• Không có kết quả nào được tìm thấy

Môn: Địa lí Lớp 9 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ " Môn: Địa lí Lớp 9 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 1

SỞ GD&ĐT ……… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề A. MA TRẬN:

Chủ đề Nội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

TN TL TN TL TN TN Tổng

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

C1, C2. Biết được đặc điểm dân cư Việt Nam Số câu:

Số điểm Tỉ lệ:

2 1,0 đ 10 %

2 1,0 đ 10 % Lao động,

việc làm, chất lượng

cuộc sống

C3, C5. Biết đặc điểm của lao động việt Nam và chất lượng cuộc sống.

Số câu:

Số điểm Tỉ lệ:

2 1,0 đ 10 %

2 1,0 đ 10 % Mật độ dân

số

C4. Biết đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam

Số câu:

Số điểm Tỉ lệ:

1 0,5 đ

5 %

1 0,5 đ

5 % Đặc điểm

phát triển kinh tế Việt

Nam

C6. Biết đặc điểm phát triển công nghiệp Việt Nam

C1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp Việt Nam

C2. Vận dụng kiến thức vẽ và nhận xét biểu đồ

Số câu:

Số điểm Tỉ lệ:

1 0,5 đ

5 %

1 3,0 đ 30 %

1 4,0 đ

40%

3 7,5đ 75%

T Số câu:

T Số điểm Tỉ lệ:

6 3,0đ 30%

1 3,0 đ

30%

1 4,0đ 40%

8 10 đ 100%

(2)

B. ĐỀ BÀI:

I. Phần trắc nghiệm:

Khoanh tròn chữ cái đầu dòng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở

A . Miền núi. B . Ven biển. C . Đô thị. D . Đồng bằng.

Câu 2: Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất cả nước là A . Tây Bắc . B . Đồng Bằng sông Cửu long . C . Đồng Bằng sông Hồng. D . Đông Nam Bộ .

Câu 3: Đặc điểm nguồn lao động nước ta là :

A . thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.

B . phần lớn lực lượng đã qua đào tạo . C . tập trung chủ yếu ở thành thị .

D . hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn . Câu 4: Mật độ dấn số cao nhất ở vùng

A . Đông Nam Bộ . B . Đồng Bằng Sông Hồng.

C. Đồng Bằng Sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 5: Đâu không phải là thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ? A . Tỉ lệ người lớn biết chữ tăng cao .

B. Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.

C. Thu nhập bình quân đầu người gia tăng.

D . Cân bằng cuộc sống của dân cư giữa các vùng.

Câu 6. Nguyên nhân nào đã và đang làm cho cơ cấu ngành công nghiệp trở lên đa dạng và linh hoạt hơn ?

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật B. Sức ép thị trường

C. Chính sách phát triển công nghiệp hợp lí D. Nguồn tài nguyên khoáng sản.

II. Phần tự luận:

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp nước ta ?

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu dưới đây em hãy:

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2005.

b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, em hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nước ta thời kì 1991 - 2005. (Đơn vị: %)

Năm 1991 1995 1999 2005

Tổng số 100 100 100 100

Nông – Lâm – Ngư nghiệp 40.5 27.2 25.4 21.0

(3)

Công nghiệp – Xây dựng 23.8 28.8 34.5 41.0

Dịch vụ 35.7 44.0 40.1 38.0

(4)

C. HƯỚNG DẪN CHẤN – BIỂU ĐIỂM

Câu Hướng dẫn chấm điểm

I/ Phần trắc nghiệm:

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án D C D B D B

3,0đ

II/ Phần tự luận:

Câu 1 (3đ)

- Tài nguyên đất: đa dạng, vừa có đất phù sa, đất Feralít tạo điều kiện đa dạng cây trồng như cây công nghiệp, cây lương thực

- Tài nguyên khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quanh năm có nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn, khí hậu phân bố rõ rệt theo chiều Bắc - Nam, theo mùa, theo độ cao tạo điều kiện cho cây cối xanh tươi quanh năm, trồng được cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới

- Tài nguyên nước: Sông ngòi ao hồ dày đặc, nguồn nước ngầm phong phú thuận lợi cho việc tưới tiêu, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.

- Tài nguyên sinh vật: nguồn động thực vật phong phú tạo điều kiện để thuần dưỡng các giống cây trồng, vật nuôi

3,0đ

Câu 2 (4đ)

a. Vẽ biểu đồ miền trong đó:

- Mỗi miền đúng tỉ lệ, có đơn vị, được - Chú thích đúng, phù hợp với biểu đồ - Tên biểu đồ, đơn vị %

b. Nhận xét: trong đó

- Từ 1991 đến 2002, cơ cấu GDP nước ta chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực:

- Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh (dẫn chứng)

- Khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng, trong đó tăng nhanh nhất là công nghiệp - xây dựng (dẫn chứng)

=>Thực tế này phản ánh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2,0đ

2,0đ

(5)

ĐỀ SỐ 2 SỞ GD&ĐT ………

(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề

A. MA TRẬN:

Chủ đề Nội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

TN TL TN TL TN TN Tổng

Địa lí dân cư

C1. Biết được các dân tộc Việt Nam

Số câu:

Số điểm Tỉ lệ:

1 0,5 đ

5 %

1 0,5đ

5%

Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông.

C2. Biết được loại hình giao thông vận tải có vai trò qua trọng trong phát triển kinh tế.

Số câu:

Số điểm Tỉ lệ:

1 0,5 đ

5 %

1 0,5đ

5%

Địa lí kinh tế.

C5. Biết ngành công nghiệp chiến tỉ trong lớn.

C6. Biết vị trí, giới hạn, diện tích các kiểu rừng.

C8. Vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 2001 – 2017

Số câu:

Số điểm Tỉ lệ:

2 1,0 đ 10 %

1 4,0 đ

40%

3 5,0đ 50%

Vùng kinh tế

C3.C4: Cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta, vùng trọng điểm lúa.

C7. Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta.

Số câu:

Số điểm Tỉ lệ:

2 1,0 đ 10 %

1 3,0 đ

30%

3 4,0đ 40%

(6)

T Số câu:

T Số điểm Tỉ lệ:

6 3,0đ 30%

1 3,0 đ

30%

1 4,0đ 40%

8 10 đ 100%

(7)

B. ĐỀ BÀI:

I. Phần trắc nghiệm:

Khoanh tròn chữ cái đầu dòng trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam là:

A. Dân tộc Kinh (Việt). B. Dân tộc Nùng.

C. Dân tộc Tày. D. Dân tộc Dao.

Câu 2. Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa và hành khách?

A. Đường biển. B. Đường sắt.

C. Đường hàng không. D. Đường bộ.

Câu 3. Cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta là:

A. Cây công nghiệp. B. Cây hoa màu.

C. Cây lúa. D. Cây ăn quả và rau đậu.

Câu 4. Hai vùng trọng điểm lúa của nước ta:

A. Vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ

B. Vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ C. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung Du, Miền núi Bắc Bộ D. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng

Câu 5: Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước

ta?

A. Khai thác nhiên liệu. B. Chế biến lương thực thực phẩm.

C. Công nghiệp điện. D. Dệt may.

Câu 6: Các cánh rừng chắn cát dọc ven biển miền Trung và các cải rừng ngập mặn ven biển nước ta là loại rừng nào trong những loại rừng sau?

A. Rừng sản xuất. B. Rừng phòng hộ.

C. Rừng đặc dụng. D. Cả A, B, C.

II. Phần tự luận:

Câu 7: Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì ? Thể hiện như thế nào ? Câu 8: Cho bảng số liệu sau:

Cho bảng số liệu dưới đây:

Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 2001 – 2017 (%).

Năm

Ngành kinh tế 2001 2003 2005 2007 2010 2015 2017

Tổng số

Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ

100,0 40,5 23,8 35,7

100,0 29,9 28,9 41,2

100,0 27,2 28,8 44,0

100,0 25,8 32,1 42,1

100,0 25,4 32,1 42,1

100,0 23,3 38,1 38,6

100,0 23,0 38,5 38,5 a. Hãy vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 2001 – 2017.

(8)

b. Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì? Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì?

(9)

C. HƯỚNG DẪN CHẤN – BIỂU ĐIỂM

Câu Hướng dẫn chấm điểm

I/ Phần trắc nghiệm:

Câu 1- A; Câu 2 - D; Câu 3 - C;

Câu 4 – D Câu 5 – B; Câu 6 – B;

3,0đ

II/ Phần tự luận:

7

* Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện:

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động.

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Với sự hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp và dịch vụ.

+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu gồm khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

1,0đ

1,0đ

1,0đ

8

a) Vẽ đúng biếu đồ miền thể hiện cơ câu GDP các ngành kinh tế nước ta, thời kì 2001 - 2017

b) Nhận xét:

- Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi rõ nét:

+ Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: từ 40,5% (năm 2001) xuống còn 23% (năm 2017).

+ Tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh: từ 23,8%

(năm 2001) tăng lên 38,5 % (năm 2017).

+ Khu vực dịch vụ tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (năm 2017 chiếm 38,5%).

⟹ Sự thay đổi như trên cho thấy: từ sau năm 2001, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyện dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng ngành nông -lâm -ngư nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp xây dựng và dịch vụ; phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2,0đ

2,0đ

(10)

ĐỀ SỐ 3

SỞ GD&ĐT ……… MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Chủ đề (nội

dung/mức độ nhận

thức)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

TN TL TN TL T

N

TL

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Biết được đặc điểm dân số và MĐDS VN

Hiểu được giải pháp giải quyết việc làm 25% TSĐ =

2,5 điểm

5% TSĐ = 0,5 điểm

20% TSĐ = 2,0điểm ĐỊA LÍ

KINH TẾ -Trình bày

được thành tựu và thách thức KTVN

Hiểu được công cuộc đổi mới nền kt; sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phát triển và phân bố một số sản phẩm CN, NN, DV

Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ

65% TSĐ = 6,5 điểm

20% TSĐ = 2điểm

15% TSĐ = 1,5 điểm

30% TSĐ = 3điểm TÍCH HỢP

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐẮK

LẮK

Biết được thành phần dân tộc tỉnh Đắk Lắk

Hiểu được loại cây trồng phổ biến và một số địa điểm du lịch của Đắk Lắk 10% TSĐ =

1 điểm

5% TSĐ =

0,5điểm 5% TSĐ =

0,5điểm TSĐ: 10

Tổng số câu:

10

30% TSĐ=

3,0điểm

40% TSĐ = 4,0 điểm

30% TSĐ=3,0 điểm

ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất cho những câu dưới đây (mỗi ý 0,25 điểm):

Câu 1: Hiện nay nước ta có bao nhiêu dân tộc?

(11)

A. 47. B. 54. C. 55. D. 63.

Câu 2: Thành phần dân tộc của tỉnh Đắk Lắk hiện nay gồm có... dân tộc.

A.45. B.46. C.47. D. 48.

Câu 3: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong

A. hoạt động dịch vụ. B. sản xuất công nghiệp.

C. sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. D. sản xuất ngư nghiệp.

Câu 4: Dân tộc nào sau đây sống chủ yếu ở Đắk Lắk?

A. Tày. B. Ê đê. C. Mường. D. Gia rai.

Câu 5: Việt Nam nằm trong số các nước trên thế giới có mật độ dân số A. cao. B. thấp. C khá cao. D. trung bình.

Câu 6: Công cuộc đổi mới nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm A. 1984. B. 1985. C. 1986. D. 1995.

Câu 7: Từ năm nào nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

A. 1995. B. 1996. C. 1997. D. 1998.

Câu 8: Nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm?

A. 3. B. 5. C. 6 D. 7.

Câu 9: Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở

A. Hải Phòng. B. Quảng Ninh. C. Thái Nguyên. D. Bắc Giang.

Câu 10: Nhóm cây trồng phổ biến ở Đắk Lắk là

A. cây ăn quả. B. cây công nghiệp. C. cây hoa màu. D. cây lương thực.

Câu 11: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long không phải là vùng sản xuất A. cây lương thực. B. cây ăn quả.

C. cây công nghiệp lâu năm. D. cây công nghiệp hàng năm Câu 12: Ý nào sau đây không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên của Đắk Lắk?

A.Hồ Lắk. B. Thác Dray Sáp. C. Hồ Xuân Hương. D. Hang đá Đắk Tuôr II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Em hãy cho biết thực trạng vấn đề việc làm của nước ta hiện nay? Để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay, theo em cần có những giải pháp nào?

Câu 2: (2,0 điểm) Em hãy trình bày những thành tựu và thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Loại cây

Tổng số

Cây lương thực

Cây

công nghiệp

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác Cơ cấu diện tích

gieo trồng (%)

Năm 2002 100,0 64,9 18,2 16,9

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây năm 2002

(12)

b. Nhận xét về tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.

(13)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI I. Trắc nghiệm:(3 điểm)

Mỗi ý đúng: 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Chọn B C C B A C A A B B C C

II. Tự luận(7 điểm)

Câu Đáp án Điểm

Câu 1 (2đ)

* Thực trạng: Nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế chưa phát triển nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm:

- Ở nông thôn: thời gian thiếu việc làm là 22,3%

- Ở thành thị: tỉ lệ thất nghiệp là 6% năm 2003

*Giải pháp:

- Phân bố lại LĐ và dân cư.

- Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

- Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở thành thị.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm.

0,5đ 0,25đ 0,25đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ a/ Thành tựu:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá…

+ Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

b/ Thách thức:

+ Sự phân hoá giàu nghèo.

+ Ô nhiễm môi trường + Tài nguyên cạn kiệt.

+ Vấn đề việc làm, phát triển VH, GD, y tế chưa đáp ứng được nhu cầu XH..

+ Khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền KT khu vực và toàn cầu.

0,25đ 0,25đ 0,25đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ

0,25đ

(14)

Câu 3(3đ)

Loại cây Năm 2002

Tổng số 100,0 360

Cây lương thực 64,9 233

Cây công nghiệp 18,2 66

Cây thực phẩm, cây

ăn quả, cây khác 16,9 61

- Vẽ biểu đồ hình tròn đúng, có chú giải, tên biểu đồ

0.5đ

1,5đ

b.Nhận xét: Năm 2002 cây lương có tỉ trọng lớn nhất 64,9%, cây công nghiệp tăng khá nhanh chiếm 18,2%, cây thực phẩm tăng ít nhất chỉ đạt 16,9%

1,0đ

(15)

ĐỀ SỐ 4 MA TRẬN ĐỀ THI Cấp

độ

Tên Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ

cao

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TN

K Q

TL

ĐỊA LÍ DÂN

không biểuhiện cho nét văn hóa riêng của từng dân tộc

phân bố dân cư ở nước ta

Vì sao phân bố dân cư không đều

Số câu

Số điểm 1 câu 0,25 = 2,5%

1/2 câu 1 = 10%

1/2 câu 1 = 10%

2 câu 2,25đ

Dân tộc Chăm và Khơ-me cư trú chủ yếu ở

Số câu

Số điểm 1 Câu 0,25 = 2,5%

1câu 0,25đ Trong

giaiđoạn hiện nay tỉ lệ sinh giảm là do

Số câu Số điểm

1 Câu 0,25 = 2,5%

1câu 0,25đ ĐỊA LÍ

KINH TẾ

sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là

kinh tế nước ta đã đạt được thành tựu

Cơ cấu thành phần

kinh tế nước ta

cần phải vượt qua những thách thức gì?

Tăng tỉ trọng

cây công nghiệp nước ta

Vẽ BĐ sự thay đổi cơ cấu trồng trọt.

phân tích biểu

đồ

Số câu Số điểm

1 Câu 0,25 = 2,5%

1/2 Câu 1đ=

10%

1 C, 0,25 =

2,5% 1/2 Câu

1đ=

10%

1 C, 0,25 =

2,5%

1/2câu

= 10%

1/2C 10%

5 câu 4,75đ 47,5

%

(16)

Tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất CN

Chính sách nông nghiệp Côg nghiệp luyện kim

Trong cơ cấu kinh tế nước ta

diện tích rừng bị thu hẹp số câu

số điểm

1 Câu 0,25 =

2,5% 2 Câu

0,5 = 5%

1 C, 0,25 = 2,5%

1 Câu 1đ=

10%

5câu 20%

Đàn trâu không tăng do

lượng hàng hoá vận chuyển

1 Câu 0,25 = 2,5%

1 C, 0,25 =

2,5% 2câu

0,5đ TS câu:

TSĐ:

7câu 3,5 điểm 35%

5câu 3 điểm 30%

3,5 câu 2,5 điểm 2,5%

1/2 câu 10%

16câu 10 điểm

(17)

ĐỀ BÀI I/ Trắc nghiệm :(4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có ý đúng nhất:

Câu 1: Ý nào sau đây không biểu hiện cho nét văn hóa riêng của từng dân tộc:

A- phong tục tập quán ; B- trang phục, loại hình quần cư;

C- trình độ văn hóa D- ngôn ngữ

Câu 2 : Dân tộc Chăm và Khơ-me cư trú chủ yếu ở:

A- Trung du và miền núi Bắc Bộ ; B- Đồng bằng duyên hải Trung Bộ C- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam bộ ; D- Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên.

Câu 3 : Trong giai đoạn hiện nay tỉ lệ sinh giảm là do:

A- Kinh tế còn khó khăn B- Tâm lý trọng nam khinh nữ không còn.

C-Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm. D- Thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.

Câu 4: Cơ cấu thành phần kinh tế nước ta, có mấy thành phần kinh tế:

A-3 thành phần kinh tế B- 6 thành phần kinh tế C- 4 thành phần kinh tế D-5 thành phần kinh tế Câu 5: Chính sách phát triển nông nghiệp của nước ta là:

A-Khoán sản phẩm đến người lao động. B- Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động.

C- Khoán sản phẩm đến nhóm lao động D- Khoán sản phẩm đến tập thể lao động.

Câu 6:Các tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là:

A. Ninh Thuận – Bình Thuận – Phú Yên. B-Hải Phòng - Quảng Ninh C- Quảng Nam - Quảng Ngãi . D- Cà Mau – An Giang - Bến tre.

Câu 7: Ngành công nghiệp trọng điểm có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 ở nước ta là:

A-Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. B-Công nghiệp khai thác nhiên liệu.

C-Công nghiệp dệt may. D-Công nghiệp điện.

Câu 8 : Ngành vận tải có khối lượng hàng hoá vận chuyển ít nhất là:

A- Đường sắt B- Đường bộ C- Đường hàng không D- Đường biển II- Tự luận:

Câu 1 : Phân bố dân cư ở nước ta như thế nào? Vì sao ? (2 điểm)

Câu 2 : Trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu và cần phải vượt qua những thách thức gì? (2 điểm)

Câu 3 : Nguyên nhân nào dẫn đến diện tích rừng bị thu hẹp? (1điểm)

Câu 4 : Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt vào thời điểm năm 1990 và năm 2002. Qua đó nêu lên nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp. Sự thay đổi nầy nói lên điều gì?

(18)

Năm Các nhóm cây

1990 2002

Cây lương thực Cây công nghiệp

Cây ăn quả, rau đậu và cây khác

67,1 13,5 19,4

60,8 22,7 16,5

(19)

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

I-TRẮC NGHIỆM: 4 điểm -Mỗi câu đúng : 0,5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8

C C D D A D A C

II- TỰ LUẬN:

Câu 1: 1 điểm

+ Dân cư phân bố không đều : (0,5đ)

+ Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi dân cư thưa thớt.(1 đ) . + Vì: Đồng bằng dễ đi lại, miền núi khó đi lại (0,5đ)

Câu 2: 2 điểm : - Thành tựu :

+ Tăng trưởng kinh tế nhanh (0,5đ)

+ Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.(0,5đ) - Thách thức :

+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.(0,5đ) + Thiếu việc làm , xóa đói giảm nghèo.(0,5đ) Câu 3: 1 điểm

+ Do chiến tranh tàn phá (0,25) + Do cháy rừng (0,25) + Do khai thác bừa bải (0,25) + Do lâm tặc đốn trộm (0,25) Câu 3: 2 điểm

- Vẽ biểu đồ : vẽ đúng hai biểu đồ hình tròn . (1 đ)

Nhận xét: Từ 1990 đến 2002 giảm tỉ trọng cây lương thực , tăng tỉ trọng cây công nghiệp.(0,5đ) Sự thay đổi nầy đã phá thế độc canh trong nông nghiệp.(0,5đ)

(20)

ĐỀ SỐ 5

Họ và tên :

………..

Lớp: 9…

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Địa lí Lớp 9 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

Điểm

I.

TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

Câu 1: Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh:

a.

Kinh tế biển. c. Thủy điện

b.

Chăn nuôi lợn d. Trồng lương thực

Câu 2: Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính của vùng Đồng bằng sông Hồng, vì:

a. Vụ đông lạnh, thiếu nước c. Lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp

b. Cơ cấu cây trồng đa dạng, hiệu quả kinh tế cao d. Cây trồng phù hợp khí hậu nhiệt đới Câu 3: . Bắc Trung Bộ chưa phát huy được hết thế mạnh kinh tế, vì:

a. Phân bố dân cư chênh lệch giữa miền Bắc và Nam của vùng b. Chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ, gió Lào…

c. Nhà nước chưa chú trọng đầu tư

d. Lao động không có kinh nghiệm sản xuất

Câu 4: Hoàng Sa, Trường Sa thuộc địa phận tỉnh, thành phố:

a. Nha Trang và Khánh Hòa c. TP Đà Nẵng và Khánh Hòa b. Nha Trang, TP Đà Nẵng d. Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế Câu 5. Cho bảng số liệu

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%)

Năm 1990 2002

Cây lương thực 67,1 60,8

Cây công nghiệp 13,5 22,7

Cây ăn quả, rau đậu và cây khác 19,4 16,5

Để vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 1990 và 2002, chọn kiểu biểu đồ nào là phù hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường.

Câu 6.Cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Lao Bảo. B. Tây Trang. C. Lào Cai. D. Móng Cái.

Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực thứ (1) ……… của cả nước. Đây là vùng dân cư (2)……….., kết cấu hạ tầng nông thôn (3) ………nhất cả nước. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên thuận lợi với (4)………..màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc cũng là một thế mạnh rất lớn cho ngành nông nghiệp của vùng.

II.

TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 1:

(3 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, tập bản đồ Địa lí 9 và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh về kinh tế giữa vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.
(21)

Câu 2. (3 điểm)Vì sao phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ?

Câu 2. (3 điểm)

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng núi dồi dào, nhưng do khai thác quá mức làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt (gỗ, rừng và lâm sản, đất nông nghiệp và khoáng sản...).

- Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng, thiên tai diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn, sự

suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước ngầm và các dòng

sông. Hồ nước của các nhà máy thủy điện, nguồn nước cung cấp cho các đồng bằng bị ảnh

hưởng trực tiếp nghiêm trọng

(22)

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN: ĐỊA LÝ 9

NĂM HỌC: 2020 – 2021

Cấp độ Tên

Chủ đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Vùng TDMN phía Bắc

Thế mạnh phát triển kinh tế

Thế mạnh phát triển kinh tế

- Vẽ biểu đồ - Nhận xét

Số câu:0,75 Số điểm:0,75 Tỉ lệ 7,5

%

Số câu: 0,25

Số điểm: 0,25 Số câu: 0,5

Số điểm: 0,5 Số câu: 1

Số điểm: 4 Số câu:1

4 điểm= 40%

Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tình hình phát triển kinh tế

Thế mạnh phát triển kinh tế

Tình hình phát triển ngành nông

nghiệp Số câu:1,25

Số điểm: 1,75 Tỉ lệ 17,5%

Số câu: 0,25

Số điểm: 0,25 Số câu: 0,5

Số điểm: 1 Số câu: 0,5

Số điểm:0,5 Số câu:1,25

1,75 điểm= 17,5%

Vùng Bắc Trung Bộ, DH NTB

Vùng kinh tế trọng điểm, thế mạnh phát triển kinh tế

Thế mạnh phát triển kinh tế Số câu: 15,

Số điểm:3,5 Tỉ lệ 35 %

Số câu: 0,5 Số điểm: 0,5

Số câu: 1 Số điểm: 3

Số câu:1,5 3.5 điểm= 35%

Tổng số câu:5 Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ 100 %

Số câu : 1 Số điểm: 1

10 %

Số câu: 1,5 Số điểm: 1,5

15%

Số câu: 2,5 Số điểm: 7,5

75%

Số câu: 5 Số điểm: 10

100%

(23)

PHÒNG GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THCS …………

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn kiểm tra: Địa lí Thời gian làm bài: 45 phút

I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên chấm theo khối/ lớp đã được giao

- Giám viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn thuần.

- Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng trình bày khoa học, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đáp án thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định (đối với từng phần).

- Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn điểm thi, theo nguyên tắc: điểm toàn bài được làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1 điểm).

II. Đáp án và thang điểm:

Phần Câu Nội dung Điểm

Trắc nghiệm

1 S – S – Đ - S 1

2 (1) – hai ; (2) – đông đúc; (3) – hoàn thiện; (4) – đất đai 1

3 A- c; B – b, C- b, D - c 1

Tư luận A -

Giống nhau

So sánh thế mạnh kinh tế BTB và DH NTB:

- Cả 2 vùng đều phát triển các ngành:

+ Trồng cây công nghiệp.

+ Chăn nuôi gia súc lớn.

+ Khai thác, chế biến lâm sản.

+ Khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.

- Cả 2 vùng đều có những trung tâm du lịch, nhiều thắng cảnh và bãi tắm đẹp, tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.

+ Bắc Trung Bộ có: Huế, Động Phong Nha, Sầm Sơn...

+ Nam Trung Bộ có: Hội An, Nha Trang...

1,75

B -

Khác nhau:

- Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn về:

khai thác lâm sản, khai thác khoáng sản, thuỷ năng, khai thác muối,

nghề cá biển khơi....

1,25

Thực hành A, Vẽ biểu đồ

- Dạng biểu đồ: Đường tốc độ - Yêu cầu:

+ Tính được tốc độ tăng trưởng

2,5

(24)

+ Vẽ đúng dạng biểu đồ; đảm bảo: đúng khoảng cách năm, chia tỉ lệ phù hợp, có nội dung các trục, số liệu; Đầy đủ tên, chú thích biểu đồ. Biểu đồ gọn gàng, khoa học.

B, Nhận xét – giải thích

- Giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng theo vùng

- Trong đó: tăng nhanh: Đông Bắc, tăng chậm: Tây Bắc - Qua BSL ta thấy mức độ chênh lệch rất lớn giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc về giá trị sản xuất công nghiệp, năm 1995 giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao gấp 19 lần Đông Bắc thì đến năm 2010 đã lên tới 80,7 lần.

Đây là sự chênh lệch rất rõ rệt đã phản ánh chính xác trình độ phát triển kinh tế cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hai khu vực này có được.

1,5

(25)

ĐỀ SỐ 6 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp:

Cột A Nối Cột B

1.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ a. kinh tế Tây Bắc.

2. Tây Bắc có địa hình núi cao, hiểm trở.

b. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Hồng và TDMN phía Bắc 3. Thừa thiên Huế thuộc vùng kinh tế

trọng điểm c. miền Trung.

4. Kinh tế Đông Bắc phát triển hơn d. Đông Bắc có địa hình núi thấp và trung bình.

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất:

A. Tiểu vùng Tây Bắc không có các thế mạnh kinh tế nào so với tiểu vùng Đông Bắc?

a. Thủy điện c. Kinh tế biển

b. Khai khoáng d. Trồng rừng

B. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất phụ của vùng Đồng bằng sông Hồng:

a. Đúng b. Sai

C. Yến sào là sản phẩm nổi tiếng của tỉnh nào?

a. Nha Trang b. Đà Nẵng

c. Khánh Hòa d. Thừa Thiên Huế

D. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nhiều thiên tai hơn vùng Bắc Trung Bộ.

a. Đúng b. Sai

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau:

Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài, (1)……….tạo thành nhiều vũng, vịnh, đầm, phá thuận lợi cho việc xây dựng (2)………và (3)………..thủy sản.

Đặc biệt, dọc bờ biển có nhiều (4)………., thuận lợi cho ngành du lịch biển.

II.

TỰ LUẬN ( 3 điểm)

Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực lớn thứ 2 cả nước. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, tập bản đồ Địa lí 9 và kiến thức đã học em hãy giải thích tại sao.

III.

THỰC HÀNH ( 4 điểm )

Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ phân theo hoạt động kinh tế (nghìn tấn)

Hoạt động kinh tế 2005 2009 2012 2016

Khai thác 757,2 881,2 1048,8 1263,2

Nuôi trồng 115,0 174,4 192,9 223,8

a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ phân theo hoạt động kinh tế.

b. Từ biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.

(26)
(27)

PHÒNG GD&ĐT ……….

TRƯỜNG THCS ………

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020- 2021

Môn kiểm tra: Địa lí Thời gian làm bài: 45 phút

I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên chấm theo khối/ lớp đã được giao.

- Giám viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn thuần.

- Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng trình bày khoa học, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đáp án thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định (đối với từng phần).

- Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn điểm thi, theo nguyên tắc: điểm toàn bài được làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1 điểm).

II. Đáp án và thang điểm:

Phần Câu Nội dung Điểm

Trắc nghiệm

1 1- b, 2- d, 3 – c, 4 - a 1

2 A – c; B – b; C – c, D - b 1

3 (1) – khúc khuỷu ; (2) – cảng biển; (3) – nuôi trồng;

(4) – bãi tắm đẹp

1

Tư luận Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực lớn thứ 2, vì:

 ĐKTN:

+ Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng + Đất phù sa màu mỡ, hàng năm vẫn được mở rộng + Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm phù hợp cây lúa nước

+ Sông ngòi dày đặc (sông Hồng, sông Thái Bình) có nguồn nước tưới dồi dào

 Dân cư-XH:

+Dân cư đông nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào, chịu khó, có kinh nghiệm

+ CSVC hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước + Chính sách, thị trường….

3

Thực hành

A, Vẽ biểu đồ

- Dạng biểu đồ: Miền - Yêu cầu:

+ Xử lí số liệu (%)

+Vẽ đúng dạng biểu đồ; đảm bảo: đúng khoảng cách năm,

2,5

(28)

chia tỉ lệ phù hợp, có nội dung các trục, số liệu; Đầy đủ tên, chú thích biểu đồ. Biểu đồ gọn gàng, khoa học.

B, Phân tích mối quan hệ

- Hoạt động khai thác chiếm tỉ trọng lớn (…) - Cả 2 hoạt động đều tăng trưởng, trong đó:

+tăng nhanh: nuôi trồng +tăng chậm: khai thác

- Giải thích: + cả hai hoạt động được đầu tư, trong đó ngành khai thác dựa vào nguồn tài nguyên rất lớn

+ Tuy nhiên, Nuôi trồng tăng nhanh do những tiến bộ về khoa học kĩ thuật, mang tính chủ động hơn so với khai thác.

1,5

(29)

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN: ĐỊA LÝ 9

NĂM HỌC: 2020– 2021

Cấp độ Tên

Chủ đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao

TNKQ TL TNKQ TL TN

K Q

TL TN

KQ

TL

Vùng TDMN phía Bắc

Thế mạnh phát triển kinh tế

vùng kinh tế trọng điểm Số câu:1,25

Số điểm:1,25 Tỉ lệ 12,5 %

Số câu:1 Số điểm: 1

Số câu:0,25 Số điểm: 0,25

Số câu: 1,25 1,25 điểm=

12,5%

Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tình hình phát triển ngành nông

nghiệp

Thế mạnh phát triển kinh tế

Số câu:1,5 Số điểm:3,5Tỉ lệ 35%

Số câu: 0,5 Số điểm: 0,5

Số câu: 1 Số điểm: 3

Số câu:1,5 3,5 điểm=

35%

Vùng Bắc Trung Bộ, DH Nam trung

bộ

vùng kinh tế trọng điểm

Thế mạnh phát triển kinh tế

- Vẽ biểu đồ - Nhận xét Số câu: 2,25

Số điểm:5,25 Tỉ lệ 52,5 %

Số câu:0,25 Số điểm: 0,25

Số câu: 1 Số điểm: 1

Số câu: 1 Số điểm: 4

Số câu:2,25 5,25 điểm=

52,5%

Tổng số câu:5 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ 100 %

Số câu : 1,75 Số điểm: 1,75

17,5 %

Số câu: 1,25 Số điểm: 1,25

12,5%

Số câu: 2 Số điểm: 7

70%

Số câu: 5 Số điểm: 10

100%

(30)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 1 : Cho khối nón có chiều cao h, độ dài đường sinh bằng l và bán kính đường tròn đáy bằng rA. Câu 4: Mỗi cạnh của hình tứ diện là cạnh

Chọn ngẫu nhiên 6 học sinh trong đội văn nghệ để biểu diễn một tiết mục trong lễ khai giảng năm học?. Hỏi có bao nhiêu cách chọn sao cho khối nào

Câu 19: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhóm ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là?. công nghiệp chế biến lương

Bài 1 Trang 47 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào bảng số liệu 34.1 trong SGK, em hãy: Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp

Câu 22: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là ngành.. chế biến lương thực

Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam, cho biết ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp: chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.. - Xu hướng: Giảm tỉ trọng các

Câu 19: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhóm ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là.. công nghiệp chế biến