• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………

Giảng:………. Tiết 39

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

( Phần văn ) I . Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS bổ sung sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.

- Sự hiểu biết về các tác phẩm văn thơ về địa phương.

- Những biến chuyển của văn thơ địa phương sau 1975.

- Thấy được vẻ đẹp kì thú, hấp dẫn đến say người của trời bể Hạ Long qua những phát hiện và cách thể hiện sáng tạo độc đáo của nhà thơ Chế Lan Viên.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học

+ Sưu tầm, tuyển chọn những tác phẩm văn thơ viết về địa phương.

+ Đọc, hiểu và thẩm bình về thơ văn viết về địa phương.

+ So sánh văn học địa phương giữa các giai đoạn.

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị.

3. Thái độ

- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương..

- Có ý thức và tình cảm trân trọng, tự hào với cảnh quan nổi tiếng của vùng mỏ Quảng Ninh.

4. Phát triển năng lực

- Biết cách đọc – hiểu một văn bản nghệ thuật viết theo thể thơ tự do về địa phương.

- Nắm được các thông tin chính của văn bản qua các biện pháp tu từ.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh : giáo dục tình yêu quê hương, đất nước II. Chuẩn bị của thầy và trò

- Thầy: sách địa phương tập hai, đọc tư liệu soạn bài, máy chiếu, phiếu học tập.

- Trò: soạn bài theo hướng dẫn trong sách địa phương và của gv.

III. Phương pháp, kỹ thuật

- Đàm thoại, thuyết trình, thảo luận, phân tích, quy nạp, dạy học phân hóa, dạy học nhóm.

- Động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ IV. Tiến trình hoạt động

1. Tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ :

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: hs biết được một số nhà văn, nhà thơ của I. Bảng thống kê các tác giả văn học địa phương được

(2)

địa phương tỉnh Quảng Ninh

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP nêu và giải quyết vấn đề

- KT động não

GV cho hs thảo luận nhóm.

Các nhóm dán kết quả thảo luận về bảng thống kê các tác giả địa phương và những tác phẩm viết về địa phương.

Gv cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

GV treo bảng phụ bảng thống kê cho học sinh tham khảo.

công bố từ năm 1975 đến nay

Stt Họ và tên Tác phẩm

1 Văn Chư Cảm xúc Đông Triều (thơ)

2 Đinh Đức Cường Vào thăm đồng đội , Chợ tình (thơ)

3 Toàn Diễn Vườn đồi vườn thơ

4 Đức Duy Hương đồi

5 Lê Văn Duyệt Than ra lò cuối năm

6 Vân Hải Thức với trăng

7 Lại Tuấn Hiền Lá cờ năm xưa

8 Đỗ Chí Hiếu Đồi trung du

9 Vũ Xuân Hồng Cảm xúc tháng 5, Đông Triều xuân 10 Lê Trong Ngãi Lòng đất tình người

11 Nguyễn Văn Hùng Chị chiều (chèo)

12 Hoàng Huy Dì tôi người nghĩa quân Đệ tứ ( hồi kí) 13 Trần Khang Nỗi đau đâu của riêng ai (kịch)

14 Trương Thịnh Người đi tìm vàng (kịch ngắn) 15 Nguyễn Hữu Tuân Cung kiếm An Biên (truyện ngắn)

16 Chế Lan Viên Cành phong lan bể

17 Xuân Diệu Chào Hạ Long

18 Tiêu Tam (TQ) Vịnh Hạ Long (Hoàng Trung Thông dịch) 19 ép-ghê-ni Đôn-ma-tốp-xki Núi Bài thơ (Thuý Toàn dịch)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 2: 25’

- Mục tiêu: hs biết một số tác phẩm của các tác giả địa phương

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, thảo luận, phân tích, quy nạp - KT động não, chia nhóm

- Giáo viên giới thiệu khái quát ND, NT tác phẩm (bật băng, cho xem tranh ảnh, đọc một số tác phẩm ...) - HS nêu cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm.

II. Sưu tầm một số tác phẩm hay viết về địa phương.

1. Bài hát: Đông Triều đệ tứ chiến khu ( Tô Đang)

(3)

- Gv yêu cầu học sinh theo dõi phần chú thích sgk (46)

? Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Chế Lan Viên?

- Hs nêu dựa vào phần chú thích.

- Gv nhận xét, chốt – sgk

? Nêu xuất xứ của bài thơ?

- Hs nêu.

- Gv chốt.

? Theo em, với bài thơ này, ta nên đọc với giọng như thế nào?

- Hs phát biểu.

- GV hướng dẫn học sinh cách đọc (giọng đọc hứng khởi thể hiện sự ca ngợi vẻ đẹp kì thú của Hạ Long, trong mỗi đoạn lại có những câu thơ dài ngắn khác nhau nên chú ý cách đọc từ câu ngắn sang câu dài cần có sự tiếp nối….)

Ngữ liệu: Đây hồn thơ thời đại đợi ta đây.

Xanh biếc màu xanh bể như hàng nghìn mùa thu qua còn để tâm hồn nằm đọng lại.

Sóng như hàng nghìn trưa xanh, trời đã tan xanh ra thành bể và thôi không trở lại làm trời.

- Gọi hs đọc, một số hs nhận xét.

Gv chia lớp thành 3 nhóm, y/c các nhóm thảo luận nội dung bài thơ vào phiếu học tập.

- N1: xác định giọng điệu và cảm xúc chính của bài thơ.

- N2: Phân tích cách thể hiện đặc sắc của Chế lan Viên trong việc ngợi ca vùng mỏ và vịnh Hạ Long (thể thơ, kiểu câu, h/a phong phú, mới lạ, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa…)

- N3: Tìm những câu thơ bộc lộ tình cảm trực tiếp của nhà thơ với vùng biển Hạ Long. Em học tập được gì trong cách thể hiện tình cảm đó.

- Các nhóm thảo luận t/g trong 10’

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

+ Các nhóm khác nhận xét.

+ Gv nhận xét, đánh giá, chốt.

2. Văn bản: Cành phong lan bể (Chế Lan Viên)

2.1. Tác giả

- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới.

2.2. Tác phẩm

- Bài thơ in trong tập thơ “ Ánh sáng và phù sa”.

2.3. Đọc – hiểu văn bản a. Đọc, chú thích

b. Tìm hiểu nội dung văn bản

- Giọng điệu chân thành thể hiện tình yêu của tác giả với vùng biển Hạ Long.

+ Hồng Quảng – Hồng Gai…

+ Vùng mỏ - Vùng thơ…

+ Cẩm Phả - Cửa Ông….

- Thể thơ tự do gần với văn xuôi;

kiểu câu cảm thán, trần thuật; h/a thơ phong phú (Nếu núi là con trai, thì bể biếc là phần yểu điệu nhất của quê hương đã biến thành con gái…); nghệ thuật so sánh (Bể đổi thay như lòng ta

(4)

? Em thích những câu thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?

- Hs tự bộc lộ Hoạt động 3: 5’

- Mục tiêu: hs có ý thức tự giác tìm hiểu, sưu tầm - Hình thức tổ chức: dạy học nhóm

- PP nêu vấn đề - KT giao nhiệm vụ

- GV y/c các nhóm đọc bài mà nhóm mình sưu tầm hoặc sáng tác.

- Các nhóm đọc kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét.

- Gv nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị của các nhóm.

thay mùa, thay cảm xúc…) - Những câu thơ bộc lộ trực tiếp t/c của tác giả: “Ngòi bút xưa...

làng ta”…

III. Giáo viên thu thập tác phẩm hs sưu tầm + tác phẩm h/s sáng tác - các nhóm trao đổi, đọc trước lớp.

4. Củng cố: 1’

? Các tác phẩm văn học, nghệ thuật vùng đệ tứ chiến khu cho em hiểu thêm điều gì về con người Đông Triều?

5. HD về nhà: 3’

- Tiếp tục sưu tầm các tác giả, tác phẩm của địa phương.

- Gv y/c hs viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một trong những tác phẩm viết về địa phương mà em vừa sưu tầm được hoặc viết một bài văn về địa phương mình.

- Chuẩn bị văn bản Đồng chí.

+ Tìm hiểu vài nét về nhà thơ Chính Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí.

+ Tìm hiểu về chủ đề trong thơ Chính Hữu và một số bài thơ tiêu biểu của ông.

+ Thời điểm Chính Hữu sáng tác bài đồng chí có gì đáng lưu ý?

+ Chú ý cách đọc bài thơ: đọc với nhịp hơi chậm để diễn tả những tình cảm, cảm xúc được lắng lại, dồn nén. Ba dòng cuối cần đọc với nhịp chậm hơn và giộng hơi lên cao để khắc họa được những hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.

+ Bố cục của bài thơ gồm mấy phần? Nhận xét về bố cục đó?

+ Phân tích phần đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí.

+ Tình đồng chí được hình thành trên những cơ sở nào? Phân tích từ ngữ, hình ảnh để làm rõ điều đó. Chú ý một số từ ngữ: quê anh, làng tôi; thành ngữ đất cày lên sỏi đá;

biện pháp tu từ…

+ Tìm nghe bài hát Đồng chí.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

(5)

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật (chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm) và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

* Ñeà baøi : Keå chuyeän veà moät laàn em ñöôïc ñi thaêm caûnh ñeïp ôû ñòa phöông em hoaëc ôû nôi khaùc?. * Gôïi yù 1: Xaùc ñònh roõ caûnh ñeïp maø em ñeán

Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và

- Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca

- Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và

Khi bàn luận, chúng ta không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân mà còn muốn thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình; qua đó, góp phần tạo nên những thay

- Điểm 4: Bài làm đạt các yêu cầu cơ bản trên, có thể mắc lỗi diễn đạt nhỏ không làm ảnh hưởng đến nội dung.. - Điểm 2,5: Bài chỉ đạt ½ số yêu cầu trên, nội dung còn