• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/4/21

Ngày giảng: 21/4/21 Tiết: 30 BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức:

-Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2.Kĩ năng:

-Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

-Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở.

-Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình.

3.Thái độ

- Tôn trọng chỗ ở của người khác

- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của người khác.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

- Phẩm chất: trách nhiệm, trung thực, nhân ái, yêu nước.

-Năng lực:

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;

5. Các nội dung thích hợp:

- Giáo dục QP-AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

II. Chuẩn bị

- Thầy: SGK, SGV, kế hoạch dạy học, bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu.

- Trò: SGK, vở ghi, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để chơi trò chơi sắm vai....

Sơ đồ tư duy học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

Tư liệu tham khảo

- Hiến pháp 2013, Điều 22 (trích):

2. Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

- Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Điều 124: Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm...

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp nêu vấn đề.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Động não

- Kĩ thuật trình bày 1 phút.

- Phân tích xử lí tình huống

(2)

- Đóng vai

- Tìm hiểu thực tế, liên hệ bản thân.

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ:

* Câu hỏi:

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân có ý nghĩa như thế nào?

-Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ?

- Gặp tình huống sau em sẽ làm gì:

Trên đường đi học về em thấy hai bạn lớp em đang đánh nhau.

3. Bài mới

Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương tiện, tư liệu: máy chiếu

- Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, thuyết trình, phân tích - Thời gian: (3 phút.)

- Cách thức tiến hành

Gv đưa ra câu hỏi liên quan đến việc xâm phạm về chỗ ở, yêu cầu hs suy nghĩ và bày tỏ quan điểm cá nhân.

- GV nêu câu hỏi:

? Em đã bao giờ bị người khác tự ý vào nhà hay phòng riêng của mình chưa?

Em thấy hành vi của người đó đúng hay sai?

- HS bày tỏ quan điểm.

- GV: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Đặt vấn đề: Lắng nghe, quan sát, thảo luận và đàm thoại phân tích các hành vi liên đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Mục tiêu: Học sinh bước đầu nhận biết được các hành vi xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

- Phương tiện, tư liệu: tình huống, phiếu học tập

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm, động não, đọc hợp tác, hỏi và trả lời

- Thời gian: 10 phút.

- Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

Đọc tình huống và trả lời các câu hỏi trong SGK.

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

- GV gọi 1 HS đọc tình huống trong SGK

- GV tổ chức lớp thành các nhóm thảo luận theo cặp

1. Tình huống 2. Nhận xét

(3)

đôi và trả lời những câu hỏi trong phiếu học tập.

- Thời gian: 5 phút

? Chuyện gì xảy ra với gia đình bà Hòa? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hòa đã có những suy nghĩ gì và đã hành động như thế nào?

- Bà Hoà bị mất gà, mất quạt.

- Bà Hoà nghĩ chỉ có nhà T bắt trộm, chửi đổng suốt ngày. Đòi vào khám nhà bà T, mẹ con bà T ko cho bà Hòa cứ xông vào khám.

? Theo em, bà Hòa hành động như vậy là đúng hay sai? Tại sao?

- Hành động của bà Hoà là sai vì: Chửi bới là hành động thiếu văn hoá, tự ý khám nhà, tự vào chỗ ở của người khác là hành vi vi phạm pháp luật.

? Theo em, bà Hòa nên làm thế nào để xác minh được nhà T. L lấy trộm tài sản của mình mà không phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác?

- Bà Hoà:

+ Quan sát, theo dõi.

+ Báo với chính quyền địa phương nhờ can thiệp + Không tự ý xông vào khám xét, lục lọi nhà người khác – vi phạm pháp luật.

- HS thảo luận và đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Cả lớp theo dõi, nhận xét, tranh luận.

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV gọi hs đọc Điều 22, HP 2013 (sgk) - GV giới thiệu Đ158 - BLHS 2015

? Từ tình huống vừa phân tích, hãy cho cô biết về chỗ ở công dân có quyền như thế nào?

- Hs trả lời

- Gv nhận xét, đưa ra kết luận B3: Báo cáo kết quả hoạt động

B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn - GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

….………..

….……….

-Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

-Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

II. Tìm hiểu nội dung bài học

- Mục tiêu: HS biết khái quát thành nội dung bài học

+ Nôi dung cơ bản quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

(4)

+ Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống xâm phạm chỗ ở.

- Phương tiện, tư liệu: Giấy tô ki, giấy màu ghi các hành vi vi phạm tệ nạn xã hội có gắn băn dính ở mặt sau; câu chuyện, tình huống

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, trình bày một phút.

- Thời gian: 15 phút - Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC

B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Nghiên cứu nội dung bài học

+ Nôi dung cơ bản quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

+ Trách nhiệm của công dân B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ nội dung phần I, GV yêu cầu HS rút ra nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của CD.

- HS: Trả lời

- GV: Nhận xét , chốt kiến thức

? Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền này?

- HS: Trả lời

- GV: Nhận xét, chốt kiến thức

* Tích hợp GDQP-AN:

? Nêu ví dụ về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

-HS trả lời:

+ Không tự tiện vào nhà người khác.

+ Chứng kiến hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác thì tìm cách ngăn chặn; báo với cơ quan chức năng …

? Ở địa phương em đã có trường hợp xâm phạm chỗ ở của người khác bị pháp luật xử lý chưa?

- HS trả lời.

- GV kết luận: Như vậy, mỗi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Cần lên án, tố cáo hành vi trái pháp luật về xâm phạm chỗ ở của người khác.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động

B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn - GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nôi dung cơ bản quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Là một quyền cơ bản của công dân: Công dân có quyền được các cơ quan NN và mọi người tôn trọng chỗ ở.

- Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

2. Trách nhiệm của công dân

- Mỗi người cần tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình

- Phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

(5)

….………..

….……….

Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài - Phương tiện, tư liệu: máy chiếu, bảng phụ.

- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, hoạt động nhóm, động não, giao nhiệm vụ.

- Thời gian: 12 phút.

- Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC GV yêu cầu hs vận dụng kiến thức làm

bài tập b và d (sgk/45) Bài tập b

? Những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?

- Hs suy nghĩ, trả lời - Gv nhận xét.

Bài tập đ

- Gv chiếu các tình huống, chia lớp thành 4 nhóm thảo luận (7 phút)

- HS thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ, đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đưa ra kết luận.

* Kết luận chung:

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khcs nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

- Mỗi chúng ta đều phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, phê phán, tố cáo hành vi trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

? Em đã bao giờ xâm phạm đến chỗ ở của người khác chưa?

? Em cần làm gì để sửa sai lầm đó?

? Nếu phát hiện một người đang có hành vi trái pháp luật về xâm phạm chỗ ở của người khác em sẽ làm gì?

Bài tập b/SGK/T45

-Những hành vi vi phạm về chỗ ở của công dân:

+ Tự ý vào chỗ ở của người khác mà người đó không đồng ý.

+ Vào chỗ ở của người khác khi họ không có ở nhà.

+ Tự ý khám nhà khi không có lệnh của cấp có thẩm quyền...

Bài tập đ/SGK/T45

- Em sẽ xử lí tình huống như sau:

+ Không vào nhà mà chờ khi bạn về mới vào hỏi mượn truyện.

+ Nếu là người quen thì em cho vào còn không quen thì xin lỗi để khi bố mẹ về thì mời đến kiểm tra.

+ Chờ khi họ về thì xin phép vào để nhặt.

+ Có thể vào giúp nhưng trước sự chứng kiến của nhiều người hàng xóm.

+ Gọi mọi người cùng sống chung khu dân cư của em cùng đến giúp.

Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

(6)

- Phương tiện, tư liệu: Máy chiếu, video, loa

- Phương pháp, kĩ thuật: hoạt động cá nhân, Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp.

- Thời gian : 6 phút - Cách tiến hành:

GV chiếu video có nội dung liên quan đến quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân (https://www.youtube.com/watch?v=j6Ygiohpefk), chiếu đến 3:30.

? Qua video em vừa xem, hãy cho cô biết đám người đến đòi nợ đã có hành vi như thế nào? Hành vi đó đúng hay sai, vì sao?

? Đám người đến đòi nợ có thể bị xử lý như thế nào?

- HS xem video và suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- GV chiếu tiếp video về cách xử lý hành vi xâm phạm trái phép về chỗ ở của công dân.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương tiện, tư liệu: sách, báo, mạng; tham quan thực tế - Phương pháp, kĩ thuật: hoạt động cá nhân..

- Thời gian : 2 phút phút - Cách tiến hành:

Học sinh tìm đọc trên sách, báo, mạng; tham quan thực tế; trao đổi với người thân,

Giáo viên định hướng, gợi mở 4. Hướng dẫn về nhà

- HS làm các bài tập còn lại trong SGK, hoàn thành bản đồ tư duy - HS cam kết không xâm phạm chỗ ở của người khác.

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống xâm phạm chỗ ở.

- Nghiên cứu phần nội dung bài học: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

+ Đọc và trả lời câu hỏi tình huống.

+ Nội dung cơ bản quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

+ Trách nhiệm của công dân.

V. RÚT KINH NGHIỆM

công dân (https://www.youtube.com/watch?v=j6Ygiohpefk

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2.2 Nội dung: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của

Được phát triển từ chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – một trong những chế định pháp lý khởi nguồn và nền tảng của pháp luật dân sự, yêu cầu bồi thường

Do đó, bên cạnh việc được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp thi công dân cần phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của bản thân để thực hiện trách nhiệm làm chủ của mình

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : - Ñöôïc caùc cô quan nhaø nöôùc vaø moïi

Ông vội vã ôm lấy người đó đưa vào nhà ông Ba để cấp cứu, nhưng nạn nhân đã chết.. Người chết oan vì bẫy chuột không phải ai xa lạ mà chính là

Nắm bắt rõ được điểm này, bên bán luôn cố gắng “gài thêm” các điều kiện bất lợi, gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng..Vốn là các chủ thể yếu thế về thông tin và