• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 32 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 32 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tự nhiên Xã hội tuần 32 tiết 1

Ngày Và Đêm Trên Trái Đất

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.

Biết một ngày có 24 giờ.

2. Kĩ năng: Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (12 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu : Giải thích được tại sao có ngày và đêm.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 120, 121 và trả lời với bạn các câu hỏi sau :

- HS nghe.

+ Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được bề mặt của quả địa cầu ?

+ Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?

+ Ban ngày.

+ Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?

+ Ban đêm.

- (Đối với HS khá giỏi) Tìm vị trí của Hà Nội và La - ha - ba - na trên quả địa cầu (hoặc GV đánh đấu trước hai vị trí đó).

- Khi Hà Nội là ban ngày thì La - ha - ba – na là ngày hay đêm ?

- Là đêm, vì La - ha - ba - na cách Hà Nội đúng nửa vòng Trái Đất.

Bước 2 :

- GV gọi một số HS trả lời trước lớp. - HS trả lời trước lớp.

- GV hoặc HS bổ sung hoàn thiện câu trả lời.

b. Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm (10 phút)

* Mục tiêu : Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.

* Cách tiến hành :

(2)

Bước 1 :

- GV chia nhóm (số nhóm tuỳ thuộc vào số lượng quả địa cầu chuẩn bị được).

- HS trong nhóm lần lượt làm thực hành như hướng dẫnở phần thực hành trong SGK .

Bước 2 :

- GV gọi một vài HS lên thực hành trước lớp. - HS khác nhận xét phần làm thực hành của bạn.

c. Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp (7 phút)

* Mục tiêu: Biết thời gian để Trái đất quay quanh mình nó là một ngày. Biết một ngày có 24 giờ.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu

- GV quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ cực Bắc xuống) có nghĩa là điểm đánh dấu trở về vị trí cũ.

- HS theo dõi thao tác của GV.

- GV nói : Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được qui ước là một ngày.

Bước 2 : - GV hỏi :

+ Đố các em biết một ngày có bao nhiêu giờ ?

+ Hãy tưởng tượng Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ?

- Thì một phần Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi ; còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh viễn).

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tự nhiên Xã hội tuần 32 tiết 2

Năm Tháng Và Mùa

(MT) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày, và mấy mùa.

2. Kĩ năng: Biết trái đất quay một vòng được 365 ngày (trung bình).

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Giúp học sinh bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

(3)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (12 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu : biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm thường có 365 ngày.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các gợi ý : - HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.

+ Một năm thường có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng ? + Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ? + Những tháng nào có 32 ngày, 30 ngày, 28 hoặc 29 ngày ?

Bước 2 :

- GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.

- GV mở rộng cho các em biết : Có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm, tháng 2 lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận, và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.

- HS lắng nghe.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho HS biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.

- HS quan sát tranh và nghe.

- GV hỏi : Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao vòng ?

* MT: Giúp học sinh bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.

b. Hoạt động 2 : Làm việc với SGK theo cặp (10 phút)

* Mục tiêu : Biết một năm thường có bốn mùa.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV yêu cầu HS làm việc với nhau theoău«ïi ý : - HS làm việc theo cặp theo gợi ý.

+ Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Băc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.

+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12.

- Đối với HS khá giỏi, có thể yêu cầu thêm : + Tìm vị trí của Việt Nam và trên quả địa cầu.

(4)

+ Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô - xtrây - li - a là mùa gì ? Tại sao ?

+ Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô - xtrây - li - a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô - xtrây - li - a trái ngược nhau.

Bước 2 :

- GV gọi một số HS lên trả lời trước lớp. - HS lên trả lời trước lớp.

- GV hoặc HS khác sửa chữa và hoàn chỉnh câu trả lời.

Kết luận : Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa : mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau..

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng,dâm mát hay sắp mưa.?. Quan sát tranh và cho biết trời như

Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời..

 Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây chúng ta phải trồng, chăm sóc,

* Mục tiêu : Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hắp; Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra; Hiểu được vai

Vì vào thời gian này nửa cầu Bắc ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở nửa cầu Bắc lớn hơn so

Kết luận : Muốn chia một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một

Kết luận : Muốn chia một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một

Trong chương trình địa lý lớp 7 học sinh được học về thiên nhiên và con người ở 5 châu lục với rất nhiều mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cũng như thái độ và hành vi;