• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH TỔ: VẬT LÝ

(Đề thi 05 trang)

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn thi: Vật lý

Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên học sinh :... Số báo danh : ...

PHẦN CÂU HỎI NHẬN BIẾT VÀ THÔNG HIỂU

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hạt êlectron có khối lượng m = 9,1.10–31 kg.

B. Nguyên tử có thể mất đi hoặc nhận thêm electron và trở thành ion.

C. Êlectron tự do không thể di chuyển từ vật này sang vật khác.

D. Hạt êlectron mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10–19 C.

Câu 2. Hãy chỉ ra công thức nào sau đây là công thức cộng vận tốc:

A. v1,3 =v1,2 +v2,3. B. v1,2 =v1,3v3,2 . C. v2,3 =−(v2,1+v3,2). D. v2,3 =v2,3+v1,3 . Câu 3. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí

A. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

D. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dòng điện có tác dụng sinh lý chẳng hạn như hiện tượng điện giật.

B. Dòng điện có tác dụng nhiệt ứng dụng trong nồi cơm điện.

C. Dòng điện có tác dụng từ ứng dụng trong nam châm điện.

D. Dòng điện có tác dụng hóa học làm acquy nóng lên khi nạp điện.

Câu 5. Chọn đáp án đúng.

Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của chất điểm là : A. Chuyển động thẳng đều.

B. Chuyển động thẳng đều theo chiều ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng.

C. Chuyển động thẳng biến đổi đều.

D. Chuyển động rơi tự do.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

B. Công suất tỏa nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian.

C. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

D. Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.

Mã đề 106

(2)

Câu 7. Chọn câu đúng.

A. Trong các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kỳ nhỏ hơn.

B. Trong chuyển động tròn đều, chuyển động nào có chu kỳ quay nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn.

C. Trong các chuyển động tròn đều, với cùng chu kỳ, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn.

D. Trong các chuyển động tròn đều có cùng bán kính, chuyển động nào có chu kỳ quay lớn hơn thì có vận tốc dài lớn hơn.

Câu 8. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua A. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

B. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

D. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

Câu 9. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?

A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.

B. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.

C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.

D. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.

Câu 10. Với E là suất điện động của nguồn điện, I là cường độ dòng điện qua nguồn. Công của nguồn điện thực hiện trong thời gian t được xác định theo công thức:

A. A = UI. B. A = EI. C. A = EIt. D. A = UIt.

Câu 11. Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, còn dây dẫn hầu như không sáng lên vì

A. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

D. Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

Câu 12. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 Ω được mắc với điện trở 4,8 Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 V. Cường độ dòng điện trong mạch là

A. 2,5 A. B. 25 A. C. 12 A. D. 120 A.

Câu 13. Công thức xác định độ lớn cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là

A. E = Q2

kr . B. E = Q

k r . C. E = – Q2

kr . D. E = – Q k r . Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

B. Dòng điện là dòng các điện tích di chuyển có hướng.

C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các electron.

Câu 15. Một vật chuyển động với vận tốc v

dưới tác dụng của lực F

không đổi. Công suất của lực F là:

A. P=Ft. B. P=Fvt. C. P=Fv. D. P=Fv2.

Câu 16. Có hai điện tích điểm đứng yên q1 và q2 tương tác nhau bằng lực đẩy. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1 > 0 và q2 < 0. B. q1.q2 > 0.

C. q1 < 0 và q2 > 0. D. q1.q2 < 0.

(3)

Câu 17. Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, một êlectron bay vào điện trường giữa hai bản kim loại nói trên, với vận tốc ban đầu vo vuông góc với các đường sức điện. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo của electron là

A. một phần của đường hypebol.

B. đường thẳng song song với các đường sức điện.

C. một phần của đường parabol.

D. đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.

Câu 18. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng A. năng lượng điện trường. B. năng lượng từ trường.

C. hóa năng. D. cơ năng.

Câu 19. Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của A và C cùng dấu. B. Điện tích của A và D cùng dấu.

C. Điện tích của A và D trái dấu. D. Điện tích của B và D cùng dấu.

Câu 20. Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM

A. UMN = UNM. B. UMN UNM = –1. C. UMN UNM = 1. D. UMN = –UNM. Câu 21. Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng làm di chuyển các điện tích

A. âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.

B. dương theo cùng chiều điện trường trong nguồn điện.

C. dương từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.

D. dương từ cực dương sang cực âm của nguồn điện.

Câu 22. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?

A. HP. B. W. C. J.s. D. N.m/s.

Câu 23. Khi chèo thuyền trên mặt hồ, muốn thuyền tiến về phía trước thì ta phải dùng mái chèo gạt nước A. Sang bên trái. B. Về phía sau. C. Về phía trước. D. Sang bên phải.

Câu 24. Đặt một điện tích dương, khối lượng rất nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động

A. dọc theo chiều đường sức điện trường.

B. vuông góc với đường sức điện trường.

C. ngược chiều đường sức điện trường.

D. theo một quỹ đạo không thể xác định.

Câu 25. Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

A. A ≠ 0. B. A = 0. C. A > 0 nếu q < 0. D. A > 0 nếu q > 0.

Câu 26. Khi vận tốc của một vật tăng gấp hai thì

A. động năng của vật tăng gấp hai. B. thế năng của vật tăng gấp hai.

C. gia tốc của vật tăng gấp hai. D. động lượng của vật tăng gấp hai.

Câu 27. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa:

A. tăng gấp 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. tăng gấp 4 lần.

Câu 28. Phát biết nào sau đây không đúng?

A. Vật dẫn điện có chứa nhiều điện tích tự do.

B. Vật cách điện có rất ít điện tích so với vật dẫn điện.

C. Vật cách điện có chứa rất ít điện tích tự do.

D. Chất điện môi và vật cách điện đều chứa rất ít điện tích tự do.

(4)

Câu 29. Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:

A. . 12 2 r

m G m

Fhd = . B. 122 r

m

Fhd =m . C.

r m G m

Fhd = . 1 2 . D.

r m Fhd = m1 2 .

Câu 30. Gia tốc của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu độ lớn lực tác dụng lên vật tăng lên hai lần và khối lượng của vật giảm đi 2 lần?

A. Gia tốc vật tăng lên bốn lần. B. Gia tốc vật không đổi.

C. Gia tốc của vật giảm đi hai lần. D. Gia tốc của vật tăng lên hai lần.

PHẦN CÂU HỎI VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO

Câu 31. Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không biến dạng. Khi tác dụng một lực kéo F = 3 N theo phương ngang vào lò xo ta thấy nó dãn được 2 cm. Độ cứng của lò xo là:

A. k = 100 N/m. B. k = 150 N/m. C. k = 75 N/m. D. k = 300 N/m.

Câu 32. Ba quả cầu nhỏ A, B,C mang điện tích lần lượt là q1 = +2,5.10-6 C, q2 = q3 = q, có thể chuyển động dọc theo phía trong của một vành tròn cách điện đặt nằm ngang. Khi ba quả cầu đó được đặt nằm cân bằng trên vành tròn, một góc của tam giác tạo bởi ba quả cầu có độ lớn bằng 300. Bỏ qua ma sát. Điện tích q bằng

A. +2,002.10-6 C. B. - 2,002.10-6 C. C. -2,002.10-7 C. D. +2,002.10-7 C.

Câu 33. Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m = 1 kg treo vào sợi dây có chiều dài l = 40 cm. Kéo vật đến vị trí dây làm với đường thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng là

A. 2,0 m/s. B. 1,0 m/s. C. 2,0 cm/s. D. 20,0 m/s.

Câu 34. Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là U1 = 110 V và U2 = 220 V. Tỉ số điện trở R1/R2 của chúng là

A. 0,25. B. 2. C. 4. D. 0,5.

Câu 35. Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5 m xuống. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của nó ngay trước khi chạm đất là

A. v = 2 m/s. B. v = 10 m/s. C. v = 5 m/s. D. v = 9,899 m/s.

Câu 36. Một vật có khối lượng m = 3 kg rơi tự do từ độ cao h = 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g=10 m/s2. Trong thời gian 1,2 s trọng lực thực hiện một công là:

A. 69,15 J. B. 216 J. C. 274,6 J. D. – 69,15 J.

Câu 37. Một ôtô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi, ôtô chạy với vận tốc không đổi bằng 50 km/h. Trên nửa sau, ôtô chạy với vận tốc không đổi bằng 60 km/h. Vận tốc trung bình của ôtô trên cả quãng đường là

A. 60,0 km/h. B. 55,0 km/h. C. 54,5 km/h. D. 50,0 km/h.

Câu 38. Khoảng cách giữa một proton và một electron là r = 5,3.10–9 cm, coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là

A. lực hút với F = 8,202.10–8 N. B. lực đẩy với F = 8,202.10–8 N.

C. lực hút với F = 8,202.10–12 N. D. lực đẩy với F = 8,202.10–12 N.

Câu 39. Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 V. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1

A. U1 = 8 V. B. U1 = 1 V. C. U1 = 4 V. D. U1 = 6 V.

Câu 40. Một quả cầu nhỏ tích điện, có khối lượng m = 0,1 g, được treo ở đầu một sợi chỉ mảnh, nhẹ, cách điện trong một điện trường đều, có phương nằm ngang và có cường độ điện trường E = 1,2.103 V/m. Dây chỉ hợp với phương thẳng đứng góc 100. Lấy g =10 m/s2. Độ lớn điện tích của quả cầu là

A. 1,47.10-7 C. B. 1,47.10-2 C.

C. 1,47.10-4 C. D. 1,47.10-6 C.

Câu 41. Hai điện tích q1 = q2 =+ 5.10–16 C, đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A có độ lớn là

(5)

A. E = 0,3515.10–3 V/m. B. E = 0,6089.10–3 V/m.

C. E = 1,2178.10–3 V/m. D. E = 0,7031.10–3 V/m.

Câu 42. Một viên đạn có khối lượng m = 0,2 kg khi bay đến điểm cao nhất của quỹ đạo parabol với vận tốc v = 200 m/s theo phương nằm ngang thì nổ thành hai mảnh. Một mảnh có khối lượng m1 = 0,15 kg văng thẳng đứng xuống dưới với vận tốc v1 = 200 m/s. Mảnh kia bay với vận tốc và hướng là:

A. 1500 m/s, hướng chếch lên 370 so với hướng của viên đạn lúc đầu.

B. 500 m/s, hướng chếch lên 450 so với hướng của viên đạn lúc đầu.

C. 1500 m/s, hướng chếch lên 450 so với hướng của viên đạn lúc đầu.

D. 1000 m/s, hướng chếch lên 370 so với hướng của viên đạn lúc đầu.

Câu 43. Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 phút. Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 phút. Coi nguồn điện không đổi. Nếu dùng cả hai dây mắc nối tiếp thì nước sẽ sôi sau thời gian là

A. 50 phút. B. 25 phút. C. 8 phút. D. 30 phút.

Câu 44. Bán kính Trái Đất là R = 6400 km, tại một nơi có gia tốc rơi tự do bằng một nửa gia tốc rơi tự do trên mặt đất, độ cao của nơi đó so với mặt đất là

A. 2651 km. B. 6400 km. C. 6400 m. D. 2651 m.

Câu 45. Một tụ điện có điện dung 500 pF được mắc vào hiệu điện thế 100 V. Điện tích của tụ điện là A. q = 5.104 μC. B. q = 5.10–2 μC. C. q = 5.104 nC. D. q = 5.10–4 C.

Câu 46. Một nguồn điện có suất điện động 6 V, điện trở trong r = 2 Ω, mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 W thì điện trở R phải có giá trị

A. R = 3 Ω. B. R = 6 Ω. C. R = 1 Ω. D. R = 2 Ω.

Câu 47. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 2 Ω, mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 Ω mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị

A. R = 3 Ω. B. R = 2 Ω. C. R = 4 Ω. D. R = 1 Ω.

Câu 48. Một vật có khối lượng m = 2,5 kg, chuyển động với gia tốc a = 0,05 m/s2. Lực tác dụng vào vật là A. F = 50 N. B. F = 0,125 N. C. F = 50 kg. D. F = 0,125 kg.

Câu 49. Một đầu tàu có khối lượng 50 tấn được nối với hai toa, mỗi toa có khối lượng 20 tấn. Đoàn tàu bắt đầu chuyển động với gia tốc a = 0,2 m/s2. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe với đường ray là 0,05. Lấy g=10 m/s2 .Lực phát động F tác dụng lên đoàn tàu và lực căng T ở chỗ nối giữa 2 toa lần lượt là

A. 63000 N;14000 N. B. 86000 N;19000 N. C. 83000 N;17000 N. D. 28000 N;12000 N.

Câu 50. Một điện tích q = +1 μC di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, thu được một năng lượng W=0,2 mJ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là

A. U = 0,20 mV. B. U = 200 V. C. U = 0,20 V. D. U = 200 kV.

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

Cường độ dòng điện chạy trong mạch luôn lệch pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch Câu 20: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, công suất tiêu

(ĐH2014) Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa

Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và điện lượng chạy qua mạch.. Câu 5: Công thức

Ở mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện, độ lệch pha giữa cường độ dòng điện tức thời trên mạch với điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch bằng bao nhiêu.. Tổng trở

Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct word or phrase that best fits each of the numbered blanks from 45 to 54..

Đặt một hiệu điện thế không đổi vào một đoạn mạch gồm 2 điện trở giống nhau ghép nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra trong thời gian t của đoạn mạch là 1 kJ.. Tìm dòng