• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐƯA LÊN WEBSITE TRƯỜNG Họ tên giáo viên: Trần Thị Thuyền Quyên

Môn dạy: Vật Lí

Nội dung đưa lên Website:

Hệ thống kiến thức: CHỦ ĐỀ HIỆU ĐIỆN THẾ - VẬT LÍ 7

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT HKII PHẦN 2 VẬT LÍ 7 CÁC BẠN HỌC SINH THÂN MẾM CÁC BẠN NHẬP ĐƯỜNG LINK BÊN DƯỚI VÀ THỰC HIỆN TẬP ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT HKII PHẦN 2 ONLINE

TRÊN Doc.google.com nhé.

https://forms.gle/FJjFHQ7eAeqhKEP18 Thời gian hoàn thành 17h ngày 29/4/2020

Sđt C. Quyên Zalo/Facebook 0348105509 (thuyền quyên trần) CHỦ ĐỀ HIỆU ĐIỆN THẾ

A. NHẬN XÉT TIẾT HỌC TRƯỚC

- Tổng số học sinh tham gia tiết học trước: 71 HS - Tổng số học sinh nộp bài: 59

- Nhận xét về kết quả kiểm tra cuối bài:

+ Học sinh tham gia học online ngày càng tích cực, chủ động trao đổi với nhau những vấn đề chưa rõ qua các kênh học tập

+ Kết quả kiểm tra chả các bạn học sinh tương đối tốt, Tuy nhiện vẫn còn nhiều bài chưa đạt yêu cầu (chiếm tỉ lệ 25%). Mặc dù vậy một số bạn chưa đạt yêu cầu đã chủ động làm bài kiểm tra lại và hoàn thành tốt bài kiểm tra.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

PHẦN 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

(2)

+ Biết được ở hai cực của nguồn điện có sự nhiễm điện khác nhau và giữa chúng có hiệu điện thế.

+ Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V)

+ Sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện (lựa chọn vôn kế phù hợp và mắc đúng vôn kế)

+ Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.

+ Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn và khi hiệu điện thế này càng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn.

+ Hiểu được mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó.

PHẦN 2. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LÍ THUYẾT NỘI DUNG GHI BÀI:

I. Hiệu điện thế 1. Hiệu điện thế.

 - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

 - Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U.

 - Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.

+ Đối với hiệu điện thế có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị milivôn, kí hiệu mV. 1 mV = 0,001 V 1 V = 1000 mV

+ Đối với hiệu điện thế có giá trị lớn, người ta dùng đơn vị kilôvôn, kí hiệu là kV. 1 kV = 1000 V 1 V = 0,001 kV

 - Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

2. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện

 Trong một mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn tạo ra dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

(3)

 Đối với một vật dẫn nhất định (bóng đèn, nồi cơm điện, bàn là điện...) nếu hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn đó càng lớn.

 Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết giá trị hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó. Hiệu điện thế định mức là hiệu điện thế lớn nhất mà dụng cụ đó có thể chịu đựng được.

II. Dụng cụ đo hiệu điện thế

 Để đo hiệu điện thế người ta dùng dùng cụ gọi là vôn kế. Kí hiệu vẽ Vôn kế là:

III. Đo hiệu điện thế: đọc them sgk

Khi sử dụng vôn kế đo hiệu điện thế cần lưu ý:

- Chọn Vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với giá trị cần đo.

- Mắc Vôn kế song song với vật cần đo hiệu điện thế sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) và đi ra chốt (-) của Vôn kế (tức là chốt (+) của Vôn kế mắc về phía cực dương của nguồn điện còn chốt (-) của vôn kế mắc về phía cực âm của nguồn điện).

- Số chỉ của Vôn kế mắc song song với vật chính là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn đó.

- Khi mắc trực tiếp hai chốt của Vôn kế vào hai cực của nguồn điện tức là đo hiệu điện thế giữa hai đầu của nguồn điện đó (hình 3.1)

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU KHÔNG GHI CHÉP I. LÝ THUYẾT

1. Hiệu điện thế

- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

- Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U.

(4)

- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.

+ Đối với hiệu điện thế có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị milivôn, kí hiệu mV.

1 mV = 0,001 V 1 V = 1000 mV

+ Đối với hiệu điện thế có giá trị lớn, người ta dùng đơn vị kilôvôn, kí hiệu là kV.

1 kV = 1000 V 1 V = 0,001 kV

- Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

2. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện

- Trong một mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn tạo ra dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

- Đối với một vật dẫn nhất định (bóng đèn, nồi cơm điện, bàn là điện...) nếu hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn đó càng lớn.

- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết giá trị hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó. Hiệu điện thế định mức là hiệu điện thế lớn nhất mà dụng cụ đó có thể chịu đựng được.

(5)

*** Lưu ý

+ Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 thì không có dòng điện chạy qua nó.

+ Giữa hai đầu các cực của nguồn điện dù khi mạch hở hay mạch kín đều có hiệu điện thế.

+ Mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi hiệu điện thế sử dụng đúng bằng hiệu điện thế định mức của nó.

+ Nếu hiệu điện thế sử dụng lớn hơn hiệu điện thế định mức thì dụng cụ điện sẽ hỏng.

+ Nếu hiệu điện thế sử dụng nhỏ hơn hiệu điện thế định mức, đối với các dụng cụ hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện như bóng đèn có dây tóc, bàn là, bếp điện… vẫn có thể hoạt động nhưng yếu hơn bình thường; còn đối với các dụng cụ điện như: quạt điện, máy bơm nước, tủ lạnh, tivi, máy vi tính… có thể bị hư hỏng. Vì vậy người ta thường dùng một dụng cụ gọi là ổn áp có tác dụng điều chỉnh để luôn có hiệu điện đế bằng hiệu điện thế định mức.

(6)

3. Dụng cụ đo hiệu điện thế

- Để đo hiệu điện thế người ta dùng dùng cụ gọi là vôn kế.

+ Trên mặt vôn kế có ghi chữ V (số đo hiệu điện thế tính theo đơn vị V).

+ Có hai loại vôn kế: Vôn kế dùng kim và vôn kế hiện số (sử dụng đồng hồ đo điện đa năng).

- Mỗi vôn kế đều có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) xác định.

(7)

- Kí hiệu vẽ Vôn kế là:

4. Đo hiệu điện thế

Khi sử dụng vôn kế đo hiệu điện thế cần lưu ý:

- Chọn Vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với giá trị cần đo.

- Mắc Vôn kế song song với vật cần đo hiệu điện thế sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) và đi ra chốt (-) của Vôn kế (tức là chốt (+) của Vôn kế mắc về phía cực dương của nguồn điện còn chốt (-) của vôn kế mắc về phía cực âm của nguồn điện).

- Số chỉ của Vôn kế mắc song song với vật chính là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn đó.

(8)

- Khi mắc trực tiếp hai chốt của Vôn kế vào hai cực của nguồn điện tức là đo hiệu điện thế giữa hai đầu của nguồn điện đó (hình 3.1)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. So sánh độ sáng của các bóng đèn

Căn cứ vào hiệu điện thế giữa hai đầu đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua đèn đó cũng càng lớn nên độ sáng của đèn càng lớn.

2. Giải thích mức độ hoạt động của các thiết bị điện

So sánh hiệu điện thế thực tế giữa hai đầu thiết bị điện với hiệu điện thế định mức của nó để đưa ra một số hiện tượng có thể xảy ra (Phần lưu ý).

PHẦN 3. BÀI TẬP ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT (GOOGLE FORM) Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:. Chiều dòng điện là chiều

từ………..qua…………..và………tới... của nguồn điện A. Cực dương, dẫn dây, cực âm, thiết bị điện.

B. Cực dương, dẫn dây, thiết bị điện, cực âm.

C. Cựa âm, dẫn dây, thiết bị điện. cực dương.

D. Cực âm, thiết bị điện, dẫn dây, cực dương.

Câu 2: Dòng điện được cung cấp bởi pin hay ắc – qui là:

A. Dòng điện không đổi.

B. Dòng điện một chiều.

C. Dòng điện xoay chiều.

D. Dòng điện biến thiên Câu 3: Chọn câu đúng:

A. Dòng điện trong mạch có chiều cùng chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại

B. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.

(9)

C. Dòng điện trong mạch có chiều cùng với chiều dịch chuyển có hướng của các ion dương trong dây dẫn kim loại.

D. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các ion âm trong dây dẫn kim loại

Câu 4: Chọn câu trả lời đúngKí hiệu nào sau đây là kí hiệu của nguồn điện 2 pin:

A. B.

C. D.

Câu 5: Chọn câu trả lời đúngKí hiệu nào sau đây là kí hiệu của Công tắt đóng:

A. B.

C. D.

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng: Trong hình 11.6, chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện nào đúng?

A. Mạch (1) B. Mạch (2)

C. Cả (1) và (2) đều đúng D. Cả (1) và (2) đều sai Câu 7: họn câu trả lời

đúngTrong một mạch kín, hai cực của pin được nối với nhau bằng một sợi dây đồng. Các electron tự do trong dây sẽ bị cực nào hút? Cực nào đẩy?

A. Cực dương hút, cực âm đẩy B. Cực dương đẩy, cực âm hút

(10)

C. Cả hai cực cùng đẩy D. Cả hai cực cùng hút

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng: KÍ HIỆU CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN A. I

B. U

C. R D. P

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng: Tác dụng nào dùng để chế tạo nam châm điện và các thiết bị đóng ngắt tự động

A. Tác dụng từ B. Tác dụng sinh lí C. Tác dụng hóa học D. Tác dụng phát sáng

Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với………..được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng……….

A. Cực dương, tác dụng hóa học B. Cực âm, tác dụng nhiệt

C. Cực âm, tác dụng hóa học D. Cực dương, tác dụng từ

Duyệt của Ban giám hiệu KT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG

________

GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Trần Thị Thuyền Quyên

https://forms.gle/FJjFHQ7eAeqhKEP18

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn bút thử điện làm chất khí này phát sáng. Bóng đèn bút

 Giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch có hiệu điện thế bằng không.... Hiệu điện thế giữa hai đầu

Vì điện trở của dây tóc bóng đèn có giá trị thay đổi theo nhiệt độ của dây tóc nên hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn X 1 , X 2 và cường độ dòng điện chạy

Bài 1.. b) Khi mắc nối tiếp hai đèn này vào hiệu điện thế 220V thì đèn loại 40W sẽ sáng hơn vì lúc này cường độ dòng điện chạy qua hai đèn là như nhau, mà đèn loại 40W có

Khoanh tròn trước chữ cái đứng trước câu mà em cho là đáp án đúng: (5đ) Câu 1: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.. cường

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dâyA. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ

Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đó tăng (hoặc