tình hình nguồn nhân lực của Văn phòng TĐL Gencasa Huế1...45 2.2.Năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Đại lý bảo hiểm Nhân thọThiên Hưng-Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1 ...47 Tổng quan hoạt động các đơn vịbảo hiểm nhân thọtại Thừa Thiên Huế...47 2.2.1.

Sản phẩm ...49 2.2.2.

Năng lực tài chính ...51 2.2.3.

Hệthống kênh phân phối và xúc tiến...51 2.2.4.

Uy tín, thương hiệu ...54 2.2.5.

Quy trình thẩm định và bồi thường ...55 2.2.6.

Một số ưu điểm của Gencasa so với đối thủ...60 2.2.7.

2.3.Đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1. ...61 Đặc điểm mẫu nghiên cứu...61 2.3.1.

2.3.1.1. Thông tin cá nhân...61 2.3.1.2. Đặc điểm hành vi thực hiện giao dịch của khách hàng...65 Kiểm định độtin cậy thang đo bằng hệsố Cronbach’s Alpha...71 2.3.2.

Xác định những nhân tố ảnh hưởng bằng phân tích nhân tốkhám phá EFA... 75 2.3.3.

Phân tích hồi quy và tương quan...80 2.3.4.

2.3.4.1. Mô hình hồi quy...80 2.3.4.2. Phân tích tương quan Pearson...81 2.3.4.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh... 82 Phân tích, đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Văn phòng 2.3.5.

TĐL Gencasa Huế1 thông qua giá trịtrung bình...85 2.4.Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế 1 ... 94

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

Thành tựu ...94

2.4.1. Hạn chế, nguyên nhân ...95

2.4.2. TÓM TẮT CHƯƠNG 2...96

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂN THỌTHIÊNHƯNG- VĂN PHÒNG TỔNG ĐẠI LÝ GENCASA HUẾ1 ...97

3.1.Định hướng và mục tiêu phát triển của Gencasa Huế1 ...97

Định hướng...97

3.1.1. Mục tiêu phát triển ...97

3.1.2. 3.2.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Văn phòng TĐL Gencasa Huế1...98

Quy trình thẩm định và bồi thường ...98

3.2.1. Phí bảo hiểm...99

3.2.2. Hệthống kênh phân phối và xúc tiến...100

3.2.3. Chất lượng các gói bảo hiểm...102

3.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực của công ty...102

3.2.5. Danh tiếng và uy tín thương hiệu ...104

3.2.6. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...105

1. Kết luận ...105

2. Kiến nghị...106

3. Hạn chếcủa đềtài. ...107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...109

PHỤLỤC ...111

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT

KH : Khách hàng

NLCT : Năng lực cạnh tranh

DN : Doanh nghiệp

LTCT : Lợi thếcạnh tranh TĐL : TổngĐại lý

BHNT : Bảo hiểm Nhân thọ QLBH : Quyền lợi bảo hiểm

GQQLBH : Giải quyết quyền lợi bảo hiểm NĐBH : Người được bảo hiểm

TVV : Tư vấn viên

TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên GTKĐ : Giá trịkiểmđịnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quảhoạt động kinh doanh của Văn phòng TĐL Gencasa Huế1 ...44

Bảng 2.2: Tình hình laođộng của Văn phòng TĐL Gencasa Huế 1 giai đoạn ...45

Bảng 2.3: Sản phẩm bảo hiểm của Generali so với đối thủ...49

Bảng 2.4: Tổng nguồn vốn của 3 công ty bảo hiểm tại Việt Nam tính đến đầu năm 2020 ...51

Bảng 2.5: Tổng hợp năm thành lập của 3 đơn vị BHNT tại Thừa Thiên Huế năm 2020 ...54

Bảng 2.6: Đặc điểm của khách hàng tham gia phỏng vấn ...61

Bảng 2.7. Đặc điểm mẫu điều tra theo độtuổi...63

Bảng 2.8. Đặc điểm mẫu điều tra theo nghềnghiệp ...64

Bảng 2.9. Đặc điểm mô tảmẫu điều tra theo thu nhập ...65

Bảng 2.11. Mô tả đặc điểm mẫu điều tra theo số năm tham gia bảo hiểm ...66

Bảng 2.12: Các kênh mua bảo hiểm của khách hàng...68

Bảng 2.13: Lý do quyết định tham gia các gói bảo hiểm tại Gencasa Huế1 ...70

Bảng 2.14.Kiểm định Cronbach's Alpha đối với nhóm nhân tố...71

Bảng 2.15: Kết quảKMO của các biến phụthuộc...76

Bảng 2.16: Kết quảphân tích nhân tốkhám phá EFA của các biến phụthuộc ...76

Bảng 2.17: Kết quảphân tích nhân tốkhám phá EFA của các biến phụthuộc ...77

Bảng 2.18: Kiểm định KMO và Bartlett's Test của biến phụthuộc ...79

Bảng 2.19: Kết quảphân tích EFA cho biến phụthuộc...79

Bảng 2.20: Hệsố tương quan Person...81

Bảng 2.21: Bảng tổng hợp kết quảphân tích hồi quy...82

Bảng 2.22: Đánh giá sựphù hợp của mô hình hồi quy...83

Bảng 2.23: Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố "Chất lượng các gói bảo hiểm" ...86

Bảng 2. 24: Kết quả đánh giá của khách hàng vềyếu tố"Quy trình thẩm định và bồi thường"...88

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Bảng 2.25:Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố "Chất lượng nhân sự của

công ty" ...89

Bảng 2.26: Kết quả đánh giá của khách hàng vềyếu tố"Phí bảo hiểm" ...90

Bảng 2.27: Kết quả đánh giá của khách hàng vềyếu tố"Hệthống kênh phân phối và xúc tiến" ...91

Bảng 2.28: Kết quả đánh giá của khách hàng vềyếu tố"Danh tiếng và uy tín thương hiệu" ...92

Bảng 2.29: Kết quả đánh giá của khách hàng vềmức độ hài lòngđối với NLCT của Gencasa Huế1...93

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1: Mô hình của Michael E Porter ...28

Hình 1. 2: Mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT...32

Hình 1.3. Mô hình hồi quy hiệu chỉnh năng lực cạnh tranh của Văn phòng TĐL Gencasa Huế1...84

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1: Sơ đồtổchức bộmáy của Văn phòng TĐL Gencasa Huế 1...42

Sơ đồ 2. 2: Đặc điểm mẫu điều tra theo giới tính ...62

Sơ đồ 2. 3: Cơ cấu mẫu điều tra theo độtuổi...62

Sơ đồ 2.4: Cơ cấu mẫu điều tra theo nghềnghiệp ...63

Sơ đồ 2.5: Cơ cấu mẫu điều tra theo số năm tham gia bảo hiểm...66

Sơ đồ2. 6: Loại gói bảo hiểm mà khách hàng tham gia tại Gencasa Huế1...67

Sơ đồ 2. 7: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo kênh mua bảo hiểm...68

Sơ đồ 2. 8: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo lý do ...69

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đềtài

Cho đến nay, bảo hiểm không còn là khái niệm xa lạ đối với chúng ta. Hoạt động bảo hiểm liên tục phát triển cùng với sựphát triển của xã hội loài người. Mục đích của bảo hiểm là sự đảm bảo về tài sản và con người cho các cá nhân, tổchức, doanh nghiệp khi không may gặp rủi ro. Sự ra đời của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu sống và sự đòi hỏi cấp thiết của con người khi tham gia bảo hiểm.

Hiện nay, tình hình kinh tếthị trường phát triển mạnh mẽvà không ngừng nỗ lực trong việc hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới. Từ đây, các ngành kinh doanh về lĩnh vực bảo hiểm cũng phát triển mạnh mẽ, đông về số lượng và tốt về chất lượng. Theo ước tính 6 tháng đầu năm 2020 có 32 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 18 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trong đó thị trường bảo hiểm nhân thọ đã cho thấy những kết quả phát triển khá tích cực. Cụ thể, tổng số hợp đồng khai thác mới của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọlà 1.367.489 hợp đồng, tăng 12

% so với cùng kỳ năm ngoái; số lượng hợp đồng có hiệu lực đến cuối kỳ là 12.032.944 tăng 19,7%. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của khối nhân thọ đạt 55.953 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với việc tăng vềsốhợp đồng khai thác mới và doanh thu phí bảo hiểm, phí bảo hiểm khai thác mới của khối nhân thọ tính đến tháng 6 tăng 12,5% đạt 17.304 tỷ đồng (theo thoibaotaichinhvietnam.vn)

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập bình quân của người dân tăng lên, nhận thức và nhu cầu vềdịch vụbảo hiểm nhân thọ, bảo vệsức khỏe của họvà doanh nghiệp ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế, xã hội cũng kéo theo nhiều hơn những rủi ro vềthiên tai, bệnh tật, giá cảvà sự thay đổi chóng mặt. Vì vậy, nhu cầu bảo hiểm của người dân và các doanh nghiệp đến các dịch vụbảo hiểm ngày càng cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Thừa Thiên Huếlà một tỉnh đang phấn đấu trở thành Thành phố Trung ương.

Tại đây là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội của Miền Trung, nơi có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động. Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 15 đơn vị bảo hiểm nhân thọ đăng ký kinh doanh bảo hiểm. Với một thị trường không quá rộng lớn như Thừa Thiên Huế, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như trên làm cho tình hình cạnh tranh trong hoạt động bảo hiểm diễn ra càng sôi động và khốc liệt. Trong bối cảnh đó, để giữ vững được thị phần, tăng trưởngổn định và mang lại hiệu quảtrong kinh doanh,Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế 1 đã có nhiều giải pháp khác nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như năng lực hoạt động của mình. Tuy nhiên, nhìn chung năng lực công ty vẫn chưa cao, chưa thực sự trở thành đòn bẩy đểdoanh nghiệp mở rộng thịphần và nâng cao lợi nhuận. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh làđòi hỏi bức thiết của doanh nghiệp.

Với thực tế trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế 1” làmluận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở lý luận, tìm hiểu và phân tích, đánh giá thực trạng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế 1, góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọcủa công ty.

2.2. Mục tiêu cụthể

- Hệthống hóa cơ sởlý luận và thực tiễn vềcạnh tranh, NLCT, các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT củaCông ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1.

-Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh hiện nay của Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

-Đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1.

-Đối tượng điều tra: Là khách hàng của công ty trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

- Phạm vi thời gian:

Sốliệu thứcấp thu thập từ năm 2017 đến năm 2019.

Sốliệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng bảng hỏi

- Nội dung: Là năng lực cạnh tranh củaCông ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1.Phương pháp thu thập dữliệu 4.1.1. Đối vi dliu thcp:

- Thu thập chủ yếu từnguồn Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế 1: thông tin từ phòng kế toán, phòng marketing,…đó là các dữliệu thứcấp bên trong vềlịch sửhình thành, cơ cấu lao động, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được thu thập từ các phòng chức năng củaCông ty TNHH Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Dữliệu thứcấp bên ngoài như một sốthông tin vềcác sản phẩm dịch vụbảo hiểm của công tyở Huếtừcác website, báo và tạp chí,…

4.1.2. Đối vi dliệu sơ cấp

Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: Nghiên cứusơ bộ và nghiên cứu định lượng.

+ Nghiên cứusơ bộ

Nghiên cứu sẽáp dụng quy trình phỏng vấn chuyên sâu đối với các Trưởng bộ phận phát triển Đại lý của Gencasa Huế, các nhân viên phòng hỗtrợ kinh doanh và phòng marketing nhằm điều chỉnh bổ sung các biến quan xát đo lường các khái niệm nghiên cứu.

+ Nghiên cứu định lượng

Thực hiện bằng cách gửi phiếu điều tra đến khách hàng tại quầy giao dịch và các buổi hội thảo của công ty, hướng dẫn để họ điền vào bảng hỏi sau đó thu lại và tiến hành phân tích việc điều tra bảng hỏi được tiến hành trong khỏang thời gian 10/11/2020 – 10/12/2020. Việc điều tra ý kiến của khách nhằm đưa vào phân tích khách hàng đánh giá cao hay thấp với các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Gencasa Huế 1, từ đây đề ra các giải pháp làm hài lòng khách hơn, nâng cao được lợi thếcạnh tranh vốn có.

4.1.3. Quy mô mẫu, phương pháp chọn mu - Quy mô mu

Với 18 biến quan sát được xây dựng đánh giá để đảm bảo mức ý nghĩa có thể chấp nhận của biến ta nhân 5 (Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) được quy mô là 90 mẫu. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro và sai sót trong quá trình điều tra nghiên cứu. Tôi quyết định chọn cỡ mẫu 120.

-Phương pháp chọn mu:

Phần tửnghiên cứu là các KH trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang sử dụng sản phẩm của Công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Tổng thể mẫu là toàn bộ KH đang sử dụng sản phẩm của công ty trên địa bàn Thừa Thiên Huếvà sửdụng phương pháp chọn mẫu phi sác xuất kiểu thuận tiện. Vì phương pháp này tác giả dễ tiếp cận được khách hàng và có khả năng gặp được nhiều khách hàng.

4.1.4. Xây dựng thang đo

Thiết kế bảng câu hỏi: Nội dung bảng câu hỏi gồm 3 phần: Phần 1 và Phần 2 là các câu hỏi liên quan đến thông tin người được hỏi; Phần 3 là phần đánh giá chung bao gồm 18 câu hỏi liên quan đến các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, áp dụng thang đo Likert theo 5 mức độ:

Mức 1 = Rất không đồng ý Mức 2 = Không đồng ý Mức 3 = Trung lập Mức 4 = Đồng ý Mức 5 = Rấtđồng ý

4.2.Phương pháp xử lý sốliệu

Sửdụng phần mềm SPSS 20 đểxửlý và phân tích sốliệu:

4.2.1. Kiểm định thang đo Cronbach’Alpha

Quy trình xửlý bằng hỏi sau khi thu thập công dữliệu là tiến hành kiểm tra và loại những bảng hỏi không đạt yêu cầu, tiếp theo là mã hóa dữ liệu trên phần mềm SPSS 20, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu sau đó tiến hành phân tích dữ liệu. Các bước phân tích dữ liệu như sau: Sử dụng các công cụ thống kê mô tả để xác định đặc điểm mẫu nghiên cứu, đánh giá của khách hàng của các chi tiêu... Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Cronbach' Alpha, vì sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nên trước khi đưa vào phân tích, hồi quy kiểm định thi tiến hành kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach' Alpha.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

4.2.2. Phân tích nhân tốkhám phá EFA

Phân tích nhân tốkhám phá EFA được sửdụng đểtập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa nhưng vẫn chưa đựng được các thông tin ban đầu.

Kiểm định KM0 & Bartlet's Test có mức ý nghĩa sig. < 0,05 thì biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số KMO >= (0,5 đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố.

Giá trị Eigenvalue thểhiện phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố so với biến thiên hoàn bộ những nhân tố. Eigenvalue >1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụng, tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc và được giữlại trong mô hìnhđểphân tích.

Nhân tốcó Eigenvalue < 1 thì biến đó bịloại.

Tổng phương sai trích cho biết sựbiến thiên dữliệu dựa trên của nhân tố được rút ra, tổng phương sai trích phải >=50%. Sửdụng ma trận Matrix, hệvà tải nhân tố

>= 0,5, mỗi biến chỉthuộc một nhân tố, trong một nhân tốít nhất phải có hai biến.

4.2.3. Phân tích hồi quy

Mô hình hồi quy xây dựng có hệ số R bình phương hiệu chỉnh lớn hơn 50%

cho biết trong mô hình nảy các biến độc lập giải thích được bao nhiêu sự thay đổi của biến phụthuộc.

Kiểm định F sửdụng trong phân tích ANOVA là phép kiểm định giảthuyết về độphù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thểgiá trị Sig. < 0,05 (Sig = 0.000) chứng tỏ rằng mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể.

4.2.4. Kiểm định One Sample T- test

Khi phân tích nhân tố, các thang đo được kiểm định lại thông qua hệsốtin cậy Cronbach' Alpha. Kiểm định giá trị trung bình bằng kiểm định One Sample T-test được sửdụng để kiểm định giá trịtrung bình đối với các yếu tố đánh giá NLCT của công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

5. Bốcục của đềtài

Đề tài được kết cấu gồm 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh củaCông ty TNHH Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế1.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀNÂNG CAONĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1.1.Cơ sởlý luận

Lý luận cơ bản vềbảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ 1.1.1.

1.1.1.1. Khái quát vềbảo hiểm 1.1.1.1.1.Khái niệm vềbảo hiểm

Xét vềbản chất, bảo hiểm là hoạt động chuyển giao rủi ro và phân tán tổn thất.

Các cá nhân, tổchức chuyển rủi ro của mình sang cho doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc trả một khoản phí nhất định, các doanh nghiệp dựa vào quy luật số đông trong toán học phân tán tổn thất trên diện rộng.

Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của sốít.

Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn đểcho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽnhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cảnhững người được bảo hiểm.

1.1.1.1.2.Bản chất của bảo hiểm

- Bản chất kinh tế: Bản chất kinh tếcủa bảo hiểm thể hiệnở chỗ nếu cá nhân nào đó muốn bảo hiểm cho chính mình thì người đó phải có một lượng vật chất

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

(tiền tệ) đủlớn nào đó ngay một lúc hoặc phải tích lũydần từ trước đểkhi xảy ra rủi ro sẽ sẵn sàng có khả năng trang trải và bù đắp cho những tổn thất đó. Tuy nhiên, dựtrữcủa các cá nhân hoặc tổchức có nhiều hạn chế, bởi vì nếu đòi hỏi phải dựtrữ lớn và một thời điểm thì nhiều người không có khả năng, còn nếu tích lũy dần thì khi xảy ra rủi ro sớm hoặc xảy ra nhiều lần thì không đủ trang trải. Vì vậy, nếu có nhiều cá nhân hoặc đơn vị cùng tham gia hoạt động bảo hiểm thì sẽ dễdàng tạo ra một lượng vật chất lớn đảm bảo đủ trang trải các chi phí cho mọi cá nhân hay tổ chức bịrủi ro. Bên cạnh đó, nếu có nhiều cá nhân hoặc đơn vịtham gia bảo hiểm thì lượng dựtrữvật chất của quỹbảo hiểm sẽrất lớn, trong đó lượng tiền nhàn rỗi của quỹ sẽ được dùng vào việc kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau. Ở đây, bảo hiểm thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ vừa nhằm mục đích chi trả, bồi thường các rủi ro vừa tăng quỹthực hiện kinh doanh bảo hiểm, có lợi nhuận, đểtiếp tục phục vụtốt hơn mọi đối tượng tham gia bảo hiểm.

- Bản chất xã hội của bảo hiểm:Dù đối với mọi cơ quan bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm thương mại, tính kinh doanh đặt lên hàng đầu, nhưng trên phạm vi toàn xã hội bảo hiểm thương mại mang tính xã hội rất cao. Một mặt, nhờ có sựsan sẻrủi ro giữa các cá nhân, đơn vị tham gia bảo hiểm nên nhiều thiệt hại về người và của đã được trợ giúp trang trải, bù đắp làm cho đời sống không bịxáo trộn, sản xuất không bị đình trệ. Mặt khác, tính xã hội còn thể hiện rất rõ trong bảo hiểm xã hội, nhờ có bảo hiểm khi người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... thì họ sẽ được bù đắp phần thiếu hụt do nguồn thu nhập của họbị giảm sút.

1.1.1.2. Bảo hiểm nhân thọ

1.1.1.2.1.Khái niệm bảo hiểm nhân thọ

Theo Khoản 1 - Điều 12 - Luật kinh doanh bảo hiểm về khái niệm bảo hiểm nhân thọ: "Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sựkiện bảo hiểm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Bảo hiểm nhân thọlà sản phẩm được công ty bảo hiểm cung cấp nhằm bảo vệ người tham gia bảo hiểm trước rủi ro vềsức khỏe, tính mạng bằng cách chi trả, bồi thường khi các sựkiện liên bảo hiểm xảy ra.

1.1.1.2.2.Đặc điểm bảo hiểm nhân thọ a. Đặc điểm chung

Bảo hiểm phi nhân thọnói riêng và bảo hiểm nói chung có đặc trưng là ngành dịch vụ đặc biệt. Nó đặc biệt bởi:

- Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình:

Sản phẩm bảo hiểm, vềbản chất là một dịch vụ, một lời hứa, một lời cam kết mà công ty bảo hiểm đưa ra với khách hàng. Khách hàng đóng một khoản phí để đổi lấy những cam kết bồi thường hoặc chi trả trong tương lai khi có rủi ro xảy ra.

Khác với sản phẩm vật chất mà người mua có thể tự mình cảm nhận được thông qua các giác quan, người mua sản phẩm bảo hiểm không thể chỉ ra màu sắc, hình dáng, kích thước, mùi vị của sản phẩm. Họ cũng không thể cảm nhận được bằng các giác quan như cầm nắm, sờmó, ngủi hoặc nếm thử…

Đểkhắc phục những khó khăn đó, cũng là đểcủng cốlòng tin của khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm tìm cách tăng tính hữu hình của sản phẩm: chú ý những lợi ích có liên quan đến dịch vụ như sử dụng những người nổi, có uy tín tuyên truyền dịch vụ; phát triển hệthống đại lý chuyên nghiệp; xây dựng uy tín của công ty; tăng cường chiêu trò quan trọng của hoạt động marketing. Như vậy, lòng tin và chất lượng dịch vụkhách hàng chính là chìa khóađểbán sản phẩm bảo hiểm.

- Bảo hiểm có chu trình kinh doanh ngược:

Khác với chu trình sản xuất hàng hóa thông thường, khi giá cả được quyết định.

Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hữu hình phải bỏ vốnra trước, mua các máy móc, nguyên vật liệu, thuê nhân công thì mới sản xuất ra sản phẩm và thực hiện quy trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, khi sản phẩm đó bán được doanh nghiệp mới thu tiền về, trong khoản tiền này gồm cả vốn doanh nghiệp bỏra và lãi doanh nghiệp nhận được.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Còn doanh nghiệp bảo hiểm không phải bỏ vốn trước, họ nhận phí bảo hiểm trước của người tham gia bảo hiểm đóng góp và thực hiện nghĩa vụ khi xảy ra sựcố đối với người tham gia bảo hiểm. Làm vậy, không thể tính được chính xác hiệu quả của một sản phẩm bảo hiểm vào thời điểm bán sản phẩm.

Thông thường, hợp đồng bảo hiểmđược coi là có hiệu lực ngay hoặc khi có sự chấp nhận của người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầyđủ theo hợp đồng. Phí bảo hiểm mà khách hàng đóng khi ký hợp đồng chính là giá bán một hợp đồng bảo hiểm.

Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đưa loại sản phẩm nào ra thị trường. Nếu một sản phẩm đưa ra được đông đảo người mua thì công ty bảo hiểm sẽ thu về một khoản tổng phí bảo hiểm rất lớn. Khi rủi ro xảy ra cho một sốkhách hàng nào đó, công ty bảo hiểm có đủ khả năng chi trả mà không bị bội chi. Ngược lại, nếu chỉ có một số ít khách hàng chấp nhận, tổng phí thu được nhỏ bé. Công ty bảo hiểm sẽ dễ rơi vào tình trạng thu không đủchi nếu như nhóm khách hàng có tỷ lệrủi ro quá cao trong khoảng thời gian các hợp đồng bảo hiểm còn có hiệu lực.

-Người tham gia bảo hiểm không muốn sựkiện bảo hiểm xảy ra:

Người mua bảo hiểm không mong muốn có sựkiện rủi ro xảy ra để được nhận quyền lợi bảo hiểm dù rằng quyền lợi đó có thểnhiều hơn gấp bội lần so với sốphí phải đóng. Quá trình mua sản phẩm bảo hiểm chịu sựchi phối của các yếu tốtâm lý.

Hoặc chi phối bởi những tập tục, quan niệm có thể mang yếu tố tâm linh, nên nói chung người mua không muốn nói đến rủi ro, không muốn thấy cụ thể những hậu quả của rủi ro có thể được bảo hiểm, điểm hình nhất trong bảo hiểm tử vong hay thương tật.

Nhưng ngược lại, người mua coi việc mua một sản phẩm bảo hiểm như một chiếc bùa hộ mệnh, giúp họ và an tâm hơn về mặt tinh thần đồng thời có sự đảm bảo vềmặt vật chất khi điều không may xảy ra.

Người bán cũng dễbị ý nghĩ chiều lòng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà thiếu sự cân nhắc cần thiết cho việc lựa chọn và đánh giá những rủi ro có thể đảm nhận.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

b. Đặc điểm riêng

Bảo hiểm nhân thọ là một loại nghiệp vụ bảo hiểm cho người được bảo hiểm sống hoặc chết. Chính vì vậy mà bảo hiểm nhân thọmang những đặc điểm cơ bản sau:

- Thứnhất, tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe con người không xác định được giá trị.

- Thứhai, sựkiện bảo hiểm không hoàn toàn gắn liền với rủi ro. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

- Thứba, chỉ công ty bảo hiểm nhân thọ mới được cung cấp. Bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm con người đây là thuộc tính cơ bản nhất của bảo hiểm thọcác loại bảo hiểm khác không khác. Ví dụ: bạn tham gia bảo hiểm tính mạng, sức khỏe thì bạn phải đóng phí khi tham gia bảo hiểm. Trong khoản thời gian tham gia bảo hiểm nếu bạn gặp rủi ro như tai nạn thì bạn sẽ được bên bảo hiểm chi trảcác chi phí phát sinh trong việc gặp rủi ro này.

- Thứ tư, đây là loại hợp đồng dài hạn và thường mang tính tiết kiệm.

- Thứ năm, bảo hiểm nhân thọ là loại hợp đồng với các điều khoản mẫu nên yêu cầu rất cao vềtính linh hoạt và tính minh bạch.

1.1.1.2.3.Vai trò của bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọlà một loại hợp đồng bảo hiểm trong đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết chi trảmột khoản tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng nếu chẳng may người được bảo hiểm gặp phải các rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân thể, tính mạng với điều kiện bên mua bảo hiểm đóng phí định kỳ đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Mục đích chính của bảo hiểm nhân thọ là bảo vệ con người trước những rủi ro bất ngờ, nhưng bên cạnh đó bảo hiểm nhân thọ còn kết hợp yếu tốtiết kiệm và đầu tư.

- Vai tròđối với bản thân và gia đình

Bảo vệ tài chính của gia đình: Thực tếcho thấy, chi phí khắc phục các rủi ro là một con sốkhông hềnhỏ, đặc biệt các rủi ro liên quan đến bệnh tật, tai nạn,…Lúc này, bảo hiểm nhân thọ sẽ phát huy vai trò của mình, chi trả số tiền bảo hiểm kịp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

thời giúp người không may mắn và gia đình bù đắp tổn thất và nhanh chóng vượt qua được khó khăn.

Tạo dựng quỹtiết kiệm cho tương lai: Nếu khách hàng may mắn không gặp bất cứrủi ro nào trong thời hạn hợp đồng, sẽnhận lại quyền lợi đáo hạn. Với khoản tiền nhận được từquyền lợi này, khách hàng sẽcó một quỹtích lũy đểthực hiện các dự định trong tương lai như cho con đi du học, đầu tư, kinh doanh…

Chuẩn bị tài chính cho hưu trí an toàn: Bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp khách hàng có những ngày áp nghỉ dưỡng an nhàn thông qua việc chi trả một khoản tiền bảo hiểm vào mỗi tháng. Sốtiền này giúp họtựdo vềtài chính, tâm lý thoải mái mà không còn là gánh nặng của con cháu khi vềgià.

Vai tròđối với xã hội

Huy động nguồn vốn nhàn rỗi: Với mô hình thu phí bảo hiểm trước và chi trả quyền lợi bảo hiểm sau, một nguồn vốn lớn thu được từ phí bảo hiểm đã giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, tiền gửi, góp vốn vào doanh nghiệp.... Khi nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và tạo ra dòng luân chuyển nhanh sẽ giúp thúc đẩy kinh tếphát triển.

Góp phần kiểm soát rủi ro, hạn chếtổn thất và đảm bảo an toàn cho nền kinh tế: Bằng cách tham gia bảo hiểm nhân thọ, khách hàng sẽ được tiếp cận với điều kiện khám chữa bệnh tốt hơn, chuẩn bị tài chính để nghỉ hưu an nhàn, cũng như chăm lo kế hoạch trong tương lai. Khi mỗi người trong cộng đồng ý thức hơn về sức khỏe và tài chính của mình thì xã hội được đảm bảo an toàn về con người và nền kinh tế.

Tạo công ăn việc làm cho lao động: Sự phát triển của các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng góp phần tạo công việc cho rất nhiều lao động khi liên tục tuyển dụng các đại lý bảo hiểm, nhân viên tư vấn tài chính để phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất.

1.1.1.2.4.Các loại hình bảo hiểm nhân thọ

Dưới nhiều góc độ, bảo hiểm nhân thọ được chia thành các loại khác nhau.

Theo phương thức tham gia có bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm nhóm. Theo đối

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

tượng tham gia có bảo hiểm cho con, bảo hiểm cho người trụcột và bảo hiểm hưu trí. Theo hình thức hợp đồng có bảo hiểm chính và bảo hiểm bổtrợ. Cụ thể hơn là chia theo phạm vi bảo hiểm, có 7 loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản sau đây:

- Bảo hiểm sinh kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

- Bảo hiểm tửkỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

- Bảo hiểm hỗn hợp: là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tửkỳ. Đây là một trong những sản phẩm bảo hiểm chủlực của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam.

- Bảo hiểm trọn đời: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳthời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.

- Bảo hiểm trả tiền định kỳ: là nghiệp vụbảo hiểmcho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trảtiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

- Bảo hiểm liên kết đầu tư: là một loại hình đặc biệt của bảo hiểm nhân thọ, trong đó sau khi trừ đi chi phí quản lý và chi phí trảcho bảo hiểm nhân thọ, phí bảo hiểm được sửdụng để mua các đơn vị đầu tư trong các quỹliên kết. Đây là loại bảo hiểm nhân thọ có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu chuyển giao hậu quả tài chính của rủi ro và nhu cầu đầu tư của người mua bảo hiểm. Hai sản phẩm tiêu biểu nhất của dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư là bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị.

- Bảo hiểm hưu trí: Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độtuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Khái niệm vềcạnh tranh,năng lực cạnh tranh 1.1.2.

1.1.2.1. Khái niệm vềcạnh tranh

Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệgiữa các cá thể có chung một môi trường sống, môi trường xã hội, kinh tế đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm. Dưới góc độkinh tếhọc, thuật ngữ “cạnh tranh” là tập hợp các hành vi của các chủthểkinh tếnhằm thíchứng với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh kinh tế ở cả 3 cấp độ: Nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm

“kiến tạo” nên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Khái niệm năng lực cạnh tranh được đềcập đầu tiênởMỹ vào đầu những năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thểsản xuất sản phẩm và dịch vụvới chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủdoanh nghiệp”.

Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”.

Còn theo quanđiểm quản trị chiến lược của M.Porter thì cho rằng chiến lược cạnh tranh liên quan tới việc xác định vị trí của doanh nghiệp để phát huy các năng lực độc đáo của mình trước các lực lượng cạnh tranh: đối thủ tiềm năng, đối thủ hiện tại, sản phẩm thay thế, nhà cungứng và khách hàng.

Từ các khái niệm ở trên, chúng ta có thể hiểu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó là: Khả năng khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong kết hợp bên ngoài nhằm tạo ra các điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Khác biệt đó có thể là tạo ra những sản phẩm khác biệt, giá cả phù hợp, chi phí thấp, chăm sóc khách hàng chu đáo, dịch vụ đi kèm hấp dẫn…Những khác biệt này giúp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận ngày càng cao và gia tăng thi phần, cải tiến vị trí so với các đối thủcạnh tranh trên thị trường.

1.1.2.2. Khái niệmnănglực cạnh tranh

Khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất, tuy nhiên có nhiều cách quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo M. Porter – người từng làm việc trong hội đồng cố vấn bên cạnh Tổng thống Mỹ: không cóđịnh nghĩa nào về năng lực cạnh tranh được thừa nhận một cách phổ biến. Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có nghĩa là sức cạnh tranh của thị trường thếgiới nhờ áp dụng chiến lược toàn cầu mà có được. Đối với nhiều nghị sĩ quốc hội sức cạnh tranh là xuất siêu trong ngoại thương. Đối với một sốnhà kinh tếhọc, sức cạnh tranh là giá thành thấp của đơn vịsứclao động dựa vào điều chỉnh hối suất. Cuộc tranh luận vềsức cạnh tranh (năng lực cạnh tranh cho tới những năm 90 (thể kỷXX) vẫn diễn ra sôi nổi và có phần gay gắt. Trên cơ sở đó, Tổchức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa như sau: Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủcạnh tranh, chiếm lĩnh thịphần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sửdụng và sáng tạo mới các lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp.

-Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thếcạnh tranh trong việc tiêu thụsản phẩm, mởrộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sửdụng có hiệu quảcác yếu tốsản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tếcao và bền vững.

Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thưởng thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

này và có hạn chếvềmặt khác. Vấnđề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cốgắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mìnhđang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong của một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin ... Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói, kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại, năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; vị thế tài chính;năng lực tổchức và quản trị doanh nghiệp.

1.1.2.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong nền kinh tếthị trường, cạnh tranh tồn tại như một quy luật kinh tếkhách quan và do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh đểcạnh tranh trên thị trường luôn được đặt ra đối với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay. Nó quyết định tới sựsống còn của doanh nghiệp, bởi lẽsuy cho cùng, mục đích cuối cùng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh là mang lại nhiều lợi nhuận.Đểtồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần tìm biện pháp thích hợp nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên trên các đối thủ. Nỗ lực của mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, của quốc gia.

Lợi thếcạnh tranh cũng một thuật ngữquan trọng khi bàn về “cạnh tranh”. Lợi thếcạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, trong khi các đối thủcạnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

tranh khác lại không làm được điều này. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽhoạt động tốthơn so với những doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố cần thiết phải có giúp công ty ngày thành công và tồn tại lâu dài, khác biệt so với đối thủcạnh tranh. Do đó, muốn năng cao năng lực cạnh tranh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định được lợi thếcạnh tranh của mình.

Theo M.Porter, doanh nghiệp có thểtạo ra lợi thếcạnh tranh dựa trên các lĩnh vực sau:

Lợi thếvềchi phí: Tạo ra sản phẩm,dịch vụ có chi phí thấp hơn đối thủcạnh tranh. Các yếu tố như đất đai, vốn, lao động thường được xem là nguồn lực để tạo ra lợi thếcạnh tranh.

Lợi thế vềsựkhác biệt: Dựa vào sựkhác biệt của sản phẩm để làm tăng giá trịcho khách hàng hoặc giảm chi phí sửdụng hoặc nâng cao tính hoàn thiện của sản phẩm. Lợi thế về sự khác biệt cho phép doanh nghiệp đưa ra một mức giá độc lập với các đối thủ nhưng vẫn được thị trường chấp nhận.

Theo tác giảTôn Thất Nguyễn Thiêm, trình bày trong tác phẩm “Thị trường, chiến lược, cơ cấu”: Cạnh tranh vềgiá trị gia tăng và định vị doanh nghiệp, thì một doanh nghiệp có thểtạo ra lợi thếcạnh tranh trong sáu lĩnh vực sau:

Chất lượng sản phẩm – Dành/giữ thị phần và khai phá thị trường: Đổi mới liên tục sản phẩm là để đón đầu các đối thủcạnh tranh và đưa họ vào thếbắt chước được sản phẩm. Tìm mọi cách để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm (product life cycle) mà luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng rút ngắn chu kỳ sống đó và thay thế bằng một chu kỳsống khác.

Chất lượng thời gian– đón đầu trào lưu thị trường và tối ưu hóa vận hàng sản xuất: mỗi bước tiến của doanh nghiệp đều phải nhanh và kịp thời, không để các đối thủbắt kịp thì mới tạo ra lợi thếcạnh tranh. Sản phẩm được tung ra kịp thời và đúng lúc mà khách hàng yêu cầu và trước hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực, chính là một yếu tốquan trọng trong lợi thếcạnh tranh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Chất lượng không gian -ấn tượng vịthếvà châm ngòi hào hứng: Khách mua hàng không phải vì hàng mà chính là vì các giá trị gia tăng mà khách sẽ được khi có mặt hàng ấy. Cửa tiệm là không gian vừa để trưng bày các giá trị gia tăng mang đến cho khách hàng vừa là không gian để khách trưng bày vị thếcủa khách. Để gây ấn tượng đó, doanh nghiệp nên biết về “Quy trình 3 chữ S”: nhìn từbên ngoài cửa tiệm, khách đã cảm nhận những khao khát cần thỏa mãn (Satisfaction. S1). Khi bước vào cửa tiệm, kháchở tư thế tâm lý sẵn sàng “hy vọng” và “hy sinh” thời gian, tiền bạc (Sacrifice. S2). Sau đó phải tạo cho khách một bất ngờ (Surprice. S3) để khách có ấn tượng tốt và muốn quay lại cửa tiệm vào lần tới.

Chất lượng dịch vụ - kết nối, củng cố và mở rộng quan hệ: Dịch vụ ở đây được hiểu là doanh nghiệp thực hiện những gì đã hứa hẹn để nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ với khách hàng lâu dài. Dịch vụ chỉ đạt chất lượng khi khách hàng cảm nhận rõ ràng giá trị gia tăng nhiều hơn các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Bản chất của kinh doanh là làm dịch vụkết nối các mối quan hệgiữa người bán với người mua, quan hệ đó tốt thì kinh doanh mới phát triển. Do đó, chất lượng dịch vụ được ấn định trên cơ sở của năm đặc tính: (1) Sự chắc chắn: Doanh nghiệp hứa điều gì thì thực hiện điều đó; (2) Sự tin tưởng: Năng lực có thể thấy được từ đội ngũ nhân sự; (3) Sự cụ thể: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ khách hàng; (4) Sự cảm thông: Hiểu tâm lý khách hàng; (5) Phục vụnhanh gọn đúng theo yêu cầu của khách hàng.

Chất lượng thương hiệu – tự hào và chia sẻ danh tiếng: thương hiệu nhằm xác nhận và phân biệt nguồn gốc của các sản phẩm/dịch vụ. Tiếng tăm của thương hiệu được định hình trên thị trường sau một quá trình chứng minh được giá trị cho khách hàng. Tiến trình khẳng định chất lượng của thương hiệu là quá trìnhđi từ sản phẩm đến hìnhảnh, từcụthể đến biểu trưng, từ vật chất đến vô hình. Khi tiếng tăm được định hình thì chính thương hiệu lôi kéo khách hàng tìm tới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Và lợi thếcạnh tranh của thương hiệu lúc này không chỉdựa vào hình thức, mẫu mã,…mà còn phải chia sẻvới khách hàng, với xã hội niềm tựhào về nhân cách, giá trịcuộc sống được thực hiện bởi doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Chất lượng giá cả- hợp lý và hợp thời: Nằm trong khoảng cách giữa giá trị nhận được và cái giá phải trảkhi sửdụng sản phẩm/dịch vụ. Chất lượng của giá cả phải xuất phát từ sự hợp ý, hợp thời đối với khách hàng. Khi doanh nghiệp chứng minh được hiệu quả mang lại từ chi phí mà khách hàng phải bỏ ra phù hợp với ý muốn và thời điểm yêu cầu của khách hàng thì bảng giá áp dụng sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp. Và nên nhớ rằng, giá là một cách để gợi chuyện với khách hàng.

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.3.

Ở nước ta hiện nay, chưa có tổ chức hay cá nhân nào đưa ra tiêu chí chính thức để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tham khảo nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thểdựa vào các tiêu chí như sau:

Sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là mức độ để đo lường sựthỏa mãn nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm tại một thời điểm nhất định, nhu cầu thỏa mãn được thểhiện bằng nhiều đặc tính khác nhau.

Chất lượng sản phẩm là nhân tốquan trọng nhất đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của sản xuất là để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cảvềsố lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Doanh nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao sẽ bán được nhiều sản phẩm hàng hóa với giá cảcó lợi và duy trìđược thị phần, gia tăng lợi nhuận.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu của năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mả năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tốcấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì lẽ đó chất lượng sản phẩm là tiêu chí để xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanh nghiệp mạnh, yếu như thếnào.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Hệthống phân phối và xúc tiến

Kênh tiêu thụsản phẩm thểhiện khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ và đưa hàng hóa, dịch vụtừkhâu sản xuất đến người sửdụng cuối cùng một cách hiệu quả nhất. Hệ thống kênh phân phối rộng và tiêu thụ tốt cũng đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm và thu được lợi nhuận. Có nhiều hình thức tiêu thụ sản phẩm như: Tổ chức hệ thống bán buôn, bán lẻ, bán hàng trên internet, xây dựng hệ thống đại lý, dịch vụ bảo hành hậu mãi sau bán hàng,…Nếu doanh nghiệp có kênh tiêu thụ sản phẩm dịch vụ hợp lý và hoạt động xúc tiến có hiệu quảthì có thểchiến thắng đối thủcạnh tranh.

Danh tiếng và thương hiệu

Uy tín, danh tiếng của DN được phản ánh chủ yếu ở văn hóa DN, bao gồm:

sản phẩm, văn hóa ứng xử,…Đối với những nhãn hiệu lâuđời, có uy tín cao thì DN phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sựkhác biệt vềchất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm. Ngoài ra, nâng cao danh tiếng của DN là khả năng DN phát triển thành các thương hiệu mạnh. Nếu sản phẩm của DN có thương hiệu mạnh sẽkích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thịphần của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.

Quy trình thẩm định và bồi thường

Trong kinh doanh bảo hiểm, công tác thẩm định và bồi thường có vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thuyết phục khách hàng tham gia và tái tục bảo hiểm. Thẩm định đòi hỏi phải khách quan, phản ánh trung thực tình trạng thiệt hại, làm cơ sở cho việc bồ thường nhanh chóng và đúng đủ. Mục đích của khách hàng khi tham gia bảo hiểm là mong được chia sẻcác rủi ro tổn thất đối với họ, do đó nếu công ty bảo hiểm làm tốt công tác giám định và bồi thường sẽtạo ra sựan tâm cho khách hàng, tạo được tiếng vang về uy tín công ty bảo hiểm đểtừ đó duy trì được lượng khách hàng hiện có và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.4.

Về cơ bản một doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều phải chịu sự tác động của môi trường xung quanh và chính bản thân bên trong doanh nghiệp. Do đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Song tóm gọn lại đều có hai nhóm nhân tố cơ bản:

Nhân tốbên trong:

- Tài chính

Khả năng tài chính (nguồn vốn) là cơ sở để nhà quản trị quyết định quy mô kinh doanh và là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Một doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, khả năng huy động vốn tốt là một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng đồng vốn có hiệu quảkinh tế để phát triển lợi nhuận đồng thời hạch toán chi phí một cách rõ ràngđể xác định được vịtrí và mục tiêu hướng tới.

- Nguồn nhân lực

Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực, trí lực và gồm cả tinh thần. Đây là yếu tố quan trọng, yếu tố đầu vào cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Một đội ngũ nhân lực chất lượng và làm việc hiệu quả sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều hơn cả lợi thế cạnh tranh là danh tiếng và uy tín, là con đường phát triển bền vững và rộng mở.

- Hoạt động marketing

Marketing bao gồm quảng cáo, bán và giao sản phẩm cho người tiêu dùng hoặc các kênh phân phối khác.Phương pháp tiêu thụsản phẩm tốt cũng đem lại lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bán được hàng và thu được lợi nhuận.

- Công nghệthông tin

Là khả năng cải tiến kỹthuật,ứng dụng khoa học, công nghệmới để nâng cao chất lượng sản, phẩm dịch vụ. Sử dụng công nghệ hiện đại giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và chất lượng sản phẩm tốt hơn, do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm được gia tăng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào đáp ứng được nhiều yêu cầu về sản phẩm của khách hàng thì sẽ giành được thị phần cao hơn. Chất lượng sản phẩm bao gồm các đặc tính như tính kỹthuật, tính thẩm mỹ, tính kinh tế, độtin cậy và an toàn của sản phẩm đó.Nếu nhà sản xuất không đáp ứng được chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì sẽ không thể cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường.

-Nănglực lãnhđạo và quản lý

Trong một đơn vịhay một doanh nghiệp thìđây là yếu tốquan trọng hàng đầu.

Để doanh nghiệp có thể kinh doanh ổn định và phát triển thì bộ máy lãnh đạo và quản lý phải vận hành một cách trơn tru và mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch và phương pháp tập huấn công tác đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ quản lý. Liên tục học hỏi các phương pháp từ các tổchức (doanh nghiệp)khác đã áp dụng và thành công.

- Thịphần của doanh nghiệp

Là một yếu tố quan trọng không kém trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị phần là thị trường mà doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển. Thịphần càng lớn chứng tỏ năng lực cạnh tranh, sứcảnh hưởng mạnh mẽcủa doanh nghiệp.

Nhân tốbên ngoài a. Môi trườ<

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, công ty đang tồn tại một số vấn đề lớn liên quan đến vấn đề chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty:số lượng trường hợp

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp là vô cùng quan trọng để tồn tại và phát triển,