• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 5: ly-9-chu-de-2-tn_1710202110

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 5: ly-9-chu-de-2-tn_1710202110"

Copied!
102
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng lên ba lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó thay đổi như thế nào?

A. Tăng 3 lần.

B. Không thể xác định chính xác được.

C. Không thay đổi.

D. Giảm 3 lần.

Câu 2: Trên hình vẽ. Hãy cho biết đồ thị nào biểu diễn đúng mối quan hệ giữa cường độ dòng điện I(A) chạy trong dây dẫn và hiệu điện thế U(V) đặt vào hai đầu dây dẫn đó?

A. Đồ thị c.

B. Đồ thị b.

C. Đồ thị d.

D. Đồ thị a.

Câu 3: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3 A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 3 V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ như thế nào?

A. Cường độ dòng điện giảm đi 3 lần.

B. Cường độ dòng điện tăng lên 3 lần.

C. Cường độ dòng điện giảm đi 0,2 A.

D. Cường độ dòng điện là I = 0,2 A.

Câu 4: Quan sát sơ đồ mạch điện. Phát biểu nào đúng:

(2)

2

A. Số chỉ của Ampe kế cho biết cường độ của dòng điện trong mạch.

B. Số chỉ của Vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn R.

C. Các phát biểu còn lại đều đúng.

D. Dòng điện chạy qua vật dẫn theo chiều từ A đến B.

Câu 5: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 18 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6 A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 36 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó bằng bao nhiêu?

A. 1,8 A.

B. Một kết quả khác.

C. 1,2 A.

D. 3,6 A.

Câu 6: Dòng điện chạy qua một dây dẫn có cường độ 2,5 A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 50 V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ dòng điên giảm đi 0,5 A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?

A. Một kết quả khác.

B. U = 40 V.

C. U = 45,5 V.

D. U = 50,5 V.

(3)

3

Câu 7: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 2 A khi nó được mắc với hiệu điện thế 12 V. Muốn dòng điện tăng thêm 0,5 A thì hiệu điện thế phải bằng bao nhiêu?

A. Một kết quả khác.

B. 150 V.

C. 15 V.

D. 1,5 V.

Câu 8: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 2A khi nó được mắc vào hiệu điện thế là 36V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A nữa thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?

A. 36 V.

B. 45 V.

C. 18 V.

D. 9 V.

Câu 9: Để đo cường độ dòng điện qua đèn, người ta mắc theo một trong bốn sơ đồ sau. Hãy cho biết sơ đồ nào ampe kế mắc đúng?

A. Sơ đồ c.

B. Sơ đồ a.

C. Sơ đồ b.

D. Sơ đồ d.

(4)

4

Câu 10: Khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện giảm đi 3 lần. Hỏi hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn đã thay đổi thế nào?

Chọn kế quả đúng trong các kết quả sau:

A. Giảm 3 lần.

B. Không thay đổi.

C. Không thể xác định chính xác được.

D. Tăng 3 lần.

Câu 11: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 8 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,4 A. Quan sát bảng giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện sau đây và cho biết giá trị nào của A, B, C, D là không phù hợp?

A. IA = 0,54 A.

B. IB = 0,8 A.

C. UC = 19 V.

D. UD = 20 V.

Câu 12: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:

A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.

D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.

Câu 13: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ

A. luân phiên tăng giảm

(5)

5

B. không thay đổi

C. giảm bấy nhiêu lần

D. tăng bấy nhiêu lần

Câu 14: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 6 mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4 mA thì hiệu điện thế là:

A. 4V

B. 2V

C. 8V

D. 4000 V

Câu 15: Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1, khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1 = 7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8V?

A. 1,5 lần

B. 3 lần

C. 2,5 lần

D. 2 lần

Câu 16: Khi đặt một hiệu điện thế 10V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây chỉ còn là 0,75A?

A. 3 V.

B. 4 V.

C. 5 V.

D. 6 V.

Câu 17: Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu một vật dẫn là 18V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,2A. Muốn cường độ dòng điện qua nó tăng

(6)

6

thêm 0,3A thì phải đặt vào hai đầu vật dẫn đó một hiệu điện thế là bao nhiêu?

A. 45 V.

B. 30 V.

C. 35 V.

D. 25V.

Câu 18: Điều nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó?

A. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

B. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

C. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn có độ lớn bằng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

D. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn luôn gấp hai lần hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

Câu 19: Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.

Nhận xét nào là đúng?

A. Cả hai kết quả đều đúng B. Cả hai kết quả đều sai

(7)

7

C. Kết quả của b đúng D. Kết quả của a đúng

Câu 20: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1 A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 16 V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,2 A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?

A. 15,8 V.

B. 17 V.

C. 19,2 V.

D. 16,2 V.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với nội dụng của định luật Ôm?

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và với điện trở của dây

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của dây.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Cường độ dòng điện không những phụ thuộc vào hiệu điện thế mà còn phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

B. Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế mà tphuj thuộc vào bản thân vật dẫn.

(8)

8

C. Cường độ dòng điện chỉ phụ thuộc vào hiệu điện thế mà không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

D. Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào vào hiệu điện thế và cũng không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

Câu 3: Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây dẫn, công thức nào là sai?

A. I=UR.

B. I=U.R.

C. R=UI.

D. U=I.R.

Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?

A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở điện lượng của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

B. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

D. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

Câu 5: Một bóng đèn xe máy lúc thắp sáng có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là bao nhiêu?

A. U = 6 V.

B. U = 9 V.

C. U = 12 V.

(9)

9

D. Một giá trị khác.

Câu 6: CHo điện trở R = 30 Ω, hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là U, cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I . Thông tin nào sau đây là đúng?

A. U = I + 30.

B. U=I30.

C. I = 30.U.

D. 30=UI.

Sử dụng dữ liệu sau trả lời các câu hỏi 9 và 10.

Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A.

Câu 7: Điện trở R có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. R = 12 Ω.

B. R = 1,5 Ω.

C. R = 8 Ω.

D. R = Một giá trị khác.

Câu 8: Nếu thay điện trở R bằng R' = 24 Ω. thì cường độ dòng điện qua R' có thể là giá trị nào trong các giá trị sau?

A. I = 12 A.

B. I = 24 A.

C. I = 1 A.

D. Một giá trị khác.

Sử dụng dữ liệu sau trả lời các câu hỏi 12, 13, 14.

Một bóng đèn khi sáng bình thường thì dòng điện qua nó là 0,2 A và hiệu điện thế là 3,6 V

(10)

10

Câu 9: Điện trở bóng đèn khi sáng bình thường là

A. 16 Ω.

B. 18 Ω.

C. 20 Ω.

D. Một giá trị khác.

Câu 10: Nếu gắn thêm đèn trên vào hai cực của mội nguồn điện có hiệu điện thế 2,4 V thì dòng điện qua bóng đèn là bao nhiêu? Đèn có sáng bình thường không? Chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. I = 0,133A; đèn sáng bình thường.

B. I = 0,133A; đèn sáng yếu hơn bình thường.

C. I = 1,33A; đèn sáng mạnh hơn bình thường.

D. I = 0,331A; đèn sáng yếu hơn bình thường.

Câu 11: Dùng bóng đèn trên với hiệu điện thế 6 V. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Đèn sáng yếu hơn bình thường.

B. Đèn không sáng.

C. Đèn sáng mạnh hơn bình thường và sẽ bị cháy.

D. Đèn sáng bình thường.

Câu 12: Chọn phép đổi đơn vị đúng.

A. 1Ω = 0,01kΩ = 0,0001MΩ.

B. 0,5MΩ = 500kΩ = 500 000Ω.

C. 1kΩ = 1 000Ω = 0,01MΩ.

D. 0,0023MΩ = 230Ω = 0,23kΩ.

Câu 13: Muốn đo hiệu điện thế của một nguồn điện, nhưng không có Vôn kế, một học sinh đã sử dụng một Ampe kế và một điện trở có giá trị R = 200 Ω mắc nối tiếp nhau, biết Ampe kế chỉ 1,2 A. Hỏi hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện bằng bao nhiêu?

(11)

11

A. U = 1,2 V.

B. Một giá trị khác.

C. U = 20 V.

D. U = 240 V.

Câu 14: Hãy sắp đặt theo thứ tự đơn vị của các đại lượng sau: hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở.

A. Ampe, ôm, vôn.

B. Vôn, ôm, ampe.

C. Vôn, ampe, ôm.

D. Ôm, vôn, ampe.

Câu 15: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

…………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.

A. Điện trở

B. Chiều dài

C. Cường độ

D. Hiệu điện thế

Câu 16: Một dây dẫn có điện trở 50 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:

A. 1500V

B. 15V

C. 60V

D. 6V

Câu 17: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?

(12)

12

A. 1A

B. 1,5A

C. 2A

D. 2,5A

Câu 18: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?

A. tăng 5V

B. tăng 3V

C. giảm 3V

D. giảm 2V

Câu 19: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?

A. 0,2 A.

B. 0,5 A.

C. 1 A.

D. 0,1 A.

Câu 20: Cho hai dây dẫn có giá trị điện trở là R1 và R2. Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu mỗi dây dẫn lần lượt là U1 và U2. Biết R2 = 2.R1 và U1 = 2.U2. Khi đưa ra câu hỏi so sánh cường độ dòng điện chạy qua hai dây dẫn đó, bạn A trả lời: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì U1 lớn hơn U2 2 lần”. Bạn B lại nói rằng: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì R1 nhỏ hơn R2 2 lần”. Vậy bạn nào đúng? Bạn nào sai?

A. Cả hai bạn đều đúng.

B. Bạn A đúng, bạn B sai.

(13)

13

C. Bạn B đúng, bạn A sai.

D. Cả hai bạn đều sai.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp

A. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ.

B. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn.

C. Cường độ dòng điện ở bất kì vật dẫn nào mắc nối tiếp với nhau cũng bằng nhau.

D. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua các vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn đó.

Câu 2: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

A. Bằng tổng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần.

B. Bằng hiệu các hiệu điện thế của các điện trở thành phần.

C. Bằng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần .

D. Luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần.

Câu 3: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là sai?

A. U = U1 + U2 + ... + Un.

B. I = I1 = I2 = ... = In.

C. R = R1 = R2 = ... = Rn.

D. R = R1 + R2 + ... + Rn.

Câu 4: Hai điện trở R1 = 5 Ω và R2 = 10 Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 4 A. Thông tin nào sau đây là sai?

(14)

14

A. Điện trở tương đương của cả mạch là 15 Ω.

B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 8A.

C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60 V.

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 20 V.

Sử dụng dữ liệu sau trả lời các câu hỏi 5 và 6.

Cho hai điện trở R1 = 12 Ω và R2 = 18Ω được mắc nối tiếp với nhau.

Câu 5: Điện trở tương đương R12 của đoạn mạch đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. R12 = 12 Ω.

B. R12 = 18 Ω.

C. R12 = 6 Ω.

D. R12 = 30 Ω.

Câu 6: Mắc nối tiếp thêm R3 = 20 Ω vào đoạn mạch trên, thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới là

A. R12 = 32 Ω.

B. R12 = 38 Ω.

C. R12 = 26 Ω.

D. R12 = 50 Ω.

Câu 7: Hai điện trở R1, R2 và ampe kế được mắc nối tiếp vào đoạn mạch A, B như hình 13. Cho R1 = 5Ω; R2 = 10Ω, ampe kế chỉ 0,2 A. Hiệu điện thế của đoạn mạch AB là:

A. UAB = 1V.

(15)

15

B. UAB = 2V.

C. UAB = 3V.

D. UAB = 15V.

Câu 8: Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 36V thì dòng điện chạy qua mạch có cường độ I = 4A. Người ta làm giảm cường độ dòng điện xuống còn 1,5A bằng cách nối thêm vào mạch một điện trở Rx. Giá trị Rx đó có thể nhận kết quả nào trong các kết quả sau?

A. Rx = 9Ω.

B. Rx = 15Ω.

C. Rx = 24Ω.

D. Một giá trị khác.

Câu 9: Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp, gọi I là cường độ dòng điện trong mạch chính, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở, U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, hệ thức nào sau đây là đúng?

A. I=UR1+R2.

B. U1U2=R1R2.

C. U1=I.R1.

D. Các phương án trên đều đúng.

Câu 10: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 14 trong đó điện trở R1 = 10Ω, R2 = 20Ω, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB bằng 12V. Số chỉ của vôn kế và ampe kế lần lượt là bao nhiêu?

(16)

16

A. Uv = 4V; IA = 0,4A.

B. Uv = 12V; IA = 0,4A.

C. Uv = 0,6V; IA = 0,4A.

D. Một cặp giá trị khác.

Câu 11: Cho mạch điện sơ đồ như hình 15, trong đó điện trở R1 = 5Ω, R2 = 15Ω, vôn kế chỉ 3V. Hiệu điện thế của đoạn mạch AB có thể nhận giá trị:

(17)

17

A. 45V.

B. 15V.

C. 4V.

D. 60V.

Câu 12: Cho hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp với nhau vào hiệ điện thế U. Biết R1 = 10Ω chịu được dòng điện tối đa là 3A; R2 = 30Ω chịu được dòng điện tối đa là 2A. Trong các giá trị hiệu điện thế dưới đây giá trị nào là hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch đó, để khi hoạt động không điện trở nào bị hỏng?

A. 30V.

B. 60V.

C. 80V.

D. 200V.

Sử dụng dữ liệu sau trả lời các câu hỏi 13 và 14

Cho một mạch điện gồm 3 điện trở có giá trị lần lượt là R1 = 8Ω, R2 = 12Ω, R3 = 6Ω mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 65 V.

Câu 13: Cường độ dòng điện qua mạch có thể là

A. I = 1,5A.

B. I = 2,25A.

C. I = 2,5 A.

D. I = 3A.

Câu 14: Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở là bao nhiêu?

A. U1 = 20V; U2 = 30V; U3 = 15V.

B. U1 = 30V; U2 = 20V; U3 = 15V.

C. U1 = 15V; U2 = 30V; U3 = 20V.

D. U1 = 20V; U2 = 15V; U3 = 30V.

(18)

18

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 15 và 16

Có ba điện trở R1 = 15Ω, R2 = 25Ω, R3 = 20Ω. Mắc ba điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V.

Câu 15: Cường độ dòng điện trong mạch có thể nhận giá trị

A. I = 6A.

B. I = 1,5A.

C. I = 3,6A.

D. I = 4,5A.

Câu 16: Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc thêm vào mạch một điện trở R4. Điện trở R4 có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây.

A. R4 = 15Ω.

B. R4 = 25Ω.

C. R4 = 20Ω.

D. R4 = 60Ω.

Câu 17: Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết R1 = 8Ω;

R2 = 12Ω; R3 = 4Ω; hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 48V. Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.

A. U1 = 24V; U2 = 16V; U3 = 8V.

B. U1 = 16V; U2 = 8V; U3 = 24V.

C. U1 = 16V; U2 = 24V; U3 = 8V.

D. U1 = 8V; U2 = 24V; U3 = 16V.

Sử dụng dữ kiện trả lời các câu hỏi 18,19 và 20

Người ta chọn một số điện trở loại 2Ω và 4Ω để nối tiếp thành đoạn mạch có điện trở tổng cộng là 16Ω.

Câu 18: Có bao nhiêu phương án lựa chọn để thực hiện yêu cầu trên?

(19)

19

A. 2 phương án.

B. 3 phương án.

C. 4 phương án.

D. 5 phương án.

Câu 19: Trong các phương án nào sau đây, phương án nào sai?

A. Chỉ dùng 8 điện trở loại 2Ω.

B. Dùng 1 điện trở 4Ω và 6 điện trở 2Ω.

C. Dùng 2 điện trở 4Ω và 2 điện trở 2Ω.

D. Chỉ dùng 4 điện trở loại 4Ω.

Câu 20: Trong các phương án sau đây, phương án nào không phù hợp?

A. Dùng 2 điện trở 4Ω và 4 điện trở 2Ω.

B. Dùng 3 điện trở 4Ω và 2 điện trở 2Ω.

C. Chỉ dùng 4 điện trở 4Ω.

D. Dùng 2 điện trở 4Ω và 2 điện trở 2Ω.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện qua các vật dẫn là như nhau.

B. Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện qua các vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn.

C. Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện trong mạch chính bằng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ.

D. Trong đoạn mạch mắc song song ,cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ.

(20)

20

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế của các mạch rẽ luôn bằng nhau.

B. Trong đoạn mạch mắc song song, tổng hiệu điện thế của các mạch rẽ bằng hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.

C. Trong đoạn mạch mắc song song, tổng cường độ dòng điện của các mạch rẽ bằng cường độ dòng điện trong mạch chính.

D. Trong đoạn mạch mắc song song, điện trở tương đương của cả mạch luôn nhỏ hơn các điện trở thành phần.

Câu 3: Trong các công thức sau đây, công thức nào không phù hợp với đoạn mạch mắc song song ?

A. I = I1 + I2 + ... + In.

B. U = U1 + U2 + ... + Un.

C. R = R1 + R2 + ... Rn.

D. 1R=1R1+1R2+...+1Rn.

Câu 4: Trong phòng học đang sử dụng một đèn dây tóc và một quạt trần có cùng hiệu điện thế 220V. Hiệu điện thế của nguồn là 220V. Biết các dụng cụ đều hoạt động bình thường. Thông tin nào sau đây là đúng?

A. Bóng đèn và quạt trần mắc song song với nhau.

B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn và quạt trần có giá trị bằng nhau.

C. Tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các dụng cụ điện bằng hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

D. Các thông tin A, B, C đều đúng.

Câu 5: Cho mạch điện gồm hai điện trở mắc song song vào hiệu điện thế UAB, các vôn kế có thể mắc như hình 19a, b và c.

(21)

21

Hãy cho biết nhận xét nào sau đây là sai?

A. Số chỉ của vôn kế trong ba trường hợp là như nhau.

B. Số chỉ của ampe kế trong ba trường hợp là như nhau.

C. Số chỉ của vôn kế trong ba trường hợp đều cho biết hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

D. Cường độ dòng điện qua các điện trở luôn bằng nhau.

Câu 6: Cho mạch điện gồm hai điện trở mắc song song như hình 20. Gọi U1 và U2 lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở, I1, I2 và I lần lượt là cường độ dòng điện qua R1, R2 và qua mạch chính. UAB là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây là đúng?

(22)

22

A. I1.R1=I2.R2.

B. U1R1+U2R2=I.

C. U1=U2=UAB.

D. Các phương án A, B, C đều đúng.

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 7 và 8:

Cho hai điện trở R1 = 30Ω, R2 = 20Ω được mắc song song như sơ đồ hình vẽ 21

(23)

23

Câu 7: Điện trở tương đương RAB của đoạn mạch có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

A. RAB = 10Ω.

B. RAB = 50Ω.

C. RAB = 12Ω.

D. RAB = 600Ω.

Câu 8: Nếu mắc thêm điện trở R3 = 12Ω vào đoạn mạch trên như sơ đồ hình 22 thì điện trở tương đương RAC của đoạn mạch mới là bao nhiêu?

(24)

24

A. RAC = 0.

B. RAC = 24Ω.

C. RAC = 6Ω.

D. RAC = 144Ω.

Sử dụng dữ liệu sau trả lời các câu hỏi 9 và 10.

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 23. R1 = 15Ω, R2 = 10Ω, vôn kế chỉ 30V.

Câu 9: Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. RAB = 6Ω.

B. RAB = 25Ω.

C. RAB = 5Ω.

D. Một giá trị khác.

Câu 10: Số chỉ của ampe kế A1, A2 và A lần lượt là

(25)

25

A. I1 = 3A; I2 = 2A; I = 5A.

B. I1 = 5A; I2 = 3A; I = 2A.

C. I1 = 2A; I2 = 3A; I = 5A.

D. I1 = 2A; I2 = 5A; I = 3A.

Câu 11: Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω mắc song song, cường độ dòng điện qua R2 là 2A. Cường độ dòng điện ở mạch chính là.

A. 4A.

B. 6A.

C. 8A.

D. 10A.

Câu 12: Đặt một hiệu điện thế U =30V vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 ghép song song. Dòng điện trong mạch chính có cường độ 1,25A. Các điện trở R1 và R2 có thể là cặp giá trị nào sau đây, biết rằng R1 = 2R2.

A. R1 = 72Ω và R2 = 36Ω.

B. R1 = 36Ω và R2 = 18Ω.

C. R1 = 18Ω và R2 = 9Ω.

D. R1 = 9Ω và R2 = 4,5Ω.

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 13 và 14

Cho mạch điện gồm ba điện trở R1 = 25Ω; R2 = R3 = 50Ω mắc song song với nhau.

Câu 13: Điện trở tương đương của đoạn mạch là

A. R = 25Ω.

B. R = 50Ω.

C. R = 75Ω.

D. R = 12,5Ω.

(26)

26

Câu 14: Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế không đổi bằng 37,5V. Cường độ dòng điện trong mạch chính có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?

A. I = 3A.

B. I = 1,5A.

C. I = 0,75A.

D. I = 0,25A.

Câu 15: Điện trở R1 = 10Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 3A, điện trở R2 = 20Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A mắc song song với nhau. Trong các giá trị hiệu điện thế dưới đây, giá trị nào là hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch đó, để khi hoạt động không có điện trở nào bị hỏng?

A. 40V.

B. 30V.

C. 70V.

D. 10V.

Câu 16: Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R1 = 6 , dòng điện mạch chính có cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2 = 0,4A. Tính R2.

A. 10 Ω

B. 12 Ω

C. 15 Ω

D. 13 Ω

Câu 17: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 6 Ω , R2 = 3 Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là:

A. R = 9 Ω , I = 0,6A

B. R = 9 Ω , I = 1A

(27)

27

C. R = 2 Ω , I = 1A

D. R = 2 Ω , I = 3A

Câu 18: Cho hai điện trở, R1 = 15 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là:

A. 40V

B. 10V

C. 30V

D. 25V

Câu 19: Ba điện trở có giá trị khác nhau. Hỏi có bao nhiêu giá trị điện trở tương đương?

A. Có 8 giá trị.

B. Có 3 giá trị.

C. Có 6 giá trị.

D. Có 2 giá trị.

Câu 20: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 2.R2 = 3R3, hiệu điện thế giữa hai đầu AB là 48V. Tính R1, R2, R3 biết ampe kế chỉ 1,6A.

A. R1 = 180Ω; R2 = 90Ω; R3 = 60Ω.

B. R1 = 90Ω; R2 = 45Ω; R3 = 30Ω.

C. R1 = 30Ω; R2 = 15Ω; R3 = 10Ω.

D. R1 = 90Ω; R2 = 30Ω; R3 = 45Ω.

(28)

28

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình vẽ là RAB =10 Ω , trong đó các điện trở R1 = 7 Ω ; R2 = 12 Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây?

A. 9 Ω

B. 5Ω

C. 15 Ω

D. 4 Ω

Câu 2: Điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 9 Ω, R3 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1 = 5A, I2 = 2A, I3 = 3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau?

(29)

29

A. 45V

B. 60V

C. 93V

D. 150V

Câu 3: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:

Trong đó điện trở R1 = 14 , R2 = 8 , R3 = 24 . Dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1 = 0,4A. Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.

A. I2 = 0,1A; I3 = 0,3A

B. I2 = 3A; I3 = 1A

C. I2 = 0,1A; I3 = 0,1A

D. I2 = 0,3A; I3 = 0,1A

Câu 4: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 27, trong đó R1 = 2Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6V, ampe kế chỉ 1A. Điện trở R2 có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

(30)

30

A. R2 = 6Ω.

B. R2 = 4Ω.

C. R2 = 2Ω.

D. R2 = 1Ω.

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 5 và 6.

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28, trong đó R1 = 15Ω, ampe kế A1 chỉ 2A, ampe kế A chỉ 2,5A.

(31)

31

Câu 5: Hiệu điện thế UAB của đoạn mạch là:

A. UAB = 60V.

B. UAB = 50V.

C. UAB = 40V.

D. UAB = 30V.

Câu 6: Điện trở R2 có thể nhận giá trị nào sau đây.

A. R2 = 30Ω.

B. R2 = 45Ω.

C. R2 = 60Ω.

D. Một giá trị khác.

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 7,8 và 9.

Cho hai điện trở R1 = R2 = 60Ω được mắc vào hai điểm A,B.

Câu 7: Khi mắc R1 nối tiếp với R2, điện trở đoạn mạch AB là bao nhiêu?

(32)

32

A. RAB = 120Ω.

B. RAB = 60Ω.

C. RAB = 0.

D. Một giá trị khác.

Câu 8: Nếu R1 mắc song song R2 thì điện trở R'AB của đoạn mạch khi đó là bao nhiêu?

A. R'AB = 360Ω.

B. R'AB = 240Ω.

C. R'AB = 120Ω.

D. R'AB = 30Ω.

câu 9: Tỉ số RABR′AB có thể nhận giá trị:

A. RABR′AB=14.

B. RABR′AB=4.

C. RABR′AB=12.

D. RABR′AB=2.

Câu 10: Có hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hiệu điện thế 6V. Trong cách mắc thứ nhất, ng

ười ta đo được cường độ dòng điện của mạch là 0,4A. Trong cách mắc thứ 2, người ta đo được cường độ dòng điện của mạch là 1,8A. Hỏi điện trở R1 và điện trở R2 có thể nhận cặp giá trị nào trong các cặp giá trị sau

A. 2Ω và 4Ω.

B. 3Ω và 6Ω.

C. 5Ω và 10Ω.

D. 7Ω và 14Ω.

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 11 và 12

Hai bóng đèn giống nhau, trên bóng đèn có ghi 6V - 0,5A.

(33)

33

Câu 11: Ý nghĩa các con số 6 V - 0,5A ghi trên bóng đèn là gì?

A. 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn.

B. 6V là hiệu điện thế thấp nhất cần đặt vào bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn.

C. 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện thấp nhất của bóng đèn.

D. 6V là hiệu điện thế cao nhất của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện luôn chạy qua bóng đèn với mọi hiệu điện thế khác nhau.

Câu 12: Mắc nối tiếp hai bóng đèn nàu với hiệu điện thế U. Muốn hai đèn sáng bình thường thì U phải nhận giá trị.

A. U = 3V.

B. U = 6V.

C. U = 12V.

D. U = 36V.

Câu 13: Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức 110V, cường độ dòng điện định mức của đèn thứ nhất là 0,91A, của đèn thứ 2 là 0,36A mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế 220V. Hỏi độ sáng của hai bóng đèn sẽ như thế nào?

A. Hai bóng sáng bình thường.

B. Bóng thứ nhất sáng bình thường, bóng thứ hai sáng yếu.

C. Bóng thứ nhất sáng mạnh quá mức bình thường, bóng thứ hai sáng bình thường.

D. Bóng thư nhất sáng yếu hơn mức bình thường, bóng thứ hai sáng mạnh hơn mức bình thường.

(34)

34

Câu 14: Ba điện trở giống nhau R1 = R2 = R3. Hỏi có bao nhiêu cách mắc đồng thời ba điện trở này vào một mạch điện mà điện trở tương đương của mỗi mạch là khác nhau?

A. 5 cách.

B. 4 cách.

C. 3 cách.

D. 2 cách.

Câu 15: Một đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau. Giá trị các điện trở R1 = 5Ω, R2 = 7Ω, R3 = 18Ω, cường độ dòng điện trong mạch bằng 1A. Hỏi điện trở tương đương của đoạn mạch và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu?

A. R = 30Ω, U = 30V.

B. R = 5Ω, U = 10V.

C. R = 7Ω, U = 14V.

D. R = 18Ω, U = 36V.

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 16,17 và 18.

Một đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Giá trị các điện trở R1 = 5Ω, R2 = 6Ω, R3 = 15Ω, cường độ dòng điện trong mạch bằng 1A.

Câu 16: Điện trở tương đương của đoạn mạch là kết quả nào trong các kết quả sau

A. R = 6Ω.

B. R = 5Ω.

C. R = 15Ω.

D. Một kết quả khác.

Câu 17: Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở và hai đầu đoạn mạch bằng bao nhiêu?

A. U1 = 6V, U2 = 5V, U3 = 15V và U = 26V.

(35)

35

B. U1 = 5V, U2 = 6V, U3 = 15V và U = 26V.

C. U1 = 15V, U2 = 6V, U3 = 5V và U = 26V.

D. U1 = 5V, U2 = 15V, U3 = 6V và U = 26V.

Câu 18: Thay R3 bằng Rx, khi đó dòng điện trong mạch là 0,5A. Giá trọ của Rx

A. Rx = 40Ω.

B. Rx = 42Ω.

C. Rx = 41Ω.

D. Rx = 43Ω.

Câu 19: Ba điện trở giống nhau có cùng giá trị 6Ω. Hỏi phải mắc chúng như thế nào để có điện trở tương đương bằng 4Ω?

A. Hai điện trở mắc nối tiếp nhau, cả hai cùng song song với điện trở thứ ba.

B. Cả ba điện trở mắc song song.

C. Hai điện trở song song với nhau, cả hai cùng nối tiếp với điện trở thứ ba.

D. Hai điện trở mắc nối tiếp với nhau.

Câu 20: Cho mạch điện như hình vẽ

Biết Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB = 60V. R1 = 9Ω , R2 = 15Ω , R3 = 10Ω , R4 = 18. Tính hiệu điện thế UNM

A. 4V.

B. 68V.

(36)

36

C. 15V.

D. 86V.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một dây dẫn có chiều dài l và điện trở R. Nếu cắt dây này thành 3 phần bằng nhau thì điện trở R' của mỗi phần là bao nhiêu?

A. R' = 3R.

(37)

37

B. R′=R3.

C. R' = R + 3.

D. R' = R - 3.

Câu 2: Mắc một bóng đèn pin vào hai cực của một viên pin còn tốt bằng dây dẫn ngắn rồi sau đó bằng dây dẫn khá dài. Hỏi cường độ sáng của bóng đèn trong hai trường hợp như thế nào?

A. Cả hai trường hợp sáng là như nhau.

B. Trường hợp thứ nhất sáng yếu hơn trường hợp thứ hai.

C. Trường hợp thứ nhất sáng mạnh hơn trường hợp thứ hai.

D. Cả hai trường hợp đều không sáng.

Câu 3: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, một dây dài 8 m có điện trở R1 và dây kia dài 32 m có điện trở R2. Tỉ số điện trở tương ứng R1R2 của hai dây là bao nhiêu?

A. R1R2=14.

B. R1R2=4.

C. R1R2=12.

D. R1R2=2.

Câu 4: Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một cuộn dây dẫn vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ 1,5A. Hỏi chiều dài dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này là bao nhiêu? Biết rằng loiaj dây dẫn này nếu dài 6m thì điện trở 2Ω.

A. l = 24 m.

B. l = 18 m.

C. l = 12 m.

D. l = 8 m.

Câu 5: Hai đoạn dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu, có chiều dài l1 và l2. Lần lượt đặt cùng một hiệu điện thế vào hai

(38)

38

đầu của mỗi đoạn dây, thì dòng điện qua chúng có cường độ lần lượt là I1 và I2. Biết I1 = 0,25 I2. Tỉ số giữa chiều dài của hai đoạn dây đó l1l2 là

A. l1l2=0,25.

B. l1l2=1.

C. l1l2=2.

D. l1l2=4.

Câu 6: Một dây dẫn dài 240 m được dùng để quấn thành cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30 V vào hai đầu cuộn dây thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5 A. Hỏi mỗi đoạn dây dai 1 m của dây dẫn này có điện trở là bao nhiêu?

A. 30 Ω

B. 1 Ω

C. 0,5Ω

D. 0,25Ω

Câu 7: Có một dây dẫn tiết diện đều, làm bằng một vật liệu nhất định.

Người ta cắt dây làm hai phần rồi bố trí thành một đoạn mạch gồm hai nhánh song song như hình vẽ (nhánh (2) là nửa đường trong trong khi nhánh (1) là đường kính). Đặt đoạn mạch vào một hiệu điện thế không đổi. Tính tỉ số các cường độ dòng điện chạy qua hai nhánh.

A. ≈ 0,44.

B. ≈ 0,64.

C. ≈ 0,84.

D. = 1.

(39)

39

Câu 8: Hai dây dẫn làm bằng đồng, cùng tiết diện. Dây thứ nhất có điện trở bằng 0,2 Ω và có chiều dài bằng 1,5m. Biết dây thứ hai dài 4,5m tính điện trở của dây thứ hai.

A. 0,8 Ω.

B. 0,6 Ω.

C. 1 Ω.

D. 0,4 Ω.

Câu 9: Một dây dẫn có điện trở là 5Ω được cắt thành ba đoạn theo tỉ lệ 2 : 3 : 5. Điện trở mỗi dây sau khi cắt lần lượt là:

A. 1,0Ω ; 1,25Ω ; 2,75Ω.

B. 0,75Ω ; 1Ω ; 3,25Ω.

C. 1Ω ; 1,5Ω ; 2,5Ω.

D. 0,75Ω ; 1,25Ω ; 3Ω.

Câu 10: Một dây dẫn có điện trở R = 144Ω. Phải cắt là bao nhiêu đoạn bằng nhau để khi mắc các đoạn đó song song với nhau thì điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là 4Ω.

A. n = 10 (đoạn).

B. n = 6 (đoạn).

C. n = 4 (đoạn).

D. n = 8 (đoạn).

Câu 11: Một dây dẫn bằng đồng dài l1= 20m có điện trở R1, một dây dẫn khác cũng làm bằng đồng có cùng tiết diện với dây thứ nhất có chiều dài l2 và điện trở R2. Biết rằng khi cho dòng điện có cường độ I qua hai dây thì hiệu điện thế ở hai đầu dây thứ 2 gấp 5 lần hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây thứ nhất. Chiều dài của đoạn dây thứ 2:

A. l2 = 100m.

B. l2 = 20m.

C. l2 = 4m.

(40)

40

D. l2 = 5m.

Câu 12: Xét sơ đồ như hình vẽ. Trong đó MC là dây dẫn tiết diện đều, là bằng vật liệu nhất định.

B: điểm tiếp xúc di chuyển được (con chạy). Dây nối có điện trở nhỏ.

Khi con chạy B tại M thì số chỉ của ampe kế (A) sẽ:

A. 0.

B. Không thể kết luận được vì thiếu yếu tố.

C. Một đáp án khác 0 và ∞.

D. → ∞ (rất lớn).

Câu 13: Xét sơ đồ như hình vẽ. Trong đó MC là dây dẫn tiết diện đều, là bằng vật liệu nhất định.

B: điểm tiếp xúc di chuyển được (con chạy). Dây nối có điện trở nhỏ.

Khi rời con chạy B sang phải thì số chỉ của ampe kế (A) sẽ:

A. Không kết luận được vì thiếu yếu tố.

(41)

41

B. Giảm.

C. Tăng.

D. Không đổi.

Câu 14: Xét sơ đồ như hình vẽ. Trong đó MC là dây dẫn tiết diện đều, là bằng vật liệu nhất định.

B: điểm tiếp xúc di chuyển được (con chạy). Dây nối có điện trở nhỏ.

Khi dời con chạy B sang phải thì số chỉ vôn kế (V) sẽ:

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không thể kết luận được vì thiếu yếu tố.

D. Không đổi.

Câu 15: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.

B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.

C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.

(42)

42

D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.

Câu 16: Một đoạn dây dẫn bằng đồng dài l1 = 10m có điện trở R1 và một dây dẫn bằng nhôm dài l2 = 5m có điện trở R2. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh R1 và R2?

A. R1 = 2R2

B. R1 < 2R2

C. R1 > 2R2

D. Không đủ điều kiện để so sánh

Câu 17: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

A. Vật liệu làm dây dẫn

B. Khối lượng của dây dẫn

C. Chiều dài của dây dẫn

D. Tiết diện của dây dẫn

Câu 18: Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành một cuộn dây.

Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 125mA. Tính điện trở của cuộn dây.

A. 240 Ω

B. 12 Ω

C. 48 Ω

D. 6 Ω

Câu 19: Dây tóc của một bóng đèn khi chưa mắc vào mạch có điện trở là 24Ω . Mỗi đoạn dài 1cm của dây tóc này có điện trở là 1,5Ω . Tính chiều dài của toàn bộ sợi dây tóc bóng đèn đó.

A. 24 cm

B. 12 cm

(43)

43

C. 10 cm

D. 16 cm

Câu 20: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2Ω và có chiều dài là 10m, dây thứ hai có chiều dài là 30m. Tính điện trở của dây thứ hai.

A. 2Ω.

B. 4Ω.

C. 6Ω.

D. 8Ω.

(44)

44

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hai dây dẫn bằng kim loại có cùng chiều dài dây thứ nhất có tiết diện 4mm2, dây thứ hai có tiết diện 10mm2. So sánh điện trở R1 và R2 của hai dây này thì

A. R2 > 2,5.R1.

B. R2 < 2,5R1.

C. R2 = 2,5.R1.

D. R2 = 4.R1.

Câu 2: Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là l1, S1, R1 và l2, S2, R2. Biết l1 = 4l2; S1 = 2S2. Kết quả nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn là đúng.

A. R1 = 8R2.

B. R1=R22.

C. R1 = 2R2.

D. R1=R28.

Câu 3: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.

B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.

C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.

D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.

(45)

45

Câu 4: Một dây cáp điện bằng đồng có lõi là 15 sợi dây đồng nhỏ xoắn lại với nhau. Điện trở của mỗi sợi dây đồng nhỏ này là 0,9 Ω . Tính điện trở của dây cáp điện này.

A. 0,6 Ω

B. 6 Ω

C. 0,06 Ω

D. 0,04 Ω

Câu 5: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l , tiết diện đều S có điện trở là 8 Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2 . Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?

A. 4 Ω

B. 6 Ω

C. 8 Ω

D. 2 Ω

Câu 6: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 5 mm2 và điện trở R1 = 8,5 Ω . Dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,5 mm2. Tính điện trở R2.

A. 8,5 Ω

B. 85 Ω

C. 50 Ω

D. 55 Ω

Câu 7: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 6,8 với lõi gồm 20 sợi đồng mảnh. Tính điện trở của mỗi sợi dây mảnh này, cho rằng chúng có tiết diện như nhau.

A. R = 130Ω.

B. R = 135Ω.

C. R = 132Ω.

(46)

46

D. Một kết quả khác.

Câu 8: Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. S1R1 = S2R2

B. S1R1=S2R2.

C. R1R2 = S1S2

D. Cả ba hệ thức trên đều sai

Câu 9: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 0,5mm2 và điện trở 8,5Ω. Hỏi dây thứ hai có điện trở 127,5Ω thì có tiết diện là bao nhiêu?

A. 5mm2.

B. 7,5mm2.

C. 15mm2.

D. Một kết quả khác.

Câu 10: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 9,6Ω với lõi gồm 30 sợi đồng mảnh có tiết diện như nhau. Điện trở của mỗi sợi dây mảnh là bao nhiêu?

A. R = 9,6Ω.

B. R = 0,32Ω.

C. R = 288Ω.

D. Một giá trị khác.

Câu 11: Hai dây dẫn làm từ cùng một chất có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là l1, S1, R1 và l2, S2, R2. Biết l1 = 9l2; S1 = 1,5S2. Mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này có thể biểu diễn bằng hệ thức nào sau đây:

A. R1 = 9R2.

B. R1 = 1,5R2.

C. R1 = 13,5R2.

(47)

47

D. R1 = 6R2.

Câu 12: Một sợi dây kim loại dài 150m, có tiết diện 0,4mm2 và có điện trở 60Ω. Hỏi một dây khác làm bằng kim loại đó có chiều dài 30m, có điện trở 30Ω thì có tiết diện là bao nhiêu?

A. 0,8mm2.

B. 0,16mm2.

C. 1,6mm2.

D. Một kết quả khác.

Câu 13: Điều nào sau đây là sai khi nói về điện trở dây dẫn?

A. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây.

B. Điện trở dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.

C. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào bản chất của dây.

D. Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ.

Câu 14: Công thức nào sau đây cho phép xác định điện trở của một dây dẫn hình trụ đồng chất?

A. R=ρ.lS.

B. R=ρ.Sl.

C. R=S.lρ.

D. Một công thức khác.

Câu 15: Hai dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, có điện trở, chiều dài và tiết diện tương ứng là l1, S1, R1 và l2, S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. R1l1S1=R2l2S2.

B. R1S1l1=R2S2l2.

C. l1R1S1=l2R2S2.

D. R1S1l1=S2R2l2.

(48)

48

Câu 16: Cuộn dây thứ nhất có điện trở là R1 = 20 Ω, được quấn bằng dây dẫn có chiều dài tổng cộng là l1 = 40m và có đường kính tiết diện là d1 = 0,5mm. Dùng dây dẫn được làm từ cùng vật liệu như cuộn dây thứ nhất nhưng có đường kính tiết diện của dây là d2 = 0,3mm để quấn một cuộn dây thứ hai, có điện trở R2 = 30Ω . Tính chiều dài tổng cộng của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây thứ hai này.

A. l2 = 21,6 m.

B. l2 = 22,3 m.

C. l2 = 20,3 m.

D. Một kết quả khác.

Câu 17: Người ta dùng dây Nikêlin (một loại hợp kim) làm dây nung chco một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là 0,6mm thì cần dây có chiều dài là 2,88m. Hỏi nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện là 0,4mm thì dây phải có chiều dài là bao nhiêu?

A. 1,2m.

B. 2,3m.

C.1,3m.

D. 1,28m.

Câu 18: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Tiết diện dây thứ hai gấp hai lần dây thứ nhất. Nếu điện trở dây thứ nhất là 2Ω thì điện trở dây thứ hai là bao nhiêu?

A. 3Ω.

B. 1Ω.

C. 4Ω.

D. 2Ω.

Câu 19: Hai dây dẫn bằng nhôm dài bằng nhau. Dây thứ nhất có điện trở 2Ω, dây thứ hai có điện trở 8Ω. Hỏi dây thứ nhất có đường kính tiết diện bằng bao nhiêu lần so với dây thứ hai.

(49)

49

A. d1 = 3d2.

B. d1 = 2d2.

C. d1 = 5d2.

D. d1 = 4d2.

Câu 20: Hai cuộn dây đồng chất, tiết diện đều, có cùng khối lượng. Biết tiết diện của dây thứ nhất gấp hai lần tiết diện của dây thứ hai và chiều dài của dây thứ nhất là 2m. Hỏi chiều dài của dây thứ hai là bao nhiêu để hai dây có điện trở như nhau?

A. 6m.

B. 3m.

C. 2m.

D. 4m.

(50)

50

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh đại lượng nào trong mạch?

A. Cường độ dòng điện.

B. Hiệu điện thế.

C. Nhiệt độ của điện trở.

D. Chiều dòng điện.

Câu 2: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây thay đổi theo?

A. Tiết diện dây của biến trở.

B. Điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở.

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu

Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu

Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu

Câu 1: Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một đoạn mạch điện thì cường độ dòng điện không đổi chạy qua đoạn mạch là I.. Nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch này sau

Công suất điện: Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.. Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở

Vì hai điện trở ghép song song nên hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở phải bằng nhau.. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Tính cường độ dòng điện

Câu 11: Hai nguồn điện ghép nối tiếp với nhau. Bộ nguồn được nối với mạch ngoài có điện trở 9 Ω. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Tính suất

Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn