• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)1 BÀI: QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)1 BÀI: QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

BÀI: QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI

I. Quy luật sinh trưởng và phát dục

1. Quy luật sinh trưởng - phát dục theo giai đoạn

- Trong quá trình phát triển mỗi cá thể đều phải trải qua những giai đoạn nhất định. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng đều nhằm tăng thêm kích thước, khối lượng và hoàn thiện dần về cấu tạo, chức năng sinh lí cơ thể.

VD: Các giai đoạn phát triển của gia súc:

• GIAI ĐOẠN PHÔI THAI - Thời kỳ tiền phôi.

- Thời kỳ phôi - Thời kỳ thai.

• GIAI ĐOẠN SAU PHÔI THAI - Thời kỳ bú sữa.

- Thời kỳ sau bú sữa.

VD: Các giai đoạn phát triển của cá:

- Thời kỳ phôi => Cá bột => Cá hương => Cá giống => Cá trưởng thành.

2. Quy luật sinh trưởng - phát dục không đồng đều

- Sự sinh trưởng - phát dục của vật nuôi diễn ra đồng thời nhưng không đồng đều có lúc nhanh, có lúc chậm

3. Quy luật sinh trưởng - phát dục theo chu kì

- Trong quá trình phát triển của vật nuôi, các hoạt động sinh lý, các quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra lúc tăng, lúc giảm có tính chu kỳ.

- Tính chu kỳ thể hiện rõ ở hoạt động sinh dục của vật nuôi cái.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục

* Yếu tố bên trong:

- Đặc tính di truyền của giống.

- Tính biệt, tuổi.

- Đặc điểm của cá thể.

- Trạng thái sức khỏe.

* Yếu tố bên ngoài:

- Thức ăn.

(2)

2

- Chăm sóc, quản lý.

- Môi trường sống.

BÀI: CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI

I. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi 1. Ngoại hình

- Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật, mang đặc điểm đặc trưng riêng của giống - Vai trò: giúp phân biệt giống này với giống khác, nhận định tình trạng sức khoẻ, cấu trúc hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể và dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi.

2. Thể chất

- Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của con vật nuôi.

- Thể chất được hình thành bởi: Tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi.

3. Khả năng sinh trưởng và phát dục

- Khả năng sinh trưởng được đánh giá bằng tốc độ tăng khối lượng cơ thể (tính bằng g/ngày hay kg/tháng) và mức tiêu tốn thức ăn (số kg thức ăn để tăng 1kg khối lượng cơ thể) - Khả năng phát dục của vật nuôi được đánh giá bằng sự thành thục tính dục biểu hiện rõ, phù hợp với độ tuổi của từng giống vật nuôi

4. Sức sản xuất

- Là mức độ sản xuất ra sản phẩm của vật nuôi: khả năng làm việc, khả năng sinh sản, cho thịt, trứng, sữa….

II. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi 1. Chọn lọc hàng loạt:

a. Đối tượng:

- Chọn giống tiểu gia súc và gia cầm sinh sản

(3)

3

- Áp dụng để chọn nhiều vật nuôi một lúc b. Cách tiến hành

- Đặt ra các chỉ tiêu cụ thể và các chỉ tiêu chọn lọc đối với con vật giống - Chọn lọc dựa vào số liệu theo dõi được trên đàn vật nuôi

c. Ưu điểm, nhược điểm

- Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém, có thể thực hiện ngay trong điều kiện sản xuất

- Nhược điểm: Hiệu quả chọn lọc không cao.

2. Chọn lọc cá thể a. Đối tượng

- Chọn lọc đực giống.

- Áp dụng khi cần chọn vật nuôi có chất lượng giống cao b. Cách tiến hành

- Chọn lọc tổ tiên - Chọn lọc bản thõn - Kiểm tra đờì sau c. Ưu điểm, nhược điểm

- Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao

- Nhược điểm : Cần nhiều thời gian phải tiến hành trong điều kiện tiêu chuẩn

(4)

4

BÀI: THỰC HÀNH QUAN SÁT, NHẬN DẠNG NGOẠI HÌNH GIỐNG VẬT NUÔI

I. Quan sát hình ảnh một số giống vật nuôi các tiêu chí sau:

Các đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất của giống (để phân biệt với giống khác): màu sắc lông, đầu cổ, sừng, yếm, tai mõm, mỏ, mào, chân….

Hình dáng tổng thể và chi tiết các bộ phận có liên quan đến sức sản xuất của con vật (tầm vóc , thể hình, cơ bắp , bầu vú …) để dự đoán hướng sản xuất của nó.

II. Kết quả

Bảng nhận xét về đặc điểm ngoại hình và dự đoán hướng sản xuất của một số giống vật nuôi:

Giống vật nuôi Nguồn gốc

Đặc điểm ngoại hình dễ

nhận biết

Hướng sản xuất

Gà Ri

Giống nội

- Màu lông: Gà mái màu vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ cánh và chót đuôi. Gà trống lông sặc sỡ nhiều màu, phần lớn màu vàng đậm và đỏ tía ở cổ, đuôi, cánh và ngực, ở đuôi điểm xanh đen

Lấy thịt, lấy trứng

(5)

5

- Mào: có nhiều khía răng cưa

Gà Tam Hoàng

Giống nhập nội

- Gà mái: Lông vàng đậm, chân vàng, da vàng, thân hình cân đối, mào cờ, nhiều khía răng cưa - Gà trống:

lông vàng xen kẻ đỏ tía ở cổ và đuôi, mào cờ, nhiều khía răng cưa

- Lấy trứng: 177 quả/con/năm - Lấy thịt: thịt thơm, ngon.

Gà Lương Phượng

Giống nhập nội

- Gà mái: Lông vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ cánh.

Da, mỏ, chân vàng. Mào và tích phát triển, màu đỏ tươi - Gà trống:

Lông sặc sỡ nhiều màu, sắc tía ở cổ, nâu cánh dán ở lưng, nâu xanh đen ở đuôi.

Da, mỏ chân vàng. Mào yếm và tích

Lấy thịt, lấy trứng

(6)

6

phát triển, màu đỏ tươi.

Gà Tàu Vàng

Giống nội

Lông vàng rơm, có đốm đen ở cổ, cánh và đuôi, chân màu vàng, da vàng, thịt trắng, mào phần lớn là màu đơn và ít mào nụ

Lấy thịt, lấy trứng

Vịt Cỏ

Giống nội

- Đầu to, mắt sáng, mỏ dẹt dài và khỏe.

Cổ thanh, mình thon, ngực lép. Vịt có nhiều nhóm màu lông khác nhau: sẫm, nhạt, xám

- Lấy trứng: 180- 220 quả/con /năm (Trứng nặng từ 60-65 g mỗi quả)

Vịt Bầu

Giống nội

- Thân hình chữ nhật vững chắc

- Đầu to, hơi dài, cổ ngắn, ngực sâu - Mỏ, chân, màng chân có nhiều màu,

- Lấy trứng 150- 160 quả/mái/năm - Lấy thịt

(7)

7

phổ biến nhất là màu vàng nhạt

- Lông có nhiều nhóm màu khác nhau, phổ nhất là màu cà cuống, xám

Vịt Ka Ki

Giống nhập nội

- Tầm vóc nhỏ vừa phải, nhanh nhẹn, thân hình có dáng thẳng đứng, cân đối - Ngực sâu, rộng, phẳng hơi dốc về phía sau - Đuôi: ngắn nhỏ, hơi vênh lên

- Màu lông:

xám hơi đen

- Lấy trứng: 250- 300 quả/mái/năm ( Khối lượng :65- 75 g/quả)

Vịt Siêu Thịt Giống nhập nội

- Có ngoại hình đặc trưng cho vịt hướng thịt

Lấy thịt là chủ yếu, ngoài ra còn lấy trứng

(8)

8

- Thân hình chữ nhật, ngực sâu rộng - Đầu to, lng thẳng, cổ to dài

- Chân vững chắc

- Lông toàn thân màu trắng - Chân, màng chân, mỏ màu vàng

Lợn Móng Cái

Giống nội

Đầu đen, có đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi ở giữa trán - Mõm trắng, bụng và bốn chân trắng.

Phần trắng này có nối với nhau bằng một vành trắng vắt qua vắt lại, làm cho phần đen còn lại trên lưng và mông như yên ngựa

- Lưng võng, bụng sệ

Lấy thịt

(9)

9

Lợn Lan Đơ Rát

Giống nhập nội

- Lông da màu trắng hơi vàng, tai to, cụp về phía trước che lấp mặt

- Dài đòn, mông nở, mõm thon

Lấy thịt

Lợn Ba Xuyên

Giống nội

Phần lớn lợn Ba Xuyên có cả bông đen và bông trắng trên cả da và lông, phân bố xen kẽ nhau. Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nếp nhăn, tai to vừa và đứng. Bụng to nhưng gọn, mông rộng.

Chân ngắn, móng xoè, chân chữ bát và đi móng, đuôi nhỏ và ngắn.

Lấy thịt

Lợn Yorkshire Giống nhập nội

Có lông trắng tuyền, tai đứng, trán rộng, ngực rộng, ngoại hình thể chất

Lấy thịt

(10)

10

chắc chắn, nuôi con khéo, chịu được kham khổ, chất lượng thịt tốt

Bò Hà Lan

Bò nhập nội

- Màu sắc:

trắng lang đen - Tầm vóc lớn, dáng thanh, hình nêm - Bầu vú phát triển

- Sinh sản tốt, tính hiền lành

Lấy sữa

Bò Lai Sin

Giống nội

- Tầm vóc to khỏe, màu hung, vai u, sức chịu đựng tốt phù hợp với khí hậu Việt Nam

Thịt, sữa (ít nhưng lượng chất khô cao, giá trị dinh dưỡng cao) và cày kéo

Bò Vàng Việt Nam Giống nội

Đa số có sắc lông màu vàng ở vùng bụng, yếm, bên trong đùi màu vàng nhạt, da mỏng, lông mịn, tầm

Được sử dụng chủ yếu cho cày kéo và cho thịt. Lấy da, sừng làm đồ tiêu dùng, mỹ nghệ xuất khẩu hoặc lấy phân bón

(11)

11

vóc nhỏ bé.

Kết cấu thân hình cân đối, thường con cái trước thấp hậu cao, con đực tiền cao hậu thấp.

Đầu con cái thanh, con đực thô, sừng nhỏ, ngắn, trán phẳng hoặc hơi lõm, con đực mõm ngắn, con cái tương đối dài, mạch máu nổi rõ, mắt to nhanh nhẹn. Cổ bò cái thanh, cổ bò đực to, dày.

Yếm kéo dài từ hầu đến vú, cổ có nhiều nếp nhăn nhỏ.

cho cây trồng là tất yếu khi nuôi và khi giết bò lấy thịt.

(12)

12

BÀI: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ THỦY SẢN

I. Nhân giống thuần chủng 1. Khái niệm

- Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa hai cá thể đực và cái cùng giống để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó.

VD1: ♀ Móng Cái x ♂ Móng Cái → thế hệ con đều là Lợn Móng Cái.

VD2: ♀ Gà Ri x ♂ Gà Ri→ thế hệ con đều là Gà Ri.

2. Mục đích

- Phát triển về số lượng.

- Duy trì, củng cố, nâng cao về chất lượng của giống.

II. Lai giống 1. Khái niệm

- Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ.

VD1: ♀ Bò Lai Sin X ♂ Bò Hà Lan → Bò lai

VD2: ♀ Bò Vàng Việt Nam X ♂ Bò Sind → Bò Lai Sin 2. Mục đích

- Sử dụng ưu thế lai làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con nhằm thu được hiệu quả cao trong chăn nuôi và thuỷ sản.

- Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có hoặc tạo ra giống mới.

3. Một số phương pháp lai a. Lai kinh tế

- Là phương pháp cho lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn.

- Tất cả con lai sử dụng nuôi lấy sản phẩm (thịt, trứng, sữa…), không dùng để làm giống.

* Phân loại: Lai kinh tế đơn giản và Lai kinh tế phức tạp - Lai kinh tế đơn giản: lai giữa 2 giống

- Lai kinh tế phức tạp: là lai từ 3 giống trở lên b. Lai gây thành (lai tổ hợp)

(13)

13

- Là phương pháp cho lai giữa 2 hay nhiều giống, sau đó chọn lọc các đời lai tốt để nhân lên làm giống.

BÀI: SẢN XUẤT GIỐNG

TRONG CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN

I. Hệ thống tổ chức nhân giống vật nuôi

1. Tổ chức các đàn giống trong hệ thống nhân giống

Dựa vào giá trị của các đàn giống, phân chia các đàn vật nuôi trong hệ thống nhân giống vật nuôi thành:

- Đàn hạt nhân là đàn giống có phẩm chất cao nhất, được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất, chọn lọc khắt khe nhất và có tiến bộ di truyền lớn nhất. Số lượng vật nuôi trong đàn hạt nhân không nhiều.

- Đàn nhân giống do đàn hạt nhân sinh ra để nhân nhanh đàn giống tốt. Đàn nhân giống có năng suất, mức độ nuôi dưỡng, chọn lọc và có tiến bộ di truyền thấp hơn đàn hạt nhân nhưng có số lượng vật nuôi nhiều hơn.

- Đàn thương phẩm do đàn nhân giống sinh ra để sản xuất ra các con vật thương phẩm như: lợn để nuôi thịt, bò để nuôi thịt hoặc sữa,… Đàn thương phẩm có năng suất, mức độ nuôi dưỡng và chọn lọc thấp nhưng số lượng vật nuôi nhiều.

2. Đặc điểm hệ của hệ thống nhân giống hình tháp

- Trật tự sắp xếp năng suất của các đàn giống trong hệ thống nhân giống hình tháp là: đàn hạt nhân → đàn nhân giống → đàn thương phẩm.

- Trật tự này chỉ đúng khi các đàn giống là các đàn thuần chủng.

- Nếu đàn nhân giống và đàn thương phẩm là con lai thì năng suất của đàn nhân giống cao hơn đàn hạt nhân và đàn thương phẩm cao hơn đàn nhân giống do có ưu thế lai - Trong hệ thống nhân giống hình tháp, chỉ được phép đưa con giống từ đàn hạt nhân xuống đàn nhân giống và từ đàn nhân giống xuống đàn thương phẩm, không làm ngược lại.

II. Quy trình sản xuất con giống

(14)

14

1. Quy trình sản xuất gia súc giống

- Bước 1 : Chọn lọc và nuôi dưỡng gia súc bố mẹ.

- Bước 2 : Phối giống và nuôi dưỡng gia súc mang thai.

- Bước 3 : Nuôi dưỡng gia súc đẻ, nuôi con và gia súc non.

- Bước 4 : Cai sữa và chọn lọc để chuyển sang giai đoạn sau tùy mục đích.

2. Quy trình sản xuất cá giống

- Bước 1 : Chọn lọc và nuôi dưỡng cá bố mẹ.

- Bước 2 : Cho cá đẻ (tự nhiên hoặc nhân tạo).

- Bước 3 : Ấp trứng và ương cá bột, cá hương, cá giống.

- Bước 4 : Chọn lọc và chuyển sang giai đoạn sau tùy mục đích.

BÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG

I. Khái niệm

- Công nghệ cấy truyền phôi bò là quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này (bò cho phôi) vào cơ thể bò mẹ khác (bò nhận phôi), phôi vẫn sống và phát triển tốt tạo thành cá thể mới và được sinh ra bình thường.

II. Cơ sở khoa học (HS tự học)

III. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò (11 bước) 1. Chọn bò cho phôi

2. Chọn bò nhận phôi 3. Gây động dục đồng loạt

4. Gây rụng trứng nhiều của bò cho phôi 5. Bò nhận phôi động dục

(15)

15

6. Phối giống bò cho phôi với giống đực tốt 7. Thu hoạch phôi

8. Cấy phôi cho bò nhận

9. Bò cho phôi trở lại bình thường chờ chu kì sinh sản tiếp theo 10. Bò nhận phôi có chửa

11. Đàn con mang tiềm năng di truyền tốt của bò cho phôi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Môi trường lỏng hay dịch thể (liquid medium): Trong thành phần chỉ có các chất dinh dưỡng và nuớc, ñược dùng ñể nuôi tăng sinh, thử nghiệm các ñặc

Bệnh sƣơng mai: Bảng số liệu cho thấy các giống tham gia thí nghiệm đều ở mức độ nhẹ, không ảnh hƣởng đến năng suất của cây. Các giống nghiên cứu có bệnh xuất

Qua kết quả nuôi tằm cho thấy, các công thức phun chế phẩm Pomior đều cho kết quả cao hơn công thức đối chứng ở tất cả các chỉ tiêu về sức sống tằm, năng suất và chất lượng kén ở mức

Kết luận Sau khi nghiên cứu về quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất, phẩm chất của giống củ cải ñỏ GN171 trong ñiều kiện sinh thái ở Hoà Phước – Hoà Vang – Đà Nẵng, chúng

Dựa vào các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất, chất lượng sản phẩm chọn ra được các giống: Cu106 ở nhóm trái dài đạt năng suất 39,84 tấn/ha, phù