• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề ôn tập sử 7 (Từ 30.3 đến 4.4)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề ôn tập sử 7 (Từ 30.3 đến 4.4)"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Họ và tên:

Lớp:

Câu 1: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?

A. Cổ Loa B. Hoa Lư C. Bạch Hạc.

D. Phong Châu.

Câu 2: Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường.

B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.

C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.

D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.

Câu 3: Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.

A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa.

B. Bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua.

C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình.

D. Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc.

Câu 4: Nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô suy yếu.

A. Quân Nam Hán xâm lược lần 2.

B. Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi.

C. Do mâu thuẫn nội bộ.

(2)

D. Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực.

Câu 5: "Loạn 12 sứ quân" là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời:

A. Ngô.

B. Đinh.

C. Lý.

D. Trần.

Câu 6: Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”?

A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.

B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.

C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.

D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán.

Câu 7: Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước?

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B. Trần Lãm.

C. Phạm Bạch Hổ.

D. Ngô Xương Xí.

Câu 8: Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “Loạn 12 sứ quân” vào thời gian nào?

A. Năm 966.

B. Năm 967.

C. Năm 968.

D. Năm 969.

(3)

Câu 9: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?

A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.

D. Được nhà Tống giúp đỡ.

Câu 10: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?

A. Đánh hai nước Liêu - Hạ.

B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ.

C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.

D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước.

Câu 11: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?

A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.

B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.

C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.

D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung.

Câu 12: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là:

A. Ngồi yên đợi giặc đến.

B. Đầu hàng giặc.

C. Chủ đông tiến công để phá thế mạnh của quân Tống.

D. Liên kết với Cham-pa.

Câu 13: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?

(4)

A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.

B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.

C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.

D. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.

Câu 14: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng tronhg nước.

B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.

D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.

Câu 15: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?

A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.

B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.

C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.

D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.

Câu 16: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.

C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

Câu 17: Ai là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý?

A. Lý Kế Nguyên B. Vua Lý Thánh Tông

(5)

C. Lý Thường Kiệt D. Tông Đản

Câu 18: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 19: Bộ luật thành văn đầu tiên củ nước ta là:

A. Hình thư B. Gia Long C. Hồng Đức D. Cả 3 đều sai

Câu 20: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.

B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.

C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.

D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi 1 trang 60 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Vì sao Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt.. Việc xây dựng phòng tuyến

Trả lời câu hỏi 1 trang 73 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

Luyện tập 1 trang 56 Lịch Sử lớp 7: Hãy đánh giá nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược và vai trò của Lý Thường Kiệt đối với

Vận dụng 3 trang 68 Lịch Sử lớp 7: Tinh thần yêu nước, đoàn kết của quân dân Đại Việt thời Trần được phát huy như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ

+ Hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống

- Nhân tố tạo nên chiến thắng trông các cuộc kháng chiến chông quân Mông - Nguyên đó là: lòng yêu nước, sự đoàn kết toàn dân, cùng với sự chỉ huy tài ba của người lãnh

đồng thời, những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly cũng gây sự bất bình trong một bộ phận nhân dân nên nhà Hồ đã không đoàn kết được lòng dân trong cuộc kháng chiến

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược