• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhận biết từ loại - Phân biệt lời dẫn trực tiếp và gián tiếp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nhận biết từ loại - Phân biệt lời dẫn trực tiếp và gián tiếp"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 9 – HỌC KÌ I A- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá kiến thức Tiếng Việt trong chương trình học kì I, Ngữ văn 9.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài 4. Năng lực: Nhận thức, giải quyết vấn đề, cảm thụ văn chương.

B- MA TR N:

Mức độ Nội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng

cao Tổng số

I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: văn bản

truyện

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Văn bản hoàn chỉnh

- Nhận biết các pcht - Nhận biết phương thức

biểu đạt.

- Nhận biết từ loại

- Phân biệt lời dẫn trực tiếp và gián

tiếp.

- Phép liên kết câu.

- Rút ra bài học khi giao tiếp.

- Hình thức kiểm tra - Số câu

- Tỉ lệ

- Hình thức kiểm tra - Số câu

- Tỉ lệ

* TNKQ 2 10%

* TL 1 10%

*TNKQ 2 10%

* TL 1 10%

*TNKQ 0 0%

*TL 1 10%

II. Tạo lập văn bản - Hình thức kiểm tra

- Số câu - Tỉ lệ

TL 5 50%

Cộng số câu 3 3 1 1 9

Tổng số điểm 2 2 1 5 10

TRƯỜNG THCS . . . KIỂM TRA 1 TIẾT

(2)

LỚP . . .

Họ & tên HS: . . . MÔN: Tiếng Việt 9 Thời gian : 45 phút A. ĐỌC – HIỂU: ( 5 điểm)

Đọc mẩu truyện cười sau đây và trả lời các câu hỏi:

Hai đội bóng của hai xã cạnh nhau đang thi đấu trên sân. Bỗng một cầu thủ sút được một quả bóng vào lưới đối phương.

Bình luận viên kêu lớn: “ Vào! …Vào rồi! Bàn thắng là do công của đồng chí chủ tịch xã N. Người đã sinh ra cầu thủ số 10, tác giả của cú sút điệu nghệ vừa rồi.”

( Theo Thanh Thanh, Cười hở mười cái răng, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2004) I.Phần Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là :

A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D.Nghị luận

Câu 2: Từ “ sút” trong câu “ Bỗng một cầu thủ sút được một quả bóng vào lưới đối phương” thuộc từ loại gì?

A. Số từ B. Động từ C. Danh từ D. Tính từ

Câu 3: Vào! …Vào rồi! Là kiểu câu nào ?

A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu đặc biệt D. Câu rút gọn Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S:

Nội dung Đáp án

a. Bộ phận in đậm trong trích dẫn trên là lời dẫn trực tiếp.

b. Bộ phận in đậm trong trích dẫn trên là lời dẫn gián tiếp.

II. Câu hỏi trả lời ngắn: (3 điểm)

Câu 1: Xác định trường từ vựng có trong đoạn trích trên.

Câu 2: Trong đoạn trích, nhân vật bình luận viên có vi phạm phương châm hội thoại không? Gọi tên phương châm hội thoại đó.( Nếu có)

Câu 3: Theo em, đoạn trích trên muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?

B. TẠO LẬP VĂN BẢN ( 5 điểm)

Câu 1: (1đ) Sắp xếp các từ sau vào 2 nhóm : từ láy và từ ghép.

“ rắn rỏi, bọt bèo, bó buộc, giam giữ, nhường nhịn, nhẫn nhục, nhũng nhẵng, mong muốn, mong manh, mịn màng”

Câu 2: (2đ) Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ để phân tích nét độc đáo trong câu thơ sau: " Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng" ( Nguyễn khoa Điềm )

Câu 3: (2 điểm) Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng trung thực, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. Gạch dưới các lời dẫn đó.

……….HẾT……….

(3)

HƯỚNG DẪN CHẤM. . Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN ĐIỂM

Đọc hiểu văn bản (5 điểm)

1. Phần TNKQ: 2.0

Câu 1: C 0.5

Câu 2: B 0.5

Câu 3: C 0.5

Câu 4: a. Đ b. S

0.25/

câu 2. Phần trả lời ngắn

3.0

Câu 1: đội bóng, thi đấu, bàn thắng, cầu thủ, sút, quả bóng, lưới,

đối phương 1.0

Câu 2.

- Có

- Phương châm về lượng.

( Hs có thể giải thích thừa cụm từ “công của đồng chí chủ tịch xã N…Người đã sinh ra”

1.0

Câu 3.

Mức 1. (1 điểm). HS trả lời đúng một trong những ý sau:

- Phê phán thói ba hoa, xu nịnh. Chỉ nói những gì đúng, vừa đủ và cần thiết.

- Vi phạm phương châm về lượng, nói thừa lượng thông tin cần thiết. câu chuyện mỉa mai những người có thói xu nịnh, tang bốc những người cấp trên để lấy lòng, lợi dụng trục lợi cá nhân.

(HS có thể trả lời đáp án khác theo năng lực sáng tạo của mình nhưng hợp lí vẫn được tính điểm tối đa.)

Mức 2 : (0.5)

- Phê phán thói hư tật xấu.

- Không được xu nịnh.

Mức 3. (0 điểm)

1.0

(4)

- Không hiểu.

- Mơ hồ,không rõ ràng.

Tạo lập văn bản (4.0 điểm)

Câu 1. Từ láy: rắn rỏi, nhũng nhẵng, mong manh, mịn màng, nhãn nhục

Từ ghép: bọt bèo, bó buộc, giam giữ, nhường nhịn, mong muốn.

1 đ

Câu 2. Phép tu từ ẩn dụ.

Đứa con là nguồn sáng, sụ hy vọng và là động lực để người mẹ sống, lao động và cống hiến cho cách mạng.

1 đ

Câu 3. Em hãy viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ của em về lòng trung thực, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. Gạch dưới các lời dẫn đó.

2 đ

Yêu cầu chung:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận.

- Bài tập phải được tổ chức thành đoạn văn hoàn chỉnh .

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu .

*Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

Trình bày đầy đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Yêu cầu phải có lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò, ý nghĩa của tính trung thực trong cuộc sống.

0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Học

sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

- Mở đoạn:

+ Giới thiệu tính trung thực

+ Sự cần thiết của tính trung thực với con người.

0.25

- Phát triển đoạn:

+ Biểu hiện của tính trung thực: Thật thà, không dối trá, không che dấu những thói xấu.

+ Vai trò của tính trung thực:

0.5

(5)

* Trong xã hội: Trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội .

* Trong học tập - thi cử: đây là đức tính mà mỗi học sinh cần có, có đức tính này để có hiệu quả học tập tốt nhất.

Khẳng định ý nghĩa của trung thực. 0,25

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn

đề nghị luận. 0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt

câu, có lời dẫn trực tiếp, gián tiếp. 0.25

Giáo viên chấm điểm cho học sinh tuỳ vào mức độ đạt được ở hai yêu cầu: kiến thức và kĩ năng đã nêu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Không hiểu và không tuân theo nghi thức này sẽ bị đánh giá là thiếu văn hóa trong giao tiếp hoặc trịch thượng… làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quan hệ.. Bài14-Tiết 73

- DGT: Trong tác phẩm Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng giản dị trong đời sống trong

Thay đổi động từ tường thuật: Động từ tường thuật của lời nói trực tiếp phải được đổi phù hợp với nghĩa hoặc cấu trúc câu của lời nói gián tiếp.. Eg: He said, “Do

Chỉ ra một câu có sử dụng cách dẫn trực tiếp và một câu sử dụng cách dẫn gián tiếp trong đoạn văn trên (gạch chân, chỉ rõ lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp)..

Điều này được lí giải bởi mỗi một mô hình cấu trúc hành vi từ chối gián tiếp trên, bên cạnh ý nghĩa chung là từ chối, còn hàm chứa những sắc thái nghĩa biểu

Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết: Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu

a. Dấu hai chấm để báo trước có lời dẫn trực tiếp. - Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp lời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh b.Không dùng dấu vì đây là lời dẫn gián

Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng - phân - hợp nêu rõ ý nghĩa hình ảnh vầng trăng trong bài thơ, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch