• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8

Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khát khao tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt đến độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hồn thiên ngự trị ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xiềng xích nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

a. Đoạn văn trên đề cập đến bài thơ nào? Hãy nêu những hiểu biết của em về nội dung, tác giả của tác phẩm đó. (1đ)

b. Hãy nêu nội dung chính và câu chủ đề của đoạn văn trên? (1đ) c. Xác định kiểu câu và chức năng của những câu được in đậm: (1đ)

“Than ôi! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

Câu 2: (3 điểm)

Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài thơ Quê hương là sự mở đầu. Em hãy viết 1 bài văn ngắn nêu cảm nhận về một hình ảnh thơ em thích nhất trong bài thơ đó.

Câu 3: (4 điểm)

Từ thông điệp : “ Cuộc sống cho ta yêu thương Tình người với bao buồn vui.

Lắng sâu trong tâm hồn

Cuộc sống cho ta điều kì diêu.”

Nêu suy nghĩ của em những kì diệu về Ước mơ trong cuộc sống.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1:

(2)

a) Tác phẩm được nói đến: bài thơ Nhớ rừng - Thế Lữ (0,5đ).

Bài thơ mượn lời con hổ trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khát khao tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn (0,25đ),

Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy (0,25đ) (HS có thể diễn đạt theo cách của mình)

b) Nội dung chính của đoạn văn trên là: khen ngợi bút pháp nghệ thuật tài tình của tác giả trong việc chuyển tải nội dung, tư tưởng của mình qua những lời thơ giàu cảm xúc, giàu nhạc điệu và đặc biệt là diễn tả nỗi lòng của hàng triệu người dân yêu nước “thuở ấy” (0.5đ)

Câu chủ đề: Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khát khao tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. (0,5đ)

c) Than ôi! : câu cảm thán (0,25đ); chức năng: bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với tác giả.(0,25đ) Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than oán : câu trần thuật (0,25đ); chức năng : trình bày.(0,25đ)

Câu 2:( 3đ) Viết văn bản ngắn cảm nhận về hình ảnh thơ em thích trong bài Quê hương - Tế Hanh.

Nội dung:

Hs có thể chọn một hình ảnh đặc sắc mà tác giả đã chia sẽ: cánh buồm, dân chài lưới.

chiếc thuyền, cảnh ra khơi, cảnh trở về,.. hay đơn giản chỉ là làn da, hơi thở.

Phân tích được nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của hình ảnh ấy..

Hình thức:

Trình bày theo bố cục ba phần, các đoạn thống nhất chặt chẽ, câu văn gãy gọn, xúc tích.

( Tùy cách diễn đạt của học sinh, giáo viên chấm điểm phù hợp ) Câu 3: ( 4đ) Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về những điều kì diệu của Ước mơ

Yêu cầu:

Kiểu bài : Văn nghị luận

Vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về vẻ đẹp, về “giá trị” của những ước mơ.

Hình thức: Bố cục rõ ràng: 3 phần, lập luận chặt chẽ, diễn đạt gãy gọn, đúng chính tả, không bôi xóa,..

Dàn bài I. Mở bài:

Gioi thiệu thông điệp

Nêu ý nghĩa của thông điệp .

(3)

II. Thân bài:

Giai thích vấn đề: thông điệp nhắc nhở về những kì diệu của cuộc sống mang lại, đặc biệt là điều kì diệu trong ước mơ của mỗi người. Dù cuộc sống có khốn khó, có buồn nhiều hơn vui nhưng đừng bao giờ từ bỏ ước mơ vì đó là mục đích, là lẽ sống là niềm tin giúp ta nhận ra những giá trị đích thực trong cuộc sống; giúp ta vượt qua nỗi buồn khó hay vượt qua nỗi cô đơn thực tại,.. Vì vậy hãy ước mơ và đừng từ bỏ ước mơ

Đánh giá vấn đề:

Tại sao?

- Vì ước mơ chính là mục tiêu giúp ta duy trì và phát triển, có ước mơ mới khiến bản thân tiến bộ, vượt qua những khó khăn thử thách, tôi luyện những phẩm chất tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội... đó chính là những điều kì diệu khi ta dám ước mơ và thử thách mọi thứ để đạt được.

--> Ước mơ là con đường dẫn đến sự hoàn thiện, dẫn đến thành công. Không có ước mơ con người sẽ chẳng trưởng thành, mãi là một đứa trẻ như những hòn đá vô giác.

Thực hiện ?

- Ươc mơ phải đẹp (đúng, phù hợp với khả năng ) - Đạt được ước mơ cần có sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại.

- Dù có đạt được hay không thì mỗi cố gắng mỗi bước đi cũng đã mang lại nhiều lợi ích ( niềm vui, kinh nghiệm, bạn bè ,..) cho bản thân.

III. Kết bài:

-Khẳng định lại giá trị của những điều kì diệu từ ước mơ.

-Kinh nghiệm từ bản thân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?. Việt Nam nằm trong

Câu chủ đề trong đoạn trích trên là : “Bên cạnh việc phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch,

Sau khi trả lời các câu hỏi ở các mục, học sinh ghi ra được nội dung bài học gồm các nội dung:.. B NỘI DUNG BÀI HỌC (Phần trọng tâm ghi vào vở

- Để văn bản có tính liên kết ta cần phải làm cho nội dung các câu trong đoạn, các đoạn trong một bài phải liên quan, thống nhất với nhau.. - Đồng thời phải dùng những

- Là sử dụng, lồng ghép những câu văn mang yếu tố hình ảnh vào bài văn thuyết

 Phản ánh đời sống một cách toàn vẹn, sinh động, khám phá số phận cá nhân, sử dụng sinh hoạt hư cấu, điển hình đóa, tổng hợp thủ pháp của các thể loại văn học,

Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể góp sức mình xây dựng quê hương.. Đó là

Mẹ con nhà thỏ sống trong một cánh rừng, Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau