• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT GIỮA KÌ I – MÔN TIẾNG VIỆT - Website Trường Tiểu Học Lê Dật - Đại Lộc - Quảng Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT GIỮA KÌ I – MÔN TIẾNG VIỆT - Website Trường Tiểu Học Lê Dật - Đại Lộc - Quảng Nam"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT KHỐI LỚP 5 GIỮA HKI NĂM HỌC 2020 -2021

TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng

TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL

1 Đọc hiểu văn bản

Số câu 5 0 2 0 7 0

Câu số 1,2,4,

6,7 3,5

Số điểm 0 đ

2

Kiến thức Tiếng

Việt

Số câu 1 1 1 0 3

Câu số 8 9 10

Số điểm 1 đ

Tổng số câu 5 0 2 1 1 1 7 3

Tổng số 5 3 1 1 10

Tổng số điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 7 điểm

(2)

Họ và tên:………...

Lớp:………Số BD:...Phòng:...

Trường TH Lê Dật

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2020-2021 Môn Tiếng Việt - Lớp 5 Ngày kiểm tra:

Thời gian làm bài: 90 phút

Giám thị 1 Giám thị 2

Điểm *GK1:...

*GK2...

Nhận xét của GV:

...

...

...

A . Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

*Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: (Thời gian: 35 phút) CON ĐƯỜNG LÀNG

Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông.

Tới đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. Mùi trái cây đang độ chín. Mùi lúa đã lên đòng, mơn mởn, hun hút sữa non theo gió lan tỏa ngát dịu. Hương hoa đồng nội, hòa với khí trời trong xanh tĩnh lặng càng làm cho con người cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn sau một ngày làm việc ngoài đồng mệt nhọc. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi.

Con đường làng có từ lâu lắm. Xưa kia, các cụ kể rằng, để có được con đường liên thông với nhau, cha ông ta đã cật lực đào đất đắp đường, mồ hôi nhuộm đẫm máu hồng, đối mặt với đất trời khắc nghiệt. Rồi trải qua bao năm tháng dãi dầu, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, con đường làng vẫn lặng im chịu đựng như là nhân chứng cho mọi biến cố lịch sử đã đi qua. Bao lớp người đã ra đi và biết bao người đã giã biệt cuộc sống để bảo vệ quê hương, đất nước và bảo vệ chính ngôi làng yêu quý- nơi chôn rau cắt rốn của mình khi có nạn ngoại xâm.

Theo Trường Xuân

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1,2,3,4,5,6,7 Câu 1(M1) (0,5 điểm): Con đường làng chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông rộng:

A. 3 mét C. 5 mét, ,B. 4 mét, D. 6 mét

Câu 2(M1) (0,5 điểm) Đoạn văn trên thuộc kiểu bài văn miêu tả : A. Tả cảnh. C. Tả cây cối.

B. Tả đồ vật. D. Tả cảnh sinh hoạt

Câu 3(M2) (0,5 điểm): Tác giả quan sát con đường làng bằng những giác quan nào?

A. Thị giác, thính giác. C. Khứu giác, thính giác.

B. Thị giác, khứu giác. D. Thị giác, thính giác, khứu giác.

Câu 4 (M1) (0,5 điểm): Chi tiết nào miêu tả con đường làng?

A. Đường mềm như dải lụa, uốn quanh một gốc đa.

(3)

B. Từ đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ.

C. Con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc.

D. Con đường thẳng tắp..

Câu 5 (M2) (1 điểm): Chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy sự gắn bó của dân quê với đường làng?

A.Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông.

B. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi.

C. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ.

D. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ.

Câu 6 (M1) (0,5 điểm): Để có được con đường liên thông với nhau, cha ông ta đã làm gì?

A. Cật lực đào đất đắp đường B. Mồ hôi nhuộm đẫm máu hồng C. Đối mặt với đất trời khắc nghiệt D. Cả 3 ý trên.

Câu 7(M1) (1 điểm): Trải qua bao năm tháng dãi dầu, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, con đường thế nào?

A. Con đường làng vẫn vậy.

B. Con đường làng vẫn lặng im

C. Con đường làng vẫn lặng im chịu đựng như là nhân chứng cho mọi biến cố lịch sử đã đi qua.

D. Con đường làng vẫn lặng im chịu đựng.

Câu 8(M2) (1 điểm): Viết 2 từ đồng nghĩa với từ bình yên .

...

...

Câu 9 (M3) (1 điểm): Đặt 1 câu có từ chạy mang nghĩa gốc và 1 câu có từ chạy mang nghĩa chuyển

...

...

...

...

Câu 10 (M4) (1 điểm): Em hãy viết một câu thuộc chủ điểm “Con người với thiên nhiên” trong đó có sử dụng một cặp từ trái nghĩa.

...

...

...

(4)

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả Nghe - viết (2 điểm) (15 phút) ...

………

………

………

………...

………

………

………

………...

………

………

………

………...

………

………

………

………...

………

………

………

………

………

………

………

………

…….

2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài:

:

Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp . Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó.

………

………

……...

………

………

………

……...

(5)

………

………

………

……...

………

………

………

……...

………

………

………

………

………

…………...

………

………

………

……...

………

………

………

……...

………

………

………

……...

………

………

………

………

………

…………...

………

………

………

……...

………

………...

………

………

………

……...

(6)

………

………

………

………

………

…………...

………

………

………

……...

………

………...

………

………

………

……...………

ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2020 - 2021

A.ĐỌC THẦM :

Câu 1 2 3 4 5 6 7

Khoanh đúng B A B B D D C

Điểm 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 1 đ

CâU 8.(1đ) Thanh bình, yên bình

Câu 9.(1đ) HS đặt được câu theo đúng yêu cầu.

Câu 10.(1đ) Đặt câu đúng yêu cầu, rõ ý được 1 điểm.

B. Kiểm tra viết (10 điểm) I.Chính tả (2 điểm)

Bài viết: Buổi sáng mùa hè trong thung lũng

Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te.

Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều … Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp.

(7)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng hình thức bài chính tả được 2đ.

- Sai 1 lỗi chính tả trong bài (sai lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25đ.

II. TẬP LÀM VĂN:

- Điểm 7,8: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng biết quan sát, gây được cảm xúc cho người đọc. Sử dụng tốt các biện pháp so sánh,… Lỗi chung về ngữ pháp, từ ngữ, chính tả:

từ 2 – 3 lỗi.

- Điểm 5, 6 : Thực hiện đầy đủ các yêu cầu như trên nhưng ở mức thấp hơn một chút.

Các lỗi chung: 4 – 5 lỗi.

- Điểm 3, 4: Từng yêu cầu đều đạt trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trải, đơn điệu. Bố cục đủ 3 phần nhưng chưa cân đối, thiếu cảm xúc khi miêu tả. Lỗi chung: 6 – 7 lỗi.

- Điểm 1, 2: Chưa đúng yêu cầu về thể loại; các ý miêu tả rời rạc. Bố cục không cân đối. Diễn đạt khó hiểu, lủng củng. Các lỗi chung : 8 – 9 lỗi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em hãy sử dụng các loại lá cây đã chuẩn bị để tạo sản phẩm theo

Tự giác học bài và làm bài là chăm chỉ học tập... a) Chăm chỉ học tập để trở thành học trò ngoan, được bạn bè yêu mến.. Bài

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:.. Câu khiến: Cậu là trung

Đối với dạng bài mở rộng và hệ thống hóa vốn từ giáo viên nên vận dụng vốn sống của học sinh và chủ động dẫn dắt, gợi ý, giải nghĩa từ ngữ bằng nhiều hình thức khác nhau

Thực tế cho thấy hiện nay đa số học sinh học yếu vì mất căn bản nội dung chương trình học ở lớp dưới, cấp dưới...Vấn đề này đối với học sinh lớp 2 lại gặp rất nhiều bởi

VI. Hơn nữa các em chưa có ý thức được các việc trong lớp, cũng như nội quy ra vào lớp, nội quy của nhà trường đề ra. Nên để ổn định và đi vào nề nếp theo quỹ đạo của mình

“la” (la hét). Từ quan sát tranh, HS nghe GV phát âm kết hợp với nhìn động tác từ miệng của GV để nhận ra cách đọc và làm theo mẫu. Nhất là khi phát âm những âm có

+ Đối với trường hợp câu: Quét sân giúp mẹ. Tôi chỉ cho các em thấy câu văn của em chưa đúng về mặt cấu tạo câu. Muốn nó đúng về cấu tạo câu thì em hãy trả lời cho cô