• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 41 (mới 2022 + Bài Tập): Diễn thế sinh thái

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 12 Bài 41 (mới 2022 + Bài Tập): Diễn thế sinh thái"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 41: DIỄN THẾ SINH THÁI I. KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI

- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

- Trong quá trình diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng,…

- Ví dụ: Diễn thế sinh thái hình thành rừng cây gỗ lớn từ vùng đất hoang.

II. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI 1. Diễn thế nguyên sinh

- Là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

(2)

- Trải qua các giai đoạn:

+ Giai đoạn tiên phong: Hình thành quần xã tiên phong.

+ Giai đoạn giữa: Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự và thay thế nhau.

+ Giai đoạn đỉnh cực: Hình thành quần xã tương đối ổn định.

- Kết quả: Hình thành nên quần xã đỉnh cực tương đối ổn định.

2. Diễn thế thứ sinh

- Là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật đã từng sống.

- Trải qua các giai đoạn:

+ Giai đoạn tiên phong: Do tác động của những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động khai thác quá mức của con người đến mức huỷ diệt.

+ Giai đoạn giữa: Các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

+ Giai đoạn cuối: Trong điều kiện thuận lợi, qua quá trình biến đổi lâu dài hình thành quần xã tương đối ổn định thay thế quần xã đã bị hủy diệt. Tuy nhiên, trong thực tế, thường gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần thể bị suy thoái.

- Kết quả: Hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc quần xã bị suy thoái.

III. NGUYÊN NHÂN CỦA DIỄN THẾ SINH THÁI 1. Nguyên nhân bên ngoài

(3)

- Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã như sự thay đổi khí hậu thường gây nên biến đổi sâu sắc về cấu trúc của quần xã.

2. Nguyên nhân bên trong

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. Trong số các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế.

- Ngoài ra, hoạt động khai thác tài nguyên và cải tạo thiên nhiên của con người cũng là nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái.

IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI Việc nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. Từ đó có thể:

(4)

- Dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã được thay thế trong tương lai từ đó chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Chủ động có những biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Là thời kì diễn ra các quá trình tổng hợp vật chất cần thiết chuẩn bị cho sự phân chia tế bào; trong đó sự kiện quan trọng nhất là sự nhân đôi của ADN, NST.. làm

Thêm vào đó, các nhà máy xi măng khi sử dụng chất thải làm nhiên liệu thay thế phải có những thiết bị tiền xử lý cần thiết để sơ chế, đồng nhất một số loại chất thải

* Trên các đảo đại dương lại hay tồn tại các loài đặc hữu (loài chỉ có ở một nơi nào đó mà không có ở nơi nào khác trên Trái Đất) vì: Các đảo này được cách li địa lý

* Giai đoạn cuối: Nhiều tầng cây lấp kín khoảng trống, gồm có tầng cây thân gỗ lớn ưa sáng phía trên cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóng ở lưng chừng, các cây bụi nhỏ

SỰ HỢP LÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI - Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là

+ Do các quần thể sống trong những khu vực địa lí khác nhau nên chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác diễn ra theo các hướng khác nhau → Có thể tạo nên sự

- Cơ chế: Hai quần thể cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau → Các cá thể sống cùng 1 ổ sinh thái thường giao phối với nhau và

SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG Sinh vật mang nhiều đặc điểm thích nghi về hình thái, giải phẫu, hoạt động sinh lí và tập tính với các điều kiện sinh