• Không có kết quả nào được tìm thấy

KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG ĐA BONG BÓNG TRONG CHUỖI TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG ĐA BONG BÓNG TRONG CHUỖI TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA"

Copied!
90
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Khảo sát hiện tượng đa bong bóng trong chuỗi tỷ suất sinh lợi của đồng tiền số BITCOIN Trần Thị Tuấn Anh Cấu trúc vốn và giá cổ phiếu: Nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chu Thị Thu Thuỷ Mối quan hệ giữa các nhân tố tổ chức đến chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp áp dụng ERP tại Việt Nam

Lương Đức Thuận Vai trò của khả năng hấp thụ công nghệ đến chuyển giao công nghệ trong khu vực chế tác Việt Nam

Nguyễn Thị Phương Sự độc lập của hội đồng quản trị, tập trung quyền sở hữu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Lê Thị Phương Vy, Trần Hoàng Sơn Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Hồ Quế Hậu Tác động của liên kết cung ứng vật tư đầu vào và hộ nuôi tôm đến hiệu quả kinh tế hộ:

Trường hợp nghiên cứu ở xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thái Phán Nghiên cứu hiệu quả doanh thu, kỹ thuật và phân bổ của nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Quảng Ngãi

Lê Kim Long Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên

Bùi Thị Minh Hằng Mục lục

Số 270, tháng 12/2019

2 10

20 31

41 51 63 72 82

(2)

Số 270 tháng 12/2019 2

Ngày nhận: 07/8/2019 Ngày nhận bản sửa: 09/9/2019 Ngày duyệt đăng: 05/11/2019

KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG ĐA BONG BÓNG TRONG CHUỖI TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA

ĐỒNG TIỀN SỐ BITCOIN

Trần Thị Tuấn Anh Đại học Kinh tế TPHCM Email: anhttt@ueh.edu.vn

Tóm tắt:

Bong bóng giá tài sản tài chính là một trong những chủ đề được quan tâm nghiên cứu trong tài chính. Hiện nay, tiện tệ số, đặc biệt là Bitcoin, là một trong những tài sản tài chính quan trọng nhất của thị trường này. Vì vậy, việc kết hợp kiểm định hiện tượng bong bóng trong chuỗi giá Bitcoin rất được quan tâm. Bài viết sử dụng chuỗi giá đóng cửa hàng ngày của đồng tiền số Bitcoin được thu thập trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 6 năm 2019 để kiểm định sự hiện diện của bong bóng giá cũng như sự bùng nổ giá Bitcoin. Kỹ thuật thống kê được sử dụng để phát hiện bong bóng là kiểm định tính dừng phía phải bằng thống kê Sup augmented Dickey-Fuller test (SADF) và General Sup augmented Dickey-Fuller test (GSADF) do Phillips & cộng sự (2011) đề xuất. Kết quả kiểm định trên toàn bộ mẫu cho thấy có hiện tượng bong bóng giá trong chuỗi giá Bitcoin. Hiện tượng bong bóng giá này xảy ra mạnh nhất trong những năm 2011, 2013, 2017. Kết quả phân tích cũng ghi nhận năm 2015 và 2018 không tìm thấy bằng chứng cho hiện tượng bong bóng giá Bitcoin. Tuy nhiên, hiện tượng bong bóng xuất hiện trở lại trong nửa đầu năm 2019.

Từ khóa: Tiền tệ số, bong bóng giá, chuỗi giá Bitcoin, kiểm định tính dừng phía phải.

Mã JEL: C15, G01, G12.

Investigating the bubbles in Bitcoin time series Abstract:

The financial asset price bubble is one of the most interested topics in finance research. In the current context, cryptocurrencies, especially Bitcoin, are becoming the most important financial assets in the market. Therefore, investigating the bubble phenomenon in Bitcoin price is very topical and practical topic. The article uses the Bitcoin’s daily closing price collected during the period from July 2010 to June 2019 to test the presence of price bubbles as well as the Bitcoin price explosion. The statistical techniques used for bubble detection are the right-tail unit root tests with SADF and GSADF statistics which proposed by Phillips et al. (2011). The results confirm that there exists price bubbles in the Bitcoin price. This price bubble phenomenon was strongest in 2011, 2013 and 2017. The analysis also noted that in 2015 and 2018, there found no evidence for Bitcoin price bubbles. However, bubbles appear again in the first half of 2019.

Keywords: Cryptocurrencies, price bubbles, Bitcoin daily closing price, right-tailed unit root test.

JEL Code: C15, G01,G12.

(3)

1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Thuật ngữ bong bóng giá trong kinh tế được sử dụng cho những trường hợp khi giá cả hàng hóa hoặc tài sản tài chính tăng nhanh một cách đột biến khó kiểm soát hoặc gia tăng không bền vững, nghĩa là sự tăng giá này không gắn với một sự tăng trưởng bền vững trong sức khỏe của tài sản. Hiện tượng bong bóng giá có thể xảy ra trên bất kỳ thị trường hàng hóa nào, nhưng trên thực tế, các hiện tượng bong bóng thường được quan tâm ở lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, hoặc vàng. Hiện tượng bong bóng giá một khi xảy ra trên thị trường thì cũng kéo theo rủi ro sụp đổ thị trường liên quan đến tài sản đó.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, sự sụp đổ của một thị trường này có thể kéo theo sự sụp đổ dây chuyền trong các thị trường khác, sự sụp đổ của một quốc gia này có thể dẫn đến hiệu ứng domino sụp đổ hàng loạt cho toàn cầu. Vì vậy, xác định bong bóng giá là một trong những lĩnh vực nghiên cứu rất được quan tâm, cũng như là một hệ thống cảnh báo sớm cho khủng hoảng.

Ngoài ra, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, tiền tệ số (cryptocurrencies) ra đời và ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm như một tài sản tài chính tiềm năng. Về mặt kỹ thuật, tiền tệ số sử dụng mật mã để bảo mật và xác minh các giao dịch cũng như kiểm soát việc tạo ra các đơn vị tiền mới, nhưng nhìn chung, tiền tệ số cũng vẫn đảm bảo các chức năng để hoạt động như một phương tiện trao đổi. Trong số đó, Bitcoin là loại tiền tệ số được hình thành đầu tiên từ năm 2009 và cho đến nay vẫn là một trong những đồng tiền số có lượng vốn hóa cũng như giao dịch trao đổi mạnh nhất trên thị trường. Rất nhiều nhà đầu tư đã thành công khi khai thác và giao dịch tìm kiếm lợi nhuận từ Bitcoin làm cho đồng tiền số này trở nên hấp dẫn.

Giá Bitcoin cũng đã có những bước tăng đột ngột khi từ 1000 đô la Mỹ (USD) vào đầu năm 2017 và đã đạt đến ngưỡng gần 20.000 USD tại thời điểm giữa năm. Tuy nhiên, tiếp sau đó lại có những biến động đảo chiều liên lục. Vì vậy, đầu tư nào cũng có rủi ro, nhất là khi hiện tượng bong bóng giá có xu hướng thổi phồng quá mức khả năng sinh lợi của một tài sản tài chính mà không dựa trên những cơ sở tăng trưởng vững chắc. Vì vậy, đối với chuỗi tiền tệ số, việc kiểm định và phát hiện sự tồn tại của bong bóng giá cũng là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu.

Với ý tưởng kiểm định sự tồn tại của hiện tượng bong bóng trong chuỗi giá của tiền tệ số, bài viết lựa chọn Bitcoin để thực hiện các phân tích vì đây là đồng tiền số ra đời sớm nhất và cũng là mạnh nhất trên thị trường hiện nay. Phần còn lại của bài viết được tổ chức như sau: Mục 2 tóm tắt tổng quan các nghiên cứu liên quan đến kiểm định sự hiện diện của bong bóng giá trong các chuỗi tiền tệ số; Mục 3 đề cập đến phương pháp nghiên cứu của bài viết;

Mục 4 trình bày và thảo luận các kết quả phân tích dữ liệu; Mục 5 kết luận ngắn gọn về kết quả nghiên cứu của đề tài.

2. Tổng quan lý thuyết

Các nghiên cứu về bong bóng bất động sản và bong bóng chứng khoán vốn đã xuất hiện từ rất lâu và thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Nhưng với thị trường tiền tệ thì các kiểm định bong bóng cũng chỉ mới được quan tâm trong những năm gần đây.

Cheung & cộng sự (2015) tập trung phân tích sự sụp đổ của sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất Mt. Gox6 để xác định sự tồn tại của nhiều bong bóng giá trong giai đoạn 2010 đến 2014. Các tác giả tìm thấy bằng chứng thống kê mạnh của các bong bóng giá và xác định cụ thể ba bong bóng rất lớn trong những giai đoạn cuối của chuỗi dữ liệu với thời gian kéo dài của bong bóng là từ 66-106 ngày. Bong bóng cuối cùng được xác định trong nghiên cứu của họ được cho là bị vỡ và gây ra sự sụp đổ của Mt.Gox

Fry & Cheah (2016) sử dụng các mô hình vật lý kinh tế để kiểm tra các sự tăng vọt cũng như suy giảm nhanh trong thị trường tiền điện tử trên chuỗi thời gian thu thập từ 2011 đến 2015. Các tác giả cũng kiểm tra sự cạnh tranh giữa các loại tiền điện tử và tìm thấy bằng chứng về hiệu ứng lan tỏa từ

Ripple sang Bitcoin.

Corbet & cộng sự (2018) sử dụng dữ liệu từ 2009 đến 2017 để khảo sát sự tồn tại cũng như thời điểm xảy ra bong bóng giá đối với hai đồng tiền số là Bitcoin và Ethereum bằng phương pháp của Phillips

& cộng sự (2011). Khác với các nghiên cứu trước đó trước, nhóm tác giả kiểm tra các đại lượng tham gia kiểm soát giá và sử dụng các đại lượng này trong việc phát hiện bong bóng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có những giai đoạn hình thành rõ rệt bong bóng giá trên thị trường của hai đồng tiền này và tại thời điểm kết thúc dữ liệu mà bài báo thu thập.

3. Phương pháp nghiên cứu

(4)

Số 270 tháng 12/2019 4 Để phát hiện hiện tượng bong bóng trong tài sản tài chính, trước hết cần hiểu được cơ chế biến động giá của tài sản đó. Phillips & cộng sự (2011) đã sử dụng phương trình định giá tài sản như sau:

( )

1

1

t 1 t i t i t

i f

P E D U B

r

+ +

=

 

=

 +  + +

(1) Trong đó:

Pt: Giá của tài sản tại thời điểm t

Dt: Khoản thu vào của tài sản tại thời điểm t Ut: Các yếu tố chưa quan sát được gây nhiễu giá rf: Lãi suất phi rủi ro

Bt: Phần bong bóng chứng khoán

Khi đó Ptf = −P Bt t là giá cơ bản của thị trường.

Phần bong bóng Bt được giả định là có tính chất của một submartingale

( t 1) (1 f) t E B+ = +r B (2)

Khi không có bong bóng chứng khoán, đặc điểm biến động giá chứng khoán phụ thuộc và Dt và Ut. Vì vậy, tính dừng và bậc liên kết của giá chứng khoán phụ thuộc vào tính dừng và bậc liên kết của hai chuỗi Dt và Ut. Với giả định rằng bong bóng chứng khoán có tính chất của submartingale, giá chứng khoán sẽ có dấu hiệu bùng nổ khi bong bóng chứng khoán tồn tại. Diba & Grossman (1988) đề xuất kiểm định nghiệm đơn vị dạng phía phải (right-tailed unit root test) để phát hiện bong bóng chứng khoán. Tương tự như kiểm định Dickey-Fuller thông thường, giả sử xét phương trình AR(1).

1

t t t t

yy (3) Giả thuyết H0 để kiểm định tính dừng là

0: t 1

H ρ = (4)

Giả thuyết đối trong trường hợp kiểm định tính dừng phía phải khi có bong bóng chứng khoán là

1

1 1,...,[ *T]

: t * 1 [ *T] 1,...T H t

t ρ τ

ρ τ

 =

=  > = + (5)

Giả thuyết đối của trường hợp kiểm định sự tồn tại của bong bóng được nêu như trên ngược lại với các kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian. Trong các kiểm định thông thường bằng kiểm định Dickey – Fuller (DF test), hoặc Dickey – Fuller mở rộng

(ADF test), hay kiểm định Phillip – Perron (PP test);

giả thuyết đối phía trái H1:ρ <t 1 được dùng để chứng tỏ sự tính dừng của chuỗi và là bằng chứng cho thấy tác động của các cú sốc trong chuỗi thời gian tài chính là suy giảm dần theo thời gian. Ngược lại, trong kiểm định bong bóng, nếu có bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết đối phía phải cũng có nghĩa rằng số liệu thực nghiệm cung cấp bằng chứng thống kê cho sự bùng nổ trong giá tài sản đó.

Những nghiên cứu tiếp sau đó tiếp tục phát triển ý tưởng này và đề xuất nhiều kiểm định phát hiện bong bóng tài sản như những phiên bản khác nhau, nhưng hầu hết đều dựa trên ý tưởng kiểm định nghiệm đơn vị hoặc kiểm định đồng liên kết trên chuỗi giá. Trong số các kiểm định bong bóng giá được xây dựng, kiểm định được đề xuất bởi Phillips, Wu & Yu (2011) là một trong những kiểm định được sử dụng rộng rãi nhất.

Kiểm định bong bóng giá của Phillips & cộng sự (2011) được đặt tên là SADF (Sup augmented Dickey-Fuller test). Kiểm định SADF sử dụng phương trình hồi quy tương tự như kiểm định tính dừng ADF:

1 2, 1 2, 1 1 2,

1

k i

t r r r r t r r t i t

i

y

α β

y

ψ

y

ε

=

∆ = + +

∆ +

(6) Trong đó εt có phân phối chuẩn, giá trị trung bình bằng 0 và phương sai

σ

r r21 2, và k là độ trễ của kiểm định. Các đại lượngr r1 2, cho biết điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của mẫu dữ liệu được thực hiện hồi quy tính bằng theo tỷ lệ của mẫu dữ liệu; ví dụ r1 = 0,3 và r2 = 0,7 thì mẫu dữ liệu là 100 quan sát; thì quan sát thứ 30 đến quan sát thứ 70 sẽ được đưa vào hồi quy. Và giá trị thống kê kiểm định sẽ là:

2 1 2 1

1 2

, ,

ˆ (ˆ )

r r r r

r r

ADF stat se

β

= β

(7)

Trong đó ˆ1 2,

βr r là giá trị ước lượng của

β

r r1 2,

1 2,

( ˆr r )

se β là sai số chuẩn của βˆr r1 2, .

Bằng cách cố định r1 = 0 và thay đổi r2 từ một vị trí r0 nào đó đến 1, tức là đến quan sát cuối cùng trong mẫu và thực hiện hồi quy mỗi khi r2 thay đổi, một dãy các thống kê ADF statr1r2 sẽ được hình thành. Giá trị thống kê lớn nhất trong chuỗi này sẽ

(5)

Số 270 tháng 12/2019 5 được sử dụng làm giá trị thống kê chính thức để kiểm định nghiệm đơn vị phía phải. Giá trị này được gọi là thống kê SADF (recursive Sup augmented Dickey-Fuller test) và thống GSADF (General Sup augmented Dickey-Fuller test). Sự khác nhau của SADF và GSADF thể hiện ở cách xác định điểm khởi đầu của mẫu dữ liệu khi tính các thống kê kiểm định tính dừng. Công thức cụ thể như sau:

{

2

}

2 0

0 0

[ ,1]

( ) sup r

r r

SADF r ADF

=

{

12

}

2 0

0 [ ,1]

( ) sup rr

r r

GSADF r ADF

=

(8)

Trong bài viết này, các giá trị tới hạn của kiểm định tính dừng phía phải được tính toán theo phương pháp mô phỏng Monte Carlo với số lần lặp là 1000.

Đầu tiên, bài viết thực hiện kiểm định bong bóng

5

Hình 1: Biểu đồ chuỗi giá đóng cửa hàng ngày của Bitcoin

Chuỗi tỷ suất sinh lợi Bitcoin được thể hiện trong Hình 2. Dấu hiệu trên hình cho thấy tỷ suất sinh lợi Bitcoin biến động mạnh và biên độ biến động thay đổi theo thời gian, tỷ suất sinh lợi Bitcoin không phải luôn dương, có những giai đoạn tỷ suất sinh lợi âm cũng có biên độ rất lớn; đây cũng là những dấu hiệu cho thấy rủi ro rất lớn khi đầu tư vào tài sản tài chính này.

6

Hình 2: Biểu đồ tỷ suất sinh lợi chuỗi Bitcoin

Bảng 2 thể hiện kết quả thống kê mô tả chuỗi tỷ suất sinh lợi hàng ngày của Bitcoin trong từng năm của giai đoạn 2010-2019. Tương ứng với từng giai đoạn biến động về giá thì các năm bản lề của những giai đoạn này là những năm có tỷ suất sinh lợi trung bình cao nhất được thể hiện trong Bảng 2. Cụ thể, năm 2010, trong giai đoạn đầu Bitcoin mới xuất hiện trên thị trường, tỷ suất sinh lợi hàng ngày đạt mức gần 1,08%; năm 2013 là năm tỷ suất sinh lợi hàng ngày trung bình cao nhất trong cả giai đoạn lấy mẫu với 1,12%; và năm bản lề 2017, khi mà giá Bitcoin lần đầu đạt mức 4 con số, tỷ suất sinh lợi hàng ngày trung bình ở mức 0,73%. Trong cả giai đoạn, có 2 năm mà khi đó tỷ suất sinh lợi hàng ngày trung bình của

(6)

Số 270 tháng 12/2019 6 trong giá Bitcoin trong toàn bộ mẫu dữ liệu. Sau đó thực hiện kiểm định bong bóng giá trong từng năm để phát hiện những năm thực sự có bong bóng trong giá Bitcoin. Kết quả mô tả dữ liệu và kiểm định cho cả hai trường hợp được thể hiện trong Mục 4 của bài viết.

4. Kết quả và thảo luận

Bài viết này khảo sát bong bóng trong giá của đồng tiền số Bitcoin trong giai đoại từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 6 năm 2019. Giá Bitcoin đóng cửa hằng ngày tính bằng USD được thu thập từ trang số liệu tài chính của Yahoo. Có tất cả 3254 quan sát trong mẫu dữ liệu được phân tích. Tỷ suất sinh lợi được tính theo dạng logarit như sau:

1

ln t

t

t

R P

P

 

=  

  với t=1,2,…,T (9)

Một số thông tin mô tả chuỗi dữ liệu giá và tỷ suất sinh lợi của Bitcoin được thể hiện trong Bảng 1.

4.1. Thống kê mô tả số liệu

Hình 1 mô tả diễn biến giá hàng ngày của Bitcoin trong giai đoạn thu thập dữ liệu từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 6 năm 2019. Hình ảnh trên đồ thị, kết hợp với thông tin mô tả giá trị trung bình trong Bảng 1 cho thấy diễn biến giá của Bitcoin trong giai đoạn này có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu từ

năm 2012 trở về trước, giá Bitcoin thấp ở mức 1 con số và ít biến động. Giai đoạn thứ 2 từ năm 2013 đến năm 2016, giá đóng cửa Bitcoin hàng ngày đạt mức 3 con số tính theo USD. Và giai đoạn thứ 3 bắt đầu từ năm 2017 khi mà giá Bitcoin tăng vọt lên mức 4 con số; và đây cũng là giai đoạn giá Bitcoin biến động rất mạnh trên thị trường.

Chuỗi tỷ suất sinh lợi Bitcoin được thể hiện trong Hình 2. Dấu hiệu trên hình cho thấy tỷ suất sinh lợi

7

Bảng 1: Thống kê mô tả chuỗi giá đóng cửa hàng ngày của Bitcoin trong giai đoạn 2010-2019

Năm Trung

bình Giá trị lớn

nhất Giá trị nhỏ

nhất Độ lệch

chuẩn Skewness Kurtosis Số quan

2010 0,141 0,390 0,051 0,090 0,601 1,793 167sát

2011 5,656 29,600 0,295 5,624 1,318 4,337 364

2012 8,299 13,700 4,220 3,210 0,285 1,418 365

2013 200,412 1237,550 13,280 261,083 2,280 7,207 364

2014 523,105 1014,740 111,560 176,435 0,942 3,746 364

2015 272,093 463,180 164,920 58,989 1,677 5,137 364

2016 567,393 972,170 368,020 138,329 0,402 2,440 365

2017 3989,137 19345,490 785,430 3989,681 2,001 6,595 364 2018 7545,298 17172,300 3232,510 2423,320 1,057 5,065 364 2019 5305,563 10825,970 3375,330 1958,406 0,959 2,601 173 Tất cả 1748,927 19345,490 0,051 3052,193 2,268 8,316 3254

Bảng 2: Thống kê mô tả chuỗi tỷ suất sinh lợi hàng ngày của Bitcoin trong giai đoạn 2010-2019

Năm Trung

bình Giá trị lớn

nhất Giá trị nhỏ

nhất Độ lệch

chuẩn Skewness Kurtosis Số quan

2010 1,079 55,031 -45,013 9,952 0,587 11,712 167sát

2011 0,764 42,458 -49,153 9,201 -0,216 8,617 364

2012 0,284 23,309 -37,243 4,227 -1,456 25,360 365

2013 1,093 39,657 -33,213 7,396 -0,222 8,917 364

2014 -0,254 147,440 -84,876 11,354 5,595 97,665 364

2015 0,077 24,060 -29,401 3,800 -1,164 18,872 364

2016 0,223 11,928 -16,742 2,584 -0,914 14,395 365

2017 0,712 22,762 -17,681 4,900 0,050 5,727 364

2018 -0,349 12,773 -18,917 4,388 -0,471 4,945 364

2019 0,608 16,722 -9,862 3,287 0,951 8,295 173

Tất cả 0,373 147,440 -84,876 6,707 2,965 96,994 3254

4.2. Kết quả nghiên cứu

Trước hết, bài viết tiến hành kiểm định SADF và GSADF trên toàn bộ mẫu dữ liệu gồm 3254 quan sát.

Kết quả kiểm định và giá trị tới hạn tương ứng được thể hiện ở Bảng 2. Các giá trị tới hạn được tính toán với kích cỡ mẫu 3254 và 1000 lần lặp. Với giá trị thống kê kiểm định ở độ trễ k = 1 của SADF là 17,89 và của GSADF là 20,143 cho thấy giả thuyết H0 của kiểm định tính dừng phía phải bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Đây là bằng chứng thống kê mạnh cho thấy có hiện tượng bùng nổ trong chuỗi giá Bitcoin và cũng là bằng chứng thống kê cho thấy có sự hiện diện của bong bóng trong giá đồng tiền số Bitcoin.

7

Bảng 1: Thống kê mô tả chuỗi giá đóng cửa hàng ngày của Bitcoin trong giai đoạn 2010-2019

Năm Trung

bình Giá trị lớn

nhất Giá trị nhỏ

nhất Độ lệch

chuẩn Skewness Kurtosis Số quan

2010 0,141 0,390 0,051 0,090 0,601 1,793 167sát

2011 5,656 29,600 0,295 5,624 1,318 4,337 364

2012 8,299 13,700 4,220 3,210 0,285 1,418 365

2013 200,412 1237,550 13,280 261,083 2,280 7,207 364

2014 523,105 1014,740 111,560 176,435 0,942 3,746 364

2015 272,093 463,180 164,920 58,989 1,677 5,137 364

2016 567,393 972,170 368,020 138,329 0,402 2,440 365

2017 3989,137 19345,490 785,430 3989,681 2,001 6,595 364 2018 7545,298 17172,300 3232,510 2423,320 1,057 5,065 364 2019 5305,563 10825,970 3375,330 1958,406 0,959 2,601 173 Tất cả 1748,927 19345,490 0,051 3052,193 2,268 8,316 3254

Bảng 2: Thống kê mô tả chuỗi tỷ suất sinh lợi hàng ngày của Bitcoin trong giai đoạn 2010-2019

Năm Trung

bình Giá trị lớn

nhất Giá trị nhỏ

nhất Độ lệch

chuẩn Skewness Kurtosis Số quan

2010 1,079 55,031 -45,013 9,952 0,587 11,712 167sát

2011 0,764 42,458 -49,153 9,201 -0,216 8,617 364

2012 0,284 23,309 -37,243 4,227 -1,456 25,360 365

2013 1,093 39,657 -33,213 7,396 -0,222 8,917 364

2014 -0,254 147,440 -84,876 11,354 5,595 97,665 364

2015 0,077 24,060 -29,401 3,800 -1,164 18,872 364

2016 0,223 11,928 -16,742 2,584 -0,914 14,395 365

2017 0,712 22,762 -17,681 4,900 0,050 5,727 364

2018 -0,349 12,773 -18,917 4,388 -0,471 4,945 364

2019 0,608 16,722 -9,862 3,287 0,951 8,295 173

Tất cả 0,373 147,440 -84,876 6,707 2,965 96,994 3254

4.2. Kết quả nghiên cứu

Trước hết, bài viết tiến hành kiểm định SADF và GSADF trên toàn bộ mẫu dữ liệu gồm 3254 quan sát.

Kết quả kiểm định và giá trị tới hạn tương ứng được thể hiện ở Bảng 2. Các giá trị tới hạn được tính toán với kích cỡ mẫu 3254 và 1000 lần lặp. Với giá trị thống kê kiểm định ở độ trễ k = 1 của SADF là 17,89 và của GSADF là 20,143 cho thấy giả thuyết H0 của kiểm định tính dừng phía phải bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Đây là bằng chứng thống kê mạnh cho thấy có hiện tượng bùng nổ trong chuỗi giá Bitcoin và cũng là bằng chứng thống kê cho thấy có sự hiện diện của bong bóng trong giá đồng tiền số Bitcoin.

(7)

Số 270 tháng 12/2019 7 Bitcoin biến động mạnh và biên độ biến động thay đổi theo thời gian, tỷ suất sinh lợi Bitcoin không phải luôn dương, có những giai đoạn tỷ suất sinh lợi âm cũng có biên độ rất lớn; đây cũng là những dấu hiệu cho thấy rủi ro rất lớn khi đầu tư vào tài sản tài chính này.

Bảng 2 thể hiện kết quả thống kê mô tả chuỗi tỷ suất sinh lợi hàng ngày của Bitcoin trong từng năm của giai đoạn 2010-2019. Tương ứng với từng giai đoạn biến động về giá thì các năm bản lề của những giai đoạn này là những năm có tỷ suất sinh lợi trung bình cao nhất được thể hiện trong Bảng 2. Cụ thể, năm 2010, trong giai đoạn đầu Bitcoin mới xuất hiện trên thị trường, tỷ suất sinh lợi hàng ngày đạt mức gần 1,08%; năm 2013 là năm tỷ suất sinh lợi hàng ngày trung bình cao nhất trong cả giai đoạn lấy mẫu với 1,12%; và năm bản lề 2017, khi mà giá Bitcoin

lần đầu đạt mức 4 con số, tỷ suất sinh lợi hàng ngày trung bình ở mức 0,73%. Trong cả giai đoạn, có 2 năm mà khi đó tỷ suất sinh lợi hàng ngày trung bình của Bitcoin mang giá trị âm, đó là năm 2014 (với -0,255%) và năm 2018 (với -0,35%), những năm này cũng là những năm sau năm bản lề khi giá Bitcoin tăng đột biến.

4.2. Kết quả nghiên cứu

Trước hết, bài viết tiến hành kiểm định SADF và GSADF trên toàn bộ mẫu dữ liệu gồm 3254 quan sát. Kết quả kiểm định và giá trị tới hạn tương ứng được thể hiện ở Bảng 2. Các giá trị tới hạn được tính toán với kích cỡ mẫu 3254 và 1000 lần lặp. Với giá trị thống kê kiểm định ở độ trễ k = 1 của SADF là 17,89 và của GSADF là 20,143 cho thấy giả thuyết H0 của kiểm định tính dừng phía phải bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Đây là bằng chứng thống kê mạnh

8

Bảng 3: Kết quả kiểm định bong bóng giá Bitcoin trên toàn bộ mẫu dữ liệu

Kiểm định Giá trị thống kê kiểm định Giá trị tới hạn

90% 95% 99%

SADF 17,8915 1,3625 1,6769 2,2755

GSADF 20,1423

Hình 3: Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm định SADF

-5 0 5 10 15 20 25

30 0

5,000 10,000 15,000 20,000

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

The test statistic sequence (left axis) BTCCLOSE (right axis)

SADF test

Hình 3 thể hiện kết quả tính SADF cho từng cửa sổ [r1,r2] khi mà r1 được cố định ở quan sát đầu tiên trong mẫu và r2lần lượt thay đổi vị trí và mở rộng về phía phải từ quan sát 135 trở đi. Đường đồ thị bên dưới nhô cao ở những thời điểm xảy ra hiện tượng bong bóng. Đỉnh đồ thị càng cao thì bong bóng giá càng mạnh. Tương ứng với kết quả kiểm định thể hiện trong Bảng 3; những đỉnh nhô của đường SADF thể hiện trong Hình 3 tương ứng với những năm đã được kết luận có hiện tượng bong bóng mạnh: 2011, 2013 và 2017.

8

Bảng 3: Kết quả kiểm định bong bóng giá Bitcoin trên toàn bộ mẫu dữ liệu

Kiểm định Giá trị thống kê kiểm định Giá trị tới hạn

90% 95% 99%

SADF 17,8915 1,3625 1,6769 2,2755

GSADF 20,1423

Hình 3: Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm định SADF

-5 0 5 10 15 20 25

30 0

5,000 10,000 15,000 20,000

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

The test statistic sequence (left axis) BTCCLOSE (right axis)

SADF test

Hình 3 thể hiện kết quả tính SADF cho từng cửa sổ [r1,r2] khi mà r1 được cố định ở quan sát đầu tiên trong mẫu và r2lần lượt thay đổi vị trí và mở rộng về phía phải từ quan sát 135 trở đi. Đường đồ thị bên dưới nhô cao ở những thời điểm xảy ra hiện tượng bong bóng. Đỉnh đồ thị càng cao thì bong bóng giá càng mạnh. Tương ứng với kết quả kiểm định thể hiện trong Bảng 3; những đỉnh nhô của đường SADF

(8)

Số 270 tháng 12/2019 8 cho thấy có hiện tượng bùng nổ trong chuỗi giá Bitcoin và cũng là bằng chứng thống kê cho thấy có sự hiện diện của bong bóng trong giá đồng tiền số Bitcoin.

Hình 3 thể hiện kết quả tính SADF cho từng cửa sổ [r1,r2] khi mà r1 được cố định ở quan sát đầu tiên trong mẫu và r2 lần lượt thay đổi vị trí và mở rộng về phía phải từ quan sát 135 trở đi. Đường đồ thị bên dưới nhô cao ở những thời điểm xảy ra hiện tượng bong bóng. Đỉnh đồ thị càng cao thì bong bóng giá càng mạnh. Tương ứng với kết quả kiểm định thể hiện trong Bảng 3; những đỉnh nhô của đường SADF thể hiện trong Hình 3 tương ứng với những năm đã

được kết luận có hiện tượng bong bóng mạnh: 2011, 2013 và 2017.

Để xác định giai đoạn cụ thể xảy ra bong bóng trong chuỗi giá Bitcoin, bài viết thực hiện kiểm định tính dừng phía phải trong từng năm từ 2011 đến 2018. Đây là những năm chuỗi giá Bitcoin được lấy

trọn vẹn trong cả năm, những năm 2010 và 2019 không được thực hiện vì số quan sát chỉ có nửa năm.

Kết quả thống kê kiểm định SADF và GSADF được thể hiện trong Bảng 5 cùng với giá trị tới hạn với t = 365 và số lần lặp là 1000.

Với kết quả thể hiện trong Bảng 5, có thể thấy rằng những năm có hiện tượng bong bóng mạnh là năm 2011, 2013 và 2017. Giá trị thống kê kiểm định SADF và GSADF cao hơn rất nhiều so với giá trị tới hạn. Đối chiếu với bảng thống kê mô tả và đồ thị biểu diễn chuỗi giá Bitcoin, đây cũng chính là những năm bản lề khi mà giá Bitcoin tăng vọt.

Ngoài ra, hiện tượng bong bóng giá Bitcoin cũng có thể được ghi nhận trong năm 2012 và 2016 nhưng yếu hơn. Những năm 2015 và 2018 không ghi nhận bằng chứng thống kê về bong bóng giá Bitcoin cũng như sự bùng nổ trong chuỗi giá của tài sản này.

Mặc dù năm 2018 không ghi nhận bằng chứng thống kê cho hiện tượng bong bóng chứng khoán,

9

Bảng 4: Thống kê số quan sát trong từng năm

Năm Số quan sát Tỷ lệ

2010 167 5,13

2011 364 11,19

2012 365 11,22

2013 364 11,19

2014 364 11,19

2015 364 11,19

2016 365 11,22

2017 364 11,19

2018 364 11,19

2019 173 5,32

Tổng cộng 3254 100

Để xác định giai đoạn cụ thể xảy ra bong bóng trong chuỗi giá Bitcoin, bài viết thực hiện kiểm định tính dừng phía phải trong từng năm từ 2011 đến 2018. Đây là những năm chuỗi giá Bitcoin được lấy trọn vẹn trong cả năm, những năm 2010 và 2019 không được thực hiện vì số quan sát chỉ có nửa năm. Kết quả thống kê kiểm định SADF và GSADF được thể hiện trong Bảng 5 cùng với giá trị tới hạn với t = 365 và số lần lặp là 1000.

Bảng 5: Kết quả kiểm định bong bóng giá Bitcoin cho từng năm giai đoạn 2010-2018

Năm SADF GSADF

2011 8,7220 9,6181

2012 2,8233 4,5247

2013 8,2321 8,2321

2014 2,0265 2,8321

2015 0,1033 5,4837

2016 3,8858 4,5696

2017 5,8005 5,8058

2018 -0,4338 2,7993

Giá trị tới hạn

90% 1,1805

95% 1,6769

99% 2,2755

Với kết quả thể hiện trong Bảng 5, có thể thấy rằng những năm có hiện tượng bong bóng mạnh là năm 2011, 2013 và 2017. Giá trị thống kê kiểm định SADF và GSADF cao hơn rất nhiều so với giá trị tới hạn.

Đối chiếu với bảng thống kê mô tả và đồ thị biểu diễn chuỗi giá Bitcoin, đây cũng chính là những năm bản lề khi mà giá Bitcoin tăng vọt. Ngoài ra, hiện tượng bong bóng giá Bitcoin cũng có thể được ghi nhận trong năm 2012 và 2016 nhưng yếu hơn. Những năm 2015 và 2018 không ghi nhận bằng chứng thống kê về bong bóng giá Bitcoin cũng như sự bùng nổ trong chuỗi giá của tài sản này.

9

Bảng 4: Thống kê số quan sát trong từng năm

Năm Số quan sát Tỷ lệ

2010 167 5,13

2011 364 11,19

2012 365 11,22

2013 364 11,19

2014 364 11,19

2015 364 11,19

2016 365 11,22

2017 364 11,19

2018 364 11,19

2019 173 5,32

Tổng cộng 3254 100

Để xác định giai đoạn cụ thể xảy ra bong bóng trong chuỗi giá Bitcoin, bài viết thực hiện kiểm định tính dừng phía phải trong từng năm từ 2011 đến 2018. Đây là những năm chuỗi giá Bitcoin được lấy trọn vẹn trong cả năm, những năm 2010 và 2019 không được thực hiện vì số quan sát chỉ có nửa năm. Kết quả thống kê kiểm định SADF và GSADF được thể hiện trong Bảng 5 cùng với giá trị tới hạn với t = 365 và số lần lặp là 1000.

Bảng 5: Kết quả kiểm định bong bóng giá Bitcoin cho từng năm giai đoạn 2010-2018

Năm SADF GSADF

2011 8,7220 9,6181

2012 2,8233 4,5247

2013 8,2321 8,2321

2014 2,0265 2,8321

2015 0,1033 5,4837

2016 3,8858 4,5696

2017 5,8005 5,8058

2018 -0,4338 2,7993

Giá trị tới hạn

90% 1,1805

95% 1,6769

99% 2,2755

Với kết quả thể hiện trong Bảng 5, có thể thấy rằng những năm có hiện tượng bong bóng mạnh là năm 2011, 2013 và 2017. Giá trị thống kê kiểm định SADF và GSADF cao hơn rất nhiều so với giá trị tới hạn.

Đối chiếu với bảng thống kê mô tả và đồ thị biểu diễn chuỗi giá Bitcoin, đây cũng chính là những năm bản lề khi mà giá Bitcoin tăng vọt. Ngoài ra, hiện tượng bong bóng giá Bitcoin cũng có thể được ghi nhận trong năm 2012 và 2016 nhưng yếu hơn. Những năm 2015 và 2018 không ghi nhận bằng chứng thống kê về bong bóng giá Bitcoin cũng như sự bùng nổ trong chuỗi giá của tài sản này.

(9)

nhưng bài viết cũng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho hiện tượng này với số liệu của 6 tháng đầu năm 2019. Kết quả kiểm định hiện tượng bong bóng của năm 2019 thể hiện ở Bảng 6. Kết quả này hợp lý khi biểu đồ mô tả giá Bitcoin hàng ngày trong năm 2019 đã có những bước tăng mạnh với đỉnh giá đạt trên 10.000 USD trong khi đáy của năm 2019 ở mức trên 5000 USD. Bằng chứng của hiện tượng bong bóng giúp khuyến cáo các nhà đầu tư nên thận trong khi tham gia giao dịch trên thị trường này.

5. Kết luận

Bài viết sử dụng chuỗi giá đóng cửa hàng ngày của đồng tiền số Bitcoin được thu thập trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 6 năm 2019 để kiểm

định sự hiện diện của bong bóng giá cũng như sự bùng nổ giá Bitcoin. Kỹ thuật thống kê được sử dụng để phát hiện bong bóng là kiểm định tính dừng phía phải bằng thống kê SADF và GSADF do Phillips &

cộng sự (2011) đề xuất. Kết quả kiểm định trên toàn bộ mẫu cho thấy có hiện tượng bong bóng giá trong chuỗi giá Bitcoin. Hiện tượng bong bóng giá này xảy ra mạnh nhất trong những năm 2011, 2013 và 2017. Kết quả phân tích cũng ghi nhận những năm 2015 và 2018 không tìm thấy bằng chứng cho hiện tượng bong bóng giá Bitcoin. Tuy nhiên, hiện tượng bong bóng có dấu hiệu trở lại trong những tháng đầu năm 2019 với các bằng chứng thống kê mạnh khi phân tích dữ liệu giai đoạn này.

10

Bảng 6: Kết quả kiểm định bong bóng giá Bitcoin cho năm 2019 Kiểm định Giá trị thống kê kiểm

định Giá trị tới hạn

90% 95% 99%

SADF 4,1418 1,3625 1,6769 2,2755

GSADF 4,7716

Mặc dù năm 2018 không ghi nhận bằng chứng thống kê cho hiện tượng bong bóng chứng khoán, nhưng bài viết cũng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho hiện tượng này với số liệu của 6 tháng đầu năm 2019.

Kết quả kiểm định hiện tượng bong bóng của năm 2019 thể hiện ở Bảng 6. Kết quả này hợp lý khi biểu đồ mô tả giá Bitcoin hàng ngày trong năm 2019 đã có những bước tăng mạnh với đỉnh giá đạt trên 10.000 USD trong khi đáy của năm 2019 ở mức trên 5000 USD. Bằng chứng của hiện tượng bong bóng giúp khuyến cáo các nhà đầu tư nên thận trong khi tham gia giao dịch trên thị trường này.

5. Kết luận

Bài viết sử dụng chuỗi giá đóng cửa hàng ngày của đồng tiền số Bitcoin được thu thập trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 6 năm 2019 để kiểm định sự hiện diện của bong bóng giá cũng như sự bùng nổ giá Bitcoin. Kỹ thuật thống kê được sử dụng để phát hiện bong bóng là kiểm định tính dừng phía phải bằng thống kê SADF và GSADF do Phillips & cộng sự (2011) đề xuất. Kết quả kiểm định trên toàn bộ mẫu cho thấy có hiện tượng bong bóng giá trong chuỗi giá Bitcoin. Hiện tượng bong bóng giá này xảy ra mạnh nhất trong những năm 2011, 2013 và 2017. Kết quả phân tích cũng ghi nhận những năm 2015 và 2018 không tìm thấy bằng chứng cho hiện tượng bong bóng giá Bitcoin. Tuy nhiên, hiện tượng bong bóng có dấu hiệu trở lại trong những tháng đầu năm 2019 với các bằng chứng thống kê mạnh khi phân tích dữ liệu giai đoạn này.

Tài liệu tham khảo:

Cheung, A., Roca, E. & Su., J.J. (2015), ‘Crypto-currency bubbles: an application of the Phillips–Shi–Yu (2013) methodology on Gox bitcoin prices’, Applied Economics, 47(23), 2348–2358.

Corbet, S., Lucey, B. & Yarovaya, L. (2018), ‘Datestamping the Bitcoin and Ethereum bubbles’, Finance Research Letters, 26, 81-88.

Diba, B.T. & Grossman, H.I. (1988), ‘Explosive rational bubbles in stock prices?’, The American Economic Review, 78(3), 520-530.

Fry, J. & Cheah, E.T. (2015), ‘Speculative bubbles in bitcoin markets? An empirical investigation into the fundamental value of bitcoin’, Economics Letters, 130, 32-36.

Phillips, P.C., Wu, Y. & Yu, J. (2011), ‘Explosive behavior in the 1990s Nasdaq: When did exuberance escalate asset values?’, International Economic Review, 52(1), 201-226.

Tài liệu tham khảo:

Cheung, A., Roca, E. & Su., J.J. (2015), ‘Crypto-currency bubbles: an application of the Phillips–Shi–Yu (2013) methodology on Gox bitcoin prices’, Applied Economics, 47(23), 2348–2358.

Corbet, S., Lucey, B. & Yarovaya, L. (2018), ‘Datestamping the Bitcoin and Ethereum bubbles’, Finance Research Letters, 26, 81-88.

Diba, B.T. & Grossman, H.I. (1988), ‘Explosive rational bubbles in stock prices?’, The American Economic Review, 78(3), 520-530.

Fry, J. & Cheah, E.T. (2015), ‘Speculative bubbles in bitcoin markets? An empirical investigation into the fundamental value of bitcoin’, Economics Letters, 130, 32-36.

Phillips, P.C., Wu, Y. & Yu, J. (2011), ‘Explosive behavior in the 1990s Nasdaq: When did exuberance escalate asset values?’, International Economic Review, 52(1), 201-226.

(10)

Số 270 tháng 12/2019 10

Ngày nhận: 21/10/2019 Ngày nhận bản sửa: 07/11/2019 Ngày duyệt đăng: 05/12/2019

CẤU TRÚC VỐN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU:

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chu Thị Thu Thuỷ Đại học Thăng Long Email: thuyctt@thanglong.edu.vn

Tóm tắt:

Mục tiêu của bài viết là nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa cấu trúc vốn và giá cổ phiếu của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 533 công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2014-2018. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cấu trúc vốn có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu và ngược lại giá cổ phiếu có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định cấu trúc vốn trong tương lai của công ty.

Bằng chứng thực nghiệm cho thấy các lý thuyết thời điểm thị trường, lý thuyết phát tín hiệu và lý thuyết trật tự phân hạng phù hợp để giải thích cho mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Từ khoá: Cấu trúc vốn, công ty cổ phần niêm yết, giá cổ phiếu, thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mã JEL: G32, G30.

Capital structure and stock price: The case of joint- stock companies listed on the Vietnam’s Stock Market

Abstract

This paper examines the relationship between capital structure and stock price of joint- stock companies listed on the Vietnam’s Stock Market by using the method of panel data regression. The research sample includes 533 joint-stock companies listed on the Vietnam’s Stock Market for period of 2014-2018. This paper clarifies that capital structure has negatively significant impact on stock price and stock price affects positively and significantly capital structure. This empirical evidence shows that the market timing theory, the signaling theory and the pecking order theory are suitable to explain the relationship between capital structure and stock price of joint-stock companies listed on the Vietnam’s Stock Market.

Keywords: Capital structure, joint -stock listing company, stock price, Vietnam’s stock market.

JEL code: G35, G30.

(11)

1. Giới thiệu

Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Quyết định về cấu trúc vốn đóng vai trò quan trọng trong các quyết đinh tài chính của công ty, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các công ty (Ahmad & cộng sự, 2013). Việc lựa chọn cấu trúc vốn là dựa trên việc đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức.

Khi công ty gia tăng sử dụng nợ (đòn bẩy tài chính) thì rủi ro phá sản cũng gia tăng, ngược lại lợi tức tính trên giá trị vốn chủ sở hữu cũng gia tăng. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh được tác động của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu và ngược lại tác động của giá cổ phiếu đến cấu trúc vốn (Bhandari, 1988; Yang & cộng sự, 2010; Ahmad &

cộng sự, 2013; Welch, 2004). Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu này không có sự thống nhất. Một số nghiên cứu chứng minh được tác động ngược chiều của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra tác động cùng chiều và có những nghiên cứu lại chỉ ra rằng cấu trúc vốn không có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Tại Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về cấu trúc vốn và tập trung chủ yếu vào ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn (Đặng Thị Quỳnh Anh & Quách Hải Yến, 2014; Chu Thị Thu Thuỷ & cộng sự, 2018) hoặc tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn Thị Minh Huệ & Đặng Tùng Lâm, 2017;

Lê Đức Hoàng, 2015).Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu xem xét mối quan hệ hai chiều giữa cấu trúc vốn và giá cổ phiếu trong bối cảnh thị trường Việt Nam.

Vì vậy, nghiên cứu tập trung vào xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu và ảnh hưởng của giá cổ phiếu đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngoài phần tóm tắt và giới thiệu nghiên cứu, nghiên cứu được cấu trúc thành các phần như sau:

Phần 2 trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn và mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá cổ phiếu. Mô hình nghiên cứu được tác giả trình bày chi tiết trong phần 3. Phần 4 đưa ra kết quả nghiên cứu và thảo luận. Cuối cùng là các kết luận về kết quả nghiên cứu cũng như một số gợi ý và kiến nghị được Tác giả đưa ra tại phần 5.

2. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Các lý thuyết về cấu trúc vốn và mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá cổ phiếu

Lý thuyết M&M: Modigliani & Miller (1958) là những người đầu tiên đưa ra lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn. Theo các tác giả thì cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến giá trị của công ty và chứng minh lý thuyết cấu trúc vốn đối với giá trị công ty trong trường hợp có ảnh hưởng của thuế và không có ảnh hưởng của thuế. Trong trường hợp không có ảnh hưởng của thuế thì giá trị của công ty vay nợ bằng với giá trị của công ty không vay nợ. Giá trị của các công ty độc lập với cấu trúc vốn (Modigliani

& Miller, 1958). Do đó, không có cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty và các công ty cũng không thể thay đổi giá trị bằng cách thay đổi cơ cấu vốn. Mặt khác, trong trường hợp có ảnh hưởng của thuế thì giá trị của công ty có vay nợ bằng giá trị của công ty không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế.

Điều này cho thấy mức nợ cao sẽ dẫn đến sự gia tăng của giá trị của công ty. Có thể thấy lý thuyết M&M đã không tính đến những ảnh hưởng thực tế khi huy động nợ. Trên thực tế, việc tài trợ cho tài sản bằng nợ có giới hạn nhất định bởi ảnh hưởng của chi phí khốn khó tài chính. Chi phí khốn khó tài chính bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình giải thể, phá sản... Các chi phí gián tiếp bao gồm các chi phí như chi phí do mất khách hàng, mất nhà cung cấp, mất nhân viên giỏi.... Các chi phí khốn khó tài chính này làm giảm sự gia tăng của giá trị công ty.

Khi công ty huy động nợ đến một giới hạn nhất định nào đó thì chi phí khốn khó tài chính sẽ lớn hơn hiện giá của lá chắn thuế và do đó giá trị công ty bắt đầu giảm xuống.

Lý thuyết đánh đổi: Lý thuyết đánh đổi cho rằng cấu trúc vốn phản ánh sự đánh đổi giữa lợi ích thuế và chi phí dự kiến của việc phá sản (Kraus &

Litzenberger, 1973). Điều này có nghĩa là cấu trúc vốn tối ưu được thiết lập trong đó lợi nhuận từ một khoản nợ bổ sung được bù đắp bằng chi phí phát sinh thêm. Giá trị của công ty bao gồm tổng của tất cả các bên yêu cầu: chủ nợ (bảo đảm và không có bảo đảm) và chủ sở hữu vốn (cổ đông ưu tiên và cổ đông thường). Chủ sở hữu vốn là tất cả các nhà đầu tư nắm giữ cổ phần trong một công ty. Theo lý thuyết đánh đổi có một số nhân tố chính tác động đến việc xác định cấu trúc vốn trong công ty bao gồm: Tài sản hữu hình, thuế, áp lực tài chính, khả năng sinh lời. Theo Kraus & Litzenbeger (1973) thì cấu trúc vốn của công ty phản ánh lợi ích của thuế

(12)

Số 270 tháng 12/2019 12 và chi phí phá sản kỳ vọng. Hai tác giả đã chỉ ra khi chi phí phá sản kỳ vọng cao sẽ làm giảm mức độ sử dụng nợ trong công ty. Tăng trưởng công ty và mức sử dụng nợ có mối quan hệ ngược chiều (Rajan &

Zingales, 1995; Barclay & cộng sự, 2006; Frank &

Goyal, 2007). Ngoài ra, một số nghiên cứu khác chỉ

ra tác động của thuế đến mức độ sử dụng nợ trong công ty (Graham, 1996; Titman & Wessels, 1988;

Wright, 2004; Graham & Harvey, 2001). Theo các nghiên cứu này thì các công ty có mức thuế suất cao thông thường sẽ sử dụng nợ cao để tận dụng lá chắn thuế. Ngược lại các công ty có khoản tiết kiệm thuế từ khấu hao tài sản cố định cao lại có xu hướng sử dụng nợ thấp. Cuối cùng, một số nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh được mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lời và mức độ sử dụng nợ (Titman & Wessels, 1988; Rajan & Zingales, 1995, Fama & French, 2002; Frank & Goyal, 2007).

Lý trật tự phân hạng: Lý thuyết trật tự phân hàng được xây dựng bởi Myers (1984) và Myers & Majluf (1984) dựa trên thông tin bất cân xứng giữa các công ty và nhà đầu tư. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các nhà quản lý sẽ ưa thích sử dụng vốn bên trong để tài trợ hơn là sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu. Vì vậy, khi các nhà quản lý cần tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, họ sẽ sử dụng một danh sách ưu tiên theo trật tự. Việc phát hành thêm vốn chủ sở hữu đã dẫn đến sự suy giảm giá cổ phiếu trong tương lai. Lý thuyết trật tự phân hạng đưa ra gợi ý rằng các công ty chỉ nên tìm kiếm nguồn tài chính bên ngoài khi không có đủ nguồn tài chính bên trong (Graham

& Harvey 2001). Ngoài ra, khi công ty tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài, công ty sẽ ưu tiên huy động nợ thay vì phát hành vốn cổ phần mới (Myers, 1984).

Một số nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh ảnh hưởng của lý thuyết trật tự phân hạng trong việc lựa chọn cấu trúc vốn (Shyam-Sunder & Myers, 1999;

Lemmon & Zender, 2007; Kamath, 1997). Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu cho thấy các công ty lựa chọn cấu trúc vốn không ảnh hưởng bởi lý thuyết trật tự phân hạng (Chirinko & Singha, 2000;

Leary & Roberts, 2010). Ngoài ra, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng lý thuyết trật tự phân hạng chỉ phù hợp với các công ty lớn với giá cổ phiếu cao (Smith

& Watts, 1992; Fama & French, 2002).

Lý thuyết phát tín hiệu: Khái niệm về tín hiệu được nghiên cứu đầu tiên trong bối cảnh thị trường việc làm và sản phẩm của Akerlof và Arrow và được

Spence (1973) phát triển thành lý thuyết tín hiệu.

Nội dung lý thuyết phát tín hiệu cho biết một công ty có chất lượng tài chính tốt có thể phân biệt với một công ty có chất lượng tài chính kém bằng cách gửi tín hiệu đáng tin cậy và có chất lượng đến thị trường vốn. Tín hiệu hiệu quả là tín hiệu mà công ty có chất lượng kém không thể gửi tín hiệu tương tự để chi phối nhà đầu tư. Điều này là do chi phí của tín hiệu mà các công ty có chất lượng kém phải trả cao hơn cả lợi ích đạt được, vì vậy các công ty này sẽ không đưa ra tín hiệu tương tự như các công ty có chất lượng tốt. Ross (1977) đã chứng minh rằng nợ là một tín hiệu hiệu quả đối với các công ty có chất lượng tốt cụ thể: Theo thông tin bất cân xứng giữa quản lý và nhà đầu tư, tín hiệu từ các công ty là rất quan trọng để có được nguồn tài chính. Ross giả định rằng các nhà quản lý (những người bên trong) biết phân phối một cách hiệu quả lợi nhuận của công ty, nhưng các nhà đầu tư thì không. Do đó, tín hiệu tỷ lệ nợ cao mà các nhà quản lý thông tin sẽ cho thấy một tương lai lạc quan và các công ty chất lượng cao sẽ sử dụng nhiều nợ hơn trong khi các công ty chất lượng thấp có mức nợ thấp hơn (do các công ty này sẽ chịu chi phí vốn cao hơn và chi phí khốn khó tài chính càng tăng cao). Lý thuyết phát tín hiệu được chứng minh trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới (Leland & Pyle, 1977; Ross, 1977; Talmor, 1981;

Brennan & Schwartz, 1984). Lý thuyết phát tín hiệu hữu ích trong giải thích mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ và giá trị công ty đối với các công ty có chất lượng tài chính tốt và ngược chiều giữa tỷ lệ nợ và giá trị công ty đối với các công ty có chất lượng tài chính thấp.

Lý thuyết thời điểm thị trường: Lý thuyết thời điểm thị trường có vai trò quan trọng trong quyết định của nhà đầu tư và các nhà quản trị tài chính.

Thời điểm thị trường giúp các nhà đầu tư dự đoán xu hướng giá của chứng khoán để quyết định mua hoặc bán chứng khoán. Các nhà quản lý tài chính ứng dụng lý thuyết thời điểm thị trường trong đánh giá giá trị công ty để xác định thời điểm tốt nhất để phát hành thêm cổ phiếu mới. Theo nghiên cứu của Baker & Wurgler (2002) thì công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu khi giá cổ phiếu cao và mua lại cổ phiếu khi giá cổ phiếu thấp. Nghiên cứu xem xét tác động của thời điểm thị trường trong cả ngắn hạn và dài hạn. Đối với tác động ngắn hạn, nghiên cứu đã

chứng minh được ảnh hưởng của các biến như tính

(13)

hữu hình của tài sản, khả năng sinh lời, quy mô công ty và tỷ lệ giá thị trường/giá sổ sách của năm trước đến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Lý thuyết thời điểm thị trường là một phần của lý thuyết tài chính hành vi. Lý thuyết thời điểm thị trường không giải thích được lý do có sự định giá sai chứng khoán hoặc tại sao công ty lại biết rõ khi có sự định giá sai chứng khoán trên thị trường. Lý thuyết thời điểm thị trường giả định rằng có sự định giá sai trên thị trường và trên cơ sở đó giải thích hành động của công ty khi có sự định giá sai trên thị trường. Tuy nhiên, lý thuyết thời điểm thị trường vẫn chưa giải thích được tại sao cùng một thời điểm thị trường mà có công ty phát hành nợ, trong khi các công ty khác lại phát hành cổ phần mới.

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn của công ty là sự lựa chọn của nhà quản lý trong việc huy động nợ hay vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản (Van Horne & Wachowicz, 1995).

Cấu trúc vốn của công ty chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Theo Yang & các cộng sự (2010), các nhân tố chính ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty bao gồm cấu trúc tài sản, khả năng sinh lời, tính đơn nhất của sản phẩm, đặc trưng ngành và lợi tức của chứng khoán. Cấu trúc tài sản được đo bằng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, cấu trúc tài sản giúp nhà quản trị công ty xác định được cần huy động giá trị vốn nợ hợp lý để tài trợ cho tài sản. Ngoài ra, theo Upneja & Dalbor (2001) thì lợi nhuận tăng sẽ giúp công ty gia tăng nguồn tài trợ từ lợi nhuận để lại và giảm sự phụ thuộc vào phương thức huy động nợ.

Hơn nữa, theo Harris & Raviv (1991) thì tính đơn nhất của sản phẩm sẽ giúp công ty bán hàng nhanh chóng, từ đó tạo ra dòng tiền luân chuyển nhanh hơn và giảm sự phụ thuộc vào nợ. Mặt khác, tính đơn nhất của sản phẩm liên quan đến các chi phí nghiên cứu, chi phí bán hàng... và do đó có ảnh hưởng quan trọng trong việc xác định cấu trúc vốn (Titman &

Wessel, 1988). Thêm vào đó, đặc trưng riêng có của ngành cũng ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc vốn trong các công ty. Cuối cùng, nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến cấu trúc vốn của các công ty được minh chứng bằng nhiều nghiên cứu thực nghiệm là giá cổ phiếu. Theo Bhandari (1988), giá cổ phiếu của các công ty có mối quan hệ cùng chiều với cấu trúc vốn, trong khi đó Hovakimian & cộng sự (2004) chỉ ra rằng cấu trúc vốn thay đổi theo thời gian khi giá cổ

phiếu và lợi tức chứng khoán thay đổi. Theo nghiên cứu của Baker &Wurgler (2002) và Welch (2004) thì cấu trúc vốn của các công ty chịu ảnh hưởng của giá trị thị trường của các công ty. Các nghiên cứu này đã chứng minh được rằng các công ty phát hành thêm cổ phiếu thường dựa trên thời điểm của thị trường (sôi động hay ảm đạm). Theo kết quả nghiên cứu của Welch (2004), thì tỷ lệ nợ trong công ty thấp vào những thời điểm giá cổ phiếu của công ty cao, nguyên nhân là do lợi tức cổ phiếu cao thì vốn chủ sở hữu càng lớn và vì vậy làm giảm tỷ lệ tài trợ bằng vốn nợ trong công ty. Tuy nhiên, các nghiên cứu này không chỉ ra được tác động ngược chiều của cấu trúc vốn đối với hiệu quả kinh doanh của công ty và lợi tức của chứng khoán.

Một số nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra được tác động ngược lại của cấu trúc vốn đối giá cổ phiếu.

Theo nghiên cứu của Rouwenhost (1999) thì các các công ty có tỷ lệ nợ thấp hơn có lợi tức cổ phiếu cao hơn. Tuy nhiên, theo Harris & Raviv (1991) chỉ

ra rằng phản ứng tích cực của các nhà đầu tư đối với tăng tỷ lệ nợ trong các công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà đầu tư cho rằng các công ty có khả năng tăng trưởng tích cực trong tương lai, trong khi đó nếu các công ty tuyên bố phát hành cổ phiếu thường để huy động vốn (giảm tỷ lệ nợ, tăng vốn chủ sở hữu) thì xu hướng lợi tức cổ phiếu giảm.

Nghiên cứu của Tiltman & Wessels (1988) cũng phân tích tác động dài hạn của các vấn đề gia tăng vốn cổ phần mới đối với các công ty và kết luận rằng các đợt chào bán cổ phiếu công khai làm cho giá của cổ phiếu giảm xuống. Sự giảm giá của cổ phiếu này liên quan đến trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu (Hovakimian & cộng sự, 2004). Theo Mayer

& Sussman (2005) thì những tác động của huy động vốn chủ sở hữu hoặc vốn nợ đối với giá cổ phiếu là chủ yếu do hiệu ứng của các thông tin chứ không phải là do sự thay đổi cấu trúc vốn của các công ty.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cân xứng thông tin của nhà đầu tư cụ thể: Khi công ty phát hành cổ phần mới để huy động vốn, các nhà đầu tư cho rằng các nhà quản lý tài chính trong công ty không có khả năng huy động được các khoản nợ do sự không chắc chắn về dòng lợi tức đạt được trong tương lai (Welch, 2004). Kết quả là giá cổ phiếu có xu hướng giảm xuống bất kể cấu trúc vốn có kết quả như thế nào (Wald, 1999 ). Giner & Reverte (2001) đã chỉ

ra rằng các nhà đầu tư thường có phản ứng tiêu cực

(14)

Số 270 tháng 12/2019 14 với các thông tin về sự sụt giảm tỷ lệ nợ so với tỷ lệ nợ mục tiêu (tối ưu) của công ty. Ebaid (2009) sử dụng ba phương pháp tính cấu trúc vốn khác nhau để xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá cổ phiếu. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi, tác giả không chứng minh được tác động của cấu trúc vốn đến xu hướng thay đổi giá cổ phiếu. Akintoye (2008) nghiên cứu các công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Nigeria cũng chỉ ra rằng cấu trúc vốn không có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu.

Như vậy, mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và cấu trúc vốn trong cả lý thuyết và thực tế vẫn có những điểm chưa thống nhất. Có những nghiên cứu ủng hộ lý thuyết M&M cho rằng cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và ngược lại. Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu theo các lý thuyết phát tín hiệu, lý thuyết thời điểm thị trường, lý thuyết trật tự phân hạng hoặc lý thuyết đánh đổi. Vì vậy, hai cặp giả thuyết nghiên cứu được tác giả xây dựng trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam là:

H1: Cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu H2: Giá cổ phiếu có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn 3. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.1. Mô hình nghiên cứu

Theo Bhalla (1997) thì cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá giá trị công ty hoặc cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm tối thiểu hoá chi phí vốn của toàn bộ công ty. Do đó, trong nghiên cứu của tác giả sử dụng tỷ số nợ (LEV) để đo lường cấu trúc vốn của công ty (Rajan & Zingales, 1995; Fama & French, 2002; Frank & Goyal, 2007;

Lemmon & Zender, 2007 và Kamath, 1997). Giá cổ phiếu được thu thập trong hai thời điểm cụ thể:

Để xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu, sử dụng giá trung bình trong 5 ngày sau ngày công bố báo cáo tài chính của công ty niêm yết (P1).

Ngoài ra, để chứng minh tác động của giá cổ phiếu đến cấu trúc vốn công ty niêm yết, giá cổ phiếu được tính toán là giá trị trung bình năm. Ngoài ra, các yếu tố khác có thể tác động đến cấu trúc vốn và giá cổ phiếu là quy mô công ty (SIZE) và khả năng sinh lời (ROA), cấu trúc vốn năm trước (Haugen & Baker, 1996; Gallizo & Salvador, 2006; Bevan & Danbolt, 2002; Chu Thị Thu Thuỷ & cộng sự, 2018). Các mô hình hồi quy được tác giả đưa ra là:

Mô hình 1: Tác động của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu sau thời điểm công bố báo cáo tài chính năm

𝑃𝑃��𝑅�= 𝛽𝛽+ 𝛽𝛽∗ 𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿�𝑅�+ 𝛽𝛽∗ 𝑆𝑆𝑆𝑆𝑆𝑆𝐿𝐿�𝑅�+ 𝛽𝛽�∗𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅+ 𝜀𝜀�𝑅� (1) Mô hình 2: Tác động của giá cổ phiếu trung bình năm đến cấu trúc vốn

𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿�𝑅�= 𝛽𝛽+ 𝛽𝛽∗ 𝑃𝑃��𝑅�+ 𝛽𝛽∗ 𝑆𝑆𝑆𝑆𝑆𝑆𝐿𝐿�𝑅�+ 𝛽𝛽

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc nghiên cứu định tính trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết, về các yếu tố ảnh

Tiền lương có thể nói là nhân tố rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến sự hài lòng công việc của nhân viên, quyết định sự gắn bó lâu dài của nhân viên với

Qua quá trình xem xét kết quả của các nghiên cứu về công bố thông tin ở trong và ngoài nước, nhận thấy rằng nghiên cứu về công bố thông tin của hệ thống

Trường Đại học Kinh tế Huế.. Đối với nhân viên, trách nhiệm này ảnh hưởng và liên quan đến chính sách trả lương công bằng, không bóc lột sức lao động, nhận

Như vậy, những kết quả từ nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bộ phận kế toán tại các bệnh viện trong việc tìm hiểu về những nhân tố ảnh

phổ biến ở người bệnh ĐTĐ với biểu hiện tăng nồng độ và hoạt tính của nhiều yếu tố đông cầm máu như fibrinogen, yếu tố VII, VIII, XI, XII, kallikrein, von

Ở Việt Nam, trong lĩnh vực Nhi khoa hiện chƣa có nghiên cứu về mối liên quan giữa tự kháng thể TRAb và một số thông số sinh học đến kết quả điều trị và

Siêu âm khớp, đặc biệt siêu âm Doppler năng lượng khảo sát trực tiếp các khớp bị tổn thương (tổn thương màng hoạt dịch, viêm gân, bào mòn xương) cho phép