• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tuần 20 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ " Tuần 20 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat "

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 20 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

A. CARBONIC ACID (H2CO3)

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

- Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí CO2 tạo thành dung dịch axit cacbonic.

Khi đun nóng, khí CO2 bay ra khỏi dung dịch 2. Tính chất hóa học

- H2CO3 là một axit yếu, dung dịch H2CO3 làm quỳ chuyển thành màu đỏ nhạt

- H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O

B. MUỐI CARBONATE 1. Phân loại

- Muối cacbonat được chia làm 2 loại là muối trung hòa và muối axit - Muối trung hòa: Na2CO3, CaCO3

- Muối axit (hiđrocacbonat) có nguyên tố H trong gốc axit: NaHCO3, Ca(HCO3)2,…

2. Tính chất vật lí

* Tính tan

- Đa số các muối cacbonat không tan trong nước, chỉ có một số muối cacbonat tan được như Na2CO3, K2CO3, (NH4)2CO3,…

- Hầu hết các muối hiđrocacbonat đều tan trong nước như NaHCO3,Ca(HCO3)2,...

- Hầu hết muối cacbonat trung hòa không tan, như CaCO3, BaCO3, MgCO33. Tính chất hóa học

a) Tác dụng với axit mạnh (HCl, HNO3, H,SO4,...) tạo muối mới + CO2

NaHCO3 + HCl →………+……+……

Na2CO3 + HCl → ………….+……..+………….

b) Muối cacbonat tan tác dụng được với dung dịch bazơ tạo thành bazơ mới và muối mới

K2CO3 + Ca(OH)2 → ……..+…………..

KHCO3 + Ba(OH)2 → ………….+……..+………….

NaHCO3 + KOH →…………+……….+……….

c) Muối cacbonat tan tác dụng được với dung dịch muối tạo thành 2 muối mới Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3

(2)

2NaHCO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3↓ + H2O + CO2

d) Bị nhiệt phân hủy

CaCO3 CaO + CO2

2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2

Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O

Bài 30: Silicon. Công nghiệp silicat

I. SILICON

Kí hiệu hóa học: Si; Nguyên tử khối: 28 1. Trạng thái thiên nhiên

Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi, chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.

Trong tự nhiên Silicon không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

Các hợp chất của silicon tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét (cao lanh).

2. Tính chất

Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém . Tinh thể silicon tinh khiết là chất bán dẫn.

Silicon là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo. Ở nhiệt độ cao, silicon phản ứng với oxi tạo thành silic đioxit

Phương trình hóa học:

Siliconđược dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và được dùng để chế tạo pin mặt trời.

II. SILIC ĐIOXIT (công thức hóa học: SiO2)

- SiO2 là oxide acid . Ở nhiệt độ cao, tác dụng với kiềm và oxit bazơ tan tạo thành muối silicat.

Ví dụ:

(3)

- Silicon đioxit không phản ứng với nước III. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHIỆP SILICAT

Công nghiệp silicat gồm sản xuất đồ gốm, thủy tinh, xi măng từ những hợp chất thiên nhiên của Si và những hóa chất khác.

1. Sản xuất đồ gốm, sứ

Đồ gốm gồm: gạch ngói, gạch chịu lửa và sành, sứ.

a) Nguyên liệu chính: Đất sét, thạch anh, fenpat (khoáng vật).

b) Các công đoạn chính

- Nhào đất sét + thạch anh + fenpat tạo thành khối dẻo tạo hình và sấy khô.

- Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao.

c) Cơ sở sản xuất: Ở nước ta có nhiều cơ sở sản xuất gốm, sứ như: Bát Tràng – Hà Nội, công ti sứ ở Hải Dương, Đồng Nai…

2. Sản xuất xi măng

a) Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát…

b) Các công đoạn chính

- Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét rồi trộn với cát và nước ở dạng bùn - Nung hỗn hợp trên lò quay (hoặc lò đứng) ở 1400-1500°C được clanhke rắn - Nghiền clanhke nguội với phụ gia được xi măng

c) Cơ sở sản xuất: nước ta có các nhà máy xi măng Hà Tiên, Hải Phòng, Bỉm Sơn…

3. Sản xuất thủy tinh

a) Nguyên liệu: Cát thạch anh (cát trắng), sôđa, đá vôi theo một tỉ lệ thích hợp.

b) Các công đoạn chính

- Trộn nguyên liệu với nhau theo tỉ lệ thích hợp

(4)

- Nung hỗn hợp trong lò nung ở khoảng 900°C được thủy tinh nhão - Làm nguội từ từ được thủy tinh dẻo

- Ép, thổi thủy tinh dẻo thành các đồ vật Các phương trình hóa học:

c) Cơ sở sản xuất: nước ta có nhiều nhà máy sản xuất thủy tinh ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thủy tinh tổng hợp sau đó được nghiền mịn bằng cối sứ tới kích thước nhỏ hơn 200µm để phân tích các đặc trưng lý hóa cũng như tiến hành thực nghiệm ‘‘In vitro’’

Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu này được tiến hành ở vùng cửa sông ven biển Bạc Liêu và Cà Mau nhằm cung cấp dẫn liệu về đặc điểm hình thái và cấu trúc mô học của tinh sào

Để thay thế ngói đất sét nung, tấm lợp xi măng các loại và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đối với vật liệu lợp một giải pháp hiệu quả là nghiên cứu

Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa cacbon từ dạng này sang dạng khác.. Sự chuyển hóa này diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình

Axit HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic. Bài 2 trang 91 SGK Hóa học lớp 9: Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối

Bài viết tìm hiểu ảnh hưởng của Kinh Thành Huế đến tổng thể và bố cục sắp xếp của các nhà vườn truyền thống Huế (NVTTH) tọa lạc trong khu vực Kinh Thành thông

Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?. Vì sao tình trạng thiếu việc

A. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ trên.. 1) Viết phương trình phản ứng. 2) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. 1)