• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phiếu BT môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 31 (16/3/2020 đên 22/3/2020)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phiếu BT môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 31 (16/3/2020 đên 22/3/2020)"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài tập Tự học tuần 31 - Văn 9:

1- Cho đoạn thơ:

“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”

a-Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào ? tác giả là ai ? b-Đoạn thơ là lời của ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

c-“Kiến nghĩa bất vi” là gì? Từ đó, em hiểu nghĩa của hai câu thơ cuối như thế nào ?

d-Viết 3-5 câu văn nối tiếp nêu suy nghĩ của em về phẩm chất được nói tới trong đoạn trích trên của nhân vật.

e-Từ hành động của nhân vật được nói tới trong đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 mặt giấy thi nêu suy nghĩ em về ý nghĩa của những việc làm chính nghĩa trong cuộc sống.

2- Đề bài thi:

Phần I (5.5đ):

Cho đoạn văn sau:

“- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.”

a. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.

b. Xác định các hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn và nêu ngắn gọn tác dụng của chúng.

c. Từ hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật “cháu” - anh thanh niên - trong văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 mặt giấy thi trình bày suy nghĩ của em về giá trị của cuộc sống.

Phần II (4.5đ)

Bằng bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã đem đến cho người đọc những câu thơ tuyệt đẹp:

(2)

“Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”

(Trích “Đoàn thuyền đánh cá“, Huy Cận)

a. Liệt kê các từ ngữ thuộc trường từ vựng thiên nhiên và trường từ vựng chỉ hoạt động của con người trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ thuộc hai trường từ vựng đó trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.

b. Cho câu chủ đề: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên như đã phân tích ở trên mà bài thơ còn là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới.”

Viết tiếp khoảng 12 câu để tạo thành đoạn văn tổng – phân – hợp hoàn chỉnh, trong đó có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và 1 câu bị động (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu bị động).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 7: Hãy chỉ ra những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của các nước Mĩ La-tinh.. Lật đổ các chế độ độc

Câu 4: Thời Trần, những người giàu có trong xã hội có nhiều ruộng đất cho thuê nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc được gọi là:.. Địa chủ

Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đấtA. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại trong

1/ Sau đây là một số từ phức chứa tiếng VUI:vui chơi, vui lòng,góp.. vui,vui mừng,vui nhộn,vui sướng,vui thích,vui thú,vui

Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền quy định cặp tính trạng tương phản thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế di truyền các tính

Câu 3: Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy

a-Để triển khai đề bài trên, em dự kiến chia thành những luận điểm nào. Hãy chỉ rõ những luận

Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng - phân - hợp nêu rõ ý nghĩa hình ảnh vầng trăng trong bài thơ, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch