• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết:

Bài 18: QUYỀN ĐƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức

-Nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

2.Kĩ năng

-Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

-Biết xử lí các tình huống phù hợp với quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

-Biết bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm an toàn và bí mật thư tín của người khác.

3.Thái độ

-Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của mình và của người khác.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước -Năng lực:

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;

- Phẩm chất:

* Nội dung tích hợp

- GDĐĐ: Tôn trọng, trung thực, đoàn kết, trách nhiệm.

+ Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

+ Phê phán tố cáo những hành vi vi phạm quyền được b ảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

*Tích hợp GDQP-AN:

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: SGK, SGV, bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu - Trò: SGK, vở ghi

Tư liệu tham khảo

Hiến pháp 2013, Điều 22 (trích): “… Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín…

của người khác.

*Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 125: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

(2)

“Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm”…

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp nêu vấn đề.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Động não

- Kĩ thuật trình bày 1 phút.

- Phân tích xử lí tình huống - Đóng vai

- Tìm hiểu thực tế, liên hệ bản thân.

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

* Câu hỏi:

1. Nêu nội dung cơ bản quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ?

2. Em sẽ làm gì nếu: “Đến nhà bạn mượn truyện nhưng không có ai ở nhà ? 3. Bài mới

Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi tình huống.

- Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, vấn đáp - Thời gian: (3 phút.)

- Cách thức tiến hành GV hỏi HS:

? Em đã bao giờ xem trộm điện thoại, tin nhắn, thư từ của ai chưa?

Em thấy hành động của mình là đúng hay sai?

- Hs trả lời.

GV: Hành động xem trộm tin nhắn, thư tín, điện thoại của người khác là sai. Công dân có quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.Không ai được chếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại. Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Học sinh bước đầu nhận biết được các hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm, động não, đọc hợp tác, hỏi và trả lời

- Thời gian: 10 phút.

- Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC - GV gọi HS đọc tình huống sgk/46 1. Tình huống

(3)

- HS đọc tình huống

- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận (5’) trả lời các câu hỏi:

? 1. Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?

- Phượng không nên đọc thư của

Hiền.Vì: Công dân có quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

? 2. Em có đồng ý với giải pháp của Phượng không? Vì sao ?

- Em không đồng ý với giải pháp của Phượng.Vì tự ý mở thư của người khác là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

? 3. Nếu em là Loan em sẽ làm gì ? -Nếu em là Loan em sẽ: Khuyên

Phương không nên đọc thư vì làm thế là vi phạm pháp luật, đưa thư cho Hiền.

? 4. Em rút ra được bài học gì qua tình huống trên?

- HS thảo luận theo nhóm.

- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

2. Nhận xét

-Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác.

- Mọi hành vi xâm phạm trái phép đến thư tín, điện thoại điện tín của công dân sẽ bị xử lí nghiêm minh theo các quy định của pháp luật.

II/ Tìm hiểu nội dung bài học

- Mục tiêu: HS biết khái quát thành nội dung bài học

+ Nội dung cơ bản quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

+ Trách nhiệm của công dân.

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, trình bày một phút

- Thời gian: 12 phút - Cách thức tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC

GV hỏi: ? Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được pháp luật quy định ntn ?

- HS trả lời

- GV nhận xét, chốt kiến thức

1.

Nội dung cơ bản quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định:

+Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao

(4)

- GV chiếu, yêu cầu Hs đọc hiến pháp 2013, Điều 21

Gv giới thiệu BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 125

* Tích hợp GDQP-AN:

-Nêu một số ví dụ về hành vi liên quan đến quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?

-HS:Trả lời.

+Có người nhờ em chuyển đến bạn mình một bức thư. Chuyển thư ngay cho bạn, tuyệt đối không mở ra xem hoặc cho người khác xem.

+ Nhắc nhở bạn khi bạn nghe trộm điện thoại của người khác.

- GV nhận xét, kết luận: Không ai được phép tự ý mở thư, đọc trộm tin nhắn, nghe trộm điện thoại của người khác.

Đó là hành động vi phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

*Liên hệ địa phương:

- GV đưa ra số liệu, hình ảnh vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín tại địa phương.

GV yêu cầu hs nhận xét tình trạng vi phạm

? Em đã làm gì để nâng cao hiểu biết về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét, kết luận

- Từ nội dung thảo luận trên, GV hướng dẫn HS liên hệ trách nhiệm của công dân.

? CD có trách nhiệm ntn trong việc thực hiện quyền trên?

- HS: Trả lời

- GV: Nhận xét,chốt kiến thức.

đổi thông tin riêng tư khác.

+Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

2. Trách nhiệm của công dân

- Mỗi công dân cần biết tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác;

-Biết bảo vệ quyền của mình;

- Phản đối, phê phán những hành vi xâm phạm quyền của người khác.

Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài

(5)

- Phương tiện, tư liệu: máy chiếu

- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, sắm vai, động não, giao nhiệm vụ.

- Thời gian: 7 phút.

- Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC GV tổ chức cho hs chơi trò “Phóng

viên nhỏ”

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời.

- Kĩ năng: giao tiếp.

- Năng lực: lắng nghe tích cực, phản hồi tích cực.

Thông qua kĩ thuật : "Hỏi và trả lời" với hình thức " Trò chơi phóng viên nhỏ"

học sinh nắm vững

- Hình thức: Gv cử 1 HS đóng vai là phóng viên sẽ đứng lên hỏi các câu hỏi ở phần a,b,c. Phóng viên sẽ phỏng vấn bất kì một bạn học sinh trong lớp, hs được gọi sẽ đứng lên trả lời câu hỏi.

- HS thực hiện.

- Gv gọi hs khác nhận xét người phỏng vấn và người được phỏng vấn qua thái độ, lời nói, cử chỉ, câu hỏi, câu trả lời.

- GV nhận xét, chốt kiến thức (GV chiếu slide có đáp án)

Bài tập a/SGK/47

- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác;

không được nghe trộm điện thoại của người khác.

Bài tập b/SGK/47

-Những hành vi vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín:

+ Nghe trộm điện thoại.

+ Xem trộm thư của người khác.

+ Xem trộm điện tín của người khác.

+ Ăn cắp thư, điện tín của người khác ....

Bài tập c/SGK/T47

-Theo quy định của pháp luật thì người vi phạm sẽ bị xử lí như sau:

+ Xử lí kỉ luật + Xử lí hành chính + Xử lí hình sự

-> Tùy vào mức độ vi phạm của hành vi.

Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp, kĩ thuật: hoạt động nhóm, trò chơi đóng vai, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, giải quyết vấn đề.

- Thời gian :5 phút - Cách tiến hành:

GV đưa ra tình huống: Nam nhờ Mai đưa cho Linh một lá thư.

GV yêu cầu hs thảo luận theo bàn, 3 bạn là một nhóm xây dựng kịch bản, đóng vai Nam và Mai, Linh giải quyết tình huống. Sau đó gọi 1 nhóm lên giải quyết tình huống.

HS suy nghĩ, giải quyết tình huống Dự kiến tình huống:

1. Mai đưa thư cho Linh mà không mở ra đọc.

2. Mai mở thư ra đọc rồi mới đưa cho Linh.

(6)

- Gv nhận xét, kết luận: Trong tình huống trên, Mai không nên đọc thư của Nam mà phải đưa thư cho Linh. Nếu Mai đọc thư của Nam sẽ vi phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương tiện, tư liệu: sách, báo, mạng; tham quan thực tế - Phương pháp, kĩ thuật: hoạt động cá nhân..

- Thời gian : 1 phút phút - Cách tiến hành:

Học sinh tìm đọc trên sách, báo, mạng; tham quan thực tế; trao đổi với người thân,

Giáo viên định hướng, gợi mở 4. Hoạt động tiếp nối

- HS làm các bài tập còn lại trong SGK, hoàn thành bản đồ tư duy.

- Thông kê lại toàn bộ kiến thức đã học ở HK II, chuẩn bị ôn tập HK II.

V. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +