• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN LỊCH SỬ 6 Năm học Ngày kiểm tra Thời gian: 45 phút I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN LỊCH SỬ 6 Năm học Ngày kiểm tra Thời gian: 45 phút I"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM LỊCH SỬ

ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN LỊCH SỬ 6 Năm học: 2015 - 2016 Ngày kiểm tra: 27/04/2016 Thời gian: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm ):

Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng : Câu 1: Quận Nhật Nam gồm mấy huyện ?

A. Năm huyện. C. Bảy huyện.

B. Sáu huyện. D.Tám huyện.

Câu 2: Ông cha ta đã để lại những bài học quý báu nào sau hơn 1000 năm chiến đấu chống Bắc thuộc ?

A. Lòng yêu nước.

B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

C. Thành tựu khoa học kĩ thuật.

D. Phong tục tập quán.

Câu 3: Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán vào thời gian nào ?

A. Năm 930-931. C. Năm 933-934.

B. Năm 931-932 . D. Năm 935-936.

Câu 4: Vào năm 192-193, ai là người đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập ?

A. Khúc Thừa Dụ. C. Khu Liên.

B. Khúc Hạo. D. Độc Cô Tổn.

II. Phần tự luận ( 8 điểm ):

Câu 1 ( 3 điểm ): Nêu những việc họ Khúc đã làm để giành lại độc lập cho đất nước và củng cố quyền tự chủ ?

Câu 2 ( 4 điểm ): Trình bày diễn biến, kết quả của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ( năm 938 ) ? Em có nhận xét gì về vai trò của Ngô Quyền trong cuộc chiến này ?

Câu 3 ( 1 điểm ): Theo em sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gì ?

( Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra. )

TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ KIÊM TRA HỌC KÌ II

(2)

NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 6 Năm học: 2015 - 2016 Ngày kiểm tra: 27/04/2016 Thời gian: 45 phút

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức : Kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh trọng tâm là: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX, nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X, cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương, Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

2. Kỹ năng:

- Học sinh rèn được kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện và nhân vật lịch sử.

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm bài.

3. Thái độ:

- Học sinh tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường của dân tộc, ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.

- Thái độ làm bài nghiêm túc.

II. Ma trận : Nội dung

Mức độ kiến thức kĩ năng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao

TN TL TN TL TN TL TN TL

Nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X, cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương.

I.C1,3,4 1,5đ

II.C1

3,0đ 4,5 đ

Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

II.C2 3,0đ

II.C3

1,0đ 4,0 đ

Tình hình nước ta trong 1000 năm Bắc thuộc.

I.C2 0,5đ

II.C2

1,0đ 1,5 đ

Tổng 2,0đ 3,0đ 3,0đ 1,0đ 1,0đ

5,0 điểm 3,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 10 đ

III. Duyệt đề

Người ra đề Tổ/Nhóm chuyên môn BGH duyệt

Trương Thị Thảo Trịnh Thị Giang Lê Thị Thu Hoa

(3)

TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIÊM TRA HỌC KÌ II

NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 6

Năm học: 2015 - 2016 Ngày kiểm tra: 27/04/2016 Thời gian: 45 phút

I. Trắc nghiệm ( 2 điểm ):

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm ( Với câu có hai đáp án đúng, HS phải trả lời đúng và đủ cả hai đáp án GV mới cho điểm. )

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4

Đáp án A A, B A B

II. Tự luận ( 8 điểm ):

Câu Nội dung Điểm

1 - Khúc Thừa Dụ :

+ Lợi dụng nhà Đường suy yếu Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ.

+ Đánh chiếm thành Tống Bình.

+ Tự xưng “Tiết độ sứ”, xây dựng một chính quyền tự chủ.

- Khúc Hạo :

+ Tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ.

+ Đặt lại các khu vực hành chính.

+ Bãi bỏ lao dịch thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu.

0.5 0.5

0.5

0.5 0.5 0.5 2 * Diễn biến:

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước chiều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết. Nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn bộ lực lượng đánh quật trở lại.

Quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.

- Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc dần nhô lên.

Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục từ hai bên bờ đánh tạt ngang.

- Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn vỡ

0.5

0.5

0.5

(4)

tan tành. Quân ta thuyền nhỏ, đã nhẹ nhàng luồn lách, xông vào đánh giáp lá cà quyết liệt.

* Kết quả:

- Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại quá nửa. Hoằng Tháo thiệt mạng.

Vua Nam Hán hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

0.5

0.5 0.5

* Vai trò của Ngô Quyền:

- Huy động nhân dân đánh giặc, khơi dậy trong họ lòng căm thù giặc.

- Lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.

0.5

0.5 3 Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, tổ tiên chúng ta vẫn giữ

được phong tục, tập quán:

- Xăm mình.

- Nhuộm răng.

- Ăn trầu.

- Làm bánh chưng bánh dày.

0.25 0.25 0.25 0.25

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xác định thời vụ gieo trồng cần dựa vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở địa phương...

Kiến thức: Kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức các bài đã học, trong đó trọng tâm: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Năng động và sáng tạo; Làm việc

Hát đúng lời ca, giai điệu, thể hiện tốt sắc thái, tình cảm Đ 22. Không thuộc bài hát, hát không đúng giai điệu

- Phần Tập làm văn: Xác định được cách làm văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm, văn thuyết minh, từ đó thực hành tạo lập văn bản.. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học

Kiến thức : Kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh về phần nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII trọng tâm là : Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII,

Cuối thế kỉ IX Chuyển kinh đô về lại phía Bắc Indranpura Thăng Bình, Quảng Nam Cuối thế kỉ X Vương triều III kết thúc Indranpura Thăng Bình, Quảng Nam Câu 3 trang

- Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu: : chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Ngô khiến đời sống của người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc

- Những hoạt động kinh tế chính của cư dân Vương quốc Champa là: sản xuất nông nghiệp; nghề thủ công; khai thác lâm sản và buôn bán (qua đường biển).. - Hoạt động